Thế hệ Geisha đầu tiên không phải là phụ nữ?

Autumn lê

Riêng tư vừa đủ
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/10/2012
Bài viết
200
1. Geisha – Họ là ai

“Gei" là thuộc về nghệ thuật. “Sha” là người. Geisha có nghĩa là một con người của nghệ thuật. Một người có tài cầm, kỳ, thi, hoạ cũng như trò chuyện làm vui lòng khách. Nhắc đến Geisha, một số người lầm tưởng là “kỹ nữ Nhật”. Thật ra không phải vậy. Bản chất của Geisha chỉ dừng ở mức đùa giỡn, tán tỉnh, múa hát. Họ được đào tạo bài bản để mang lại niềm vui cho khách và tuyệt đối không bao giờ được đi quá giới hạn với khách.

2. Geisha đầu tiên của Nhật Bản không phải là phụ nữ?

2%20copy.jpg


Nói đến đây, ta dễ dàng tưởng tượng ra một người phụ nữ “mặt phấn, môi son” trong bộ kimono đang uyển chuyển nữ tính rót trà mời khách hoặc múa hát mua vui. Thực ra, thế hệ Geisha đầu tiên của xứ sở hoa anh đào lại là đàn ông, bắt đầu từ thế kỷ 13. Họ được gọi là Honko. Honko được đào tạo bài bản, đảm bảo đầy đủ các kỹ năng cần thiết để nhảy múa, ca hát ở các quán rượu, nhà hàng, giúp vui cho các vị lãnh chúa. Ngoài khả năng trình diễn nghệ thuật được luyện tập và trau dồi theo năm tháng, họ còn có khả năng trò chuyện khéo léo, trở thành bạn trà trí tuệ, giúp những vị khách của mình thực sự có những giây phút được giải trí, thư giãn.

Cho đến một ngày của năm 1751, người đàn bà Geisha đầu tiên xuất hiện tại một buổi tiệc. Vẻ yêu kiều cùng tài năng của cô đã làm say đắm tất cả quan khách. Kể từ đó, số lượng Geisha nữ ngày một tăng lên, Geisha nam trở thành người hỗ trợ cho Geisha nữ tại các buổi tiệc. Họ được gọi là taikomochi với ý nghĩa là “Geisha nam”. Và dần dần, số lượng Geisha nam bắt đầu suy giảm. Đến năm 1980, số lượng các Geisha nữ đã gấp 3 lần số Geisha nam.

3.Vì sao Geisha ra đời?

3%20copy.jpg


Xuất phát từ thói quen của giới võ sĩ đạo ngày xưa. Thuộc tầng lớp quý tộc Nhật và cũng là những người có lối sống ngay thẳng, nghĩa hiệp, họ ưa chuộng hình thức phục vụ giải trí một cách lành mạnh, tao nhã thông qua thi ca, nhã nhạc, thư pháp. Từ đó, Geisha ra đời.

4.Để có thể trở thành một Geisha?

Khởi đầu

4%20copy.jpg


Geisha bắt đầu được huấn luyện từ khi còn nhỏ. Vì sao các bé gái lại đi theo con đường học tập để trở thành một Geisha? Một số gia đình có mẹ xuất thân là Geisha trước đây. Một số gia đình quan niệm rằng các cô con gái của mình có thể độc lập về tài chính với nghề Geisha. Đó còn là cơ hội để các cô bé được học tập nghệ thuật cổ truyền Nhật Bản như múa cổ điển Nhật, trà đạo, ikebana (cắm hoa Nhật) và văn thơ. Và một khi đã bước chân vào các quán trà, các cô sẽ bắt đầu một quá trình khổ công tập luyện dưới sự chỉ dạy của bà chủ quán trà (okami). Điều này đòi hỏi các cô bé phải thật sự kiên cường. Sau một thời gian đào tạo, các cô bé học việc đó trưởng thành dần và được gọi là Maiko. Họ sẽ đi cùng các Geisha đến những địa điểm phục vụ khách để học hỏi kinh nghiệm.

Sau quá trình đào tạo, Geisha trở thành những người phụ nữ tài năng không chỉ trong múa hát thi ca, mà còn là nghệ thuật trò chuyện đáng nể phục, cũng như khả năng nắm bắt tâm lý khách một cách sắc sảo.

5%20copy.jpg


Trang điểm

7%20copy.jpg


Mỗi ngày, Geisha trải qua 3-4 giờ đồng hồ để trang điểm và mặc kimono. Phấn trắng được thoa lên mặt một cách cầu kỳ khiến gương mặt mang một vẻ kịch tính như một loại mặt nạ trong nghệ thuật cổ truyền Nhật Bản. Một phần lưng và cổ được phủ phấn trắng. Mắt được viền một đường đỏ và đôi môi mọng nhỏ xíu cũng được thoa son đỏ. Tuy nhiên, những Geisha trên 30 tuổi sẽ chọn phong cách trang điểm nhẹ nhàng hơn một chút, họ không còn giữ lớp phấn trắng quá dày trên mặt, trừ khi phục vụ trong những buổi lễ thật trang trọng.

Mái tóc được bới từ sáng sớm hay từ ngày hôm trước. Khi ngủ, Geisha sẽ kê dưới gáy một chiếc kệ nhỏ (takamakura) để giữ được nguyên vẹn vẻ cầu kỳ của mái tóc. Tuy nhiên đối với Geisha ngày nay, việc sử dụng các bộ tóc giả đã trở nên thịnh hành hơn.

5.Cuộc sống đời thường của một Geisha

8%20copy.jpg


Trang phục của họ thường phức tạp và khiến cơ thể không thoải mái trong cử động.

Đó là lý do vì sao họ thường ít xuất hiện ngoài phố. Các Geisha cũng rất ít khi trả lời phỏng vấn cũng như hạn chế bị chụp hình. Họ sống với nhau từng nhóm 2-3 người trong những ngôi nhà Geisha truyền thống (gọi là okiya) dưới sự bảo trợ của một phụ nữ đã từng là Geisha. Người phụ nữ này cũng như một “cô giáo”, chỉ bảo các thế hệ Geisha mới với những kinh nghiệm bà từng trải qua. Bà theo dõi từng bước đi của các cô gái và chăm sóc họ như người thân trong nhà, đảm bảo họ làm tốt công việc của một Geisha.

6.Những nỗi lòng ẩn khuất

9%20copy.jpg


Một Geisha không được phép thể hiện rõ ràng những cảm xúc thật của mình. Không được vui, không được buồn, không được mừng rỡ. Đằng sau gương mặt đậm đà phấn son vô hồn, đôi khi là cả một câu chuyện đời khiến ta phải lặng câm.

Khi yêu, họ không được quyền thể hiện. Và theo truyền thống, Geisha không được kết hôn. Điều này dẫn đến việc một số Geisha sống độc thân đến già. Nếu kết hôn, họ buộc phải giải nghệ.

Trở thành một Geisha đòi hỏi sự kiên cường và một trái tim thật sự dũng cảm ẩn trong dáng hình mong manh như ngọn liễu trong gió, tưởng như có thể bị đổ quật bất cứ lúc nào. Thế nhưng, nếu thực sự tâm huyết với nghề, sẽ không gì ngăn cản họ bước tiếp con đường mà họ đã chọn. Và dù nói về Geisha dù ở bất kỳ khía cạnh nào, họ thật sự đáng nể, bởi họ chính là những người đã duy trì nghệ thuật cổ truyền Nhật Bản cũng như sự kỷ luật, tuân thủ tuyệt đối từng nguyên tắc trong lối sống hằng ngày.

Nguồn: www.aquavietnam.com.vn

 
×
Quay lại
Top