Văn Thủ thuật làm bài thi môn Văn hơi bị lạ

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Nhằm giúp các bạn lớp 12 có được một phương pháp ôn tập môn văn hiệu quả, cô Đinh Thị Mỹ Hạnh - Tổ trưởng bộ môn ngữ văn Trường THPT Trần Khai Nguyên - đã chia sẻ những kinh nghiệm có tính chất dân gian (ngoài những phương pháp quen thuộc) để giúp chúng mình ôn tập tốt môn này cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.

“Có bột mới gột nên hồ”

Đối với môn ngữ văn, để làm được bài thi theo yêu cầu hiện nay, thí sinh (TS) không thể tự “chế” mà cần phải có lượng kiến thức cơ bản đủ để giải quyết các yêu cầu của đề. Kinh nghiệm cho thấy những học sinh nắm vững kiến thức trong chương trình học rất ít khi bị lúng túng trước đề thi khó.

Với các câu hỏi giáo khoa và phần nghị luận văn học, nội dung ôn tập chủ yếu là các bài đọc - hiểu trong ngữ văn 12. Theo đó, TS cần ghi nhớ những kiến thức cơ bản của mỗi bài, đồng thời nên hệ thống hóa làm hai loại kiến thức và cách học bài có chút khác biệt: Với những kiến thức chung như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề… TS cần học thuộc để có thể áp dụng cho bất cứ đề nào của bài. Với những kiến thức cụ thể (nội dung tác phẩm) cho từng đoạn ngữ liệu hoặc một số đề riêng biệt, TS cần ghi nhớ chính xác và chú ý những khả năng sử dụng khác nhau để vận dụng uyển chuyển.

Riêng với câu hỏi nghị luận xã hội, TS nên chuẩn bị kiến thức về một số khái niệm liên quan đến một số vấn đề tiêu biểu trong xã hội như tình bạn, tình yêu, lòng dũng cảm, tính trung thực… Việc đưa khái niệm vào bài thi giúp TS xác định và đi đúng yêu cầu của đề thi. Khi làm dạng đề này, TS cần đưa dẫn chứng tiêu biểu để bài làm của mình mang tính thuyết phục.

“Trông mặt mà bắt hình dong”

Cả ba phần trong kết cấu một đề thi tốt nghiệp THPT môn văn đều ra theo hướng vận dụng kiến thức. Tuy nhiên, nếu hệ thống hóa theo thể loại, chủ đề hoặc cấu trúc đề, chúng ta vẫn có thể nhận thấy cách ra đề có những “mẫu” nhất định.

Do vậy, trong quá trình ôn tập, để giảm lượng kiến thức cụ thể cần ghi nhớ, TS nên hệ thống hóa một số “mẫu” trả lời cho các thể loại hoặc vấn đề quen thuộc như trả lời câu hỏi về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề; làm bài nghị luận xã hội bàn về tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về đời sống; làm bài nghị luận văn học phân tích tác phẩm thơ, đoạn thơ hay phân tích tác phẩm truyện, tùy bút...; phân tích nhân vật; phân tích giá trị tác phẩm... Trên cơ sở đó, khi cầm đề thi tốt nghiệp, TS cần xác định đúng kiểu câu hỏi; kiểu đề bài để từ đó nhanh chóng xác lập hệ thống ý, cách lập luận phù hợp cho phần làm bài của mình và dễ đạt điểm cao.

“Trăm hay không bằng tay quen”

Khi ôn tập môn ngữ văn, việc thực hành là cực kì quan trọng. Bên cạnh những phương pháp học thuộc, ghi nhận kiến thức, TS nên chủ động thực hiện các bài thực hành, nhất là tập viết thành văn. Điều này sẽ giúp các bạn làm bài trôi chảy, tư duy mạch lạc và tích hợp được nhiều kiến thức cho quá trình làm bài thi sau này. Với các đề nghị luận văn học hoặc nghị luận xã hội, TS nên thực hành một số đề văn thường gặp vì đề thi tốt nghiệp THPT được soạn thảo trên nền kiến thức học hằng ngày của học sinh. Khi luyện tập, các bạn nên tập viết mở bài, kết bài, phần khái quát... cho thuần thục.

Ngoài ra, các bạn nên tập viết những đoạn văn ngắn như viết một lời chuyển ý từ mở bài đến thân bài; một đoạn bình giảng ngắn cho một vài câu thơ hay về một phẩm chất của nhân vật; một đoạn văn sử dụng hiệu quả thao tác so sánh, bình luận, bác bỏ… Đề thi thường ít khi yêu cầu phân tích cả tác phẩm nên việc tập làm bài theo từng đoạn sẽ giúp TS đi sâu và hiểu rõ ý nghĩa nội dung, nghệ thuật của từng đoạn, đồng thời tránh được hiện tượng “cần cù bù thông minh” khi đề thi chỉ ra một đoạn trong một tác phẩm nhưng TS lại chăm chỉ “cày” hết cả bài.

Với các câu hỏi giáo khoa, việc thực hành cũng có ý nghĩa nhất định. TS nên tự hình dung các câu hỏi giáo khoa và tập trả lời bằng cách viết ra giấy nháp, hoặc tập ôn. Sau đó trao đổi với thầy cô, các bạn, tham khảo tài liệu để kiểm tra tính hợp lí của câu trả lời, cách trình bày. Rồi điều chỉnh lại câu trả lời cho phù hợp nhất.

TS nên hệ thống hóa một số “mẫu” trả lời cho các thể loại hoặc vấn đề quen thuộc như trả lời câu hỏi về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề; làm bài nghị luận xã hội bàn về tư tưởng, đạo lí hay nghị luận về đời sống; làm bài nghị luận văn học phân tích tác phẩm thơ, đoạn thơ hay phân tích tác phẩm truyện, tùy bút...

Theo Giáo dục TP HCM
 
Bổ sung thêm tí nhé!
khi viết bài các bạn hãy cố gắng sử dụng tất cả các phương pháp: Diễn dịch, quy nạp, song hành hay tổng phân hợp,...bài viết sẽ hấp dẫn, sâu sác hơn
khi mở bài có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau: trực tiếp đi thảng vào vấn đề hoặc gián tiếp (có thể liên hệ từ các tác phẩm khác có nội dung tượng tự hay đối lập) để làm nổi bật vấn đề cần giải quyết.
phần thân bài nên cố gắng liên hệ mở rộng thêm bằng các dẫn chứng, chi tiết từ các tác phẩm khác có liên quan
ví dụ:nói về hình ảnh người lính trong bài Tây Tiến thì có thể liên hệ bài Đồng chí, Dáng đứng Việt Nam,...
kết bài nên nêu khái quát lại và có một câu mở rộng nữa nhé!

----------

hình như là thi đh môn văn có cả kiến thức lớp 11 nữa ss ạ!

thi đại học không chỉ có văn 11, 12 mà còn có cả văn lớp 10 nữa đó!
 
bổ sung thêm tí nhé!
khi viết bài các bạn hãy cố gắng sử dụng tất cả các phương pháp:diễn dịch, quy nạp, song hành hay tổng phân hợp,...bài viết sẽ hấp dẫn, sâu sác hơn
khi mở bài có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau: trực tiếp đi thảng vào vấn đề hoặc gián tiếp (có thể liên hệ từ các tác phẩm khác có nội dung tượng tự hay đối lập) để làm nổi bật vấn đề cần giải quyết.
phần thân bài nên cố gắng liên hệ mở rộng thêm bằng các dẫn chứng, chi tiết từ các tác phẩm khác có liên quan
ví dụ:nói về hình ảnh người lính trong bài Tây Tiến thì có thể liên hệ bài Đồng chí, Dáng đứng Việt Nam,...
kết bài nên nêu khái quát lại và có một câu mở rộng nữa nhé!

----------



thi đại học không chỉ có văn 11, 12 mà còn có cả văn lớp 10 nữa đó!


trời e cứ tưởng chỉ có kiến thức văn lớp 11 và 12 thôi chứ?
thế này thì........................:KSV@19::KSV@19::KSV@19:
 
làm bài thi môn văn không chỉ cần câu văn hay mà điều quan trọng hơn cả là nắm bắt được nội dung cốt yếu của đề và đưa ra dẫn chứng xác thực phù hợp chứ câu văn hay mà không đi đúng trọng tâm thì cũng như bỏ đi.chúc các member KSV thi tốt nha.kỳ thi sắp tới rùi.

----------

kiến thức lớp 11 12 là chủ yếu,lớp 10 thì ít rơi vào hơn nhưng không thể bỏ qua nếu muốn nắm chắc điểm cao.hihi
 
[/SIZE]

trời e cứ tưởng chỉ có kiến thức văn lớp 11 và 12 thôi chứ?
thế này thì........................:KSV@19::KSV@19::KSV@19:

không gì phải lo cả!bình tình em à!
văn 10 em chỉ ôn và nắm vứng nội dung một số bài thôi!
còn lại vẫn chủ yếu là văn 12
bình tĩnh và ôn tập tốt là em thi tốt thôi mà!đừng căng thẳng quá!
:KSV@03:
 
không gì phải lo cả!bình tình em à!
văn 10 em chỉ ôn và nắm vứng nội dung một số bài thôi!
còn lại vẫn chủ yếu là văn 12
bình tĩnh và ôn tập tốt là em thi tốt thôi mà!đừng căng thẳng quá!
:KSV@03:
hì hì tks ss nhaz
nói vậy thui chứ e sợ học văn nhất
vừa dài lại phải viết theo cảm xúc
=> nản:KSV@15:
 
Chị Heo ơi....... ==
Chắc phải vào Nam tìm thầy gấp quá :((
 
sao lại không khóc trong khi thầy với trò lại một trời một vực thế chứ :((
khóc dữ zị, chuyện đâu có đó mà :KSV@08:, cố gắng đi hehe, có khi sau này trò hơn thầy ý chứ:KSV@04:
 
Em chả dám, trình độ thì lẹt đẹt ==
 
×
Quay lại
Top