Thủ thuật tối ưu ổ cứng để nâng cao tốc độ máy tính

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
Ổ cứng là thành phần quan trọng của máy tính, không chỉ chứa dữ liệu người dùng, ổ cứng còn ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất hoạt động của toàn hệ thống, do vậy cải thiện hiệu suất hoạt động của ổ cứng sẽ giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của toàn hệ thống. Chấm điểm hiệu suất hoạt động ban đầu của hệ thống:
Trước khi sử dụng các công cụ miễn phí để tối ưu hiệu suất hoạt động của ổ cứng, để thuận tiện hơn trong việc ghi nhận kết quả của công việc, chúng ta nên sử dụng một phần mềm có chức năng chấm điểm hiệu suất hoạt động của phần cứng để so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện tối ưu.

NovaBench là phần mềm miễn phí, cho phép chấm điểm hiệu suất của hệ thống dựa trên những cuộc thử nghiệm tốc độ xử lý của các thiết bị phần cứng như CPU, bộ nhớ, card màn hình…

Download NovaBench miễn phí tại đây.



Để tiến hành thử nghiệm và chấm điểm hiệu suất của hệ thống, bạn nhấn nút Start Benchmark Test trên giao diện chính của phần mềm.

Lưu ý: bạn nên tắt hết các phần mềm đang hoạt động để có được kết quả kiểm tra chính xác nhất.

hdd-1.jpg


Chờ trong giây lát, NovaBench sẽ tiến hành các cuộc thử nghiệm về khả năng và tốc độ xử lý của máy tính để đưa ra kết quả cuối cùng.

Tại bảng kết quả bao gồm tốc độ xử lý của cpu, tốc độ đọc/ghi của ổ cứng, tốc độ của RAM… kèm theo là điểm đánh giá của NovaBench dành cho chúng. Tuy nhiên, tại đây chúng ta chỉ cần quan tâm đến tổng số điểm mà hệ thống đạt được. Điểm càng lớn, máy tính càng có tốc độ nhanh và hiệu suất mạnh.

hdd-2.jpg


Kết quả kiểm tra với tổng số điểm đạt được là 749 – Tốc độ đoc/ghi của ổ cứng là 44MB/s

Tuy nhiên, ở đây, chúng ta đang thực hiện các bước tối ưu nên chỉ quan tâm đến tốc độ đọc và ghi của ổ cứng.

Chống phân đĩa cứng:

Một trong những lý do chính khiến hiệu suất và tốc độ máy tính bị ảnh hưởng đó là tình trạng phân mảnh ổ cứng. Có khá nhiều công cụ miễn phí cho phép thực hiện chống phân mảnh ổ cứng một cách hiệu quả, nổi bật trong số đó có thể kể đến Ultimate Defrag.

Ultimate Defrag không chỉ thực hiện chống phân mảnh đĩa cứng một cách toàn diện, mà còn sắp xếp các file, dữ liệu mà bạn thường sử dụng ở những vị trí dễ truy cập để có thể truy cập nhanh chóng và dễ dàng (về mặt lưu trữ vật lý trên ổ cứng).

Download phần mềm miễn phí tại đây.


Sau khi cài đặt và kích hoạt phần mềm, nhấn nút Analyze để Ultimate Defrag sẽ hiển thị mức độ phân mảnh của từng phân vùng. Để tiến hành chống phân mảnh, bạn chọn phân vùng cần thực hiện và nhấn nút Start trên giao diện chính.

hdd-3.jpg


Sau khi nhấn nút, phần mềm sẽ bắt đầu sắp xếp lại toàn bộ các file trên ổ cứng và di chuyển chúng một cách cẩn thận đến những vị trí liên tiếp nhau. Sau khi quá trình chống phân mảnh kết thúc, bạn sẽ thấy trên biểu đồ do phần mềm cung cấp một khu vực lớn màu đổ (các file bị phân mảnh) sẽ được chuyển thành màu xanh (các file đã được sắp xếp).

Phần mềm cung cấp 6 chế độ chống phân mảnh khác nhau, bạn có thể lần lượt thực hiện lần lượt các chế độ để có được kết quả tốt nhất.

Bây giờ, ổ cứng của bạn đã đạt được hiệu suất hoạt động ổn định.
Ngoài Ultimate Defrag, bạn cũng có thể sử dụng SmartDefrag (https://softbuzz.net/Windows/System-Utilities/System-Maintenance/SmartDefrag_33.html) với chức năng và sức mạnh không hề thua kém.

Dọn dẹp rác trên ổ cứng:

Các file rác sinh ra trong quá trình phần mềm hoạt động, duyệt web… làm dung lượng ổ cứng bị chiếm dụng và ảnh hưởng đến tốc độ hoạt động của máy tính.

Dân Trí đã từng giới thiệu nhiều công cụ khác nhau với chức năng dọn file rác trên ổ cứng, giúp cải thiện tốc độ hoạt động của hệ thống như PowerWash hay Kcleaner.


Sử dụng một trong các công cụ trên để tìm và dọn sạch rác trên ổ cứng, vừa giúp thu hồi dung lượng lưu trữ, vừa giúp cải thiện tốc độ xử lý của toàn hệ thống.

Kiểm tra lại kết quả cuối cùng

Sau khi tiến hành các bước tối ưu ổ cứng, bạn hãy thử sử dụng NovaBench để kiểm tra và chấm điểm hiệu suất của hệ thống để xem có sự khác biệt nào xảy ra hay không.



Nếu tổng điểm của NovaBench có cao hơn so với lúc trước khi tiến hành các bước tối ưu, nghĩa là thủ thuật áp dụng đã thành công và có thể áp dụng trở lại vào những khoảng thời gian nhất định, sau khi ổ cứng đã bắt đầu bị phân mảnh trở lại và rác đã lại xuất hiện trên Windows.

hdd-4.jpg

Tổng điểm hiệu suất đạt mức 750, và tốc độ đọc/ghi của ổ cứng đã đạt mức 49 MB/s.

Lưu ý: Đôi khi, tổng điểm cuối cùng sẽ thấp hơn đôi chút so với tổng số điểm ban đầu (do ảnh hưởng bởi các điểm thành phần trong quá trình kiểm tra), tuy nhiên, bạn chỉ cần quan tâm đến tốc độ đọc/ghi của ổ cứng là đủ.

Ngoài cách thức tối ưu hiệu suất ổ cứng như đã hướng dẫn ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các gói công cụ tối ưu toàn bộ hệ thống để cải thiện hiệu suất và tốc độ của Windows, một trong số đó có thể kể đến gói công cụ IObit ToolBox.


Phạm Thế Quang Huy
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Theo PCWorldVNCập nhật 22:51 ngày 10/05/2015
likesharefb.jpg

VTV.vn - Sau đây là những giải pháp giúp hệ thống máy tính của bạn có thể hoạt động hiệu quả hơn bằng cách tận dụng ổ cứng cũ sau khi thay ổ mới hay nâng cấp lên ổ SSD.
Thay thế ổ cứng mới không chỉ giúp cho hệ thống máy tính của bạn chạy nhanh hơn mà còn có nhiều không gian lưu trữ hơn. Dưới đây là vài giải pháp mà bạn có thể sử dụng ổ cứng cũ cho nhiều mục đích khác sau khi nâng cấp, thay vì phải bỏ phí hay bán lại với giá “bèo”.

1. Lưu hệ điều hành và dữ liệu ở 2 nơi khác nhau

Tốt hơn, bạn nên lưu phần cài đặt hệ điều hành Windows và các tập tin dữ liệu cá nhân của mình trên những ổ đĩa hay phân vùng riêng biệt. Nếu máy tính có trang bị ổ SSD, bạn nên cài đặt Windows vào đó. Nếu không, hãy cài Windows trên ổ đĩa hay phân vùng có dung lượng nhỏ hơn trong khi ổ có dung lượng lớn dùng để lưu dữ liệu, phim ảnh. Cách làm này sẽ giúp hệ thống chạy nhanh hơn, đồng thời thuận tiện hơn nếu một thời gian sau cần định dạng và cài đặt lại Windows mà không ảnh hưởng đến dữ liệu.

2. Cài đặt nhiều hệ điều hành

Nếu sau khi nâng cấp và bạn dư ra một ổ cứng cũ, bạn có thể sử dụng ổ này để cài thêm hệ điều hành khác chẳng hạn như Linux hay Windows 10 để “vọc vạch”. Lúc đó, bạn có thể không cần chia phân vùng ổ cứng cũ mà có thể sử dụng toàn bộ kích thước của ổ đĩa để cài đặt hệ điều hành.

3. Biến hai ổ cứng thành một ổ tốc độ nhanh

Nếu bo mạch chủ máy tính của bạn có hỗ trợ chế độ RAID và hai ổ cứng của bạn có cùng dung lượng, bạn có thể gắn thêm ổ cứng và cấu hình để hệ thống chạy ở chế độ RAID 0. Lúc này, hai ổ cứng vật lý của bạn sẽ biến thành một ổ đĩa luận lý có dung lượng bằng tổng dung lượng hai ổ thực sự. Đồng thời, tốc độ xử lý của hệ thống ổ ảo này cũng nhanh đáng kể.

4. Tạo hệ thống sao lưu đề phòng rủi ro

Nhằm tận dụng ổ cứng cũ, bạn nên tạo một hệ thống RAID 1 trong đó có thể ghi dữ liệu chính xác như nhau trên cả hai ổ đĩa nhằm sao lưu dự phòng. Chế độ này không tăng tốc độ máy tính và sẽ khiến bạn mất nhiều không gian lưu trữ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nếu một trong hai ổ cứng bị treo thì ổ kia vẫn không ngừng hoạt động. Một lần nữa, điều này đòi hỏi bo mạch chủ phải hỗ trợ RAID và hai ổ cứng phải có cùng dung lượng. Nhưng điều quan trọng cần phải nhớ là ngay cả hệ thống RAID 1 vẫn cần một bản sao lưu vật lý bên ngoài.

5. Biến ổ cứng gắn trong thành ổ gắn ngoài

Sau khi nâng cấp, bạn có thể biến ổ cứng gắn trong cũ thành một ổ cứng gắn ngoài để thuận tiện hơn cho nhu cầu lưu trữ dữ liệu cá nhân cũng như sao lưu dữ liệu giữa các hệ thống. Với chi phí chỉ khoảng vài trăm ngàn đồng, bạn có thể mua một hộp ổ cứng phù hợp với loại kết nối cũng như kích thước của ổ cũ.
 
×
Quay lại
Top