Thuật xử thế của người xưa

mr.tai

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
27/11/2010
Bài viết
95
Mở Đầu Câu Chuyện

Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói:

-Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tay.Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.

Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:

- Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!

Đứa ở hỏi:

- Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?

Chủ nhân chép miệng:

- Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?

Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:

- Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đaÜn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?

Lão tiều thở dài nói:

- Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đaÜn mà làm gì? !

Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:

- Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật không hiểu nổi thói đời?

Trang Tử mỉm cười nói:

- Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó.Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.

Lời Bàn:

Đây là một bài học ngụ ngôn nhằm khuyên răn người đời. Câu kết luận của Trang Tử nói nghe như lạc đề. Vì chim và cây không phải là người. Hữu dụng và vô dụng là hai mặt đơn giản của cuộc đời ...

Nhưng ta để ý, làm thế nào để ẩn mình vào giữa lằn mứt vô hình hữu dụng và vô dụng đó? Trang Tử nói: "Chỉ có bậc đạo đức!" Người vô dụng không phải không làm được việc gì? Ít ra họ cũng biết hô hoán (Nếu cho họ canh cửa), cũng biết dọn dẹp giặt giũ (nếu dùng họ trong việc sai vặt). Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở can kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng.

Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. Có thể chứng minh một câu chuyện tương tự.

Nước Tề có loạn lạc. Đôi bạn Bảo phúc Nha và Quản Di Ngô (tức Quản Trọng) phò hai vị công tử chạy ra nước ngoài. Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch sang nước Củ, và nói: "Chỉ có mấy nước nhỏ mới không thất tín". Quản Di Ngô đưa công tử Củ chạy sang nước Lỗâ, và nói: "Lỗ là cường quốc của thời này. Vả lại Lỗ là quê ngoại của công tử ". Vua Tề bị giết. Nhờ nước Củ ở gần Tề nên Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch về kịp đã lên ngôi. Công tử Củ ở nước Lỗ rất xa không về kịp. Bảo Thúc Nha nói với công tử Tiểu Bạch (bấy giờ đã lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công): "Trước đây Quản Di Ngô muốn giết chúa công là bởi "ai vì chúa nấy". Lúc ấy Di Ngô đang phò công tử Củ. Xin chúa công đừng giận ông ta. Di Ngô là bậc đệ nhất kỳ tài. Chúa công muốn dựng nghiệp bá, không có ông đó, không xong. Nay tôi đem binh đóng biên giới làm áp lực, buộc vua Lỗ phải "xử trí" lấy Củ, và buộc vua Lỗ giao Di Ngô cho chúa công".

Bên kia Di Ngô và vua Lỗ tranh không kịp với Tiểu Bạch, lòng còn đang tức. Bỗng nghe quân Tề kéo đến. Mưu sĩ nước Lỗ là Thi Bá, hiến kế: "Để tránh binh đao với Tề, chúa công nên giết Củ đi, vì Củ là tên vô dụng! Nhưng chúa công phải tìm mọi cách trọng dụng Quản Di Ngô, vì tài của ông ta "kinh thiên vĩ địa". Vua Lỗ nói: "Di Ngô một lòng với chủ. Nay ta giết Củ là chủ hắn, thì hắn không bao giờ chịu giúp ta đâu. Vả lại, Tiểu Bạch một mực đòi Di Ngô về Tề, để tự tay mình trả thù". Thi Bá nói: "Đó là mẹo của Thúc Nha đòi Di Ngô về Tề để dùng. Chúa công không dùng thì giết chứ đừng trả Di ngô". Vua Lỗ không nghe. Di Ngô về Tề giúp cho Tề Hoàn Công, đưa nước Tề lên địa vị bá chủ. Vua Lỗ ân hận mãi.

Chuyện này có phần hơi khác chuyện Trang Tử trên đây. Ở đây kẻ vô dụng bị giết đã đành, nhưng người tài giỏi vẫn bị người ta đòi giết. Cũng may, Di Ngô và Thúc Nha là những người kỉ mưu tuyệt trí nên không bị những kẻ tầm thường hạ sát. Nhưng cái ý nghĩa của nó vẫn giống nhau, chỉ có bậc đạo đức, hiền trí mới giữ được mình.
 
Khi mình học triết học,thâỳ giáo của mình đã nhắc rất nhiều đến thuật xử thế xưa...Dù có thể hơi khác với đối nhân xử thế của người Việt,nhưng đó cũng là những bài học hữu ích cho con người sống ở hiện tại....
Mình sẽ post tiếp rất nhiều câu chuyện nữa..Các bạn cùng đọc và suy ngẫm nhé!:):):)


"Thuật xử thế của người xưa" bao gồm những bài trích dịch từ các điển tích của Trung Quốc về cách ứng xử của người xưa.
"Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở cạn kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng.
Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác"...
Đó chính là những gì mà cuốn sách này muốn gửi đến bạn đọc.



2. Hình Ảnh Một Xử Nữ Ngày Xưa
Ngũ Tử Tư từ lúc lưu vong, xin ăn dọc đường bụng đói lả. Đến đất Phiên Dương thấy một thiếu nữ đang ngồi giặt lụa trên bến Lại Thủy, có đem theo mo cơm đặt bên cạnh.
Tử Tư nói:
- Ta trên bước đường cùng nên mới xin ăn, xin nàng giúp cho!
Thiếu nữ ngước lên nhìn Tử Tư rồi nói:
- Thiếp trông ngài không phải là người thường, đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn?
Người con gái mở gói cơm đưa cho Ngũ Viên (tức Ngũ Tử Tư) và Thắng (Thắng là đứa bé con Thái tử Kiến). Kiến bị vua cha muốn giết bỏ trốn tránh qua Trịnh, sau phản Trịnh bị giết ở Trịnh. Tử Tư phải mang Thắng theo). Ngũ Viên và Thắng cùng ăn. Ngũ Viên biết thiếu nữ nghèo khổ, lại ở nơi vắng vẻ, nên không dám ăn hết, để lại cho nàng một phần. Thiếu nữ nói:
- Hai người còn đi xa, hãy dùng hết đi.
Ngũ Viên và Thắng ăn hết cơm. Lúc sắp đi, Ngũ Viên nói:
- Tôi không bao giờ quên ơn nàng. Tôi là người chạy trốn.
Nếu gặp người khác xin đừng tiết lộ.
Thiếu nữ than:
- Ba chục năm nay ta chưa hề tiếp chuyện với người đàn ông nào. Giờ vì miếng ăn thành ra thất tiết! Thôi, các ngươi đi đi! Ngũ Tử Tư đi được mấy bước, ngoảnh mặt thấy cô gái giặt
lụa ấy đã ôm lấy cục đá nhảy xuống sông mà trầm mình.
Ngũ Viên bi thương quá đỗi, cắn ngón tay chảy máu, viết hai mươi chữ trên đá: "Nhĩ hoàn sa, ngã hành khất. Ngã phúc bảo, nhỉ thân nịch. Thập niên chi hậu, thiên kim báo đáp" (Nàng giặt lụa, ta ăn xin. Ta bụng no, nàng chết chìm. Hẹn mười năm nữa ngàn vàng báo đền). Tử Tư lấp đất hòn đá lại rồi dắt Thắng vào nước Ngô.

LỜI BÀN:
Cho đến bây giờ, có lúc người ta gặp cảnh ngộ thất thường đành tạm ăn xin qua ngày, thì thời đó việc ăn xin của Ngũ Tử Tư cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vấn đề ở đây là một thiếu nữ quê mùa sau khi cho Ngũ Tử Tư ăn một bữa cơm, nàng lại trầm mình. Tại sao nàng lại tự sát? Có người nói, thiếu nữ chết là bởi Tử Tư dặn một câu: "Nếu gặp người khác xin đừng tiết lộ". Nàng
chết là để Ngũ Tử Tư yên tâm. Thật ra đó là ý phụ. Ta xem câu nàng nói: "Thiếp trông ngài không phải là người thường, đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn?" "không phải người thường" có ý chỉ Ngũ Tử Tư là nhân vật quan trọng sau này. "Đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn". Chuyện nhỏ mọn ở đây không chỉ việc nàng nhịn đói một bữa, mà có ý chỉ cho
việc "không được tiếp xúc với đàn ông ở nơi vắng vẻ". Vì vậy nàng mới than: "Ba chục năm nay ta chưa hề tiếp chuyện với người đàn ông nào. Giờ vì miếng cơm thành ra thất tiết!" Chỉ nói chuyện với đàn ông mà nàng cho là "thất tiết", đủ hiểu cái "tiết" to lớn đến bậc nào. "Tiết" ở đây là tiết hạnh, là sự trong trắng từ thể xác đến linh hồn. Phẩm tiết là cái diện mạo của Trinh tiết. Phẩm tiết không có thì cái "Trinh" cũng bằng thừa. Vì nhiều người không thân dâm mà ý dâm thì sao? Phẩm tiết của người con gái không hẳn chỉ ở những nhà quyền quý, không hẳn chỉ ở những tiểu thư, công nương, không hẳn chỉ ở những gia đình thế phiệt, trâm anh. Lấy theo con mắt của người nay, thì cái chết của thiếu nữ giặt lụa là "chết dại", nhưng với con người phẩm hạnh của người xưa, họ cho rằng: "danh tiết còn giá trị hơn thân xác". Vì thân xác có thể mất đi nhưng danh tiết vẫn còn. Hình ảnh ấy vừa cao cả, vừa bi tráng.


3. Ông Già Họ Mã Mua..Ngựa Hay Là Miệng Thế Gian


Nhà họ Mã ngày trước chuyên nghề nuôi dạy ngựa và bán ngựa. Có một dạo gia đình ông suy sụp vì con ông bị bệnh nặng, đã vét hết tiền trong nhà mà con ông vẫn không khỏi. Ông bán hết số ngựa nuôi để thang thuốc cho con. Con ông sống được. Từ đó ông bắt đầu dành dụm, tằn tiện được một số tiền.Ngày nọ Mã ông nghe ở Hương Lâm có bán một giống ngựa quý, ông đến nơi đó xem tướng ngựa thật kỹ, biết đó là giống ngựa hay, thuộc loại Hoàng Phiêu, mặc dù nó có phần hơi gầy. Mã ông thích quá, nên chịu mua với giá đắt. Ông về nhà bàn lại với con:
- Phụ thân xem biết nó rất quý, dù hơi gầy, thuộc giống
Hoàng Tuyết Phiêu của người Khương. Nhà ta gây được giống này sẽ làm giàu không mấy hồi. Ngặt vì xa ngót ngày đường, qua đèo truông e có cướp, nên cha con ta cùng đi. Hai cha con họ Mã thử ngựa và ngã giá xong, tra yên cương, cha con đồng lên ngựa ra về, lòng thấy hoan hỉ.
Họ đi qua một xóm nhà, Mã ông khiêm tốn cho ngựa đi nước kiệu, dân làng đón ông lại nói:
- Mã lão! Ông là người nuôi ngựa, sao không biết thương ngựa? Con ngựa gầy thế kia, còn cha con ông cọp ăn bảy ngày không hết, nỡ nào cả hai lại đè trên mình nó?
Ông Mã nói với con mình:
- Họ nói phải đấy con ạ! Vậy cha nhường cho con cưỡi. Cha cầm cương cho.
Thế là một mình Mã công tử ngồi ngựa, ông Mã đi bộ theo. Họ yên tâm đi xóm nhà khác, bây giờ trời đã khá trưa, những người ngồi mát trên đường thấy cảnh cha con họ Mã như vậy, họ kéo ra đón đầu ngựa, xỉ vả người con:
- Ai dạy công tử về cách hiếu đạo như thế? Con thì ngồi ngựa kênh kiệu, để cha chạy bộ theo đổ mồ hôi! Qua cánh đồng kia có học hiệu Khổng Môn, chắc họ đánh công tử trào máu ra mất!
Mã công tử lật đật nhảy xuống ngựa, chắp tay thưa với cha:
- Họ nói phải đấy cha ạ! Nãy giờ con cũng khỏe rồi, cha hãy cưỡi nó cho đỡ mệt. Người cha lên ngựa đi, ngang qua "Khổng Môn học hiệu", một số học trò ở đó biết mặt ông già, chúng chạy lại đón ông nói:
- Mã lão bá! Lão bá lâu nay mạnh giỏi chứ? Nghe nói lệnh
lang lâu nay bệnh thập tử nhất sinh, nay mới vừa hơi bình phục lão bá để lệnh lang nhọc nhoài cho đành. Mã lão nhảy xuống ngựa nhìn con rồi thì thầm:
- Kể ra họ nói cũng phải. Kể không còn bao xa, ta dắt ngựa đi vậy. Hai cha con xuống ngựa dắt bộ, hồi lâu đến xóm khác, có ai đó nhìn ngựa rồi chửi:
- Đúng là cha con một lão vô học. Đây là giống Hoàng Tuyết Phiêu, một loại thiên lý mã, mua về để cưỡi hoặc làm giống, nào phải mua về để thờ, sao có ngựa lại không cưỡi?
Cha con họ Mã thiếu điều muốn khóc. Lão nói với con:
- Cưỡi ngựa cũng bị chửi, mà không cưỡi cũng bị chửi! Ta chịu hết nổi! Thôi thả quách cho xong! Hai người dắt đi một đoạn cho khuất mắt mọi người, rồi tháo cương, cởi yên, đánh một roi, ngựa dong tuốt vào rừng mất dạng. Về đến nhà, bà cụ nghe đón đầu ngõ. Ông cụ thuật lại mọi chuyện. Bà cụ nghe qua đấm vào đầu bình bịch, vừa khóc vừa nói:
- Ngu sao là ngu! Có bao nhiêu vét đi mua ngựa, rồi thả ngựa đi! Xưa nay miệng lưỡi thế gian. Việc mình mình cứ làm, chiều ý, nghe lời họ làm gì? Rồi đây lấy gì mà sinh sống, lấy gì mà cưới vợ cho con? Ngu ơi la ngu!...

LỜI BÀN:
Quả là, không "ở sao cho vừa lòng người"! Ông già họ Mã hiền hậu đến mức thiếu tự tin. Những người ngoài nhìn vào làm sao hiểu được tình trạng của họ Mã và con ngựa kia như thế nào?
Ý kiến nào họ nói cũng phải, nhưng trước nhất họ Mã phải biết đánh giá được cái việc của mình. Tục ngữ có câu: "Chín người mười ý", thì ý thứ mười là ý mình vậy. Mua ngựa là quyết tâm, mà giữ được "quyết tâm" (chỉ con ngựa) là thiếu quyết định. Thiếu một trong hai cái đều hỏng.
 
5. Tiếng Đàn Bàn Quốc Sự (Trâu Kỵ Thuyết Tề Vương)


Tề Uy Vương lên ngôi 9 năm, ngày nào cũng đàn quyển ca vang, đắm say tửu sắc. Một hôm có người tên Trâu Kỵ là người nước Tề, xin vào yết kiến Tề Uy Vương, nói:
- Tôi biết gảy đàn, nghe đại vương thích âm luật, nên tìm đến.Uy Vương cho người mang đàn ra. Trâu Kỵ lên dây, nhưng không gảy. Uy Vương hỏi:
- Tiên sinh cho ta nghe một bản chứ?
Trâu Kỵ nói:
- Biết cầm lý (lý thuyết về đàn) mới là quan trọng, còn tiếng đàn chẳng qua là do sợi tơ phát âm mà thôi.Vua hỏi:
- Vậy thế nào là cầm lý?
Trâu Kỵ nghiêm trang nói:
- Cầm là Cấm! Là cấm ngặt! Là cấm chỉ những sự đắm say tửu sắc để giữ cho chánh đạo. Trong đàn, dây lớn nhất chỉ vua, còn các dây nhỏ là bề tôi. Đời Phục Hi chế đàn có 5 dây. Đến Chu Văn
thêm một dây, sang Chu Vũ thêm một dây nữa để hợp tình ý giữa vua tôi, vậy đủ biết đàn dùng vào việc chính sự. Uy Vương nói:
- Phải! Tất nhiên tiên sinh phải biết cầm âm?
Trâu Kỵ nói:
- Tôi học đàn tất phải biết chơi đàn, cũng như đại vương lo nghiệp nước, há lại không biết trị quốc hay sao? Nay đại vương cầm mệnh đất nước mà không trị, có khác gì tôi cầm đàn mà
không gảy? Tôi ôm đàn mà không gảy thì đại vương không bằng lòng. Đại vương bỏ nước không trị thì trăm họ không bằng lòng!
Uy Vương ngạc nhiên nói:
- Thì ra tiên sinh mượn tiếng đàn để khuyên ta? !
Sau đó Uy Vương mời Trâu Kỵ làm tướng quốc, Trâu Kỵ chấn hưng nước Tề thành một cường quốc.

LỜI BÀN:
Đây cũng là thuật thuyết khách. Uy Vương thích âm nhạc. Trâu Kỵ xưng mình biết chơi đàn nên mới được Uy Vương tiếp. Nếu Trâu Kỵ nói: "Tôi vào khuyên nhà vua không nên đam mê tửu
sắc", thì chưa chắc được Uy Vương mời vào. Quả như lời Trâu Kỵ nói, âm nhạc dùng vào việc lễ nghi chính sự, âm hưởng của nó khiến người ta thư thái, an lạc, vui hòa. "Nhạc" là điệu đàn, còn âm là "lạc" là vui hòa. Các triều đại thời cổ (trước nhà Chu) đều dùng âm nhạc trong việc tế lễ, thiết triều. Đến đời Trụ Vương nhà Ân, vua Trụ sai một đại nhạc sư là Sư Diên chế ra một loại âm nhạc cho các ca nữ hát để hòa đàn theo, dần dần biến thành hai thứ âm nhạc song hành: Đó là Âm nhạc cho triều đình và Âm nhạc trong cung đình. Nhạc cung đình là nhạc đệm theocác điệu múa của cung nữ, tiến độ của nó đi đến độ "dâm nhạc". Chính Sư Diên là tác giả khúc Mi-mi, một bản dâm nhạc bất hủ vào thời đó, Sử nói: "Từ khi vua Trụ cho dạo khúc Mimi, nhà vua bắt đầu bỏ bê triều chính, sa vào con đường tửu sắc, nhục dục". Khi Chu Vũ Vương đánh chiếm triều ca, giết vua Trụ, Sư Diên chạy về Đông đến nước Vệ, tự tử trên sông Bộc... Những đêm khuya vắng, người dân ở vùng sông Bộc thường nghe khúc Mi-mi rất ma quái, quyến rũ. Một thành ngữ còn sót lại ngày nay là "Bộc thượng tang trung" (Trên sông Bộc, trong đám dâu, chỉ cho việc trai gái gian dâm. Truyệng Kiều có câu: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu / Thì con người ấy ai cầu mà chi")
Lời của Trâu Kỵ nói, là nói về nguyên ủy của âm nhạc. Còn nói "cầm", hai từ ấy nghĩa khác nhau nhưng đọc cùng âm, Trâu Kỵ dùng để nhấn mạnh cho nhà vua thức tỉnh. Trâu Kỵ là vị tướng
quốc giỏi của thời đó. Sau thời Án Anh, nước Tề chưa có vị tướng quốc nào sánh ngang với Trâu Kỵ.

_________________
 
6. Thuần Vu Khôn Thử Tài Trâu Kỵ

huần Vu Khôn vốn là một biện sĩ (biện sĩ: Người biện bác giỏi) lỗi lạc nhất của Tề, nghe Trâu Kỵ uốn ba tấc lưỡi mà được phong làm Tướng quốc, có ý không phục, bèn dẫn bọn tay chân đến
yết kiến Trâu Kỵ. Trâu Kỵ tiếp đãi tử tế, Thuần Vu Khôn với vẻ mặt cực kỳ kiêu ngạo nói với Trâu Kỵ:
- Tôi có mấy điều thô lậu có thể trình bày với Tướng quốc
được không?
Trâu Kỵ chắp tay đáp:
- Không dám! Xin tiên sinh cho nghe!
Thuần Vu Khôn nói:
- Con không lìa mẹ, vợ không lìa chồng!
Trâu Kỵ đáp:
- Xin vâng lời! Từ nay tôi không xa vua nửa bước!
Khôn nói:
- Đã dùng gỗ gai làm bánh xe mà bôi thêm mỡ thế là trơn lắm, nhưng nếu mà đục lỗ vuông khó mà vận chuyển được!
Kỵ đáp:
- Xin vâng lời! Tôi không làm điều gì trái với thông tục.
Khôn nói:
- Cánh cung dẫu cứng cũng có lúc trễ, các dòng sông đều chảy ra bể, tự nhiên mà hòa hợp!
Kỵ đáp:
- Xin vâng lời! Tôi sẽ chọn người hiền mà dùng, quyết không đem kẻ bất tài vào chốn miếu đường.
Khôn nói:
- Cầm sắt không so dây thì không thành âm luật.
Kỵ đáp:
- Xin vâng lời! Tôi sẽ sửa lại pháp luật để xem xét những kẻ gian lận.
Thuần Vu Khôn sợ hãi sụp lạy rồi lui ra. Bọn tay chân thấy bộ mặt của ông méo xệnh liền hỏi:
- Sao vậy?
Thuần Vu Khôn thở ra, nói:
- Ta dùng ẩn nghĩa hỏi năm điều, quan Tướng quốc trả lời được hết. Ngài là bậc đại tài ta không thể sánh bằng.Sau đó Trâu Kỵ lập tức áp dụng những điều mà Thuần Vu
Khôn đã nói.

LỜI BÀN:
Thuần Vu Khôn dùng phép ẩn ý bàn về phép làm chánh trị của Tể Tướng, Trâu Kỵ hiểu được nên giải đáp hết mọi thắc mắc. Câu đáp bao giờ cũng đồng dạng với câu xướng, ăn khớp với nhau.
Người ta tưởng chừng hai bộ óc liên thông với nhau. Trong 5 điều, mỗi điều là một chi tiết trong việc xây dựng đất nước, không điều nào ngoài vấn đề. Thuần Vu Khôn hỏi, nhưng câu hỏi bị phù
phiếm, không bắt bí, mọi vấn đề đều đặt vào triều chính, nhờ vậy mà Trâu Kỵ có thể liên tưởng kịp thời. Giả sử, Khôn hỏi một câu vu vơ nào đó như: "Trăng sáng vằng vặc, cung nữ nghêu ngao" thì Trâu Kỵ trả lời sao đây? Sử nói: "Thuần Vu Khôn có tài trông mặt mà đọc hết tư tưởng người đối diện". Giờ này gặp phải tay đối thủ, nét mặt ông tiu nghỉu, đến nỗi bọn đệ tử chế ông: "Sao vậy?", thì thật là thú vị.


7. Quan Dở Được Khen, Quan Giỏi Bị Chê


Trâu Kỵ ghi nhớ lời Thuần Vu Khôn nên ông làm việc hết sức siêng năng và cẩn thận. Bấy giờ ai cũng đồn vị quan trấn thủ đất A là người hiền, và chê quan trấn thủ đất Tức Mặc đủ điều.Trâu Kỵ để tâm đến việc đó, cho người xem xét hư thực rồi tâu lại cho Tề Uy Vương biết. Uy Vương cho triệu tập quần thần, lại đòi hai vị quan trấn thủ kia. Trước mặt bá quan, vị quan đất Tức Mặc bị coi bằng "nửa con mắt". Vua gọi lão ra hỏi:
- Người trấn thủ Tức Mặc cớ sao để các quan ở triều chê ngươi?
Lão đáp:
- Thần chỉ biết làm hết chức trách của mình, còn việc khen chê thần không được biết.
Uy Vương lớn tiếng:
- Ta cho người dò xét đất Tức Mặc thấy ruộng vườn tươi tốt, người dân giàu có, việc quan không bê trễ, cả một vùng phương Đông ấy yên ổn, mới hay nhà ngươi một lòng vì dân, không đút lót
cho bọn quan lại ở triều, vì lẽ đó mà nhà ngươi bị chê. Ngươi thật xứng đáng là một lương thần.
Nói rồi liền gia phong cho vị quan đất Tức Mặc. Lại gọi vị quan đất A, nói:
- Ngươi trấn thủ đất A thế nào mà ngày nào ở triều cũng thấy lời khen ngợi về ngươi. Ta cho người đến dò xét thì thấy ruộng vườn bỏ hoang người dân đói rách. Quân Triệu xâm lấn bờ cõi ngươi không chịu cứu. Nhà ngươi bóc lột tiền của dân chúng đút lót cho kẻ tả hữu của ta để được tiếng khen. Ngươi là tên tham quan độc ác.
Quan đất A sụp lạy xin tha tội. Uy Vương truyền đem hắn bỏ vào chảo dầu sôi. Các quan xanh mặt. Vua truyền những tên từng khen chê bất công đó ra mắng:
- Các ngươi là tai mắt của ta lại ăn bẩn, phải trái đảo lộn. Nay đem các ngươi cho vào vạc dầu.
Uy Vương truyền đem những kẻ thân tín nhất của mình bỏ vào vạc dầu để làm răn! Chư hầu thấy sự cải cách của Uy Vương đều sợ.

LỜI BÀN:
Việc này nhan nhản ở mọi xã hội. Đời nay có khác gì đời xưa? Thí sinh đi thi thấy mình yếu kém bèn đút lót để được điểm cao. Thậm chí có người không đi thi mà vẫn cấp bằng làm mất công
nhà vua phải "lật sổ bộ" ra tra. Nguyễn Khuyến nói: "Có tiền việc ấy thì xong nhỉ? Đời trước làm quan cũng thế a?" May mắn thay cho triều nào minh quân gặp lương thần. Vụ án hai ông quan trên đây là một bài học cho những người có trách nhiệm với người dân.




8. Nhân và Trí

Thầy trò Khổng Tử bỏ nước Lỗ lưu vong ra nước ngoài. Một hôm Khổng Tử gọi Tử Cống (một trong 72 học trò hiền của Khổng Tử) hỏi:
- Theo con, thế nào là người nhân, thế nào là người trí?
Tử Cống suy nghĩ một lát rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương người; người trí là người hiểu người.
Khổng Tử khen "hay". Rồi kêu Tăng Tử vào hỏi lại câu trên. Tăng Tử suy nghĩ một hồi rồi đáp:
- Thưa thầy, người nhân là người biết thương mình; người trí là người tự biết mình.
Khổng Tử chịu quá! Đoạn ông gọi Tử Lộ vào hỏi:
- Theo con, thế nào làngười nhân, thế nào là người trí?
Tử Lộ thưa:
- Theo con, người nhân là người làm sao cho người khác thương được mình; còn người trí là người làm sao cho người khác hiểu được mình!...
Khổng Tử rất đỗi ngạc nhiên, ngửa mặt khen rằng:
- Bất ngờ thay!...

LỜI BÀN:
Cùng một cân hỏi nhưng ba câu trả lời hoàn toàn khác nhau, đây thật là điều thú vị và bất ngờ.
Nhưng ta thường thấy việc đời không khác nào một dòng sông, có lúc từ trên cao đổ ào ào xuống vực sâu, có lúc trườn mình, len lách qua hẻm núi, có lúc thênh thang lặng tờ giữa bình nguyên... thiên hình vạn trạng. Nhưng mỗi dạng trạng đều phù hợp với mỗi hoàn cảnh. Bởi không bao giờ trời mưa lụt mà sông cạn, trời nắng hạn mà nước sông dâng. Núi dựng bạt ngàn dòng sông không thể không uốn mình lượn theo thế núi. Con người cũng thế. Có lúc ta vì người và người vì ta, có lúc ta vì ta, và người vì người, theo hoàn cảnh mà hành sự. Như thế mới không lỗi. Trong toán học cũng có những vấn đề như trong nhân sinh.
Trước đây 2300 năm, nhà Toán học Hi Lạp, Eulide phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đã cho"! Ai muốn học toán lên cao bắt buộc phải chấp nhận lời yêu cầu này. Vì đây là một điều hiển nhiên. Thế mà ở Anh, Remann lại phát biểu: - "Từ một điểm ngoài đường thẳng, ta không vẽ được một đường thẳng nào song song với đường thẳng cho trước"! Chưa hết! Sau đó nhà toán học Laubatchewsky lại phát biểu: - "Từ một điểm nằm ngoài đường thẳng, ta có thể vẽ được vô số đường thẳng song song với đường thẳng cho trước"! Thế có trái ngược không? Hai định đề sau đây phải là sai (vìsai đâu là định đề!), ở toán cao cấp người ta vẫn dùng nó. Tất nhiên muốn dùng nó phải tùy theo điều kiện. Người ta thường nói, "chân lý ở bên này Pyrréneés, sang bên kia trở thành nghịch lý". Đúng hay không đúng còn tùy theo hoàn cảnh. Qua câu hỏi nhân trí của Khổng Tử, Ngũ tử Tư ở nước Ngô (người cùng thời với Khổng Tử) nói:
- Không thương mình làm sao thương được người ngoài?
Không thương người làm sao người thương ta? Môn đồ của Khổng Tử chỉ "chẻ tư sợi tóc nhân nghĩa" (ý nói phiến diện) mà thôi! Nhân và Trí ít nhiều gì vốn đã có sẵn trong mỗi người, chỉ sử dụng có hợp lúc không thôi! Do đó bất kỳ việc gì, đúng hay sai, công hay tội chúng ta khó mà đem nhận xét chủ quan ra để phán xét được. Bởi việc hành xử của tha nhân còn tùy thuộc hoàn cảnh của họ lúc đó.


9. Nơi Chuồng Ngựa


Ngày xưa có một hàn sĩ đến kinh để ứng thí. Trong lúc đợi đến ngày thi chàng tạm ngụ tại một quán rộng rãi bề thế. Nhà quán thấy chàng túng thiếu tiền liền cho ra ngủ ngoài chuồng ngựa. Một hôm chàng đi thi về ghé lại chuồng ngựa bỗng thấy cháy bùng bùng phía trước, chàng hàn sĩ vừa kêu vừa cứu lửa, vừa chạy tìm đồ dập lửa. Lửa cháy gây thiệt hại cho quán khá nhiều. Chủ quán dẫn chàng lên cáo quan, nói:
- Gã thư sinh này xin ngụ nhà tôi, hắn không có tiền bạc gì nên tôi không cho ngụ trong nhà, cũng không nỡ đuổi nó, chỉ cho nó ở tạm chuồng ngựa mà không tính tiền. Vì thế nó đâm ra oán
hận đốt nhà tôi để trả thù!
Án quan hỏi:
- Việc gã thư sinh này đốt nhà mụ, có ai thấy, có ai làm chứng?
Mụ quán nói:
- Bẩm quan, trưa vắng ít khách vãng lai, nhưng chính mắt tôi thấy hắn đốt nhà xong, miệng thì hô "lửa cháy", chân thì chạy tìm chỗ trốn.
Lúc ấy quan án nghĩ thầm: "Có lý nào mụ quán đặt điều để hại gã này? Vì mụ cho hắn ngủ ngoài chuồng ngựa, không tính tiền, vậy là người tốt rồi". Án quan tin lời mụ không cần nghe lời biện bạch của gã thư sinh. Án quan bắt chàng bỏ tù.Hai năm sau mãn án, chàng ghé lại kinh hỏi thăm thì biết tin mình đậu. Nhưng vì không có mặt mình lúc đó để điện thí, thì cầm bằng công cốc. Chàng buồn và hận. Hàn sĩ kia kiếm đâu được bộ áo nho sinh lịch sự, chàng ghé lại quán quầng ra sau chuồng ngựa bật lửa đốt nhà kho rồi chạy ra phía trước, vờ như thực khách mới bước vào quán. Chàng vừa gọi thức ăn vừa đưa mắt nhìn khói phía sau cuốn lên ngùn ngụt... rồi mới hô hoán lên: "Cháy nhà... Cháy nhà", rồi cũng chạy đi tìm gàu múc nước dội lửa. Mọi người xúm lại dập tắt ngọn lửa. Chủ quán dường như không nhớ mặt chàng.
Hàn sĩ bỏ đi, còn càm ràm mấy tiếng:
- Ôi cuộc đời! Kẻ có công thì bắt bỏ tù, còn người có tội được thưởng!...

LỜI BÀN:
Chàng thư sinh có vẻ như cay cú với cuộc đời. Xét ra mụ quán không có gì độc ác, vì nóng ruột mà thiển cận mới đổ oan cho chàng. Ngày xưa, bậc quân tử không mấy khi biện bạch nỗi oan khúc của mình. Hoặc có biện bạch mà người ta không nghe thì họ cũng không thèm oán hận. Xét cho kỹ, oán hận cũng không lợi gì.
Nhà Phật nói: "Nỗi oan không nên biện bạch. Vì biện bạch thì không hỉ xả". Nhưng tác giả của bài "Nơi chuồng ngựa" có một ý khác. Ý tác giả muốn nói, người đời thường hay lầm lẫn, hay có
những phán đoán chủ quan. Kẻ có công đáng ra phải được thưởng, người có tội phải bị trừng trị. Ở đây thì ngược lại. Để được công bình, xét công và tội của một người, kẻ có trách nhiệm xét việc không nên xét một cách võ đoán.


 
Không ngờ oanh nhà ta cùng thích bàn chuyện quốc gia dữ ha !hehe
 
chuyên mục hay sao bạn hok post tip???
t típ nhen!:KSV@05:
Chuyện Con Ve Sầu Và Nước Ngô
Một sớm, Thái tử Hữu mang cung tên vào cung, vừa gặp vua Phù Sai. Nhà vua hỏi:
- Con mang cung tên đi đâu mà áo quần ướt sũng thế này?
Thái tử nói:
- Con đi săn vô ý bị sụp hầm?
- Sao lại vô ý sụp hầm?
Thái tử nói:
- Con thấy con ve đang kêu, con toan rình bắt. Bất ngờ con thấy con bọ ngựa đưa càng lên bắt con ve, lại thấy con chim sẻ đậu gần đó muốn đớp con bọ ngựa. Con bèn lui lại chuẩn bị bắt con chim sẻ, không ngờ bị sa xuống sình!
Nhà vua nói:
- Con chỉ biết ham cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến cái hại phía sau. Thiên hạ có ai ngu như con không?
Thái tử nói:
- Vậy mà có kẻ ngu hơn con! Lỗ vốn là nước lễ nhạc, trước có Chu Công, sau có Khổng Tử, không xâm phạm gì đến Tề, thế mà Tề vẫn cất quân đánh, tưởng là lấy được Lỗ. Ai ngờ nước Ngô ta vượt ngàn dặm đánh Tề, ai ngờ nước Việt đem quân cảm tử đánh Ngô! ...
Phù Sai nổi giận hét:
- Cút! Cút ... Đó là luận điệu của thằng giặc già Ngũ Viên! Thằng giặc ấy tao đã giết rồi! Nếu mày là con tao từ nay đừng nói tới việc đó nữa!
Thái tử Hữu sợ hãi lui ra.
Lời Bàn:

Trước đây Ngũ Tử Tư khổ tâm, khổ công can gián Phù Sai về việc này, ông bị Phù Sai giết đi, vì vẫn đinh ninh rằng nước Việt không bao giờ dám phản. Thái tử hữu mượn hình ảnh con ve, con bọ ngựa, con chim sẻ để chỉ nước Lỗ, Tề, Ngô, Việt. Người ta nói: "Không kẻ nào điếc bằng lòng người không muốn nghe, không kẻ nào mù bằng kẻ không muốn thấy". Ngô Phù Sai không ngu nhưng ông không muốn nghe những lời can phải. Ngô Phù Sai không giết con mình nhưng cất quân đi đánh Tề và hội chư hầu lần nữa, nước Việt đánh úp nước Ngô và giết chết Hữu! Chả khác nào Ngô Phù Sai đã giết con

Biển Cá Lớn
Tĩnh Quách Quân Điền Anh muốn xây lại thành Tiết cho thật uy nghi hùng tráng, đám thực khách của ông khuyên can, nhưng Điền Anh vẫn không nghe, còn hạ lệnh:
- Ai can, ta sẽ chém!
Có một ông khách đến nói:
- Cho tôi gặp Tĩnh Quách Quân, tôi sẽ nói ba tiếng thôi, nếu dư tiếng nào thì buộc tôi đi!
Tĩnh Quách Quân gọi vào. Khách nói:
- Biển cá lớn!
Rồi quay lưng chạy, Tĩnh Quách Quân gọi theo:
- Mời khách ở lại! Mời khách ở lại! ...
Khách vừa chạy vừa nói:
- Kẻ hèn này không dám đ ùa với cái chết!
Điền Anh nói:
- Không sao! Xin hãy nói tiếp!
Khách nói:
- Ngài không nghe nói loài cá lớn sao?
Lưới không bủa được nó. Câu không kéo được nó. Nhưng nếu nó mắc cạn thì loài kiến tý tẹo kia cũng xâu xé nó được. Nước Tề với ngài giống như biển với cá lớn vậy. Ngài còn nước Tề thì ấp Tiết này có kể chi? Nhưng nếu nước Tề mất thì dù thành Tiết này có xây đụng trời cũng vô ích.
Tĩnh Quách Quân Điền Anh tỉnh ngộ đáp:
- Phải!
Rồi bỏ ý định xây dựng thành Tiết.
Lời Bàn:

Đây là đoạn văn nói về nghệ thuật thuyết phục. Ba tiếng "Biển cá lớn" chưa đủ ý nghĩa muốn nói, nhưng ông khách phải nói vậy để gây sự tò mò của người nghe. Đó là điều tiên quyết. Kế đến ông khách quay lưng chạy càng làm tăng thêm sự chú ý, đó là điều thứ nhì để "hấp dẫn" người nghe. Kết quả Điền Anh phải bỏ ý định xây thành Tiết.
Trên phương diện lịch sử, ta biết, ấp Tiết là đất phong của vua Tề cho Tướng Quốc Điền Anh. Ta có thể hình dung đó là một quốc gia trong một quốc gia. Xây thành kiên cố để chống giặc cũng không đến nỗi phung phí; nhưng chỉ làm riêng cho một ấp Tiết thôi, thì đó là "vì nhà" chứ không phải "vì nước". Xây riêng cho ấp phong của mình mà hao tốn của người dân, thâm lạm công quỹ, không mang tính toàn diện và quốc phòng thì bất lợi đủ điều: Triều đình sẽ nghi kỵ ông, dân chúng sẽ khổ cực vì ông ... Lời ông khách thuyết Điền Anh nhằm vào chỗ này.
Sau khi Điền Anh mất, Điền Văn là con lên nối nghiệp được vua Tề phong là Mạnh Thường Quân, ấp Tiết vẫn là ấp phong như cũ


Thế Nào Là Ăn Trộm
Nước Tề có họ Quốc là địch phú.
Nước Tống có họ Hướng là bần cùng. Họ Hướng đến học cách làm giàu của họ Quốc. Họ Quốc nói:
- Tôi giỏi về nghề trộm. Trộm năm đầu thì đủ ăn, đến năm hai thì giàu có, năm thứ ba thì đại phú. Nhờ của cải dư thừa tôi mới giúp được người nghèo khổ.
Họ Hướng nghe vậy mừng lắm, bèn về làm nghề trộm cắp. Ngày nào họ Hướng cũng rình mò chực đục tường khoét vách, chẳng may bị người ta bắt được, bỏ tù và gia sản bị tịch biên. Họ Hướng rất đau khổ. Ra tù, ông đến nhà họ Quốc trách hận. Họ Quốc hỏi:
- Ông ăn trộm thế nào nói tôi nghe?
Họ Hướng thuật lại việc làm của mình. Họ Quốc nghe xong giảng cho ông nghe: Trời có bốn mùa, đất có vật sản. Nhờ đó mà ruộng vườn màu mỡ tốt tươi, tôi thu hoạch nó, chất thành kho đụn. Lại nữa, ở trên bộ tôi ăn trộm cầm thú, ở dưới nước tôi ăn trộm cá tôm đều là sản vật của Trời Đất, chứ đâu phải của riêng ai? Ăn trộm của Trời Đất không bị tai vạ. Còn ông ăn trộm tài sản của tư nhân tất nhiên phải mắc tội, còn trách ai được?
Họ Hướng nghe rồi lòng vẫn nghi hoặc, bèm tìm tới một vị tiên sinh để thỉnh giáo. Tiên sinh giảng giải như lời họ Quốc.
Lời Bàn:

Đoạn văn trên của nhà tư tưởng Liệt Ngự Khấu, dùng lời ẩn dụ để nói rằng cuộc sống thường nhật của mỗi người là phải chăm lao động. Mọi sản vật do con người tạo ra, gốc gác của nó vẫn có saÜn trong thiên nhiên, có điều người ta có chịu làm việc hay không mà thôi. Ta để ý, cây cối đứng một chỗ mà vẫn sống được là vì trong đất có chất bổ dưỡng cho cây cối, nhưng rể cây phải "chịu" làm việc hút chất bổ vào. Hoa lá có đủ màu xanh, hồng, tím, bạch là do trong không khí có chất bổ dưỡng, hoa lá có tiếp nhận những chất đó hay không. Trong nước sông, nước biển, nước ao hồ ... Có vô vàn loài thủy tộc thì nước có chất bổ dưỡng. Mọi loài cùng tranh sống đều phải làm việc. Họ Quốc nói việc "ăn trộm" là nói theo nghĩa bóng, Hướng hiểu theo nghĩa đen.
Đọc lịch sử thời Xuân Thu ta thấy, họ Quốc là quan thượng khanh của Tề, giàu có khác gì một tiểu vương lại chăm lo làm việc và có lòng từ thiện. Ở Tống có họ Hướng (điển hình như Hướng Thú) cũng là một đại phu chuyên về mặt quốc chính, suốt đời ông chuyên nghiên cứu về thuật an dân. Hướng Thú không để ý đến gia cảnh của mình, suốt đời hết Tấn lại sang Sở, gia cảnh cơ cực.
Ở đây tác giả nói về ngụ ngôn. Rất tiếc họ Hướng không hỏi rõ cách ăn trộm thế nào trước khi hành động.
Ngày nay, phương tiện, đất đai ... Còn dồi dào mà vẫn có người không chịu làm việc, chỉ mong "một đêm ăn trộm bằng ba năm làm", có đáng buồn không
 
Mao Biện Cứu Tri Kỷ

Mạo Biện nước Tề là thực khách của Tĩnh Quách Quân Điền Anh, Biện có nhiều tật xấu nhưng lại được Tĩnh Quách Quân yêu vì. Thực khách trong nhà ai nấy không vui liền xúm lại can, kể cả Mạnh Thường Quân Điền Văn (con của Điền Anh). Tĩnh Quách Quân nổi giận nói:
- Các ngươi chết đi đừng phá nhà ta! Dẫu sau này ta có vì Mạo Biện làm hư hại ta vẫn cứ làm!
Rồi cho Mạo Biện ở phòng nhất, bắt con trưởng mình phải hầu hạ, cơm nước mỗi ngày ba lần. Vài năm sau, Tề Uy Vương mất, Tề Tuyên Vương thay. Tuyên Vương rất ghét Tĩnh Quách Quân. Không bao lâu Tĩnh Quách Quân bị bãi chức Tể tướng, trở về ấp Tiết ở với Mạo Biện. Sau đó Mạo Biện xin gặp Tề Tuyên Vương. Tĩnh Quách Quân nói:
- Tuyên Vương ghét Điền Anh mỗ. Tiên sinh đến đó ắt chết!
Mạo Biện cười buồn:
- Mạo Biện này vốn không muốn sống. Cứ để tôi đi.
Mạo Biện tới gặp vua Tề, Tề Tuyên Vương giận, có ý muốn giết ông ta, hỏi:
- Ta nghe, ngươi được Tĩnh Quách Quân yêu quý, nói gì cũng nghe phải không?
Mạo Biện đáp:
- Yêu quý thì có, còn nghe thì không.
Vua gằn:
- Có gì làm bằng chứng?
Mạo Biện nói:
- Có đó! Hồi Đại vương còn là Thái tử, Biện tôi có bảo với Tĩnh Quách Quân: "Thái tử có tướng bất nhân, má phị mắt híp giống như đầu heo luộc, hãy phế đi, để lập công tử Giao Sư (con bà Vệ Cơ)". Tĩnh Quách Quân khóc, nói: "Tôi không nhẫn tâm làm việc đó được!". Đại vương nghĩ xem, nếu Tĩnh Quách Quân nghe lời tôi thì đâu có ngày hôm nay? Còn một chuyện nữa, Tể tướng Chiêu Dương của Sở muốn đem ấp phong của mình rộng gấp mấy lần ấp Tiết để đổi lấy ấp Tiết, tôi xúi nên đổi, Tĩnh Quách Quân than: "Ấp Tiết là của tiên vương phong cho. Bây giờ tuy bị chúa công ghét bỏ, nhưng nếu đem đổi đi, thì khi xuống suối vàng, biết trả lời sao với tiên vương đây? ". Đó là bằng chứng.
Tề Tuyên Vương nghe vậy cảm động nói:
- Tĩnh Quách Quân đối với quả nhân tốt như vậy ư? Quả nhân còn trẻ không hiểu được việc đời. Tiên sinh có thể vì quả nhân mà vời Tĩnh Quách Quân về triều được không?
Mạo Biện đáp:
- Xin tuân mệnh!
Tĩnh Quách Quân mặc áo, đội mão mang kiếm báu, tất cả đều của tiên vương ban cho, về triều gặp Tuyên Vương. Tuyên Vương xin lỗi rồi mời ông làm Tướng Quốc. Ông từ chối mãi không được bèn nhận lời.
Người ta khen Mạo Biện địa vị tuy thấp hèn nhưng vẫn vui vẻ, saÜn sàng cứu được ân nhân tri kỷ trong lúc hoạn nạn.
Lời Bàn:
Mạo Biện có nhiều tật xấu nhưng không rõ là tật gì. Có điều, người dị tật nhiều khi hay có dị tài. Bọn thực khách dèm pha Mạo Biện với Điền Anh có lẽ vì nhãn quan của họ không thấy được cái hay của Mạo Biện. Bao nhiêu khách đều ghét Mạo Biện, chỉ riêng Điền Anh nhận Mạo Biện làm tri kỷ, thì Điền Anh vẫn có chỗ hơn người. Chỉ có anh hùng mới biết được anh hùng.
Điền Anh bị thất sủng. Bao nhiêu thực khách không ai hiến kế gì để giúp Điền Anh. Chỉ có MaÏo Biện cả gan gặp Tuyên Vương. Chúng ta ngạc nhiên khi vua hỏi: "Ta nghe, ngươi được Tĩnh Quách Quân yêu quý nói gì cũng nghe phải không? ". Câu hỏi là "trúng ý" Mạo Biện rồi. Mạo Biện liền dẫn những điều Điền Anh không nghe mình. Một câu mà Mạo Biện nói gần như chửi Tuyên Vương: "Thái Tử có tướng bất nhân, má phị mắt híp giống như đầu heo luộc". Trong trường hợp này, Mạo Biện càng quá lời càng tốt cho Điền Anh.
Giả như Tuyên Vương không hỏi câu đó, mà hỏi một câu nào khác bất kỳ, ví dụ câu: "Tên Mạo Biện kia, ngươi đến đây xin xỏ cho Điền Anh à? "hoặc: "Cút ngay! Ta sẽ cắt lưỡi quân thuyết khách" ... thì Mạo Biện có thuyết phục được không? Việc ấy không xảy ra, nhưng ta dám quả quyết rằng "được"! Là vì, những người ăn nói giỏi thì bất kỳ câu nào họ cũng có tài để trả lời.
Vả lại, theo sử, Tề Tuyên Vương là một ông vua có nhiều đức tính lạ. Rất thích vui thú, lại cũng thích bàn luận về văn học, triết học. Tề Mạo Biện là tay gan dạ, mưu trí đã không phụ lòng Điền Anh. Điều này cho ta một bài học kinh nghiệm, không nên đánh giá ai một cách vội vàng, đã kết bạn với ai thì phải đem hết lòng thành ra mà đối xử với họ. Trong đời chỉ cần một việc làm cao cả và đúng chỗ cũng đủ bù vào trăm ngàn lần mình đã nhờ đỡ họ ...
 
Tín Lăng Quân Kết Bạn

Tín Lăng Quân là công tử Ngụy Vô Kỵ (người hoàng tộc), vốn là người có tâm hồn cao khiết, nhân hậu, tính thích chiêu hiền đãi sĩ, không phân biệt giàu nghèo, thường lấy lễ để giao tiếp với kẻ sĩ.
Nước Ngụy có kẻ ẩn sĩ tên là Hầu Doanh, tuổi đã 70, nhà nghèo, làm nghề giữ cửa thành Di Môn ở Đại Lương. Ngụy công tử nghe tiếng, tìm đến kính cẩn kết giao. Lòng công tử chí thành khiến Hầu Doanh không thể từ chối.
Hầu Doanh giới thiệu với công tử một người mổ heo ở chợ tên là Chu Hợi. Ngụy công tử vẫn thành tâm lui tới thăm viếng Chu Hợi, Hợi chưa từng đáp lễ, công tử không hề có ý phiền.
Ngày kia, nhà công tử có đặt tiệc mời các tân khách. Công tử tự mình đánh xe mời Hầu Doanh, rồi vào chợ đón Chu Hợi. Giữa tiệc đông đảo mọi người cao quý, hoàng thân quốc thích, Tể tướng, đại phu, tướng quân, phu nhân, kiều nữ vọng tộc ... Công tử vẫn xem Hầu Doanh và Chu Hợi là thượng khách. Nhiều người thấy vậy chửi thầm Hầu Doanh và Chu Hợi.
Bấy giờ nước Tần sai Đại tướng Vương Hạt đem quân vây kín Hàm Đan của Triệu đánh phá suốt ngày đ êm. Tướng quốc của Triệu là Bình Nguyên Quân Triệu Thắng cứ lăm le đầu hàng. Trước nay Triệu Thắng vốn kết thân với Tín Lăng Quân (Ngụy Vô Kỵ), lại quen biết với vua Ngụy là An Ly Vương. Triệu Thắng sai sứ giả sang Ngụy vương mượn quân. Vua Ngụy sai tướng Tấn Bỉ đem 10 vạn quân sang cứu Triệu. Vua Tần biết vậy hăm:
- Nước nào cứu Triệu ta diệt nước đó.
Ngụy Vương nghe vậy cả sợ, liền ra lệnh cho Tấn Bỉ án binh bất động ở Nghiệp Hạ. Còn Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ vốn có mối giao tình thâm đậm với Bình Nguyên Quân, nên ông cố vào triều cố thuyết phục vua Ngụy tiến quân. Vua Ngụy quyết khước từ.
Tín Lăng Quân đau đớn không biết làm cách nào để giúp bạn mình, liền nói với đám thực khách:
- Các vị có vì ta mà hy sinh cứu Triệu không?
Cả ngàn tân khách đều hưởng ứng lời hiệu triệu đó.
Tín Lăng Quân dẫn đám thực khách đi ngang qua Di Môn, ghé lại thăm Hầu Doanh, Hầu Doanh nói:
- Chúc công tử cố gắng. Doanh này già rồi không theo công tử được.
Thấy Hầu Doanh không nói gì thêm, Tín Lăng Quân từ giã ra đi lòng buồn vẩn vơ. Đi được mấy dặm, Tín Lăng Quân chợt nghĩ điều gì đó, bèn quay lại, thấy Hầu Doanh đứng trước cửa đón mình. Hầu Doanh mỉm cười nói:
- Tôi đoán công tử thế nào cũng trở lại.
Vô Kỵ (Tín Lăng Quân) hỏi:
- Sao biết?
Hầu Doanh nói:
- Công tử đãi Doanh này rất hậu. Giờ này công tử vào nơi nguy hiểm mà Doanh này không có một ý kiến gì, tất công tử sẽ giận, nên trở lại hỏi cho ra lẽ? !
Vô Kỵ nói:
- Tôi ngờ rằng đãi tiên sinh có điều gì sơ sót nên tiên sinh mới giận mà ghét bỏ, vì thế tôi quay lại hỏi cho biết.
Hầu Doanh nói:
- Công tử nuôi ba ngàn thực khách đã vài chục năm rồi thế mà không có vị nào nghĩ ra diệu kế. Công tử và đám thực khách liều mạng xông vào trại Tần có khác nào ném thịt cho hổ đói? Có phải trước đây công tử có ơn với Vương Phi Như Cơ không?
Tín Lăng Quân chợt nhớ ra ... Liền quay về thành Ngụy gặp Vương Phi Như Cơ, nhờ Vương Phi lấy cắp binh phù đưa cho mình rồi tức tốc trở lại gặp Hầu Sinh (tức Hầu Doanh), Hầu Sinh nói:
- Tướng ngoài mặt trận có thể không tuân theo mệnh vua. Công tử phải mời Chu Hợi mới được.
Tín Lăng Quân cùng Hầu Doanh đến gặp Chu Hợi. Hợi nói:
- Tôi là đứa mổ heo ở chợ, thân phận hèn hạ, bấy lâu đội ơn công tử hạ cố. Sở dĩ Hợi tôi không nói lời ơn nghĩa vụn vặt là đợi đến lúc này đây.
Hầu Doanh nói:
- Binh hung chiến nguy! Doanh này đã già không đi cùng công tử được. Khi công tử tới trận, ở đây Doanh này xin lấy cái chết để tạ ơn công tử.
Ba người bái biệt nhau. Tín Lăng Quân đến Nghiệp Hạ cùng với Chu Hợi vào yết kiến lão tướng Tấn Bỉ. Tín Lăng Quân nói:
- Đại vương thấy tướng quân mấy mươi năm dầm sương dãi gió cực khổ về binh nghiệp, nay sai Vô Kỵ đến cầm quân thay cho lão tướng.
Nói rồi đưa binh phù ra, hai bên so, ăn khớp nhau. Nhưng Tấn Bỉ nói:
- Làm tướng ngoài mặt trận có lúc vì tình thế mà không tuân theo mệnh vua, tuy rằng công tử có binh phù này nhưng hãy chờ ít hôm, tôi làm sổ sách và cho người về hỏi lại nhà vua lần nữa.
Tín Lăng Quân nói:
- Cứu binh như cứu lửa. Thành Hàm Đan đang khắc khoải tứng giây phút lẽ nào phải chờ tin đi tin lại?
Chu Hợi hét:
- Nguyên soái không tuân theo mệnh vua, ý muốn làm phản chăng?
Nói rồi lấy dùi sắt đập đầu Tấn Bỉ chết ngay.
Tín Lăng Quân cùng Chu Hợi đoạt lấy binh quyền, đánh vào trại Tần. Tướng Tần là Vương Hạt đại bại, kéo tàn quân chạy về Hàm Cốc quan đóng kín cửa ải. Công tử Ngụy Vô Kỵ cứu được nước Triệu, danh tiếng lẫy lừng.
Lời Bàn:
Vào cuối thời chiến quốc nhiều ông hoàng thân hay những quan lại cao cấp nhưng trẻ trung, thường hay mở cửa để đón tân khách như: ở Tề có Mạnh Thường Quân Điền Văn, ở Triệu có Bình Nguyên Quân Triệu Thắng, ở Sở có Xuân Thân Quân Hoàng Yết. Đó là chưa kể những tên vô lại, con buôn như Lao Ái, Lã Bất Vi ở Tần. Thực khách của họ có đến ba ngàn! Đám thực khách ấy bu bám vào các ông hoàng thân ăn ở đến mười mấy năm.
Công tử Ngụy Vô Kỵ (Tín Lăng Quân) là trang công tử tuyệt vời.
Thực khách của ông ta hầu hết là những người có dũng khí. Cứ xem việc ngàn khách đó xung phong cùng Tín Lăng Quân đi đánh bạo Tần, đủ hiểu. Sở dĩ được như vậy là nhờ Tín Lăng Quân đối xử với họ hết lòng. Điển hình như Hầu Doanh, Chu Hợi. Hầu Doanh là ông già giữ cổng thành Di Môn, Chu Hợi là anh chàng mổ heo ở chợ. Họ sống như những kẻ vô danh. Địa vị của họ thấp hèn, nhưng khí tiết và phẩm chất của họ chưa hẳn đã thấp.
Vua Ngụy hứa giúp quân cho Triệu, nhưng vì sợ Tần mà không dám tấn binh. Ngụy Vô Kỵ thuyết phục thế nào cũng không xong. Đám môn khách của công tử không ai có mưu kế gì. Cuối cùng, công tử và đám môn khách đành phải đi liều mạng với Tần. Thử hỏi ba ngàn khách so với 15 vạn quân Tần khác nào ném thịt vào miệng thú dữ? Bấy giờ Hầu Doanh mới bày diệu kế. Nguyên nàng Như Cơ (vợ vua Ngụy) trước đây có một mối thù với kẻ giết cha mình. Mối thù ấy cho đến vua Ngụy cũng trả không được. Thế mà Ngụy Vô Kỵ giúp nàng trả thù được. Việc ấy ít người biết. Dẫu biết chưa chắc ai nghĩ ra được diệu pháp sau đó. Hầu Doanh đã bày cho Vô Kỵ vào thành nhờ Như Cơ trộm binh phù để sai khiến tướng Tấn Bỉ. Ông còn cho biết thêm, có thể Tấn Bỉ không giao binh quyền. Vậy thì làm cách nào? Chu Hợi là người mổ heo ở chợ, có sức khỏe tốt lại gan dạ. Sử nói: "Tín Lăng Quân hạ mình kết thân với Chu Hợi, từng giúp đỡ cho Chu Hợi, nhưng Hợi chưa bao giờ nói được một tiếng cám ơn, Tín Lăng Quân không để tâm đến việc đó". Giờ này Chu Hợi vì nghĩa mà đi làm việc lớn. Chu Hợi giết Tấn Bỉ để đoạt binh quyền. Tín Lăng Quân kéo 10 vạn binh Ngụy đi đánh giặc Tần. giải vây cho Hàm Đan!
Tại sao Hầu Doanh nói: "Khi công tử tới trận, ở đây Doanh này lấy cái chết để tạ ơn công tử"? Câu nói đó có hai nghĩa. Theo ngày xưa, người ta kết thân với nhau, có việc gì trọng đại mà họ không giúp được, thì người không giúp được phải tự sát để linh hồn yểm trợ người kia. Còn một nghĩa nữa: Hầu Doanh đã bày cho Ngụy Vô Kỵ một việc phạm pháp có tội với triều đình. Tội ấy xử tử cả họ cũng không đủ. Nên Hầu Doanh phải tự sát. Cái chết đó còn chết thay cho Vô Kỵ nữa. Tín Lăng Quân quả thật tuyệt vời mới có những người bạn như vậy
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top