Thực trạng vận dụng Kế toán Quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam

Quyen Ng

Thành viên
Tham gia
2/2/2015
Bài viết
2
Thực trạng vận dụng Kế toán Quản trị ở các doanh nghiệp Việt Nam

Lược sử về kế toán doanh nghiệp chứng minh là kế toán quản trị tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được hệ thống hoá và phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập kỹ gần đây trong các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô, sự tiến bộ nhất định về khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin. Ơ Việt Nam, kế toán quản trị cũng đã xuất hiện và phát triển gắn liền với các chính sách, chế độ kế toán áp dụng ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, kế toán quản trị chỉ mới được đề cập một cách có hệ thống vào đầu những năm 1990 trở về đây và trở thành cấp bách trong việc xây dựng hệ thống thông tin kế toán vào đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng quản lý để tăng năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Về mặt pháp lý, thuật ngữ “Kế toán quản trị” cũng chỉ vừa được công nhận chính thức trong luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17-6-2003. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa chú trọng đến kế toán quản trị mặc dù trong quá trình điều hành doanh nghiệp họ điều phải đưa ra quyết định trên những thông tin của kế toán quản trị. Thông tin có được là do xử lý một cách cảm quan và kinh nghiệm của nhà quản lý nên nó mang tính khoa học không cao.

Qua khảo sát việc vận dụng kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất, kế toán quản trị tồn tại dưới hai mô hình:

- Mô hình thứ nhất: Với các doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dựa tên nền tảng chuyên môn hoá sâu theo từng bộ phận hoạt động sản xuất kinh doanh, từng hoạt động quản lý thì nội dung kế toán quản trị được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế – tài chính theo từng bộ phận chuyên môn hoá để phục vụ hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định của từng nhà quản lý ở từng cấp quản trị. Nội dung của mô hình kế toán quản trị này thường bao gồm những lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản về [1]:

Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng phạm vi chuyên môn hoá, cấp bậc quản trị.

Xác định, kiểm soát, đánh giá giá thành sản phẩm (chủ yếu là giá thành sản phẩm của từng quá trình/ công đoạn sản xuất).

Dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo từng bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị.

Thu thập, phân tích thông tin để thiết lập các thông tin thích hợp làm cơ sở xây dựng giá bán, lập phương án kinh doanh ngắn hạn, dài hạn theo từng bộ phận, từng cấp bậc quản lý.

Phân tích, dự báo một số chỉ tiêu tài chính ở từng bộ phận trong doanh nghiệp.

- Mô hình thứ hai: Với các doanh nghiệp có hệ thống quản lý chủ yếu dựa trên nền tảng từng “quá trình hoạt động” [2]. Nội dung kế toán quản trị của mô hình này được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin định lượng về tình hình kinh tế – tài chính từng “quá trình hoạt động” để phục vụ hoạch định. Tổ chức phối hợp – thực hiện, đánh giá hiệu quả của từng “đội công tác quá trình”. Đội công tác quá trình bao gồm nhiều người có chuyên môn khác nhau cùng thực hiện một quá trình sản xuất kinh doanh. Nội dung của mô hình kế toán quản trị này thường bao gồm những lý luận và nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản về [3]:

Phân loại, kiểm soát, đánh giá chi phí theo từng “quá trình hoạt động”.

Dự toán ngân sách hoạt động của từng “quá trình hoạt động” và đánh giá hiệu quả của từng “đội công tác quá trình”.

Thu thập, phân tích thông tin để thiết lập thông tin thích hợp phục vụ lựa chọn từng “quá trình hoạt động” và phối hợp thực hiện quá trình hoạt động của “đội công tác quá trình”.

Phân tích, dự báo các chỉ số tài chính theo từng “quá trình hoạt động” của doanh nghiệp.

Mô hình kế toán quản trị với hệ thống quản lý theo “quá trình hoạt động” là một sự đổi mới, tái lập lại cơ bản mô hình kế tóan quản trị với hệ thống quản lý theo chuyên môn hóa.Mô hình kế toán quản trị này được hình thành gắn liền với “cuộc cách mạng mới trong quản lý kinh doanh” đang diễn ra trong một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Úc,… (cụ thể như công ty xe hơi Ford, hãng Kodak, Wall-Mart…) trong những năm gần đây nhằm khắc phục những nhược điểm của mô hình quản lý theo hướng chuyên môn hóa trong môi trường sản xuất kinh doanh và cạnh tranh hiện nay.

(Theo TS.Bùi Công Khánh)
 
×
Quay lại
Top