Thuyết trình gọi vốn đầu tư: 10 bước quyết định thành bại

Tuổi Trẻ 24

Tuoitre24.vn - Đào Tạo Khởi Nghiệp
Thành viên thân thiết
Tham gia
10/2/2014
Bài viết
345
Tìm kiếm tài trợ ư? Kevin Coleman – Tư vấn quản trị của Alliantus sẽ đem đến một cái nhìn cận cảnh về việc làm sao chuẩn bị cho buổi thuyết trình gọi vốn.

Những nhà kinh doanh vĩ đại biết rằng chìa khóa của thành công nằm ở việc hiểu rõ nhu cầu và khao khát của khách hàng và đưa ra đúng giải pháp có lợi nhất. Tương tự như vậy, khi kêu gọi nhà đầu tư tiềm năng, cần phải cho họ biết về doanh nghiệp, về nhà sáng lập và cung cấp thông tin cần thiết rõ ràng, súc tích.

Nhà đầu tư thiên thần (Angel investor)[1] hay nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalist) đang tìm kiếm sự tăng trưởng hơn bình thường thì cũng hiểu rõ rằng rủi ro sẽ cao hơn. Thực tế, nên tăng tập trung vào quản lý rủi ro và giải thích vướng mắc mà công ty có thể gặp phải khi tiếp xúc với nhà đầu tư.



Rủi ro tổng thể là sự kết hợp của sản phẩm hay dịch vụ không thành công với khả năng doanh nghiệp ra những quyết định sai lầm làm ảnh hưởng đến tiền của nhà đầu tư. Không có gì ngạc nhiên khi nhà đầu tư luôn quan tâm trước nhất đến cơ hội thị trường và đội ngũ quản lý. Trong một doanh nghiệp đang gọi vốn, cần phải thể hiện chuyên môn, sự tự tin và đáng tin cậy cũng như sự am hiểu về tài chính và thị trường.

Phần thuyết trình điển hình nên có cấu trúc như sau. Đây có thể là kiểu mẫu về đâu là một câu trả lời mạnh mẽ, thuyết phục cần phải chuẩn bị cho các câu hỏi liên quan của nhà đầu tư. Dĩ nhiên là luôn cần thiết phải xem xét và chỉnh sửa lại để không mắc những lỗi kinh điển khi thực hiện nói chuyện với nhà đầu tư. Thêm vào đó hãy lắng nghe các phản hồi và suy nghĩ xem điều gì ẩn sau những câu hỏi của họ.

1.Phần giới thiệu tổng quát

Luôn có phần giới thiệu tổng quát. Hãy dùng trang đầu tiên (slide đầu tiên) để tóm tắt những điều muốn giới thiệu đến nhà đầu tư. Đánh số và khái quát những nét chính để họ dễ nắm bắt.

2.Đâu là vấn đề thật sự

Chỉ rõ khoảng cách giữa điều công ty nhận định về thị trường và vị thế thị trường hiện tại. Biết rõ về thị trường bao gồm hiểu rõ những ai đang tham gia và các kênh khác nhau để tiếp cận thị trường. Cũng cần chứng minh hiểu biết về sự phát triển của thị trường trong tương lai và làm thế nào để đưa doanh nghiệp tiến lên theo. Quan trọng nhất là Giải pháp của doanh nghiệp làm thế nào đáp ứng thị trường như nhận định?

3.Giải pháp đề xuất

Vì sao điều doanh nghiệp đang làm độc đáo hay tốt hơn những nơi khác? Giải thích rõ vì sao sản phẩm của doanh nghiệp là thứ duy nhất có thể giải quyết những vấn đề thật sự của khách hàng. Nếu có thể hãy dự trù bảng ghi chép thành tựu, lịch sử bán hàng cho những khách hàng thực hoặc bảng phân tích cạnh tranh từ nguồn tin cậy. Hãy rõ ràng, cụ thể về loại sản phẩm, khách hàng mục tiêu và làm thế nào công ty khác biệt với những nơi khác.

4.Vị thế cạnh tranh

Trong phần này cần phải nhận định làm thế nào khách hàng có thể dùng cách khác để giải quyết cùng một vấn đề. Ví dụ, nếu công ty bán sô-cô-la thì đối thủ cạnh tranh không chỉ là những người bán sô-cô-la khác hay các hãng bánh kẹo mà còn cả những hãng đồ ăn vặt khác. Đâu là những lựa chọn của khách hàng và làm sao để so sánh? Nhà doanh nghiệp cần thể hiện hiểu biết chi tiết về tổng quan môi trường cạnh tranh từ góc nhìn của người trong cuộc, cho nên hãy chứng minh những kiến thức này cho nhà đầu tư thấy.

5.Đội ngũ

Nhà đầu tư thấy rằng đội ngũ đóng vai trò quyết định trong việc lèo lái doanh nghiệp tiến lên và đạt thành công. Chứng minh những thành tựu, kiến thức về ngành và kinh nghiệm chuyên môn. Tầm nhìn chiến lược là gì và vì sao đội ngũ có thể xây dựng một công ty thành công? Ai là người tư vấn hay không tham gia điều hành trong Hội đồng quản trị và vai trò của Hội đồng? Liệu người sáng lập có sẵn sàng đứng sang một bên và chỉ định Giám đốc điều hành (CEO) cho những giai đoạn phát triển tiếp theo hay không? Đây có lẽ là câu hỏi khó trả lời nhất nhưng lại là một trong những câu hỏi quan trong nhất. Hãy chuẩn bị thật kỹ.

6.Mô hình kinh doanh

Giải thích doanh nghiệp hoạt động như thế nào và đang được tài trợ bằng cách nào. Mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp chọn để tạo ra doanh thu? Vấn đề quan trọng nữa là tiết lộ những kế hoạch thay đổi cơ cấu doanh nghiệp và rủi ro chính có thể ảnh hưởng đến nhà đầu tư.



Nếu sản phẩm/dịch vụ của công ty chưa sẵn sàng để bán thì công ty phải làm gì để làm được? Công khai những giao dịch cần giấy phép và chi phí. Hãy để nhà đầu tư tiềm năng biết được những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp đang đối mặt và kế hoạch vượt qua. Nhà đầu tư tìm kiếm sự cởi mởi và thành thật bởi vì điều họ muốn là không chỉ đầu tư vào công ty mà là một mối quan hệ có thể kéo dài nhiều năm sau.

7.Dự báo phải có cơ sở

Doanh nghiệp thực sự trông đợi sẽ tạo ra bao nhiêu lợi nhuận? Doanh thu hàng năm trong 5 năm tới là bao nhiêu? Số tiền cần thiết để nâng giá trị công ty lên mức tiếp theo là bao nhiêu và công ty mong đợi khi nào có vòng đầu tư kế tiếp?

Việc giải thích giả thuyết chính yếu đằng sau những tuyên bố và dự đoán của công ty nên liên quan đến dự báo thị trường. Sẽ rất vô lý khi dự báo doanh thu 100 triệu đô-la Mỹ trong một thị trường trị giá chỉ 5 triệu đô-la Mỹ. Cốt yếu là cho nhà đầu tư biết một cách rõ ràng và hợp lý khi nào và làm thế nào họ nhận lại tiền.

8.Giá trị và khoản đầu tư yêu cầu

Nhà đầu tư tiềm năng cần biết làm thế nào định giá doanh nghiệp và doanh nghiệp tìm kiếm gì trong điều khoản gọi vốn. Hãy làm rõ nhà sáng lập đã đổ vào doanh nghiệp bao nhiêu tiền bạc và công sức khó nhọc – cả những nỗ lực về thể chất và tinh thần.

Các giám đốc và tư vấn có đầu tư hay không? Giải thích rõ 2 vấn đề là : 1.làm thế nào đạt được những số liệu về giá trị cho vòng gọi vốn này; 2.doanh nghiệp đang sử dụng cái gì để ước tính giá trị cho đề xuất IPO (initial public offering – phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) hay thoái vốn. Nhà đầu tư cần hiểu rõ nhu cầu tiền mặt và cần nhận thức sẽ ra sao nếu điều kiện thay đổi, ví dụ như nếu sản phẩm trễ hạn hoặc sự chấp nhận của thị trường lâu hơn dự đoán.

Không đáng để doanh nghiệp ở thế bất lợi khi hầu hết nhà đầu tư biết nhiều hơn mình. Nhà đầu tư tốt – cả nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu cơ – đều mong muốn triển khai khoản tiền hợp lý, nên doanh nghiệp cần phải đạt được vị thế có thể gọi vốn đủ để đem lại một cơ hội thành công thật sự.

9.Những cột mốc quan trọng – làm sao đạt được

Phác thảo những cột mốc quan trọng. Doanh nghiệp có thể chứng minh những thành tựu đã đạt được trong những dự án tương tự hay không? Sẽ phải thuê thêm người để thực hiện mục tiêu hay không? Hãy chuẩn bị để trả lời câu hỏi “làm sao thành công khi có người khác đã từng thất bại trong việc này?”. Hãy lạc quan và giải thích làm thế nào doanh nghiệp giải quyết những vấn đề cấp bách và lật ngược thế cờ.

10. Chính sách thoái vốn

Nhà đầu tư chủ yếu vì lợi nhuận nên doanh nghiệp phải có lộ trình đáng tin cậy cho họ lấy lại tiền và khoản lời. Giải thích vì sao đối thủ cạnh tranh không thể nhảy vào chiếm thị trường. Để nhà đầu tư biết vì sao đây là cơ hội kinh doanh tốt nhất trong dài hạn.

Quan trọng là nhắm vào đúng những nhà đầu tư quan tâm và hứng thú nhất. Có được khoản đầu tư cũng do cung và cầu – những cơ hội xung quanh càng ít, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng thành công hơn. Thời gian có thể là chìa khóa quyết định.

Và cuối cùng đây không phải bảng hướng dẫn. Hồ sơ vốn tốt không phải luôn luôn cần có tất cả các chi tiết trên nhưng có thể dựa đây vào để sắp xếp lại trình tự. Khi trình bày trước nhà đầu tư nên sử dụng thêm các tài liệu hỗ trợ, thể hiện phù hợp và hấp dẫn.

Hồ sơ gọi vốn cần phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp, lộ trình phát triển và loại vốn mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Dù là làm gì đi nữa, luôn luôn đặt điểm mạnh nhất lên đầu tiên và chờ đợi thách thức từ nhà đầu tư. Hãy đối mặt với điều đó, khi quyết định đầu tư tiền của mình mọi người đều hành động như nhau.

[1] Nhà đầu tư thiên thần (Angel investor): cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn (thường là bằng chính tiền của mình) cho một doanh nghiệp thành lập, đổi lại quyền sở hữu một phần công ty.

Theo: https://khoinghiep.tuoitre24.vn/Hua...nh-goi-von-au-tu-10-buoc-quyet-inh-thanh.html
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top