Tiểu luận: Tính hai mặt của triết học hiện sinh về con người

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Nguyễn Anh Thường
Học viên Cao học Trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG TPHCM

1. Tính nhân văn trong quan niệm về con người của chủ nghĩa hiện sinh

Có thể nói, chủ nghĩa hiện sinh là một trong những học thuyết triết học ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội các nước phương Tây vào những năm 40 – 60 của thế kỷ XX. Trong một thời gian khá dài, dòng triết học này có sức cuốn hút đối với một bộ phận dân chúng, nhất là giới trẻ thành thị, vì nó đã khắc hoạ khá chân thực hình ảnh con người trong thời đại phức tạp, đầy biến động. Các triết gia hiện sinh đã nói đến tâm trạng và khát vọng của con người, đồng thời đã gợi lên những suy nghĩ ở họ về trách nhiệm đối với “thế giới của con người”.

Bản thân cách đặt vấn đề về việc xây dựng một bản thể luận về con người đã cho thấy thiện ý của các nhà triết học là muốn khám phá cõi sâu thẳm của đời sống tâm hồn con người cá nhân. Đó chính là điều đáng trân trọng ở M. Heidegger, J.P. Sartre, K.Jaspers và nhiều nhà hiện sinh khác nữa. Trong tác phẩm “Thư về nhân bản chủ nghĩa” Heidegger đã than phiền rằng từ trước đến nay, các triết gia bàn nhiều về tồn tại (sein) nhưng không tìm ra được ý nghĩa sâu xa của tồn tại con người, đó là tồn tại có ý thức (dasein). Tiếp đó ông lại phân biệt nghĩa Latinh của tồn tại (exsistentia) với nghĩa tồn tại như xuất tính thể (ek – sisteinz - tồn tại vượt trên các tồn tại ), để nhấn mạnh tính độc đáo, thăng hoa, sáng tạo của tồn tại con người. Ông cho rằng “xuất tính thể là cách hiện hữu của con người với ý thức của mình và ý thức ấy gói trọn trong sự ưu tư, trong sự cảm nhận thân phận mình và từ đó suy nghĩ về khả năng vượt lên khỏi tình trạng hiện có. Với tư cách là xuất tính thể con người đảm đương đặc tính hiện hữu của mình khi mà nhắm đến sự ưu tư con người đón nhận sự hiện hữu như là khoảng không của tính thể. Nhưng chính đặc tính hiện hữu của tính thể này lại phô bày thể tính của mình như là một cái bị quẳng ném, bị “vứt vào”. Đặc tính của hiện hữu như phơi mở, phô bày thể tính trong sự phỏng chiếu của tính thể, một tính thể mang số mệnh là ban phát trao tặng số mệnh.” [1] Tương tự như vậy nhà hiện sinh Pháp J.P.Sartre cố gắng xác định ý nghĩa của tồn tại con người: “Con người là một chủ thể hướng lai và đồng thời ý thức được việc tương lai của mình … là một dự phóng sống hoàn toàn theo chủ quan, sống cho mình để thay vì là một đám đám rêu xanh, cái gì hôi thối, hoặc một chiếc bắp cải”[2]. Ngay trong thành phố tràn đầy chết chóc vì bệnh dịch hạch, A. Camus một nhà hiện sinh Pháp khác thì cảm nhận: vẫn tìm thấy niềm hy vọng, dẫu mong manh của cuộc sống[1]. Con người trong và sau chiến tranh đã nếm trải những mất mát đau thương, những chông gai cạm bẫy, sự xô bồ của đời sống xã hội. Những vấn đề ấy đã được các nhà hiện sinh khắc hoạ khá chân thực. Con người bị “quẳng ném” đã được các nhà hiện sinh từ Heidegger đến Camus, nhắc đến rất nhiều trong những sáng tác của mình. Sự thành công của chủ nghĩa hiện sinh là ở chỗ đã mô tả “con người sống thực”, với những bi kịch diễn ra từng ngày, từng giờ, những hy vọng và những âu lo, niềm đam mê và sự chán chường, ước muốn dấn thân và sự buông xuôi phó mặc thông qua đó họ đã nói đúng phần nào thực trạng của xã hội phương Tây. Chỉ có thể xem xét chủ nghĩa hiện sinh từ góc độ đó mới lý giải được sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và các lĩnh vực đời sống và nhận thức.

Không phải ai cũng có thể mô tả cuộc sống thường nhật mà lại gợi lên được những suy nghĩ đầy tính trách nhiệm về thân phận con người như M.Heidegger, G. Marcel, J.P.Sartre, A. Camus… Chủ nghĩa hiện sinh là “nỗ lực triết lý về những sự kiện đầy kịch tính diễn ra trên sân khấu không từ vị trí khán giả hay là người quan sát mà từ góc độ của một diễn viên, người nhập cuộc, trực tiếp tham gia và những lớp diễn. Tính chân thật của tồn tại cá nhân, tính nhất thời, tính lịch sử, tính hữu hạn, sự xô đẩy vào cõi hư vô, sự chấm dứt không thể tránh khỏi đối với khả năng tồn tại hay là cái chết, sự nếm trải tất cả những cách thức tồn tại ấy, và nỗi sợ hãi triền miên trước cái chết. Chừng ấy vấn đề dằn vặt các nhà hiện sinh” [2]. Việc K. Jaspers giới hạn sự tồn tại của con người trong tính lịch sử và hoàn cảnh sống cũng là đều đáng suy nghĩ. Cả Jaspers, Heidegger và các nhà hiện sinh khác đều cùng chung một suy nghĩ rằng; lịch sử nhân loại mặc dù tuôn theo tính quy luật nhất định, vẫn đầy ắp những bất ngờ, nên con người với tư cách là một thành viên của cộng đồng xã hội rộng lớn, cũng không tránh khỏi những tình huống không lường trước được, những suy nghĩ đó đậm tính nhân văn và khá thoả đáng[3]. J.P.Sartre và M. Heidegger thật có lý khi nêu ra “trạng thái tranh chấp” để lưu ý giữa ranh giới thiện và ác, hạnh phúc và đau khổ, tồn tại và hư vô trong cuộc sống của cá nhân, ý nghĩa nhân văn của quan niệm này là buộc con người phải biết “ưu tư” và “lựa chọn”, tìm cho mình một hướng đi, một cách sống giữa “tha nhân”.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Mối quan hệ giữa “tôi” và “người ta”, “tôi” và “tha nhân” được các nhà nhiện sinh phân tích theo chiều hướng phản kháng của cá nhân chống lại guồng máy của xã hội. Những người nêu ra mối quan hệ có tính xung đột này đã đặt mình trong bối cảnh xã hội phương Tây thời khủng hoảng, trong đó có sự khủng hoảng về lòng tin. Chẳng hạn trong tác phẩm “ Hữu thể và thời gian” (1927) M. Heidegger đã báo trước hiểm hoạ phát xít đối với nước Đức. Trong tác phẩm “Hữu thể và hư vô”(1943) của J.P.Sartre thì chứa đầy những suy tư về sự tồn tại con người trong thế giới đượm mùi chiến tranh, chết chóc. G. Marcel trong “Con người chống con người” (1951) bày tỏ những suy tư của mình đối với những đổ vỡ sau chiến tranh và sự tái thiết cuộc sống trên những vết thương chưa lành.

Vấn đề mà các nhà hiện sinh đặt ra ở đây là: con người cá nhân sẽ phản ứng ra sao trước guồng máy xã hội toan tính san phẳng cái riêng của mỗi cá nhân, hoà tan cái riêng của mỗi cá nhân vào trong cái “trung bình tính”. Vấn đề được các nhà hiện sinh đặt ra như vậy đã giúp cho người ta được hiểu phần nào bản chất của xã hội tư bản hiện đại. Lẽ cố nhiên các nhà hiện sinh phê phán trật tự hiện hành không từ thế giới quan Marxist, song ít ra họ đã góp tiếng nói quan trọng vào việc thức tĩnh con người khẳng định bản ngã của mình.

Mặc dù chủ nghĩa hiện sinh chú trọng phân tích hình ảnh con người cá nhân, song thật ra không phải nhà hiện sinh nào cũng dành thiện cảm cho chủ nghĩa cá nhân. A.Camus đã dứt khoát tuyên bố “thật đáng xấu hổ khi làm người hạnh phúc trong cô đơn”. Trong tác phẩm “Dịch hạch” ông đã mô tả con người cá nhân, nhưng lại nêu lên thông điệp xã hội đó là “ không nên ngoảnh mặt trước nỗi đau chung”.

Từ việc suy tư về số phận con người cá nhân các nhà hiện sinh đã quan tâm đến số phận nhân loại, và gợi mở cho người ta một số suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối với lịch sử. Từ đó chúng ta mới hiểu được một số nhà hiện sinh như J.P.Sartre kịch liệt lên án cuộc chiến tranh của Pháp và Mỹ ở Algerie, Triều Tiên và Đông Dương, tham gia chống phát xít. Hediegger tuy bị công luận lên án vì tư tưởng thân Hitler, song ông chống lại chính sách bài Do Thái của chủ nghĩa phát xít Đức. Một số nhà hiện sinh khác (Ponty, Gide, Pouvoir …) trong các tác phẩm của mình cũng đã gián tiếp hay trực tiếp bày tỏ những trăn trở về “trạng thái tranh chấp” của đời sống nhân loại

Như vậy phần lớn các nhà hiện sinh điều thông qua việc xác định đối tượng nghiên cứu là con người, để bày một thông điệp mang tính nhân văn về cuộc sống. Thông qua cách khắc hoạ hình ảnh thân phận con người cá nhân, nếu bỏ đi những lời lẽ quá khích, cực đoan, thì có thể nhận thấy các nhà hiện sinh đã đóng góp những tư tưởng nhân văn đáng trân trọng. Các nhà hiện sinh đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh con người cá nhân với những trăn trở, suy tư, giằng xé, lo âu về số phận của mình. Có thể nói, đó là bức tranh chân thật về đời sống xã hội của các nước tư bản phương Tây sau hai cuộc đại chiến. Các nhà hiện sinh từ M.Heidegger, K.Jaspers, đến J.P.Sartre, A.Camus đã thông qua số phận mỗi cá nhân để bày tỏ thái độ đối với xã hội phương Tây lúc bấy giờ, khi trình bày tình trạng tha hoá, phân thân, phóng thể, tình thế tranh chấp, phân vân, buồn nôn... trong bối cảnh xã hội luôn biến động, với sự bon chen, cạnh tranh, sự thống trị của đồng tiền. Họ mong muốn gợi lên cho người ta những suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của mình trước những vấn đề liên quan đến vận mệnh mỗi người và lịch sử nhân loại.
 
2. Một số hạn chế trong cách tiếp cận vấn đề con người của chủ nghĩa hiện sinh

Mặc dù chủ nghĩa hiện sinh đã từng chiếm được vị trí thống trị, đã từng được đón chào nồng nhiệt của giới trẻ phương Tây, đã trở thành học thuyết “mốt” nhất vào những thập niên sau Đại chiến thứ II. Nhưng không phải vì thế mà chủ nghĩa hiện sinh không bộc lộ những nhược điểm

Với tuyên bố triết học hiện sinh là triết học về con người nhất là sự tồn tại của con người cá nhân. Một số nhà hiện sinh và các đại biểu trường phái Frankfurt đã xuất phát từ đó để đi toan tính “bổ sung” cho triết học Marx, bởi vì theo họ chủ nghĩa Marx “quên con người cá nhân”.

Để vạch ra thực chất của toan tính đó, xin được xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Marx khi lý giải về con người cá nhân và xã hội. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” Marx và Engels đã nhấn mạnh, “những tiền đề xuất phát của chúng tôi không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực, là (...) những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ..”[1]. Chủ nghĩa hiện sinh đem đối lập cá nhân với xã hội, với tha nhân. Những luận điểm như : tha nhân là hoả ngục đối với tôi, tha nhân nhìn tôi như muốn nuốt chửng tôi... Ngược lại Marx và Engels không nói đến những cá nhân tách khỏi xã hội, và cũng không đối lập cá nhân với xã hội, mà luôn luôn trình bày cá nhân trong quan hệ xã hội nhất định.... Marx và Engels viết “Những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất theo một phương thức nhất định đều nằm trong những quan hệ xã hội và chính trị nhất định ... Cơ cấu xã hội và Nhà nước luôn nảy sinh từ quá trình sinh sống của những cá nhân nhất định, không phải của những cá nhân ấy tự hình dung, hay đúng như người khác có thể hình dung, mà của những cá nhân đúng như trong hiện thực”.[2]

Ơ đây xin cũng được nhắc lại quan điểm của Marx và Engels khi phê phán quan niệm của Feuerbach về con người. Marx và Engels đã chỉ ra rằng: “Con người mà Feuerbach quan niệm chỉ đóng khung ở chỗ thừa nhận con người “hiện thực” cá thể bằng xương, bằng thịt trong tình cảm thôi, nhưng lại không biết đến những quan hệ của con người và không phê phán những điều kiện sin
h hoạt hiện tại. Vì lẽ đó con người hiện thực mà Feuerbach cố gắng đề cao vẫn chỉ là con người trừu tượng phi lịch sử. Do chỗ Feuerbach nói đến con người trừu tương phi lịch sử; nên quan niệm của ông về tiến bộ xã hội cũng tỏ ra phi lịch sử và duy tâm, ông xem xét sự tiến bộ xã hội thông qua lăng kính sự thay thế các hình thức sinh hoạt tinh thần theo phương án thay thế Cơ đốc giáo bằng “tôn giáo không có Chúa, tôn giáo của tình yêu, nơi con người thể hiện mình như những vị Chúa đích thực”. Hoá ra khi Feuerbach là nhà duy vật thì ông không bao giờ đề cập đến lịch sử, còn khi ông xem xét đến lịch sử thì ông không phải là nhà duy vật. Ơ Feuerbach lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau”[1]. Feuerbach là đại biểu cuối cùng của triết học tư sản cổ điển, có thể nói hầu hết các nhà triết học trước Marx, kể cả Feuerbach, đều là những nhà duy tâm trong quan niệm về lịch sử, cụ thể là trong quan niệm về con người và xã hội. Chủ nghĩa hiện sinh ở thế kỷ XX cố nhiên khác xa với triết học cổ điển tư sản, nếu xét về điều kiện lịch sử và nội dung tư tưởng thể hiện. Song thực chất thế giới quan duy tâm như nhau, chủ nghĩa hiện sinh thực sự cũng chỉ là biến tướng của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, được đẩy đến khuynh hướng phi lý tính. Chủ nghĩa duy tâm này khác với chủ nghĩa duy tâm đề cao lý tính trong truyền thống. Nó đào sâu mặt xúc cảm, những trạng thái tâm lý khác nhau của chủ thể trong thời đại diễn ra những biến cố dồn dập khôn lường. Một trong những luận điểm thể hiện tính duy tâm chủ quan của chủ nghĩa hiện sinh là “Không có một vũ trụ nào khác ngoài vũ trụ nhân loại và vũ trụ của chủ quan tính nhân loại”[2]. Việc khuyếch trương chủ quan tính là đặc điểm nỗi bật nhất của chủ nghĩa hiện sinh, cũng như các trường phái phi lý tính khác. Lẽ đương nhiên, các nhà hiện sinh không chỉ nói về chủ quan tính, mà đôi khi còn hướng con người đến niềm tin vào Chúa, vào Đấng Siêu Việt. Điều này thường thấy trong phái hiện sinh hữu thần từ S.Kierkegard đến K.Jaspers, G.Marcel.

 
×
Quay lại
Top