Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
229263_224081064272582_7424209_n.jpg

Nét đẹp thiếu nữ Sài Gòn


Sài Gòn đã hơn 300 tuổi tính từ thuở Nguyễn Hữu Cảnh vào phương Nam lập đồn, mở phủ. Song nếu kể Sài Gòn là một đô thị hiện đại có quy hoạch chi tiết, có tên đường và số nhà, có cơ sở hạ tầng toàn diện thì chỉ mới bắt đầu vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20; nghĩa là mới hơn 100 năm, còn trẻ hơn nhiều so với Paris, London, Washington, Bắc Kinh…
Thế nhưng nếu như những đô thị ấy vẫn giữ được hình dáng của ngày đầu thành lập thì Sài Gòn những năm đầu thế kỷ 21 đang thay đổi vùn vụt mỗi ngày, đến mức nhiều người lo lắng quá khứ sẽ trôi nhanh, thậm chí biến mất. Để rồi những hoài niệm đang đầy ắp trên hàng ngàn trang web, các blog, trên mạng Facebook, Twitter – ở đó những bức ảnh về Sài Gòn qua nhiều thời kỳ được nhiều người yêu Sài Gòn góp nhặt, trở thành những dòng hồi ức đa dạng về một thành phố đang liên tục đổi thay.

222303_224080870939268_6497905_n.jpg


Khu vực từ nhà thờ Đức Bà nhìn ra sông Sài Gòn

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn Tây, 37 tuổi, đã sưu tầm ảnh Sài Gòn trước năm 1975 và trưng bày bộ sưu tập này tại quán cà phê Sài Gòn Một Thuở của anh ở Q.3 (TP.HCM). Trong khi Văn Phụng Hiếu Minh, sinh viên đang học kiến trúc ở London, mê Sài Gòn xưa đến mức dành hai kỳ nghỉ hè vừa qua để cùng một nhà báo đi khắp thành phố chụp hàng trăm tấm ảnh những kiến trúc hiện hữu để đối chiếu với kiến trúc đầu thế kỷ. Nhóm ba người này đang thực hiện một tập sách ảnh và chuẩn bị một triển lãm ảnh mang tên “Saigon then and now” (Sài Gòn xưa và nay).


229410_224080750939280_7958124_n.jpg


Bàn thờ ngày tết trong một gia đình khá giả…


Tháng 10-2010, một nhóm bạn trung niên nhiều ngành nghề, có chung tình yêu Sài Gòn đã thành lập Câu lạc bộ Sài Gòn Đẹp để chia sẻ tư liệu và những điều tâm đắc về các giá trị vĩnh hằng của vùng đất này. Sài Gòn Đẹp với sự trợ giúp của Quỹ hỗ trợ cộng đồng Lawrence S. Ting (do UBND TP.HCM cấp phép hoạt động năm 2006) đã bắt tay vào thực hiện một bộ phim 3D so sánh kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn hiện nay và quá khứ.
Bộ phim này đã được một nhóm làm phim Đài Loan quay thử nghiệm tại 14 điểm của TP.HCM. Ngày 21-1, Câu lạc bộ Sài Gòn Đẹp đã xem những đoạn phim 3D đầu tiên quay chợ Bến Thành, dinh Thống Nhất, đền Hải Nam, Bảo tàng Mỹ thuật…


223390_224081350939220_7463963_n.jpg












…Và đón xuân trên một chiếc ghe nghèo


Trước đó, nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, một phim 3D về phố cổ và Hoàng thành Thăng Long đã được làm khá thành công. Với Sài Gòn xưa, vấn đề là nên chọn những kiến trúc nào có thể coi là tiêu biểu? Do vậy, phải “kiểm kê” từ công thự, đền đài, phố xá đến chợ, trường học, bến cảng, nhà dân… Từ đó Sài Gòn Đẹp đã thử lập danh sách 100 kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn trong 100 năm qua.
Thành viên đầu tiên của Sài Gòn Đẹp hào hứng góp ý tưởng cho việc làm phim là ông Phan Chánh Dưỡng, một trong những người tham gia xây dựng khu đô thị mới Nam Sài Gòn. Qua nghiên cứu, ông cho rằng nên chọn những kiến trúc tiêu biểu trước nhất ở ba khu vực xưa cũ đầu tiên: Sài Gòn (trung tâm Q.1), Gia Định (lăng Ông Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh) và Chợ Lớn (Q.5) cũng như những con đường, kênh rạch nối liền ba khu vực.


229729_224081180939237_4138431_n.jpg


Bến Bình Đông với những ghe bầu chở gạo từ miền Tây Nam bộ lên các chành gạo của người Hoa ở Q.5. Những kiến trúc cổ hai bên bến Bình Đông nay đã không còn sau khi xây dựng đại lộ Đông – Tây


Cũng theo ông, bộ phim cần thể hiện được hướng phát triển của Sài Gòn trong lịch sử – đó là hướng phát triển từ cảng nội địa ra cảng biển, từ đồng bằng sông Cửu Long ra Đông Nam Á và xa hơn.
Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất, người đang lưu giữ nhiều hình ảnh và hồ sơ kiến trúc của Sài Gòn, kể cả không ảnh, cho rằng cần thêm thời gian để phát động một cuộc bình chọn rộng rãi trong công chúng, sao cho bản danh sách các kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thật sự thuyết phục mọi người. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thế Thanh – nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa – thông tin TP.HCM, người từng chịu trách nhiệm về việc gìn giữ di sản văn hóa tại thành phố, không thể chờ đợi lâu hơn nữa bởi nhiều di sản kiến trúc của Sài Gòn “đang có nguy cơ không còn nữa!”.
Quả thật những báo động của bà Thanh đã thành sự thật từ lâu khi nhiều hình ảnh đẹp của Sài Gòn xưa đã và đang biến mất.


229717_224081274272561_326133_n.jpg



“Con đường hoàng gia” – đại lộ Norodom nối dinh Norodom (phủ toàn quyền Đông Dương) với vườn bách thảo Sài Gòn – nay là đường Lê Duẩn. Thảm xanh hai bên đường cho biết môi trường Sài Gòn ngày xưa như thế nào


Những hình ảnh này được rút từ tập sách ảnh Sài Gòn của Raymond Cauchetier (NXB Albin Michel, Paris, 1955; sưu tầm và chụp lại: Đăng Nguyên).
 
Mong là có dịp vào Sài Gòn chơi :KSV@10:
Nhưng vào đó không biết ai hichic:KSV@18:
 
×
Quay lại
Top