Tips làm bài True/False/Not Given (hoặc Yes/No/Not Given)

zhd.95

Kẻ săn đêm
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/10/2012
Bài viết
5.692
Tips làm bài True/False/Not Given (hoặc Yes/No/Not Given)

1. Chia câu hỏi thành từng phần nhỏ như Subject/Verb/Object.

Vd: Chiles/come from/ South America.

Sở dĩ chia thành từng phần như vậy là vì dạng bài này chỉ đơn thuần là so sánh câu hỏi và bài đọc với nhau:

Nếu câu hỏi và bài đọc khớp nhau 100% => True
Nếu câu hỏi và bài đọc có thông tin không khớp hoặc mâu thuẫn nhau => False
Nếu có thông tin nào trong câu hỏi mà bài đọc không đề cập đến => Not Given

Việc tách ra và so sánh từng thành phần trong câu sẽ giúp chúng ta không bỏ sót bất kỳ thông tin nào dù là nhỏ nhất.
Nếu như chúng ta chỉ so sánh thông tin chính thì rất dễ trả lời sai.Cái bẫy thật sự nằm ở những thông tin phụ như thời gian, nơi chốn, trạng từ,... mà chúng ta thường chẳng mấy khi để ý.

Vì vậy, hãy so sánh từng thành phần và tập trung chú ý vào những phần nghi ngờ là có sự khác biệt. Thay vì thấy "hơi hơi giống" thì quất luôn TRUE/YES nhé!

2. Khi nào trả lời Not Given?
Khi có 1 thông tin, dù là nhỏ nhất, trong câu hỏi có mà bài đọc không có thì ta trả lời Not Given.

Vd:
Câu hỏi: The Indian revolution/ started from 1942 to 1947/, and India/ finally got independence/ in 1947.

Bài đọc: The Indian revolution started in 1942, and India finally got independence in 1947.

So sánh từng phần ta thấy thông tin gần như khớp nhau. Tuy nhiên, trong câu hỏi là "started from 1942 to 1947", còn trong bài đọc là "started in 1942". Bởi vì họ giành được độc lập vào 1947 thì có thể đoán là họ đã đấu tranh suốt từ 1942 đến 1947. Tuy nhiên, đây chỉ là SUY ĐOÁN của chúng ta, không được ghi trong bài đọc. Vì vậy, câu trả lời phải là NOT GIVEN.

Một ví dụ khác:
Câu hỏi: There was/ a rapid increase/ in motorbike sales /over the period.
Bài đọc: Motorbike sales rose over the period.

So sánh từng phần ta thấy có khác biệt ở chữ rapid. Bài đọc không có thông tin này => NOT GIVEN.

3. Không dựa vào suy đoán, kiến thức cá nhân để trả lời.

Ngay cả khi câu hỏi có vẻ rất hiển nhiên như "Mặt trời mọc đằng Đông." thì chúng ta cũng không được trả lời TRUE khi chưa so sánh cẩn thận với bài đọc.

4. Khi bắt gặp những loại từ sau đây trong câu hỏi, bạn phải hết sức cẩn thận:

- Adverbs of Frequency (usually, often, sometimes,…)
- Adverbs of Possibility (probably, likely…)
- Quantifiers (some, many…)
- Modal Verbs (can, should, must…)
- Các từ quá rộng hoặc quá hẹp như Everybody/ Nobody/rarely/little/...

Đây là 1 số tips mình học được từ các thầy cô và cũng thông qua kinh nghiệm xương máu của bản thân. Hy vọng rằng sẽ giúp ích cho cả nhà. Dạng bài này thật ra không khó chút nào hết nếu chúng ta biết cách làm khoa học.

Môn Reading có nhiều điểm cần lưu ý, không thể chỉ dựa vào Skim, Scan, dò key words là làm được. Cả nhà hãy đặt hàng dạng bài tiếp theo muốn mình chia sẻ nhé

[Tú Quỳnh]


https://www.facebook.com/VietnameseIELTSCommunity/posts/679199735437043
 
×
Quay lại
Top