Tổ tiên của người Ả Rập và người Do Thái là 2 anh em cùng Cha khác Mẹ

emhocngu0k

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/9/2011
Bài viết
118
Giải thích theo kinh thánh

https://www.youtube.com/watch?v=ogSNakSEwbs



Và các nhà khoa học đã kiểm tra bộ gien DNA của người Do thái và người Ả Rập , điều đó là đúng sự thật

https://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/742430.stm

Họ có quá nhiều khác biệt , nhưng người do thái và ả rập cùng có một bộ gien di truyền từ hàng ngàn năm trước

Tương đồng nổi bật trong sinh học của họ đã được tiết lộ trong một nghiên cứu trên 1.300 người đàn ông ở 30 quốc gia trên toàn thế giới.
Các nhà khoa học so sánh nhiễm sắc thể Y của người đàn ông
Người do thái đã thành công trong việc bảo tồn bộ gien di truyền không bị pha loãng khi họ sống giữa những dân tộc khác , kể từ thời gian năm 556 trước công nguyên , khi người do thái di cư khỏi Palestine.
Có nhiều đoạn tiếng anh mình không dịch giỏi cho lắm
Người do thái chia sẻ bộ gien có nhiều điểm tương đồng với những người không phải do thái ở Trung Đông bao gồm người Palestine , Syrian và Lebanese
Bộ gien này sẽ khác biệt đối với những người không phải do thái sống ngoài vùng Trung Đông
Điều này có nghĩa là người Do thái và người Ả Rập có nhiều điểm giống nhau trong gien di truyền hơn những cộng đồng lớn khác.


Cùng khám phá văn hóa và tính cách của người Ả Rập​

sexiest_arabian_prince.jpg


Nếu như thế giới Ả Rập nổi tiếng với những điều huyền bí thì trong làm ăn, kinh doanh thì người Ả Rập cũng không kém phần như vậy.Doanh nhân Việt Nam cần phải nắm được một số bí quyết để có thể thành công trong làm ăn với họ.

a1.jpg


Chào hỏi, làm quen​

Người Ả rập rất coi trọng nghi lễ và thường xét nét tất cả những biểu hiện bề ngoài. Vì thế, người nước ngoài khi chào hỏi hay làm quen với người Ả rập nên rất thận trọng và cần hành xử theo phương châm: nếu hiểu biết chắc chắn phong tục tập quán của họ thì hãy biểu hiện ra ngoài, còn nếu không thì tốt nhất nên kiềm chế bày tỏ thái độ. Sự rụt rè, e ngại khi giao tiếp, làm quen thậm chí còn được người Ả rập coi là chín chắn và tôn trọng chủ nhà.

Trong quan hệ với người Ả rập, phải nên rất kiên nhẫn và xác định là phải gây dựng mối quan hệ rất bài bản, từng bước một, có nghĩa là phải tính dài hơi.

Trong thế giới Ả rập có câu ngạn ngữ: “Người Ả rập phát minh ra thời gian, còn người Châu Âu làm ra cái đồng hồ”

a2.jpg



Đàm phán​

Đàm phán với người Ả rập thường mất rất nhiều thời gian, có thể gọi đàm phán với họ là mặc cả thực sự, đòi hỏi bạn phải có khả năng đóng kịch cao, biết kết hợp cả đóng kịch để dọa dẫm và tranh thủ, bi kịch hóa phi vụ làm ăn và nhượng bộ đúng lúc sao cho đối tác người Ả rập cứ tưởng vì họ mặc cả mà bạn phải xuống thang đến như vậy.

a4.jpg



Hầu như không có chuyện bạn đàm phán chỉ một lần là đã thành công trong làm ăn với người Ả rập. Thường cũng phải vài ba bận. Người Ả rập sẽ không làm ăn với bạn nếu chỉ thấy bạn đề cập đến chuyện làm ăn có một lần rồi chờ đợi. Bạn nên thường xuyên liên hệ, trao đổi, đề nghị và tỏ ý sẵn sàng trao đổi tiếp để đối tác người Ả rập tin rằng bạn rất quan tâm và rất thật lòng với phi vụ làm ăn với họ. Nhiều khi chỉ một món quà tặng nhỏ hay một nhượng bộ rất nhỏ của bạn cũng đủ để làm cho đàm phán làm ăn với người Ả rập thành công.

rich-arab-man-512x384-3286.jpg



Trong đàm phán cũng như khi hợp tác với người Ả rập, bạn không được tỏ ra hào phóng. Đàm phán với người Ả rập giống hệt như chơi bài Poker. Nếu nhượng bộ, bạn hãy tỏ ra rất đau đớn khi phải nhượng bộ, đặt ào ào điều kiện để nhượng bộ và nhượng bộ rất từ từ.

t.jpg



Khi cần nêu đối tác của bạn để chứng minh cho đối tác người Ả rập thấy khả năng của bạn, chú ý đừng nêu ra những đối tác liên quan đến những sản phẩm bị coi là cấm kỵ trong thế giới Ả rập, chẳng hạn như nhà máy bia hay sản xuất rượu. Phản tác dụng đấy vì đó là những thứ bị cấm ở các nước Ả rập.


abdullah.jpg



Ngôn ngữ​

Doanh nhân người Ả rập hiện tại đa phần có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo, nhưng đương nhiên bạn sẽ nhanh chóng chinh phục được trái tim và lý trí của họ nếu bạn biết tiếng Ả rập.

a3.jpg


Trang phục và phong cách​

Hiếm ở đâu mà trang phục và phong cách phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như trong thế giới Ả rập. Bạn nên lựa chọn trang phục lịch sự, chớ nên nhiều màu mè sặc sỡ, chớ có phát biểu, bình phẩm hay sử dụng những gì liên quan đến tôn giáo mà người Ả rập có thể hiểu nhầm là phỉ báng tôn giáo của họ hay đề cao tôn giáo khác trước tôn giáo của họ. Phụ nữ phải vận váy dài quá gối hoặc mặc quần, áo cũng không được hở hang quá. Khoe dáng vóc và màu da trước đối tác người Ả rập thường phản tác dụng nhiều hơn là có tác dụng.

Thời gian​

Người Ả rập đòi hỏi đối tác hẹn đến làm việc đúng giờ, nhưng trong làm việc lại thường không có khái niệm về thời gian mà tùy hứng kéo dài hay kết thúc sớm. Họ cũng không thích thú gì khi thấy bạn có biểu hiện sốt ruột hay lo lắng cho cuộc hẹn tới. Họ muốn chứng tỏ họ làm chủ về thời gian chứ không phải chịu áp lực về thời gian do đối tác gây ra. Bạn nên chú ý điều này khi lên lịch làm việc với các đối tác người Ả rập.

sheikh-ahmed-bin-mohamed.jpg


Mời​

Khi được mời về nhà, bạn không nên ngạc nhiên khi thấy có sự tách biệt riêng giữa các quý ông với các quý bà. Lần mời đầu tiên thường thuần túy là xã giao, hầu như không đả động gì đến công chuyện làm ăn, mà phải đợi đến lần thứ hai hoặc thứ ba.

beautiful-arab-men1.jpg


(Theo Lạn Kha (sưu tầm) Diễn đàn doanh nghiệp)


Người Do Thái

eli.jpg


https://www.lamgiaukhongkho.org/2012/02/kinh-nghiem-lam-voi-nguoi-do-thai.html

Bill Gates và Warren Buffett không phải là người Do Thái

Tôi biết hiện nay vẫn có rất ít thương gia Do Thái qua tìm hiểu làm ăn và đầu tư tại Việt Nam và thị trường Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ đối với họ. Ray Barret, khách hàng đầu tiên người Do Thái của tôi là chủ một hãng thương mại, đối tác chính cung cấp hàng cho hệ thống siêu thị bán lẻ Costco của Hoa Kỳ và Canada. Lần đầu tiên Ray Barret đến Hồ Chí Minh qua lời giới thiệu của công ty mẹ bên Canada, khi đón Ray tại sân bay Tân Sơn Nhất tôi cứ nghĩ Ray Barret sẽ mặt áo choàng như những người theo đạo mà tôi thường gặp nhưng không, Ray mặc đồ bình thường như mọi thương gia và đặc biệt trên đầu ông ta có một chiếc mũ đen nhỏ đội giữa đỉnh đầu, biểu tượng của người theo đạo Do Thái.

j.jpg


Với lối ăn nói lịch sự nhỏ nhẹ và ngoại giao, Ray đã để lại ấn tượng tốt cho ai mới lần đầu gặp mặt. Hôm đó là thứ 6, tôi đặt phòng cao cấp Executive suite cho Ray ở tầng thứ 22 cao nhất ở khách sạn Sheraton Sài Gòn với mục đích sẽ tạo cho Ray một bất ngờ với cityview thật đẹp nhìn ra sông Sài Gòn, tôi đâu biết rằng thiện ý của tôi chính là cái tai hại thiếu hiểu biết của mình khi không tìm hiểu kỹ văn hóa người Do Thái. Sau khi check-in xong tôi đưa Ray vào thang máy để lên phòng của mình thì Ray nói không thể đi thang máy được vì hôm nay là thứ 6 tối cuối tuần, người Do Thái không được đi và chạm tay vào bất cứ đồ điện tử nào.

300789_227940673931098_855291854_n.jpg


Thế là Ray lững thững cuốc bộ lên đến tầng 22 cao nhất của khách sạn với cái “cityview bất ngờ” của tôi. Ôi, sao có cái luật lệ đạo nghiêm khắc thế giữa cái thế giới hiện đại công nghệ này. Tôi bị ngớ người vì lần đầu tiên tiếp khách bị hố và một bài học lớn cho mình trước khi gặp gỡ một khách hàng người nước ngoài nên tìm hiểu kỹ văn hóa tín ngưỡng của dân tộc đó để chủ động. Đặc biệt những thương gia mới lần đầu tiên qua Việt Nam. Nếu biết trước, tôi đặt phòng ở tầng 1 hay 2 là thích hợp rồi. Chỉ khổ cho Ray Barret, đổ mồ hôi đưa tấm thân mệt mỏi sau chuyến bay dài của mình lên tầng 22 “cao nhất bất ngờ” của tôi.

j0.jpg


Cũng hôm đó, tôi ngồi đợi Ray ở lobby khách sạn để chờ đi ăn tối, trước khi Ray qua tôi cũng đã tìm hiểu một số quán ăn cho người Do Thái, tôi đã cẩn thận điện hỏi khắp nơi có phải nhà hàng Kosher phục vụ cho người Do Thái không ?, ai cũng nói “yes” cả, ở đây có nhiều người theo đạo khắp nơi trên thế giới đến ăn. Khi Ray xuống, tôi hồ hởi nói với Ray bây giờ tôi sẽ đưa Ray đi ăn nhà hàng Do Thái ở Hồ Chí Minh để Ray thưởng thức món ăn Do Thái của mình tại Việt Nam. Ray nhìn tôi ngạc nhiên và nói “ làm gì có nhà hàng Do Thái ở Hồ Chí Minh và chắc chắn ở HCM chưa có nhà hàng nào cho người Do Thái cả đừng đến đó làm gì cho mệt”, tôi khẳng định với Ray tôi sống ở đây và tôi biết có vì tôi đã điện thoại đặt trước rồi. Cuối cùng Ray mỉm cuời và đi theo tôi tới nhà hàng cho người Do Thái của tôi. Nhà hàng tôi đưa Ray đến là nhà hàng Four Seasons tọa lạc ở số 2 Thi Sách, quận 1. Khi đến nơi, vừa thấy biểu tượng bên ngoài nhà hàng, Ray không vào và nói đây không phải là nhà hàng Do Thái mà là nhà hàng cho người theo đạo Hồi, Muslim. Mà người theo đạo Hồi- Muslim lại là những người không đội trời chung với người Do Thái- Jewish.

Hỡi ôi… Tôi quay ra xe và cùng Ray đi. Tôi vội gọi cho quán thứ 2, thì ra đó cũng là quán ăn Hồi Giáo, tôi hỏi tại sao tôi điện thoại hỏi trước lại nói đây là quán ăn cho người Do Thái

Em phục vụ cầm máy trả lời: “thì có biết người Do Thái là người gì đâu, cứ tưởng cũng giống như người Hồi Giáo, Do Thái với Hồi Giáo là một“

…trời ơi..có chết tôi không chứ.

Cái thằng hai lúa từ Tiên Phước vô Sài Gòn như tôi không biết đã đành sao em cũng hai lúa còn hơn tôi vậy ?. Bây giờ Ray mới nói, ở Sài Gòn chỉ có một chỗ cho người Do Thái ăn nhưng gia đình này mới mở và chỉ mang tính cách gia đình thôi, quán ăn đó nằm trong một hẻm ở đường Lê Lợi, đối diện chếch về bên trái chợ Bến Thành khoảng 250m. Ray Barret làm tôi quá ngạc nhiên và hỏi tại sao Ray lại biết rành như vậy vì đây là lần đầu qua Việt Nam. Ray nói một câu làm tôi nhớ mãi : “người Do Thái luôn biết trước những gì mình làm và nơi nào mình đi”. Thì ra họ có một worldwide network, liên hệ với nhau rất chặt chẽ và thông tin nội bộ rất chính xác. Thế là từ vị trí chủ nhà tôi biến thành khách và để khách hướng dẫn đi ngay trên quê hương của mình. Thật buồn cười ! cuối cùng loanh quanh trong hẻm Lê Lợi chúng tôi cũng tìm ra được quán ăn gia đình Do Thái đó. Sau khi làm vài món khó ăn, chúng tôi ra về, Ray nói quán ăn đó nấu đó ăn cũng chưa ngon lắm và cũng chưa đúng kiểu Do Thái. Thế là những ngày sau đó, Ray đi làm với tôi và ăn thức ăn của mình đem theo, toàn là mì tôm ăn liền dành cho người Do Thái. Điều đặc biệt là tô, đũa và vật dụng Ray đều đem theo chứ tuyệt đối không chạm và ăn đồ dùng ngoài.

Còn nếu có ăn gì khác ở ngoài thì chỉ ăn trái cây với điều kiện dĩa đựng trái cây phải bọc giấy bạc. Nhìn cảnh một triệu phú như Ray mà phải chịu cực ăn mì tôm hoài như vậy làm tôi cứ nghĩ mãi về người Do Thái và kỷ luật bản thân của họ ?. Có lần tôi buộc miệng hỏi Ray, sao lại làm vất vả như thế mà chịu cực như vậy khi đi xa chịu sao nổi ?, Ray chỉ mỉm cười ý nhị không nói gì cả. Trong thời gian đi làm, cứ khoảng 1 tiếng đồng hồ là Ray phải tìm một nơi nào đó để cúng hay cầu nguyện cái gì đó, nếu đang đi trên xe ôtô thì dừng lại khoảng 5 phút cho Ray ra ngoài đứng bên vệ đường cầu nguyện. Có mấy người khách qua đường ngoái nhìn lại không hiểu ông Tây này đang làm cái gì như thầy cúng vậy.

https://www.youtube.com/watch?v=jQTYU3O6H3o

Nhưng cách làm việc của Ray Barret thì thật khủng khiếp, thời gian tính từng phút giây và không kể ngày đêm, mặc dầu ăn uống kham khổ vì ở Việt Nam không có nhà hàng Do Thái. Sau 5 ngày làm việc tích cực ở VN ở hai đầu Nam Bắc. Ray Barret lên máy bay về nước và nói sẽ không quên Việt Nam và tôi, không biết có thật không ?. Tôi thì chỉ gãi đầu và bắt tay ông mong gặp lại sớm nhất. Sau khi về từ sân bay, ý tưởng kinh doanh lóe trong đầu tôi là phải mở ngay một nhà hàng Do Thái tại Sài Gòn, chắc chắn trước sau gì những thương gia này sẽ đổ bộ đầu tư vào Việt Nam cùng với cộng đồng hùng mạnh của họ. Vì theo xu thế hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư Do Thái rất muốn chuyển hướng từ Trung Quốc, các nước Đông Nam Á khác vào Việt Nam. Rất tiếc tôi không rành về kinh doanh nhà hàng và đặc biệt không hiểu lắm về món ăn Do Thái. Nếu bạn nào làm được cứ thực hiện ý tuởng này hoặc kết hợp với tôi mở làm thử cái nhé. Đây là một thị trường còn bỏ ngõ ở Sài Gòn.

tumblr_m7xmjeorem1rylcqxo1_1280.jpg



Về giải trí

Người Ả Rập thích những trò chơi cảm giác mạnh , nguy hiểm , vì văn hóa của họ đề cao sự dũng cảm , thử thách , đối đầu

https://www.youtube.com/watch?v=1BQcDf1hZgo

Người Do Thái thích những trò chơi vui vẻ , vì văn hóa của họ thiên về sự an toàn , vui là chính
( mặc dù có phần khá lập dị đối với con mắt của các dân tộc khác )

https://www.youtube.com/watch?v=qa_a2-1luVI


Bạn có thể phân biệt được đâu là người ả rập , đâu là người do thái trong những tấm hình này không :Bg

1816355911_0f4b4a53da.jpg

ja.jpg

212403822_4d18d846d1.jpg

528885_345657898826041_1880079355_n.jpg

md_6116.jpg

idf.jpg

110317_egyptian_soldier_328_ap.jpg

599585_271319756308075_134692769_n.jpg
 
×
Quay lại
Top