Top 10 loài mới phát hiện trong năm qua

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Khỉ mũi hếch, nhện lông xanh và hoa lan chỉ nở vào ban đêm là một vài ứng viên tiêu biểu trong danh sách top 10 loài được phát hiện nổi bật nhất trong năm 2011 do Viện quốc tế về khảo sát các loài (IISE) của ĐH Arizona State (Mỹ) công bố. 10 loài mới này được chọn ra từ 200 sinh vật và thực vật mới lần đầu tiên xuất hiện trong năm 2011. Danh sách này được công bố hằng năm. Hầu hết chúng đều tồn tại ở những khu vực mà con người ít khi lui tới.
Năm nay, IISE đưa ra danh sách vào đúng dịp kỷ niệm 305 năm ngày sinh của nhà thực vật học người Thụy Điển Carolus Linnaeus (23/5/1707-23/5/2012), người đặt nền móng về việc đặt tên và phân loại hệ thống sinh vật. Dưới đây là 10 loài ấn tượng nhất lần đầu tiên được biết đến trong năm 2011.
KenhSinhVien.Net-loai-moi-1.jpg

Loài khỉ mũi hếch Rhinopithecusstrykeri được phát hiện ở vùng núi cao thuộc Burma, miền bắc Myanmar khi các nhà khoa học thực hiện cuộc khảo sát về một loài vượn. Loài khỉ này sở hữu những đặc điểm khác biệt, như bộ lông màu đen, râu trắng, đặc biệt là cúng hắt hơi mỗi khi trời mưa.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-2.jpg

Pterinopelma sazimai, loài nhện đen lớn, đặc biệt thu hút sự chú ý nhờ bộ lông rậm, màu xanh. Chúng chỉ được tìm thấy trên những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng ở các khu vực hẻo lánh thuộc miền Đông Brazil.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-3.jpg

Sâu Halicephalobus mephisto là một trong những loài mới lạ nhất. Chúng được phát hiện ở độ sâu gần 1,3km ở một mỏ vàng ở Nam Phi, nơi mà nhiệt độ thường ở mức 37 độ C. Loài giun có chiều dài cơ thể khoảng 0,5mm này chính là động vật đa bào sống ở độ sâu sâu nhất trên thế giới.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-4.jpg

Loài hoa lan nở vào ban đêm, Bulbophyllum nocturnum, do các nhà khoa học đến từ Vườn Thực vật Hoàng Gia ở Kew đặt, được phát hiện ở Papua New Guinea. Hoa chỉ nở từ 10 giờ đêm và cánh khép lại vào sáng sớm.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-5.jpg

Loài sứa hộp mới Tamoya ohboya có màu sắc sặc sỡ, chứa độc được phát hiện ở vùng biển gần đảo Bonaire, vùng Caribe. Tên khoa học của nó là Tamoya Ohboya.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-6.jpg

Loài ong bắp cày nhỏ Kollasmosoma sentum ở Tây Ban Nha có thể đẻ trứng trên cơ thể của những con kiến thợ hung dữ thuộc loài Cataglyphis ibericus. Vì vậy, ấu trùng của nó có thể phát triển trong cơ thể kiến.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-7.jpg

Loài nấm Spongiforma squarepantsii tồn tại trên đảo Borneo thuộc địa phận Malaysia. Tên của nó được chọn sau khi các nhà khoa học phát hiện ra đặc tính như bọt biển của chúng. Nghĩa là, loài nấm này dễ dàng lấy lại hình dáng ban đầu sau khi bị bóp bẹp.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-8.jpg

Hóa thạch của loài vật “Xương rồng biết đi” được phát hiện ở Trung Quốc. Hiện loài vật này đã tuyệt chủng. Chúng có hình dáng giống giun, nhưng mọc thêm nhiều chân hai bên.


KenhSinhVien.Net-loai-moi-9.jpg

Crurifarcimen vagans là loài cuốn chiếu lớn nhất trên thế giới, được tìm thấy tại vùng núi Eastern Arc, Tanzania, châu Phi. Chúng to lớn hệt như một chiếc xúc xích vậy.

KenhSinhVien.Net-loai-moi-10.jpg

Cây thuốc phiện Meconopsis autumnalis có hoa màu vàng và thường nở vào mùa Thu. Đã từ lâu, các nhà khoa học không chú ý đến loài cây này, bởi chúng chỉ mọc trên dãy núi Himalya, thuộc Nepal có độ cao hơn 3.290m.

Ken
Ảnh: Telegraph
 
KenhSinhVien.Net-loai-moi-8.jpg


con này trông ghê thật!:KSV@02:
 
KenhSinhVien.Net-loai-moi-10.jpg

hoa đẹp thật nhưng chính vì loại hoa này mà làm nhiều người khốn đốn
 
×
Quay lại
Top