Trái đất đang bước vào giai đoạn mới của sự tuyệt chủng hàng loạt

Lion King

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/8/2015
Bài viết
56
Trái đất đang bước vào giai đoạn mới của sự tuyệt chủng hàng loạt
Tác giả: Héloïse Roc - Epoch Times | Dịch giả: Kim Xuân

Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ từ ba trường đại học Stanford, Princeton và Berkeley ở California cho thấy Trái đất đang bước vào một giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt mới. Nhân loại cũng bị đe dọa và có nguy cơ nằm trong số sẽ biến mất.

1359476287287.cached.jpg

Tê giác Châu Phi nằm trong số những loài có nguy cơ tuyệt chủng cao (Ảnh: Internet)

Paul Ehrlich, giáo sư sinh học tại Đại học Stanford cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chắc chắn rằng bây giờ chúng ta đang bước vào sự kiện đại tuyệt chủng lần thứ sáu về đa dạng sinh học”

Nguyên nhân và hậu quả sự biến mất của các loài

Nổi tiếng với các nghiên cứu liên quan đến sự tồn tại và tiến hóa của con người, Ehrlich đã nghiên cứu về sự tuyệt chủng theo chiều dài lịch sử và giải thích về điều này trong cuốn sách của ông xuất bản năm 1981 “Tuyệt chủng: nguyên nhân, hậu quả của sự biến mất các loài”. Ý kiến này là nhất trí giữa các nhà khoa học: tỷ lệ tuyệt chủng đã đạt đến mức chưa từng thấy kể từ sự biến mất của loài khủng long 66 triệu năm trước. “Nếu chúng ta để cho quá trình tuyệt chủng tiếp tục, sẽ mất hàng triệu năm để phục hồi sự sống, nhưng các loài sinh học như loài người sẽ biến mất đầu tiên“, Gerardo Ceballos, một trong những nhà nghiên cứu cho biết. Tốc độ tuyệt chủng của các loài trong thế kỷ XX cao hơn 100 lần so với tốc độ đã được biết cho đến nay, và chính con người đã làm cho tình hình tồi tệ hơn, theo lời các nhà khoa học.

Hơn 400 loài động vật có xương sống đã biến mất khỏi hành tinh

“Chúng tôi đã rất sốc khi thấy tỷ lệ tuyệt chủng này“, tiến sĩ Gerardo Ceballos của ĐH Tự trị Quốc gia Mexico cho biết. “Điều này là rất đáng buồn. Chúng tôi đã sử dụng những ba-rem truyền thống, nhưng nó lại cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tuyệt chủng bình thường, điều đó chỉ ra rằng sẽ có một sự biến mất hàng loạt của các loài.” “Từ năm 1990, hơn 400 loài có xương sống đã biến mất khỏi hành tinh. Một sự tuyệt chủng với tầm cỡ như thế này thường sẽ phải mất 10.000 năm“, các nhà nghiên cứu lưu ý. Hiện nay, 41% động vật lưỡng cư, 25% động vật có vú và 13% loài chim cũng có thể biến mất.

Một giai đoạn mới của sự tuyệt chủng

Các nguyên nhân khiến các loài biến mất bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm và phá rừng. “Chúng tôi nhấn mạnh rằng các tính toán của chúng tôi có lẽ đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của sự tuyệt chủng ở các loài. Mục tiêu ban đầu của chúng tôi chỉ là quan sát một số thực tế mà chúng tôi coi là thấp hơn so với các tác động của con người đối với đa dạng sinh học“, các nhà nghiên cứu viết. Paul Ehrlich tuyên bố: “Có những ví dụ về các loài trên trái đất, chúng chỉ là những cái xác biết đi” “Chúng ta đang mù quáng phát triển mà không nghĩ đến hậu quả“, ông nói.

Nguyên nhân của sự tuyệt chủng là từ các hoạt động của con người, mỗi năm đã ảnh hưởng đến môi trường sống và làm các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, (ô nhiễm, đô thị hóa, phá rừng, săn bắn, đánh bắt quá mức, săn trộm, vv)

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

Liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã đưa ra một tín hiệu, khi chỉ ra rằng “Kết quả cho thấy trung bình mỗi năm có 50 loài động vật có vú, chim và động vật lưỡng cư đang bị đẩy dần đến tuyệt chủng. Đây là kết quả của việc mở rộng nông nghiệp, phá rừng, khai thác quá mức và các loài ngoại lai xâm hại “. Nhà văn và nhà sinh thái nổi tiếng người Mỹ Edward O. Wilson của Đại học Harvard, nhấn mạnh trong năm 2010: “Loài động vật có xương sống đang bị đe dọa. Một cái nhích nhỏ trên danh sách đỏ của IUCN là một bước nhảy khổng lồ tiến về phía tuyệt chủng. Đây chỉ là một cái nhìn tổng quan về tổn thất toàn cầu hiện nay. ”

Trong Danh sách đỏ các loài bị đe dọa do Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế đưa ra, có khoảng 46.000 loài có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia về bảo tồn động vật hoang dã cho rằng tỷ lệ này có thể còn cao hơn nhiều. Đây là lý do tại sao trên tạp chí Nature nhấn mạnh tầm quan trọng của việc làm rõ các con số để hành động tốt hơn.

Stuart Pimm, một chuyên gia về sinh vật học

Năm ngoái Stuart Pimm, một chuyên gia sinh học tại Đại học Duke ở Bắc Carolina, đã cảnh báo trong một báo cáo rằng nhân loại đang bước vào giai đoạn tuyệt chủng hàng loạt thứ sáu: “Chúng ta đang ở bình minh của sự tuyệt chủng lớn thứ sáu”, “Khả năng tránh được nó phụ thuộc vào hành động của chúng ta“. Một số yếu tố giải thích sự tăng tốc tỷ lệ tuyệt chủng của các loài, theo ông Pimm và đồng tác giả Clinton Jenkins, thuộc Viện Nghiên cứu sinh thái của Brazil, yếu tố đầu tiên là mất môi trường sống tự nhiên. Các loài không có nơi để sống, khi nơi ở của chúng ngày càng bị chiếm mất và bị con người làm thay đổi.

Hy vọng hay tương lai đen tối

Dù triển vọng ảm đạm, theo Ehrlich và các đồng nghiệp, có một cách để “tránh sự tuyệt chủng hàng loạt thứ 6, là cần phải hành động nhanh chóng để bảo tồn các loài đã bị đe dọa và giảm thiểu áp lực lên quần thể của chúng, như mất môi trường sống, khai thác quá mức đất đai, biển, vì lợi ích kinh tế và làm giảm thiểu biến đổi khí hậu.”

Nguồn : VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - mục Thiên nhiên và môi trường] https://vietdaikynguyen.com/v3/category/tech-science/thien-nhien-va-moi-truong/
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top