Triệu chứng thoái hóa khớp háng

tranvo.huunhan1

Thành viên
Tham gia
3/2/2015
Bài viết
12
Thoái hóa khớp háng nói riêng và bệnh xương khớp nói chung đang ngày càng tăng và trẻ hóa Điều trị thoái hóa khớp háng cũng như chữa bệnh xương khớp cần phát hiện bệnh sớm để đạt hiệu quả cao khi chữa trị và tránh hậu quả đáng tiếc

THK diễn biến chậm, người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu ban đầu, đến khi nhận biết rõ thì bệnh đã khá nặng. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, THK là một trong mười bệnh tật gây tàn phế hàng đầu. Ước tính khoảng 33% số người bị THK có nguy cơ tàn phế nghiêm trọng, 80% bị hạn chế trong vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động thường ngày. Tại Việt Nam, gần 4 triệu người đang mắc phải căn bệnh này. Nữ giới thường bị THK sớm hơn, khoảng trên dưới 40 tuổi, chủ yếu gặp ở khớp gối và các khớp nhỏ ở bàn tay. Nam giới thường bị THK ở cột sống nhiều hơn, không chỉ gây tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống, mà còn tốn một khoảng chi phí rất lớn để điều trị.
Tuy nhiên, bệnh THK có thể phòng và điều trị từ gốc. Các khớp lớn vì phải chiệu áp lực cao (như khớp gối, khớp háng, khớp vai, cột sống, gót…) nên thường bị thoái hóa sớm hơn. Triệu chứng rõ nhất là đau tại khớp, nghe thấy tiếng lụp cụp khi cử động, có cảm giác cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi chuyển tư thế, phải co duỗi khớp trong một vài phút mới có thể hoạt động bình thường. Trong THK gối, tùy theo vị trí cụ thể bị tổn thương, cấp tính hay mãn tính mà người bệnh có các biểu hiện như: đau dữ dội hay âm ỉ, đau khi lên cầu thang và đỡ đau hơn khi đi đường bằng, đau khi ngồi xổm hoặc đứng lâu, đau tăng khi trời lạnh về đêm, giảm đau khi xoa dầu nóng hoặc xoa bóp…Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết thay đổi, các triệu chứng của THK càng nghiêm trọng hơn. Khi bệnh nhân có các triệu chứng như đau tại khớp hoặc khó vận động, cứng khớp khi thay đổi tư thế hoặc vào buổi sáng, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Song song với việc điều trị THK bằng y học hiện đại, hiện nay việc áp dụng các phương pháp điều trị THK bằng y học cổ truyền cũng đang dần phổ biến. Những bậc danh y của nước ta đã để lại nền tảng kiến thức y học với nhiều bài thuốc hay có giá trị. Đúc kết kinh nghiệm tâm huyết qua nhiều năm công tác khám chữa bệnh và thừa hưởng những kiến thức về y học cổ truyền của cha ông. Tôi xin chia sẻ một vài kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh THK, với hy vọng giúp cho người bệnh có cơ hội được điều trị bệnh THK với kết quả tốt nhất.
Đối với THK kèm theo các khớp sưng nóng đỏ đau:
+ Bài thuốc 1: Bạch hổ quế chi thang gia vị: Thạch cao 40g, Quế chi 6g, Tri mẫu 12g, Hoàng bá 12g, Thương truật 8g, Kim ngân hoa 20g, Tang chi 12g, phòng kỹ 12g, Ngạnh mễ 12g, Cam thảo 8g.
+ Bài thuốc 2: (Những vị thuốc có ở Phú Yên): Sâm bố chính 12g, Kê huyết đằng nam (cây Cổ rùa) 20g, Mắc cỡ (rể) 16g, Mã đề 12g, Ý dĩ 12g, Thổ phục linh 14g, Cà gai leo 14g.
+ Bài thuốc 3: Cháo mướp: Mướp tươi non 1 quả, gạo trắng 50g. Gạo nấu thành cháo gần chín thì cắt mướp thành miếng cho vào cháo nấu chín. Ăn vào buổi chiều hoặc sáng. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm.
THK kèm theo những cơn đau tăng khi trời lạnh, thay đổi thời tiết:
+ Bài thuốc 1: (Những vị thuốc có ở Phú Yên): Sâm bố chính 12g, Kê huyết đằng nam (cây Cổ rùa) 20g, Mắc cỡ (rể) 12g, Lá lốt 12g, quế chi 6g, Thổ phục linh 14g, cỏ xước 12g, Trần bì 8g, Cà gai leo 12g, Thiên niên kiện 12g, Hà thủ ô 12g, Sinh địa 12g.
+ Bài thuốc 2: Đuôi heo hầm đậu đen: Đậu đen 50g, đuôi heo 1 cái, rửa sạch, thái ra. Hai thứ nấu chung cho thật nhừ, chỉ cho gia vị vừa đủ ăn, không mặn quá. Chia làm 2 lần, ăn vào buổi trưa, buổi chiều. Tác dụng bổ thận giúp giảm đau lưng, đau cột sống và các khớp.
Nguồn : đánh giá thuốc
 
×
Quay lại
Top