Trình bày khái quát về tổ chức bộ máy nhà nước

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
1. Khái quát về tổ chức bộ máy Nhà nước:

Xuất phát từ chức năng của nhà nước (chuyên chính, trấn áp, tổ chức và xây dựng; quản lí cộng đồng và bảo vệ lợi ích giai cấp, dân tộc), bộ máy nhà nước gồm 3 loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp 1992 gồm có 4 hệ thống cơ quan:


- Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm:


+ Quốc hội (cơ quan lập pháp) là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính vì cậy Quốc hội thể hiện tính đại diện nhân dân và tính quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của mình.


Quốc hội thống nhất ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng không phải là cơ quan độc quyền. Hiến pháp và pháp luật quy định cho Quốc hội có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định: là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, ban hành các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp luật cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất, tạo nên thể chế xã hội; quyết định những vấn đề cơ bản nhất về đối nội và đối ngoại của đất nước như các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước; xác định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trực tiếp thành lập các cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước, trực tiếp bầu, bổ nhiệm các chức vụ cao nhất trong các cơ quan nhà nước trung ương; thực hiện quyền giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước, giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật qua việc nghe báo cáo của các cơ quan tối cao nhà nước, thông qua hoạt động của các cơ quan quốc hội, đại biểu quốc hội, thông qua hình thức chất vấn của đại biểu quốc hội với những đối tượng xác định trong bộ máy nhà nước.
ST
 

Đính kèm

  • NN.doc
    63 KB · Lượt xem: 343
×
Quay lại
Top