Trong giai đoạn hiện nay, HS-SV phải làm gì để có phẩm chất và đạo đức tốt? Liên hệ bản thân?

leemin_vn

Thành viên
Tham gia
1/12/2012
Bài viết
5
Help me@
Mong quý AC giúp đỡ em với!
Cảm ơn AC nhiều nhiều!
 
Help me@
Mong quý AC giúp đỡ em với!
Cảm ơn AC nhiều nhiều!


1.Thực trạng vấn đề đạo đức trong giai đoạn hiện nay:
Ngày nay, trong cơ chế thị trường đã có những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đến nền văn hoá đạo đức XHCN ở nước ta, mặt trái của cơ chế thị trường đang làm băng hoại dần giá trị đạo đức của nhân dân ta, len lỏi và tìm cách tác động vào cả thầy lẫn trò. Hậu quả lớn nhất đối với ngành giáo dục là sự sa sút về đạo đức và thiếu lý tưởng của một bộ phận không nhỏ cả thầy và trò. Tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu của chúng ta” và truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của thầy và trò bị xói mòn. Đồng tiền có lúc, có nơi đã làm giảm phẩm giá nhân cách của thầy giáo và cũng vì đồng tiền mà học sinh đã thiếu kính trọng thầy giáo. Tại Phân viện, vẫn còn bộc lộ về chất lượng đạo đức có những mặt chưa tốt, biểu hiện: Có những HS-SV xác định động cơ học tập chưa đúng, học tập thiếu chăm chỉ, chưa xây dựng được niềm tin và ý chí trong học tập, còn vi phạm nội quy đạo đức học sinh…như vi phạm nội quy thi cử, thiếu tôn trọng thầy cô giáo, chấp hành chưa tốt nội quy nhà trường.... Về phía giáo viên vì ảnh hưởng của cơ chế thị trường mà một số giáo viên không yên tâm công tác, chuyển ra công tác bên ngoài; một số giáo viên thiếu nhiệt tình trong giảng dạy, một số còn so đo tịnh nạnh trong công tác; biện pháp giáo dục về ý thức chấp hành giáo dục pháp luật chưa có hiệu quả....

2. Nguyên nhân của thực trạng:
- Trong quá trình giáo dục HS-SV, đội ngũ giáo viên có lúc chưa nhận thức hết mối quan hệ biện chứng giữa hai mặt đạo đức và văn hoá, cho nên có khuynh hướng tập trung nâng cao văn hoá, không chú ý đến vai trò của mặt giáo dục đạo đức.
- Công tác giáo dục đạo đức học sinh còn chung chung, thiếu tính toàn diện, xem nhẹ việc thực hành rèn luyện hành vi thói quen đạo đức.
- Việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục đạo đức HS-SV có lúc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
- Trong tình hình nền kinh tế thị trường hiện nay, môi trường xã hội chưa trong sạch đã có tác động không thuận lợi đến quá trình giáo dục, làm hạn chế đến việc rèn luyện đạo đức học sinh. Đứng trước tình hình đó cần phải đẩy mạnh nghiên cứu, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho HS-SV, phải coi trọng và quan tâm hàng đầu đến công tác giáo dục đạo đức cho HS-SV theo tư tưởng HCM.
Có như vậy mới góp phần giữ vững định hướng chiến lược về công tác giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH và đồng thời có khả năng đào tạo nguồn lực cho công cuộc xây dựng CNXH. Thực trạng cho thấy công tác giáo dục đạo đức cách mạng trong những năm qua vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới ; Sự rèn luyện, tính mẫu mực trong một bộ phận cán bộ đảng viên chưa phải là tốt. Chính vì vậy mà chúng ta cần quán triệt nguyên tắc chỉ đạo xuyên suốt của quá trình giáo dục đạo đức là phải dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đườnglối cách mạng của Đảng. Luôn luôn kiên trì thực hiện tốt các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho HS_SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh
 

3/ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HS-SV THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH:

a/Bồi dưởngnâng cao phẩm chất đạo đức và năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục:
- Về phẩm chất chính trị đạo đức: Thường xuyên bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng nhân văn và những chuẩn mực đạo đức Hồ chí Minh. Yêu cầu đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là phải thường xuyên rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, thật sự là tấm gương sáng cho HS-SV noi theo. Hưởng ứng tích cực cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” bằng những việc làm và hành động thiết thực.
- Về năng lực: Bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực sư phạm, bởi vì người giáo viên giảng dạy tốt sẽ tạo ra mối quan hệ thuận lợi giữa thầy và trò trong qúa trình giáo dục đạo đức. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho HS-SV thật sự có hiệu quả, nêu gương cụ thể những tấm gương tiêu biểu.
b/ Thực hiện tốt các phương châm và nguyên tắc giáo dục đạo đức cho HS-SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Về nguyên tắc rèn luyện đạo đức:
* Rèn luyện bền bỉ hàng ngày: Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Đạo đức cách mạng không phải trên trời rơi xuống. Nó do rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố”. Do đó, khi giáo dục đạo đức cần phải xây dựng ý thức thường xuyên rèn luyện đạo đức cho HS-SV. thường xuyên kiểm tra việc rèn luyện đó trong các mối quan hệ ứng xử ở nhà trường, gia đình và xã hội.
* Tự giác, nêu gương, thực hiện nói đi đôi với làm: Bản thân thầy cô giáo là tấm gương sáng cho HS-SV noi theo. Chú ý nêu gương người tốt, việc tốt trong HS-SV trong buổi chào cờ đầu tháng. Giáo dục HS-SV thực hành “Nói đi đôi với làm” trong học tập, trong lao động, trong sinh hoạt tập thể….
* Thực hiên xây đi đôi với chống: Trong quá trình giáo dục đạo đức phải kết hợp xây đi đôi với chống, cùng với việc rèn luyện đạo đức, xây dựng và phát triển đạo đức mới, giúp HS-SV học tập cái đúng, cái tốt, và loại bỏ cái xấu, cái lạc hậu

2. 1 Về phương châm giáo dục đạo đức cho HS-SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh:
* Thương yêu, tin tưởng, tôn trọng nhân cách HS-SV.
* Phải thấu suốt nguyên tắc “Học đi đôi với hành” trong quá trình giáo dục đạo đức.
* Giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
* Nắm vững những đặc điểm cá biệt để tìm ra cách tác động thích hợp với từng đối tượng HSSV để kịp thời giáo dục uốn nắn.
* Phát huy mặt tốt, mặt tích cực của HS-SV nhằm chuyển hoá dần mặt tiêu cực của HS-SV.
* Phối kết hợp giữa GV lên lớp, GVCN, phòng chức năng cùng với gia đình để giáo dục đạo đức cho HS-SV.
* Xây dựng tốt môi trường học tập của HS-SV.
* Thực hiện khen thưởng và trách phạt kịp thời.
* Thường xuyên phát động các phong trào hướng HS-SV vào rèn luyện đạo đức. Công tác giáo dục rèn luyện đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những hoạt động có vị trí quan trọng hàng đầu trong nhà trường.
Vì vậy khi tiến hành giáo dục đạo đức cho HS-SV phải biết vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp thì mới có khả năng làm cho quá trình rèn luyện thói quen, kỹ năng và niềm tin cho HS-SV có hiệu quả thiết thực.
Đảng ta xác định quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người mới XHCN không thể thiếu được hoạt động giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức tạo nên “Nền tảng” con người trong sự nghiệp xây dựng con người ở mỗi thời đại.
Đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nền đạo đức mới XHCN phù hợp với dân tộc và thời đại.
Như vậy, việc nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho HS-SV theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ đạt được chất lượng mới cho các mặt giáo dục toàn diện. Nó có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với việc xây dựng nền đạo đức mới XHCN của nước ta trong thời kỳ CNHHĐH trong thế kỷ XI này. người đời tôn vinh./.
 
Liên hệ bản thân

1 - Ngủ một giấc thật sâu.

2 - Dậy uống một hộp sữa + ăn bánh.

3 - Ngồi tự mình liên hệ nhé.

P/s: Uống sữa ===> Trí tưởng tượng bay xa. Ăn bánh, bay xa cũng không lo bị đói. Tha hồ mà tưởng tượng.


Chúc em làm bài tốt

 
Hi!
Cảm ơn anh Xuân Hưng nhiều nha. Anh cũng hài hước thật.
Sữa đậu nành Vinasoy + Bánh mỳ scotti =====> Bữa sáng thường xuyên của em kekeke
 
×
Quay lại
Top