Từ ngữ nguy hiểm nhất thế giới.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo :"The Most Dangerous Word in the World"
This word can damage both the speaker’s and listener’s brain!
Published on July 31, 2012 by Mark Waldman and Andrew Newberg, M.D. in Words Can Change Your Brain

Từ ngữ này có thể gây tổn hại bộ não của người nói và người nghe.

Nếu tôi đặt bạn vào trong một máy scan fMRI - có thể quay video về những thay đổi thần kinh đang diễn ra trong não bạn - và chiếu từ "KHÔNG" ít hơn 1 giây, bạn sẽ thấy sự phát sinh bất ngờ của hàng chục hóc môn gây ra stress và những chất dẫn truyền thần kinh. Những hoá chất đó ngay lập tức làm gián đoạn hoạt động bình thường của bộ não, làm suy yếu mạch logic , lý trí, quá trình ngôn ngữ và truyền thông.

Thực tế, chỉ cần nhìn một danh sách những từ ngữ tiêu cực trong một vài giây sẽ làm cho một người rất lo lắng hoặc trầm cảm cảm thấy tồi tệ hơn, và bạn càng nghiền ngẫm ( ruminate ) về chúng thì bạn càng làm tổn hại đến những cấu trúc quan trọng giúp điều chỉnh trí nhớ, cảm giác và cảm xúc. [1] Bạn sẽ làm gián đoạn giấc ngủ , sự ngon miệng và khả năng trải nghiệm sự hạnh phúc và thỏa mãn lâu dài.

Nếu bạn phát âm từ ngữ tiêu cực , hoặc chỉ cau mày nhẹ khi bạn nói từ " không " , thì nhiều hoá chất gây stress sẽ được phóng thích, không chỉ ở trong não của bạn, mà còn ở trong não của người nghe.[2] Sự lo lắng và bực bội ở người nghe sẽ tăng lên, do đơ nó sẽ phá hoại sự hợp tác và tin tưởng. Trong thực tế, chỉ cần dính mắc vào những người tiêu cực sẽ làm cho bạn có nhiều thành kiến hơn đối với những người khác ![3]

Một số hình thức của sự nghiền ngẫm tiêu cực - ví dụ, lo lắng về tình hình tài chính trong tương lai hoặc sức khoẻ của bạn - sẽ kích thích sự phóng thích những hoá chất thần kinh gây hủy hoại. Và điều này cũng đúng với trẻ em : trẻ em càng có nhiều suy nghĩ tiêu cực, thì chúng càng có khả năng trải nghiệm sự rối loạn cảm xúc.[4] Nhưng nếu bạn dạy chúng suy nghĩ tích cực, bạn có thể làm cuộc sống của chúng quay trở lại.[5]

Suy nghĩ tiêu cực cũng tự tồn tại ( mãi mãi ) , và bạn càng dấn mình vào những cuộc đối thoại tiêu cực - ở nhà hoặc ở cơ quan - thì càng khó khăn để chấm dứt những suy nghĩ tiêu cực. [6] Những từ ngữ tiêu cực được nói với sự giận dữ thậm chí còn nguy hại hơn. Chúng gửi những thông điệp cảnh báo qua não, gây nhiễu những trung tâm đưa ra quyết định ở thuỳ trán, và điều này làm gia tăng khuynh hướng hành động phi lý ở con người.

Những từ ngữ kích hoạt sự sợ hãi - như đói nghèo, bệnh tật và cái chết - cũng kích thích bộ não theo những cách tiêu cực. Và ngay cả nếu những suy nghĩ đáng sợ đó là không thực, thì những phần khác của bộ não ( như đồi thị và hạch hạnh nhân ) phản ứng với những tưởng tượng tiêu cực như thể chúng là những mối đe doạ thực sự xuất hiện ở thế giới bên ngoài. Thật kỳ lạ, chúng ta dường như được điều khiển để lo lắng - có lẽ đó là những ký ức cũ được mang theo từ thời tổ tiên , khi thời đó có vô số những đe doạ đến sự sinh tồn của chúng ta.[7]

Để làm gián đoạn xu hướng lo lắng tự nhiên này, nhiều bước cơ thể được tiến hành. Thứ nhất, hỏi bạn câu này :" Tình huống này có thực sự là mối đe doạ đến sự sinh tồn cá nhân của tôi không ?" Và thông thường thì không phải. Bạn càng nhanh chóng làm gián đoạn phản ứng của hạch hạnh nhân trước một mối đe doạ tưởng tượng thì bạn càng có thể nhanh chóng hành động để xử lý vấn đề. Bạn cũng sẽ làm giảm khả năng khắc sâu vĩnh viễn 1 ký ức tiêu cực vào não.[8] 

Sau khi bạn xác định được suy nghĩ tiêu cực ( thường diễn ra dưới tầng ý thức hằng ngày ) , bạn có thể tái cấu trúc lại nó bằng cách chọn lựa tập trung vào những từ ngữ và hình ảnh tích cực. Kết quả : lo lắng và phiền muộn giảm xuống và số lượng những suy nghĩ tiêu cực vô thức giảm xuống.[9]

Sức mạnh của " CÓ" ( The Power of Yes )

Khi các bác sĩ và nhà trị liệu dạy bệnh nhân chuyển những suy nghĩ tiêu cực và những lo lắng sang những lời khẳng định tích cực ( positive affirmations ) , quá trình truyền thông cải thiện và bệnh nhân lấy lại được sự tự kiểm soát và lòng tự tin .[10] Nhưng có một vấn đề là : bộ não hầu như không đáp ứng với những từ ngữ và suy nghĩ tích cực của chúng ta.[11] Chúng không phải là một sự đe doạ đến sự sinh tồn của chúng ta, do đó bộ não không cần phải phản ứng nhanh chóng giống như những suy nghĩ và những từ ngữ tiêu cực. [12] 

Để vượt qua sự thiên vị thần kinh đối với những điều tiêu cực này, chúng ta phải lặp lại và có ý thức tạo ra càng nhiều những suy nghĩ tích cực nhất có thể. Barbara Fredrickson, một trong những nhà sáng lập nên Tâm lý học tích cực ( Positive Psychology ) khám phá ra rằng : chúng ta cần tạo ra ít nhất 3 suy nghĩ và cảm xúc tích cực cho mỗi 1 biểu hiện tiêu cực. Nếu bạn thể hiện ít hơn 3 , những mối quan hệ cá nhân và công việc của bạn có khả năng thất bại. Khám phá này có tương quan với nghiên cứu của Marcial Losáda về những nhóm trong công ty, [13] và nghiên cứu của John Gottman với những cặp đôi trong hôn nhân.[14] 

Fredrickson, Losada, và Gottman thấy rằng , nếu bạn muốn những mối quan hệ trong công việc và trong đời sống cá nhân của bạn thực sự phát triển, bạn sẽ cần tạo ra ít nhất 5 thông điệp tích cực cho mỗi lời phát biểu tiêu cực của bạn ( ví dụ, " Tôi thấy thất vọng " hoặc " Đó không phải là những gì tôi hy vọng " được tính là những biểu hiện của sự tiêu cực, đi cùng với sự cau mày, nhăn mặt hoặc lắc đầu ).

Nếu những suy nghĩ tích cực của bạn là phi lý thì đó thậm chí cũng không phải là vấn đề; chúng vẫn sẽ tăng cường cảm nhận hạnh phúc của bạn, sự hài lòng trong cuộc sống. [15] Trong thực tế, suy nghĩ tích cực có thể giúp ai đó xây dựng một thái độ sống đối với cuộc đời tốt hơn và lạc quan hơn.

Những từ ngữ và suy nghĩ tích cực thúc đẩy những trung tâm động lực của bộ não vào hành động [17] và chúng giúp chúng ta xây dựng khả năng phục hồi khi chúng ta đương đầu với những vấn đề của cuộc sống.[18] Theo Sonja Lyubomirsky, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về hạnh phúc, nếu bạn muốn phát triển sự hài lòng, thỏa mãn suốt đời, bạn nên thường xuyên cam kết với những suy nghĩ tích cực về bản thân, chia sẻ những sự kiện hạnh phúc nhất với người khác , và thưởng thức mọi trải nghiệm tích cực trong cuộc sống của bạn .[19]

Lời khuyên của chúng tôi : lựa chọn những từ ngữ của bạn một cách khôn ngoan và nói lên chúng chậm thôi. Điều này sẽ cho phép bạn  làm gián đoạn xu hướng trở nên tiêu cực của bộ não, và như nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ cần lặp lại những từ ngữ tích cực như tình yêu, hoà bình và nhân đạo sẽ bật lên những gen giúp làm giảm sự căng thẳng thể chất và cảm xúc[20]. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn, sống lâu hơn và bạn sẽ xây dựng được những mối quan hệ sâu sắc và nhiều tin tưởng hơn với người khác - ở nhà và tại cơ quan.

Tài liệu tham khảo :
_____________________________________
[1] Some assessments of the amygdala role in suprahypothalamic neuroendocrine regulation: a minireview. Talarovicova A, Krskova L, Kiss A. Endocr Regul. 2007 Nov;41(4):155-62.

 [2]HaririAR, Tessitore A, Mattay VS, Fera F,Weinberger DR.. The amygdala response to emotional stimuli: a comparison of faces and scenes. Neuroimage. 2002 Sep;17(1):317-23.

 [3] Duhachek A, Zhang S, Krishnan S. Anticipated Group Interaction: Coping withValence Asymmetries in Attitude Shift. Journal Of Consumer Research. Vol. 34. October 2007.

 [4] The Role of Repetitive Negative Thoughts in the Vulnerability for Emotional Problems in Non-Clinical Children. Broeren S, Muris P, Bouwmeester S, van der Heijden KB, Abee A. J Child Fam Stud. 2011 Apr;20(2):135-148.

 [5] Protocol for a randomised controlled trial of a school based cognitive behaviour therapy (CBT) intervention to prevent depression in high risk adolescents (PROMISE). Stallard P, Montgomery AA, Araya R, Anderson R, Lewis G, Sayal K, Buck R, Millings A,Taylor JA. Trials. 2010 Nov 29;11:114.

 [6] What is in a word? No versus Yes differentially engage the lateral orbitofrontal cortex. Alia-Klein N, Goldstein RZ, Tomasi D, Zhang L, Fagin-Jones S, Telang F, Wang GJ, Fowler JS, Volkow ND. Emotion. 2007 Aug;7(3):649-59.

 [7] Wright, R. The Moral Animal: Why We Are, the Way We Are: The New Science of Evolutionary Psychology. Vintage, 1995.

 [8] Erasing fear memories with extinction training. Quirk GJ, Paré D, Richardson R, Herry C, Monfils MH, Schiller D, Vicentic A. J Neurosci. 2010 Nov 10;30(45):14993-7.

 [9] Generalized hypervigilance in fibromyalgia patients: an experimental analysis with the emotional Stroop paradigm. González JL, Mercado F, Barjola P, Carretero I, López-López A, Bullones MA, Fernández-Sánchez M, Alonso M. J Psychosom Res. 2010 Sep;69(3):279-87.

 [10] [Negative and positive suggestions in anaesthesia : Improved communication with anxious surgical patients]. Hansen E, Bejenke C. Anaesthesist. 2010 Mar;59(3):199-202, 204-6, 208-9.

 [11] Kisley MA, Wood S, Burrows CL. Looking at the sunny side of life: age-related change in an event-related potential measure of the negativity bias. Psychol Sci. 2007 Sep;18(9):838-43.

 [12] May I have your attention, please: electrocortical responses to positive and negative stimuli. Smith NK, Cacioppo JT, Larsen JT, Chartrand TL. Neuropsychologia. 2003;41(2):171-83.
 [13] Losada, M. & Heaphy, E. (2004). The role of positivity and connectivity in the performance of business teams: A nonlinear dynamics model. Losada M, Heaphy E. Am Behav Scientist. 2004 47 (6):740–765.

 [14] Gottman J. What Predicts Divorce?: The Relationship Between Marital Processes and Marital Outcomes. Psychology Press, 1993.

 [15] On the incremental validity of irrational beliefs to predict subjective well-being while controlling for personality factors. Spörrle M, Strobel M, Tumasjan A. Psicothema. 2010 Nov;22(4):543-8.

 [16] The value of positive psychology for health psychology: progress and pitfalls in examining the relation of positive phenomena to health. Aspinwall LG, Tedeschi RG. Ann Behav Med. 2010 Feb;39(1):4-15.
 
[17] What is in a word? No versus Yes differentially engage the lateral orbitofrontal cortex. Alia-Klein N, Goldstein RZ, Tomasi D, Zhang L, Fagin-Jones S, Telang F, Wang GJ, Fowler JS, Volkow ND. Emotion. 2007 Aug;7(3):649-59.

 [18] Happiness unpacked: positive emotions increase life satisfaction by building resilience. Cohn MA, Fredrickson BL, Brown SL, Mikels JA,Conway AM. Emotion. 2009 Jun;9(3):361-8.

 [19] Pursuing Happiness in Everyday Life: The Characteristics and Behaviors of Online Happiness Seekers. Parks AC, Della Porta MD, Pierce RS, Zilca R, Lyubomirsky S. Emotion. 2012 May 28.

 [20] Genomic counter-stress changes induced by the relaxation response. Dusek JA, Otu HH, Wohlhueter AL, Bhasin M, Zerbini LF, Joseph MG, Benson H, Libermann TA. PLoS One. 2008 Jul 2;3(7):e2576.

 [21] Positive affect and the complex dynamics of human flourishing. Fredrickson BL, Losada MF. Am Psychol. 2005 Oct;60(7):678-86.
 
×
Quay lại
Top