Tuổi dậy th.ì ở con gái và những thay đổi về sinh lý

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
Tuổi dậy th.ì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời một con người, trong giai đoạn này có nhiều biến động về tâm sinh lý ở trẻ. Việc nắm chắc những thay đổi này giúp chúng ta có thể giúp đỡ trẻ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng và trường thành toàn diện cả về thể chất lẫn tâm hồn.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc loạt bài về TUỔI dậy th.ì với hy vọng cung cấp cho các bạn những kiến thức thiết thực nhất liên quan đến giai đoạn dậy th.ì ở trẻ. Trong khuôn khổ của bài này chúng tôi xin đề cập đến các vấn đề về giai đoạn dậy th.ì ở nữ: thời điểm, thời gian, sinh lý…

Thế nào là thời kỳ dậy th.ì? Nó sẽ xuất hiện vào lúc nào?

dậy th.ì là chỉ giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên.

Ở trẻ dưới 8 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ đã có sự phân biệt, chiều cao và thể trọng của cơ thể tăng rất nhanh nhưng không có sự khác biệt nhiều về giới tính. Đó là do công năng tuyến sinh dục của cả nam và nữ đều ở trong trạng thái bị ức chế, nồng độ hoóc môn sinh dục trong cơ thể cũng rất thấp.

Trung bình sau 11 tuổi (phạm vi là 9-12 tuổi), đặc trưng giới tính của trẻ em gái mới dần dần phát triển, biểu hiện chủ yếu là hai bên vú bắt đầu nhô lên, đầu vú to dần và màu sắc cũng thẫm dần; nách và cơ quan sinh dục ngoài bắt đầu xuất hiện lông. Môi lớn, môi bé cũng thẫm lại và lớn lên, âm hộ bắt đầu xuất hiện những chất dịch màu trắng. Cơ quan sinh dục trong cũng phát triển, chẳng hạn như âm đạo trở nên rộng, niêm mạc dày và có nhiều nếp nhăn, ống dẫn trứng dày lên. Thông thường, vào khoảng 13 tuổi (phạm vi 10-16 tuổi), cô gái sẽ thấy kinh lần đầu và 2-5 năm sau sẽ xuất hiện hiện tượng rụng trứng, là lúc công năng sinh dục phát triển hoàn thiện. Sự phát triển đặc trưng giới tính của trẻ em gái từ khi bắt đầu cho đến khi phát dục hoàn toàn mất khoảng 4 năm (phạm vi 1,5 – 6 năm).

Thời gian bắt đầu dậy th.ì ở mỗi người khác nhau do yếu tố di truyền, sức khỏe, tình trạng dinh dưỡng, khí hậu, độ cao so với mặt biển, điều kiện kinh tế, thói quen vệ sinh… Nói chung, thời gian bắt đầu dậy th.ì của trẻ em gái thường sớm hơn so với trẻ em trai 1-2 năm. Những năm gần đây, tuổi thấy kinh lần đầu của các bé gái ở nhiều quốc gia có xu hướng sớm lên, điều này có liên quan đến sự phát triển kinh tế và sự nâng cao mức sinh hoạt. Những bé gái quá gầy hoặc quá béo, chế độ dinh dưỡng không tốt hoặc vận động quá nặng thì chậm thấy kinh lần đầu. Ngược lại, những bé gái béo vừa phải thì thường sớm thấy kinh lần đầu.

KenhSinhVien.Net-day-thi-o-nu1.jpg


Sự phát triển về ngoại hình ở tuổi dậy th.ì của nữ​

Những thay đổi về sinh lý của thời kỳ dậy th.ì:

Ở giai đoạn này, lượng mỡ tích lại dưới da dày lên, ngực và mông đã rõ nét, xương chậu và xương hông cũng nở ra, hình thành nên những đường cong mềm mại, nữ tính. Những thay đổi về hình dáng bên ngoài này chứng tỏ một đứa bé gái đang trở thành một thiếu nữ. Cụ thể như sau:

Phát triển về chiều cao:

Thường bắt đầu từ 10,5 tuổi (có thể sớm hơn 9,5 tuổi) và nhanh nhất vào lúc 12 tuổi đến lúc 14 tuổi. Chiều cao cơ thể của trẻ em gái sẽ tăng lên rất nhanh, vào thời kỳ cao điểm, mỗi năm em sẽ cao thêm 6-8 cm. Sau đó, sự phát triển chiều cao sẽ chậm dần lại, đến khi hai đầu của ống xương khép kín lại thì trẻ sẽ không cao thêm nữa. Đến khoảng 18 tuổi, chiều cao cơ thể có thể tăng khoảng 25 cm và hiếm có trường hợp cao thêm.

Phát triển tuyến vú:

- Đến tuổi dậy th.ì, vú của các bạn gái bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, mỗi cơ thể bắt đầu phát triển ở thời điểm riêng, vì vậy, chẳng ngạc nhiên khi ở cùng một lứa tuổi mà có bạn ngực phẳng còn bạn khác đã đầy đặn.
- Dấu hiệu đầu tiên nhận biết sự phát triển của ngực là quầng vú. Đây là vùng sẫm xung quanh núm vú. Đầu tiên, quầng vú dầy lên, sẫm lại. Sau đó, bầu vú nhú lên, nhọn nhọn, lớn dần và tròn trịa dần. Trong thời gian này, vú bạn có thể ngứa hoặc đau tức một chút.
- Cặp vú trưởng thành của nữ giới có cấu tạo cơ bản là mỡ. Mỡ có chức năng bảo vệ, đồng thời làm cho cặp vú được mịn màng, hấp dẫn. Bầu vú không có cơ, nhưng nó bám chắc vào cơ ngực ở trên xương sườn. Ngoài ra, nó còn được nâng đỡ bởi các cơ xung quanh và bởi các dây chằng liên kết nó với xương ở cổ, xương cánh tay và xương sườn. Núm vú là nơi tập trung nhiều đầu mút thần kinh, nhạy cảm với kích thích.
- Bên trong vú là hệ thống sinh sữa gồm các khoang sinh sữa trông như chùm nho và các ống dẫn hình cây nối vào ống dẫn chính đưa ra đầu vú. Khi bạn gái dậy th.ì, hệ thống tạo sữa bắt đầu phát triển nhưng chưa sản xuất sữa. Khi mang thai, hệ thống này phát triển hoàn thiện để sau khi sinh nở, sữa từ các khoang sinh sữa đổ vào các ống dẫn để em bé bú.
- Các tuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dầy lên làm cho đôi vú nhú lên và ngày càng đầy đặn. Kích thước vú là do tầng mỡ quyết định, còn việc tạo sữa thì do tuyến sữa bên trong đảm nhiệm. Sữa ít hay nhiều phụ thuộc chủ yếu vào chế độ dinh dưỡng và cách cho con bú sau này.
- Hình dạng cấu tạo của vú cũng khác nhau ở mỗi người, có bạn ngực lớn, có bạn ngực nhỏ. Có người núm vú chĩa thẳng về phía trước, có người núm vú hướng sang hai bên, bạn vú tròn, bạn vú ngang, bạn có vài sợi lông trên vú, bạn không … bao nhiêu phụ nữ là bấy nhiêu bộ ngực khác nhau. Cũng như sắc da, vóc người mỗi người mỗi dạng, quầng vú, núm vú có màu sắc và độ lớn rất đa dạng
- Cũng có bạn núm vú không nhô ra ngoài. Đừng lo rằng sau này khó cho con bú, vì bạn sẽ học cách kéo núm vú ra để cho con bú bình thường.
Hai bên ngực thường phát triển theo kiểu một lớn trước, một theo sau, vì thế bạn đừng ngạc nhiên nếu thấy ngực chỉ nhú một bên, chẳng mấy chốc bên kia sẽ đuổi kịp. Một điều cần phải nói là cũng như đôi bàn tay thường một to một bé, cặp vú trường thành của nhiều bạn gái cũng có một bên nhỉnh hơn bên kia. Có khi vì không biết mà bạn gái khổ sở cho rằng mình “dị dạng”. Điều đó là hoàn toàn không đúng đâu nhé




Phát triển xương chậu:

Ngay từ khi sinh, em gái đã có cấu tạo chậu hông rộng nhưng cũng tiếp tục mở rộng, phát triển ở thời kỳ này. Sự phát triển bên trong và bên ngoài của tiểu khung là đặc điểm giải phẫu đáng chú ý ở tuổi dậy th.ì.

Sự phát triển của lông ở cơ quan sinh dục

- Mọc lông bắt đầu từ 11-12 tuổi (trung bình 12-15 tuổi). Mọc lông thường xuất hiện sau giai đoạn phát triển cao nhất về chiều cao. Sau khi lông mu mọc được 6 tháng đến 1 năm thì em gái bắt đầu thấy kinh nguyệt. Lông nách thường thấy chậm hơn lông mu 2 năm.
- Khi đến tuổi dậy th.ì, cơ thể bạn gái bắt đầu xuất hiện nhiều lông, trước tiên là lông ở phần xương mu, xung quanh khu vực sinh dục dưới. Lúc đầu chỉ lơ thơ mấy sợi, sau nhiều hơn, quăn hơn. Ngoài lông mu, bạn gái còn thấy mọc thêm lông chân và lông nách, và số lượng ít hay nhiều cũng tuỳ thuộc vào mỗi người. Nếu bạn gái có nhiều lông chân hay lông nách, thậm chí có một chút ria mép thì cũng đừng băn khoăn là bạn nam tính hơn các bạn khác vì điều này không phải là yếu tố chính quy định bạn là nam hay nữ.


Tuyến mồ hôi, tuyến bã phát triển, xuất hiện mụn trứng cá và mùi cơ thể.

Dịch tiết âm đạo
- Bước vào tuổi dậy th.ì, bạn gái thấy cơ quan sinh dục nhiều khi ướt át, quần lót có dịch dính. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Chất dịch này xuất hiện ở cửa âm đạo nên thường gọi là “dịch tiết âm đạo”, nhưng vì xuất xứ từ cổ tử cung nên nó còn có tên gọi là “dịch tiết cổ tử cung”. Dịch thường có màu trắng trong, trắng **c hoặc hơi ngả vàng, có thể nhiều hay ít tùy từng cơ thể.
- Ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, dịch tiết âm đạo còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho t.inh tr.ùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi t.inh tr.ùng. Do đó nó thay đổi theo thời gian trong chu kỳ.
- Sau khi hết đợt hành kinh, bạn gái có thể thấy khô ở âm đạo và không có dịch tiết hoặc có thể thấy một trong hai dạng chất dịch: đặc dính hoặc loãng ướt. Tuy nhiên, ở khoảng thời gian giữa của một chu kì (giữa hai đợt hành kinh), bạn cũng có thể thấy dịch tiết nhiều hơn, loãng hơn, ướt át hơn. Nó trong như lòng trắng trứng, có thể hơi hồng. Cầm giữa hai ngón tay, bạn có thể kéo dài ra được. Trứng thường rụng trong khoảng thời gian này. Khi thấy dịch tiết nhiều trong khoảng thời gian này, nhiều bạn nghĩ mình bị bệnh, như vậy là nhầm đấy.
- Sau khi rụng trứng, dịch tiết dần mất đi độ ướt, trở nên đặc dính. Ở một số bạn nó biến mất hẳn. Một số bạn có dịch đặc cho đến tận kỳ kinh sau. Một số bạn khi sắp hành kinh lại có dịch loãng nên cảm thấy ướt át ở âm đạo.
- Đó là những thay đổi thông thường của dịch tiết âm đạo. Còn nếu bạn bị viêm nhiễm ở đường sinh dục, chất dịch sẽ có biểu hiện bất thường, như màu vàng sậm, màu xanh, mùi hôi tanh khó ngửi, tiết ra nhiều hơn bình thường, gây khó chịu hoặc kèm theo ngứa ngáy ở cơ quan sinh dục. Lúc đó bạn cần đi khám bác sỹ.
- Một điều nữa, bạn đừng nhầm dịch tiết âm đạo với dịch sinh dục. Dịch sinh dục là chất nhờn tiết ra khi có kích thích t.ình d.ục (có thể là kích thích về tâm lý, có thể do cơ quan sinh dục được kích thích), có chức năng bôi trơn đường sinh dục giúp cho việc giao hợp được dễ dàng hơn.


Sự hoàn thiện của tử cung và âm đạo:

Tử cung và âm đạo phát triển rất sớm và tiếp tục hoàn thiện dần. Các cơ thành tử cung trở nên rộng hơn và tổ chức phức tạp hơn. Môi trường âm đạo ở tuổi dậy th.ì lúc đầu kiềm tính sau toan tính dần.

Sự dậy th.ì bình thường do đâu gây nên? Hoóc môn trong cơ thể có thay đổi gì trong thời kỳ dậy th.ì?

Ngày nay, người ta đã biết rõ rằng vị trí quan trọng nhất của cơ thể là não.

Những thay đổi của chu kỳ buồng trứng chịu sự điều khiển của hoóc môn tuyến yên, còn sự thay đổi chu kỳ của hoóc môn tuyến yên thì lại chịu sự điều khiển của sự tiết ra GnRH. Trong thời kỳ nhi đồng, sự tiết ra GnRH của khâu não hạ chịu sự ức chế của trung khu cao cấp trong não, do vậy công năng của tuyến yên, buồng trứng cũng ở trong trạng thái bị ức chế.

Giai đoạn kinh nguyệt thường xảy ra ngay sau thời kỳ phát triển chiều cao.

Có kinh nguyệt không có nghĩa là buồng trứng đã có công năng rụng trứng, vì việc rụng trứng đòi hỏi giữa tuyến yên và vùng dưới đồi có một cơ chế tinh tế và phức tạp hơn, đó chính là sự điều chỉnh theo cơ chế phản ngược lại. Theo điều tra, trong năm đầu tiên thấy kinh, có 80% trường hợp không rụng trứng, trong vòng 2-4 năm sau khi thấy kinh lần đầu, 30 – 50% trường hợp không rụng trứng. Năm năm sau khi thấy kinh lần đầu, vẫn còn có gần 20% trường hợp không rụng trứng. Do vậy, vài năm sau khi thấy kinh lần đầu, trong buồng trứng có các noãn bào phát dục và sự tiết ra oestrogen không có sự ảnh hưởng của hoàng thể và progestagel. Do dao động về mức độ oestrogene nếu dẫn đến bong niêm mạc tử cung và xuất huyết thì thường biểu hiện thành kinh nguyệt không theo quy luật.


Sưu Tầm
 
ai đã trải qua cho cảm nhận cái nhể
 
Phụ nữ phải trải qua 3 giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mà bạn cần phải biết.

Giai đoạn dậy th.ì: việc học, áp lực làm cho kinh nguyệt không đều

Con gái ở tuổi dậy th.ì vốn dĩ là không nên lo lắng. Tuy nhiên hiện tại áp lực về việc học đã ép nhiều nữ giới phải đến phòng khám phụ khoa để khám. Bác sỹ Lâm Hoa, Trưởng khoa phụ khoa của bệnh viện Bắc Kinh, cho biết, các cô gái trong tuổi dậy th.ì đến khám phụ khoa chủ yếu là đang ở giai đoạn vượt cấp, tức là cuối lớp 9 đầu lớp 10 là nhiều nhất. Do áp lực quá lớn, ngủ không đủ, dẫn đến kinh nguyệt không đều. Nhiệm vụ học tập của các cô gái này quá nặng, bài tập trong trường ngoài trường đè nặng lên làm cho họ vất vả lắm mới hoàn thành được hết, một ngày chỉ ngủ được 4-5 tiếng. Dưới áp lực như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể.

Bác sỹ Lâm Hoa khuyến nghị, con gái ở độ tuổi dậy th.ì tốt nhất nên định kỳ tham gia các dịch vụ phòng chống bảo vệ sức khỏe, tiếp thu các kiến thức về giáo dục giới tính, kiến thức về tuổi dậy th.ì và nên thường xuyên tư vấn bác sỹ về sức khỏe tâm lý. Đó là một trong những cơ sở để đảm bảo cho sức khỏe sau này.

Thời kỳ mang thai: công việc bận rộn không có lợi cho sức khỏe thai nhi

Cuộc đời hoàn chỉnh của một người phụ nữ không thể rời khỏi quá trình sinh dục, mang thai. Thời gian mang thai của phụ nữ kéo dài khoảng 40 tuần, trong những chuỗi ngày dài này, ngoài việc định kỳ kiểm tra sức khỏe trước khi sinh, phụ nữ còn phải làm tốt các công việc như ăn, mặc, nghỉ ngơi, đi lại và cả công việc để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và sự phát triển bình thường cho thai nhi.

Bác sỹ Lâm Hoa đặc biệt khuyến nghị, phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên quá vất vả, nhất định phải chú ý nghỉ ngơi.

Thời kỳ mãn kinh: xuất hiện triệu chứng không nên chịu đựng

Trong thời kỳ mãn kinh, estrogen trong cơ thể đã ở trong xu hướng đi xuống, ngực và các bộ phận sinh dục trong ngoài chịu sự hỗ trợ của estrogen đều có dấu hiệu lão hóa suy thoái. Ngoài ra, một số phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có thể xuất hiện lo lắng, trầm cảm, cáu gắt, dễ kích động, mất ngủ và một số triệu chứng khác, một số người thậm chí còn vui buồn thất thường, tính cách biểu hiện khác với ngày thường. Phụ nữ mãn kinh nếu xuất hiện các triệu chứng khuyến nghị nên đến bệnh viện khám, không nên chịu đựng một mình.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hãy quan tâm đến sức khỏe sinh sản của mình. Đó chính là tương lai và hạnh phúc lâu dài của bạn
 
×
Quay lại
Top