ứng dụng phân tích thể tích trong ngành công nghệ thực phẩm

khacthua

***HÒA-CỎ DẠI***
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/1/2011
Bài viết
275
Ngày nay cuộc sống con người ngày càng được nâng cao trong khi môi trường sống đang bị ô nhiễm thêm từng ngày.Trước thực tế đó,tầm quan trọng của ngành phân tich thể tích được nâng thêm từng bậc ,hiện phân tích thể tích góp một phần không nhỏ trong việc giữ gìn,bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.Đặc biệt,một trong những lĩnh vực ứng dụng kĩ thuật phân tích thể tích một cách thiết thực đến cuộc sống hằng ngày của chúng ta là ngành công nghệ thực phẩm.


Phương pháp phân tích thể tích là một phương pháp xác định hàm lượng các chất nhanh chóng, đơn giản, có thể áp dụng cho những khoảng hàm lượng tương đối rộng và trong nhiều trường hợp có độ chính xác không kém gì các phương pháp phân tích hoá lý hiện đại. Phương pháp phân tích thể tích luôn luôn có trong các phòng thí nghiệm cho dù là hiện đại nhất, hiện nay nó được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn.

Phương pháp phân tích thể tích là phương pháp định lượng hoá học dựa vào việc đo thể tích của dung dịch thuốc thử đã biết chính xác nồng độ (gọi là dung dịch chuẩn) cần dùng để phản ứng hết với chất cần xác định (gọi là chất định phân) có trong dung dịch cần phân tích. Từ đó tính ra hàm lượng chất cần xác định có trong dung dịch phân tích.


1.Chuẩn độ trực tiếp: Xác định hàm lượng axit có trong giấm và rượu vang.
a)Nguyên tắc:
Tổng lượng axit có trong dấm hoặc rượu vang có thể xác định bằng một bazơ chuẩn theo phương pháp chuẩn độ thông thường. Tổng lượng axit xác định được trong dấmđược tính theo axit axetic bởi axit này chiếm chủ yếu trong đó mặc dù cũng có những axit khác trong mẫu. Tương tự như vậy, tổng lượng axit có trong rượu vang được tính theo phần trăm axit tactric, cho dù trong mẫu còn có những axit khác.
Hàm lượng axit trong hầu hết các mẫu dấmđều vào khoảng 5% (trọng lượng/thể tích)
quy ra axit axetic và các mẫu rượu vang là dưới 1% (trọng lượng/thể tích) quy ra axit tactric.
b)Dụng cụ và hóa chất:
- Dung dịch NaOH 0,1M (fixanal)
-Chất chỉ thị phenolphthalein
-Các dụng cụ cần thiết cho phân tích thể tích

c)Cách tiến hành:

− Với một mẫu dấm (lượng axit có trong chai dấm có thể bị giảmđi nếuđể ngoài
không khí, do vậy mẫu lấy để phân tích phải lấy từ chai đượcđậy nút kín): Dùng pipet lấy chính xác 25,0ml mẫu cho vào bìnhđịnh mức 250ml rồi định mức bằng nướccất tới vạch, lắc đều. Từ bình định mức này lấy ra 50,00ml dung dịch cho vào bình nón loại 250ml rồi thêm khoảng 50ml nước cất nữa. Thêm vàođó 1~2giọt chất chỉ thị phenolphthalein (lượng chỉ thị có thể tăng lên để đảm bảo sự thayđổi mầu có thể nhìn thấyđược là dễ dàng nhất) rồi chuẩnđộ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M tới khi dung dịch có mầu hồng (không mất mầu trong khoảng 30giây)
Tính lượng axit trong mẫu dấm theo hàm lượng phần trăm (trọng lượng/thể tích) axit axetic CH3COOH (60,053g/mol)
−Với một mẫu rượu vang: Dùng pipet lấy chính xác 50,00ml mẫu cho vào bình nón loại 250ml rồi thêm khoảng 50ml nước cất. Thêm vàođó 1~2 giọt chất chỉ thị phenolphthalein chuẩnđộ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M tới khi dung dịch có mầu hồng (không mất mầu sau khoảng 30giây).
Tính lượng axit có trong mẫu rượu vang theo hàm lượng phần trăm (w/v) axit tactric
C2H4O2(COOH)2(150,09g/mol)

2.Chuẩn độ ngược:Xác định hàm lượng Nitơ trong thịt và sản phẩm từ thịt.

a)Nguyên tắc:
Phân huỷ phẫn mẫu thử bằng axit sulfuric đậm đặc, dùng đồng (ll) sulfat làm chất xúc tác, để chuyển hóa nitơ hữu cơ thành các ion amoni; kiệm hoá, chưng cất amoniac giải phóng vào trong dung dịch axit boric dư, chuẩn độ bắng axit clohydric để xác định amoniac liên kết với axit boric và tính hàm lượng nitơ của mẫu từ lượng ammoniac tạo thành

b)Cách tiến hành:
b.1 Chuẩn bị mẫu thử
Dùng máy xay thịt (6.1) xay mẫu ít nhất hai lần và trộn đều để thu được mẫu đồng nhất. Bảo quản mẫu đã đồng nhất trong vật chứa kín khí, đậy nắp vật chứa và bảo quản sao cho không làm giảm chất lượng và thay đổi thành phần của mẫu. Phân tích mẫu càng sớm càng tốt, chỉ trong vòng 24 h sau khi đồng hoá.
b.2 Phần mẫu thử
Cho một ít chất điều chỉnh sôi (5.8) vào bình Kjeldahl (6.4) sau đó thêm khoảng 15 g ka li sulfat khan (5.2) và 0,5 g đ ng (ll) sulfat (5.1).
Cân khoảng 2 g mẫu thử (8.1) (hoặc 1,5 g đối với mẫu giàu chất béo), chính xác đến 0,001 g, cho lên giấy không thấm mỡ (6.2).
Chuyển giấy không thấm mỡ và phần mẫu thử vào bình Kjeldahl.
b.3 Xác định
Thêm 25 ml axit sulfuric (5.3) vào bình Kjeldahl. Trộn nhẹ bằng cách xoay bình chứa chất lỏng. Có thể chèn bầu thuỷ tinh hình quả lê vào cổ bình bằng cách cho đầu nhọn xuống dưới, nếu cần.
Đặt bình ở tư thế nghiêng (nghiêng khoảng 40o so với chiều thẳng đứng) lên thiết bị gia nhiệt (6.6). Đầu tiên, đun nhẹ bình cho đến khi ngừng sủi bọt và mẫu hoàn toàn hoá lỏng. Sau đó phân huỷ bằng cách cho sôi mạnh, thỉnh thoảng xoay bình, cho đến khi dịch lỏng trở nên trong suốt và có màu xanh lam nhạt. Giữ dung dịch lỏng sôi thêm 90 min.
Tổng thời gian phân huỷ không ít hơn 2 h. Tiến hành cẩn thận không để chất lỏng ngưng tụ chảy tràn ra ngoài bình. Tránh làm thất thoát quá nhiều axit sulfuric do bị quá nhiệt trong quá trình phân huỷ, điều này có thể dẫn đến hao hụt nitơ.
Để nguội đến khoảng 40 oC và cẩn thận thêm khoảng 50 ml nước. Trộn đều và để nguội.
Dùng ống đong rót 50 ml dung dịch axit boric (5.5) vào bình nón dung tích 500 ml, thêm 4 giọt dung dịch chỉ thị (5.7), trộn đều và đặt bình dưới bình ngưng của thiết bị chưng cất (6.5) sao cho đầu ra của ống nối nhúng trong chất lỏng.
Xử lý lượng chứa trong bình Kjeldahl bằng một trong những cách sau đây:
• Trong trường hợp chương cất bằng hơi
Chuyển lượng chứa trong bình Kjeldahl sang thiết bịchưng cất và tráng bình bằng khoảng 50 ml nước.
Dùng ống đong cho thêm 100 ml dung dịch natri hydroxit (5.4), rót cẩn thận dọc theo độ nghiêng cổ bình sao cho hai lớp trong bình không bị khuấy trộn. Gắn ngay bình cầu vào đầu phun của thiết bị chưng cất. Đun nóng dung dịch kiềm bắng cách cho hơi đi qua cho đến sôi và giữ sôi trong 20 min. Đầu tiên đun nóng nhẹ đễ giảm thiểu sự sủi bọt. Thể tích thu được của dịch cất phải ít nhất là 150 ml.
• Trong trường hợp chung cất bình thường
Cẩn thận pha loãng lượng chứa trong bình Kjeldahl bằng khoảng 300 ml nước và xoay bình. Chuyển vào bình 1 lít, nếu cần. Sau khoảng 15 min , dùng ống đong cho thêm 100 ml dung dịch natri hydroxit (5.4), rót cẩn thận dọc theo độ nghiêng cổ bình sao cho hai lớp trong bình không bị khuấy trộn. Gắn ngay bình vào đầu phun của thiết bị chưng cất.
Chưng cất ít nhất 150 ml dịch lỏng, ngay cả khi hỗn hợp sôi không đều. Tiếp tục chưng cất cho đến khi hỗn hợp bắt đầu sôi hoặc cho đến khi thu được 250 ml dịch cất. Đảm bảo rằng dịch cất thực sự nguội và tránh để cho dung dịch axit boric ấm lên.
Trong cả hai trường hợp, hạ thấp bình nón ngay trước khi kết thúc chưng cất, sao cho đầu ra của ống nối cao hơn mức dịch lỏng. Tráng đầu ra của ống nối trên dịch lỏng (phía trong và phía ngoài) bằng một ít nước. Kiểm tra việc kết thúc chưng cất amoniac bằng giấy quỳ đỏ, đã được làm ấm bằng nước cất; màu không được ảnh hưởng bởi dịch lỏng chảy nhỏ giọt từ bình ngưng. Ngừng gia nhiệt. Nếu cho thấy chưa hoàn thành quá trình chưng cất, thì tiến hành phép xác định mới, tuân thủ các hướng dẫn.
Chuẩn độ lượng chứa trong bình nón bằng dung dịch axit clohydric (5.6). Ghi lại thể tích của dung dịch axit clohydric đã dùng, tính chính xác đến 0,02 ml.
Tiến hành hai lần xác định trên các phần mẫu thử lấy từ cùng một mẫu thử.

c.Kết quả:
Hàm lượng ni tơ của mẫu, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính bằng công thức:



Trong đó
Vo là thể tích của dung dịch axit clohydnc 0,1 N dùng cho phép thử trắng, tính bằng mililit (ml);
V1 là thể tích của dung dịch axit clohydnc 0,1 N dùng cho phép xác định, tính bằng mililit (ml);
m là khối lượng của phần mẫu thử, tính bắng gam (g).
Chú thích dung dịch axit clohydric chuẩn được dùng không đúng như nồng độ đã nêu trong 5.6. thì sử dụng hệ số hiệu chỉnh thích hợp trong tính kết quả.
Kết quả là trung bình các kết quả của hai lần xác định, nếu đáp ứng yêu cầu về độ lặp lại (9.2).Báo cáo kết quả chính xác đến 0,01 g ni tơ trên 100 g mẫu.

3.Chuẩn độ thế:Xác định hàm lượng tinh bột trong sản phẩm thịt.
a)Nguyên tắc:
Đun nóng phần mẫu thử với dung dịch kali hydroxit trong etanol cho đến khi các thành phần thịt hoà tan hết. Gạn, rửa cặn còn lại bằng etanol nóng, lọc, hoà tan trong axit clohydric và thuỷ phân. Xác định bằng chuẩn độ glucoza tạo thành


b)Cách tiến hành:
b.1 Chuẩn bị mẫu thử
Dùng máy xay thịt (7.1 ) xay mẫu ít nhất hai lần và trộn đều để thu được mẫu đồng nhất. Bảo quản mẫu đã đồng nhất trong vật chứa kín khí, đậy nắp vật chứa và bảo quản sao cho không làm giảm chất lượng và thay đổi thành phần của mẫu. Phân tích mẫu càng sớm càng tốt, chỉ trong vòng 24 h sau khi đồng hóa.
b.2 Phần mẫu thử
Cân khoảng 25 g mẫu thử (9.1), chính xác đến 0,1 g, cho vào cốc có mỏ 500 ml hoặc 600 ml. Nếu khối lượng tinh bột trong phần mẫu thử dự đoán lớn lơn 1 g, thì giảm khối lượng phần mẫu thử cho phù hợp.
b.3 Tách tinh bột
Cho 300 ml dung dịch ka li hydroxit trong etanol nóng (6.1) vào phẫn mẫu thử trong khi liên tục khuấy bằng đũa thuỷ tinh và đậy cốc có mỏ bằng mặt kính đồng hồ. Đun trên nồi cách thuỷ (7.2) trong 1 h, thỉnh thoảng khuấy. Gạn dung dịch qua giấy lọc (7.3) và dùng etanol nóng (6.2) rửa lượng tinh bột trên giấy lọc với sự hỗ trợ của đũa thủy tinh có đầu được bọc cao su. Giữ giấy lọc ướt.
Chú thích Trong một số trường hợp, cho ly tâm tốt hơn lọc.
b.4 Thuỷ phân
Dùng đũa thủy tinh để tách chất kết tủa trên giấy lọc. Khoét một lỗ trên giấy lọc và rửa tinh bột qua lỗ bằng 100 ml dung dịch axit clohydric nóng (6.3) cho vào cốc có mỏ 250 ml. Đậy cốc có mỏ bằng mặt kính đồng hồ và ngâm cốc vào nồi cách thuỷ đang sôi trong 2,5 h, thỉnh thoảng dùng đũa thuỷ tinh để khuấy dung dịch.
Làm nguội dung dịch và trung hoà bằng cách nhỏ từng giọt dung dịch natri hydroxit (6.5), tiến hành cẩn thận sao cho pH không quá 6,5; kiểm tra độ pH bằng máy đo pH (7.9).
Chuyển hết hỗn hợp vào bình định mức 200 ml, rửa bằng nước, thêm 3 ml Dung dịch I (6.6) và sau khi trộn đều thêm 3 ml Dung dịch II (6.6), pha loãng đến vạch.
Trộn đều và lọc qua giấy lọc gấp nếp (7.3). Ngay trước khi dùng pipet lấy phần dịch lỏng sử dụng cho giai đoạn tiếp theo, kiểm hoá dịch lọc làm chuyển sang xanh bromotylmol (6.4) bằng cách thêm 1 hoặc 2 giọt dung dịch natri hydroxit (6.5).
b.5 Xác đ ịnh glucoza
Nếu chưa biết hàm lượng tinh bột xắp xỉ của mẫu, thì tiến hành phân tích sơ bộ đ ể ước tính.
Pha loảng phần dịch lỏng (V2) của dịch lọc (9.4) bằng nước đến thể tích đã biết (V3) sao cho cứ 25 ml dung dịch pha loãng chứa từ 40 mg đến 50 mg glucoza và không có trường hợp nào quá 60 mg glucoza.
Trộn đều và dùng pipet lấy 25,0 ml dịch pha loãng cho vào bình nón (7.5). Dùng pipet lấy 25,0 ml thuốc thử đồng (6.7) cho vào bình và thêm một vài hạt trợ sôi (7.7).

Chú thích Về cơ bản, tổng thể tích của dịch lỏng ở giai đoạn này là 50.0 ml.
Lắp bình ngưng (7.6) vào bình. Cho bình cầu và bình ngưng lên lưới kim loại được phủ tấm amiăng (7.4).
Đun dịch lỏng đến sôi trên bếp ga trong khoảng 2 min và tiếp tục đun sôi nhẹ trong đúng 10 min. Sau đó làm nguội nhanh đến nhiệt độ phòng. Lấy bình ngưng ra và thêm 30 ml dung dịch ka li iođua (6.10) và thêm tiếp càng nhanh càng tốt 25 ml dung dịch axit clohydric (6.11). Đậy bình cho đến khi tiến hành chuẩn độ.
Chuẩn độ iot đã giải phóng bằng dung dịch natri thiosulfat chuẩn (6.9). Khi dung dịch có màu vàng nhạt, thì thêm khoảng 1 ml dung dịch chỉ thị tinh bột (6.8) và tiếp tục chuẩn độ cho đến khi màu xanh biến mất.
b.6 Xác định mầu trắng
Tiến hành xác định mầu trắng theo cùng một quy trình như trong 9.5, dùng 25,0 ml nước thay cho 25,0 ml dịch lọc pha loãng.
c)Kết quả: Tính chênh lệch giữa các thể tích ghi lại được trong hai lần chuẩn độ, biểu thị bằng mililit dung dịch natri thiosulfat chính xác đến 0.1 N, theo công thức:
10 T x (Vo – V1)
trong đó
T là nồng độ đương lượng dung dịch natri thiosulfat chuồn (xem 6.9.2);
Vo là thể tích dung dịch natri thiosulfat chuẩn (6.9) cần cho phép xác định mẫu trắng (9.6), tính bằng mililit (ml);
V1 là thể tích dung dịch natri thiosulfat chuẩn (6.9) cần cho dịch pha loãng (9.5). Tính bằng mililit (ml).
Tính hàm lượng tinh bột, biểu thị bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:


trong đó
V2 là thế tích phần dich lọc chưa pha loảng (xem 9.5), tính bắng mililit (ml);
V3 là thể tích phần dịch lọc pha loãng (xem 9.5), tính bằng mililit (ml):
mo là khối lượng phẫn mẫu thử (9.2), tính bằng gam (g);
mi là khối lượng của glucoza được xác định được từ công thức 10 T x (Vo – V1) bằng cách đối chiếu trong Bảng 1 hoặc Hình 1, tính bằng miligam (mg); 0,9 là hệ số chuyển đổi khối lượng glucoza m1 tương ứng với khối lượng tinh bột.
Lấy kết quả chính xác đến 0,1 %.
 
cho hoi nganh nay co loi ich nhu the nao khi dua vao trong hoat dong va doi song hang ngay cua con nguoi , con xa hoi the ki 21 nay
 
×
Quay lại
Top