Việc làm cho sinh viên mới ra trường: dễ và khó

zinle

Thành viên
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
5
Việc làm cho sinh viên mới ra trường: dễ và khóTháng 7 là thời điểm sinh viên (SV) vừa tốt nghiệp (TN) tất bật đi tìm việc. Kiếm tìm cơ hội lập nghiệp tại những đô thị lớn với tấm bằng ĐH trong tay liệu có dễ dàng và đạt kỳ vọng của họ? Khó, dễ tuỳ ngành.

Tài chính - ngân hàng (NH) là một ngành hiện đang "hot". Số DN kinh doanh NH ngày càng nhiều, nên nhu cầu nhân lực cho ngành này ở những TP lớn như HN hay TPHCM là không ít. SV ngành NH dĩ nhiên không chịu nhiều áp lực tìm việc như SV các ngành khác.

Tốt nghiệp ĐH loại khá ngành KTĐN - ĐH Quốc gia HN, ngoại ngữ tốt, Hoàng Oanh được nhiều NTD để mắt. Cô SV ngoại tỉnh tìm một vị trí phù hợp tại đất Hà thành chẳng mấy khó khăn . Chưa đầy một tháng sau khi ra trường, Oanh giữ vị trí marketing của một tập đoàn kinh doanh địa ốc nổi tiếng Singapore tại VN.

Tiền lương cao, môi trường LV chuyên nghiệp là điều khiến Oanh khá hài lòng. Với Thu Hà - NV mới "toanh" của VPBank HN, cựu SV ĐH Ngoại thương, thì ngay từ học kỳ cuối, bạn đã liên tục nhận được thư mời hội thảo tuyển dụng, tổ chức hội chợ VL của các DN nước ngoài và NH trong nước. "Cơ hội rất nhiều, tôi có điều kiện lựa chọn VL phù hợp", Hà chia sẻ.

Nhiều ngành khác như CNTT, y-dược... đều được các DN chủ động "săn" nhân lực từ trước khi SV ra trường. Rất nhiều BV lớn phía nam đã cất công đến ĐH Y khoa Huế "tranh giành" các SV khá, giỏi với nhiều mời chào hấp dẫn. Phần đông SV tại đây đều có VL ngay sau khi ra trường. Hiếu - NV mới một BV tại Nha Trang - cho biết: "Được đi làm ngay, tôi có cơ hội cọ xát thực tế, nâng cao kỹ năng và có điều kiện để học cao hơn".

Trong khi SV các ngành "nóng" kể trên khá ung dung, tự tin LV thì không ít SV các ngành xã hội, lý luận... lại "long sòng sọc"chạy tìm việc. Về quê xin việc càng khó. Ngọc- cựu SV khoa Triết (Học viện BC&TT) quyết định bám trụ HN. "Ngành của tôi có quá ít cơ hội lựa chọn, nhu cầu thì ít mà lượng người VL thì quá đông, phải chấp nhận cạnh tranh..."- Ngọc băn khoăn. Ra trường gần một năm mà vẫn chưa có việc làm ổn định, Ngọc đành làm gia sư để "cầm cự", tiếp tục rải đơn tìm việc.
Bà Nguyễn Kim Thanh - Phó phòng HC Cty Honda VN - trả lời chúng tôi câu hỏi về đội ngũ nhân sự mới được tuyển dụng: "So với 3 năm trước , nhân sự mới của Cty đạt chất lượng cao đáng kể, đặc biệt là khối kỹ thuật, mỹ thuật. Không chỉ nhanh nhạy nghiệp vụ, mà một số kỹ năng khác như giao tiếp, ngoại ngữ... đều cơ bản đáp ứng được 70% nhu cầu".

Không thể phủ nhận chất lượng ĐT chuyên môn của đội ngũ SV mới ra trường ngày càng được nâng cao, các kỹ năng cũng dần được hoàn thiện, song theo một số NTD, đó mới chỉ là điều kiện cần khi bắt tay làm việc. Cũng theo bà Thanh, điều kiện đủ để DN hài lòng với các ứng viên chính là định hướng của họ.

"Không ít ứng viên khi vào phỏng vấn thậm chí còn quên mình xin vào bộ phận nào. SV mới ra trường không thể chỉ giỏi về nghiệp vụ, điều họ cần thể hiện là họ muốn gì, đến đây để làm gì, có ý tưởng nào cho vị trí được tuyển dụng. Đó mới chính là tiềm năng mà DN nhìn thấy ở họ" - bà Thanh khẳng định.

Yếu tố chuyên ngành ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội VL của SV mới ra trường tại các đô thị lớn. Song, bên cạnh những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết, lời khuyên của nhiều NTD là các ứng viên cần thể hiện một tâm thế và mục tiêu rõ ràng, trước khi quyết định nộp đơn xin việc.
Nguồn : khoinghiep.info
 
"Không ít ứng viên khi vào phỏng vấn thậm chí còn quên mình xin vào bộ phận nào. SV mới ra trường không thể chỉ giỏi về nghiệp vụ, điều họ cần thể hiện là họ muốn gì, đến đây để làm gì, có ý tưởng nào cho vị trí được tuyển dụng. Đó mới chính là tiềm năng mà DN nhìn thấy ở họ"

Nếu bạn biết mình là ai và muốn đi về đâu thì việc tìm việc là không khó ^^
 
×
Quay lại
Top