Vô số 'bom thuốc độc' vẫn chưa được tháo ngòi nổ!?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Hàng tấn thuốc trừ sâu bị cty CP Nicotex Thanh Thái ngấm ngầm chôn xuống lòng đất nhiều năm qua mà "thần không biết, quỷ không hay". Trước đó, nghe dân "mật báo", không ít đoàn kiểm tra đã về tìm hiểu, thế nhưng chẳng đơn vị nào tìm ra.
Những con số giật mình

Đến khi người dân bức xúc, tự tay tìm kiếm và "tội ác" bị phanh phui trước ánh sáng. Dư luận không khỏi băn khoăn, liệu có còn địa phương đang "ôm" những "quả bom thuốc độc" như vậy trong lòng đất!?

Theo các chuyên gia sinh hóa, những năm gần đây, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng khá phổ biển ở nước ta, trong đó đặc biệt nguy hiểm là nhóm hữu cơ khó phân hủy. Một số chất đã nằm trong diện bị cấm sử dụng như DDT, 666... Tuy nhiên, trên thực tế, các kho bãi chứa hóa chất BVTV có từ trước lệnh cấm vẫn tồn tại.

Theo số liệu thống kê của bộ Tài nguyên & Môi trường, toàn quốc hiện có trên 1.153 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật, trong đó có 335 điểm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tại 25 tỉnh dự kiến khảo sát đã tìm thấy khoảng 70 tấn hóa chất BVTV tồn lưu trên mặt đất và ước tính khoảng 150 tấn trên cả nước. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả là số tồn dư hóa chất BVTV đã được tìm thấy ở các điểm chôn lấp lẫn với đất trên cả nước có số lượng ước tính tới 1.140 tấn.

NS-10.9-nicotex-in%20%281%29.jpg

Người dân đứng kinh hãi trước những thùng "thuốc độc" của công ty Nicotex.

Trao đổi với PV, PGS. TS Tăng Thị Chính, viện Công nghệ môi trường (viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, trong xử lý vẫn áp dụng biện pháp chôn lấp, tuy nhiên, điều quan trọng là chôn lấp đúng hay chưa đúng quy cách. Điểm chôn lấp không đúng quy cách sẽ đáng lo ngại hơn nhiều so với các nguồn tồn lưu trên mặt đất vì chúng có quy mô lớn và ít được kiểm soát hơn.

Người dân vẫn phải sống chung với "thuốc độc"!?

Tác hại khôn lường đến sức khỏe người dân

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, cục trưởng cục BVTV (bộ NN&PTNT), tất cả các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam đều rất độc hại nếu không được xử lý đúng quy trình. Khi bị chôn dưới lòng đất sẽ dễ dàng ngấm vào nguồn nước hoặc dễ dàng phát tán trong không khí, gây ô nhiễm không khí. Khi trực tiếp tiếp xúc với da sẽ gây kích ứng da, gây dị ứng hoặc các bệnh lý về da liễu rất phức tạp. Nhưng trên hết vẫn là sự nguy hiểm về ô nhiễm nguồn nước, bởi khi đã ngấm vào nguồn nước thì rất khó xử lý và gây tác hại khủng khiếp, khôn lường đến sức khỏe người dân về lâu dài.

Rải rác tại nhiều địa phương trên cả nước, không khó để nhận ra những kho "thuốc độc" nằm lộ thiên, hoặc chôn dưới lòng đất, thậm chí len lỏi giữa trường học, khu dân cư. Cách đây không lâu, dư luận cả nước rúng động khi báo chí đăng tải thông tin về kho thuốc BVTV nằm ngay trong một góc của trường THCS Đoàn Thị Điểm (Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, Phú Yên). Theo phản ánh của người dân địa phương, mỗi khi đi ngang qua kho thuốc là mùi thuốc trừ sâu xộc thẳng vào mũi, dù cửa kho đã được đóng chặt.

Theo lời đại diện trường THCS Đoàn Thị Điểm, trường có khoảng 500 học sinh, trong đó có 3 phòng học với gần 100 học sinh nằm cách kho thuốc khoảng hơn 10m. Hàng ngày, đến lớp các em phải học tập trong điều kiện môi trường không được đảm bảo nên nhà trường rất lo ngại. Được biết, các ngành chức năng từng tiến hành xử lý kho thuốc BVTV này nhưng vẫn chưa thực sự dứt điểm. Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ kiến nghị nhiều giải pháp để tiếp tục xử lý kho thuốc này.

Không ít người đã bị mắc những căn bệnh hiểm nghèo do phải "sống chung" với những kho thuốc BVTV hết đát. Nhiều nơi như Đăk Lăk, Bình Dương, đặc biệt là Yên Thành (Nghệ An) từng chôn thuốc trừ sâu. Khi bục ra, thuốc rò rỉ ra bên ngoài khiến nhiều người bị bệnh ung thư. Sau khi điều tra mới biết nguyên nhân là do kho thuốc trừ sâu chôn tại đây.

Nghệ An là địa phương có nhiều điểm tồn lưu thuốc BVTV với 913 điểm. Theo sở TN&MT Nghệ An, qua lấy mẫu tại 277/913 địa điểm để phân tích, hầu hết các địa điểm lấy mẫu đều có sự hiện diện của hóa chất BVTV trong đất. Các địa điểm tồn dư đều chứa 1- 2 loại hóa chất BVTV thuộc nhóm thuốc cấm sử dụng có độ độc tính cao và bền vững trong điều kiện tự nhiên. Lượng thuốc tồn dư đã ngấm xuống đất và ngấm vào nguồn nước ngầm đe dọa sức khỏe người dân.
Theo nguoiduatin
 
×
Quay lại
Top