Xin lỗi môi trường

Miulie

Thành viên
Tham gia
22/5/2010
Bài viết
12
Hôm nay là ngày 20/5/2012, khi mà chúng tôi, những công dân may mắn, được sống trong sự bao bọc của thiên nhiên và môi trường. Chúng tôi sinh tồn từ hàng vạn năm qua, chúng tôi lớn lên, phát triển, gây dựng nơi đây thành một cộng đồng vĩ đại, một thế giới văn minh với những phát kiến khoa học tiên tiến. Chúng tôi là loài người, người ta nói nôm na là chủ muôn loài, là bá chủ thế giới, là loài động vật có vú thông minh bậc nhất. Ôi thật là tự hào, một con người sinh ra đã có trí tuệ phi phàm, có khả năng làm việc nhạy bén, bộ não con người quả là một kiệt tác mà tạo hóa ưu ái cho chúng tôi. Chúng tôi rất thông minh, trải qua bao thế kỷ, chúng tôi trở thành những con người tân tiến, chúng tôi tạo ra những điều kỳ diệu mà không một loài động vật nào có thể làm được.

Theo như tôi được biết, trong thời kì Đồ đá, với đúng tên gọi của nó, bộ não con người chúng tôi chưa phát triển như bây giờ, nhưng chúng tôi cũng đã biết sử dụng vật dụng thô sơ để sản xuất lao động và kiếm nguồn thức ăn. Dần dần chúng tôi giao tiếp bằng ngôn ngữ và tiếng nói riêng. Có nơi hình thành cả chữ viết. Mục đích là để ghi chép lại những diễn biến lịch sử của nhân loại. Phái đấy, chúng tôi đã nghĩ được sâu xa thế rồi. Loài người chúng tôi phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó mà chia ra các chủng tộc khác nhau. Chúng tôi không nói chung ngôn ngữ, chữ viết lại càng không, nhưng chúng tôi vẫn có chung quan điểm, đó là tích cực phát triển và đổi mới. Khi con người trở nên thông minh hơn, người ta mới bắt đầu sáng chế ra những vật dụng cơ bản tân thời. Thay vì dùng sức lao động của mình, họ phát minh ra máy móc để nâng cao tiến độ và năng suất làm việc. Những phát minh ấy đã đặt nền móng cho thế giới hiện đại bây giờ. Nhờ vậy, mà chúng tôi gây dựng và phát triển nhanh chóng, khi mà những loài động vật khác vẫn chỉ sống theo bầy đàn hoặc đơn lẻ, dùng khả năng sinh tồn hiếm hoi của mình để kiếm ăn. Đến khi chúng tôi đã quá bức bối trong sự phát triển quá nhanh ấy, một cộng đồng đông đảo như loài người chúng tôi, dù là con người hiện đại, nhưng bản tính hung hãn và bất đồng như những loài thú khác vẫn còn trong nhân cách. Chúng tôi đánh chiếm lãnh thổ của nhau, như những con thú xâu xé miếng mồi ngon trong cơn đói khát. Chúng tôi tàn sát, như thể ăn thịt đồng loại. Đó người ta gọi là chiến tranh.

Sau những biến đổi, chúng tôi lại chung sống với nhau hòa bình. Có vẻ con người chúng tôi luôn muốn khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới, mà những xung đột giữa những quốc gia vẫn cứ xảy ra liên miên. Đi kèm với sự phát triển của thế giới, là những vấn nạn lần lượt ra đời. Chúng tôi cứ thế mà tiêu diệt lẫn nhau bằng tinh thần hay vũ khí tối tân.

Thế mà!
Các bạn thấy đấy, ở con người chúng tôi hội tụ những tài năng thiên phú và bộ óc phi thường. Nhưng nhìn lại, thành quả và hậu quả của những gì chúng tôi tạo ra cũng chỉ tương đương và xấp xỉ.
Chúng tôi luôn đấu tranh giành quyền lợi cho mình, mà quên mất rằng, chúng tôi đang tàn phá kiệt quệ môi trường, nơi mà chúng tôi được bao bọc và sinh sống.

Chúng tôi xây dựng nên những nhà máy, sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm phục vụ cho đời sống con người. Chúng tôi xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng mẫu mã đa dạng, thu về số tiền không nhỏ cho giới kinh doanh. Thế mà các dòng sông trong thành phố biến đổi thật nhanh chóng, màu trong xanh đã chuyển sang màu đục ngầu và hôi thối. Các loài cá và thủy sản nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Nước thải chưa được xử lí cứ thế xả xuống sông, suối, gây ra biết bao thiệt hại cho môi trường. Phải chăng người ta cho rằng điều ấy là tốt?
Chúng tôi phát minh ra các loại máy móc, robot, phương tiện được chạy bằng xăng dầu và điện. Đời sống của con người được nâng lên tầm cao mới. Con người sử dụng trí thông minh hơn là sử dụng lao động tay chân. Thế mà các tài nguyên, các giếng dầu được khai thác lại gây ra những hậu quả khó lường. Chúng tôi phải chứng kiến cảnh tượng tràn dầu, gây ra hiện tượng chết hàng loạt của các loài động vật dưới biển. Xác động vật tràn vào bờ, mùi thịt thối rữa bốc lên, nhìn mà xót xa đau lòng. Các phương tiện được chạy bằng xăng là nguyên nhân thải ra các khí độc hại ra môi trường. Để có điện, người ta chấp nhận xả lũ từ các đập thủy điện, tàn phá bao nhiêu cây cối và tài sản của nhân dân. Phải chăng người ta cho rằng điều ấy là tốt?
Chúng tôi luôn sống hết mình trong sự sáng tạo không ngừng, bởi trời cho chúng tôi con mắt tinh xảo đến không ngờ. Chúng tôi tạo ra các viên đá quý mà người ta chém giết nhau để có được. Chúng tôi biết khai thác khoáng sản như than, các loại khí đốt, đem lại lợi nhuận cho con người. Chúng tôi khai thác gỗ để xây dựng nên những công trình đồ sộ, phá rừng để tìm các loài thảo dược quý hiếm. Thế mà, các khu rừng của chúng tôi ngày càng mai một, con người khai thác đến kiệt quệ các nguồn tài nguyên từ môi trường. Chúng tôi không từ một thủ đoạn nào để chiếm lĩnh được chúng. Chúng tôi chặt phá cây, đốt rừng, để rồi khi lũ tràn về, thiếu vắng cây che chắn, đất xói mòn, bạc màu, rửa trôi…Phải chăng người ta cho rằng điều ấy là tốt?
Chúng tôi rất yêu động vật, chúng tôi lập ra các điều luật nghiêm khắc để con người đối xử tốt hơn với chúng. Có những người yêu thương động vật đến nỗi để lại cả gia tài cho chúng, xây biệt thự, thuê người chăm chút cho thú cưng. Thế mà, số lượng động vật thuộc diện cần bảo tồn lần lượt tăng. Từ hàng triệu, hàng ngàn, hàng chục, vài con, rồi tuyệt chủng. Điều này sẽ dẫn tới mất cân bằng sinh thái. Chúng tôi săn bắn không ngừng và giết hại những sinh vật đã cùng chúng tôi tồn tại bao lâu nay. Rồi con cháu chúng tôi sẽ chỉ nhìn thấy các loài động vật ấy trên trang giấy với ánh mắt hoài nghi về phía cha mẹ/ông bà chúng. Chúng tôi sẽ phải trả lời ra sao với những câu hỏi về sự biến mất của các loài động vật ấy??? Phải chẳng người ta cho rằng điều ấy là tốt?

Ai cũng biết điều ấy là không tốt, nhưng sao con người chúng tôi cứ tiếp tục quay lưng với môi trường như những đứa con bất hiếu quay lưng với cha mẹ mình. Tôi từng nhận định con người chúng tôi rất thông minh, nhưng chúng tôi đã hành động những việc ngu ngốc nhất mà các loài động vật khác không bao giờ làm. Khi chúng tôi làm điều sai, chúng tôi được dạy là phải xin lỗi. Khi chúng tôi xin lỗi, mà lời xin lỗi không thể trả lại những gì chúng tôi gây ra, chúng tôi phải đền bù thiệt hại đó. Khi chúng tôi đền bù, mà vẫn chưa xứng đáng, chúng tôi được dạy là sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Hiện tượng nhà kính, sự nóng lên toàn cầu, con người chúng ta gây dựng nên tất cả, nhưng lại có thể đánh mất nó dễ dàng thế hay sao?
Người ta đặt ra câu hỏi là, có ngày tận thế hay không? Theo giới khoa học thì 21/12/2012 chưa phải là ngày tận thế gần nhất, có nghĩa là, chúng ta đang phải đối mặt với một ngày tận thế khác không lâu nữa. Đang lo sợ như thế, tại sao chúng ta không nhìn vào thực tại, xem nguyên nhân dẫn đến diệt vong là gì?
Tôi e rằng bất kì người nào trong chúng ta cũng biết, cái nôi nuôi dưỡng loài người, môi trường, đang trong tình trạng bị đe dọa nặng nề. Chúng ta đã làm gì để bảo vệ môi trường chưa? Có đấy.
Hiện tôi đang học hè ở đất nước sạch nhất thế giới, Singapore, nơi mà bạn xả rác sẽ bị phạt rất nặng. Tôi phải công nhận là Singapre rất sạch. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng không có rác, ý thức con người mà, đến luật pháp làm sao kiểm soát được.
Suy cho cùng, chúng ta phải đặt câu hỏi cho mình, liệu trong số chúng ta ai là người có lỗi nhiều nhất?

Tôi đã từng xả rác ra môi trường, tôi đã từng sử dụng các phương tiện có hại cho môi trường, tôi là một trong những nguyên nhân sâu xa để các nhà máy hoạt động, để người ta chặt phá cây, giết hại các động vật quý hiếm, tôi chưa thể sửa chữa lỗi lầm mà tôi gây ra, tôi có lỗi với môi trường.
Tôi không thể thay mặt cả nhân loại để tạ lỗi với môi trường, vì tôi chỉ là một công dân nhỏ bé. Vì vậy, cá nhân tôi, nhân danh một tạo hóa.

Xin lỗi môi trường!
 
đúng là rất nên xin lỗi.
nhưng thay vì ngồi ns ntn, sao ko hành động?
 
không phải nơi nào cũng không có rác, ý thức con người mà, đến luật pháp làm sao kiểm soát được.
 
×
Quay lại
Top