[Y Thuật] Thuật châm cứu

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Châm cứu là một trong những phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh cổ nhất, đơn giản nhất của Y học cổ truyền Việt Nam. Nó ra đời trước phương pháp chữa bệnh bằng dược liệu. Châm là dùng đá mài nhọn (Biếm thạch) hay kim (sau này) châm vào huyệt, cứu là dùng ngải ( mồi ngải hay điếu ngải) đốt cháy gây sức nóng trên Huyệt. Phương pháp này đã được truyền bá từ lâu tới nhiều nước Phương Đông, đã tiếp tục phát triển, tổng hợp lý luận cũng như kinh nghiệm viết lên sách Linh Khu thời (770-221 trước công nguyên), đó là sách châm cứu đầu tiên của loài người. Biển Thước viết Nạn Kinh năm 282 trước công nguyên, Hoàng Phủ Bật viết Châm Cứu Giáp Ất Kinh vào thế kỷ thứ 03 sau công nguyên, năm 309 sau công nguyên Trung Quốc có nêu tên nhà nữ Y châm cứu là Bảo Cô, chữa khỏi nhiều bệnh cho nhân dân ở Nam Hải, viết sách "Cửu Hậu Bị Cấp Phương" chữa 73 loại bệnh với 109 công thức chữa bệnh bằng Châm cứu, nước ta được thừa kế nền y thuật đặc biệt này và phát huy phát triển đến ngày nay.
I. Một số nét về lịch sử Châm cứu Việt Nam.
nước ta, Châm cứu được sử dụng lâu đời, sử sách đã ghi từ thời Hùng Vương đã có An Kỳ Sinh( người Đông Triều) châm cứu giỏi, chữa khỏi bệnh cho Thôi Văn Tử, từ thế kỷ thứ II trước công nguyên đời Thục An Dương Vương, danh y Thôi Vỹ đã làm rạng rỡ cho y thuật Châm cứu thời bấy giờ, đã chữa khỏi bệnh cho Ứng Huyền và Nhâm Hiệu ( trích truyện Lĩnh Nam Trích Quái), sách Lê Quý Đôn - Việt Nam có viết: Vào thế kỷ thứ III, nước ta có nhà nữ châm cứu Việt Nam là Bảo Cô chữa khỏi nhiều bệnh cho nhân dân ở Nam Hải, Đời Nhà Lý (thế kỷ 11) có Khổng Minh Không Thiền Sư Nguyễn Chí Thành ở Sơn Nam (Hà Nam Ninh) chữa khỏi bệnh cho Vua Lý Thần Tông bằng châm cứu.
Đến thế kỷ thứ 14 danh y Trâu Canh cứu sống Hoàng Tử Hạo chết đuối bằng phương pháp Châm cứu. Sau này Hoàng Tử Hạo là Vua Trần Dụ Tông.
Tuệ Tĩnh, Ông sinh vào thời nhà Trần (1225 – 1399), Năm 22 tuổi thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong thứ 11(1351) nhưng không ra làm quan. Ông chuyên tâm nghiên cứu y thuật, đặc biệt Châm cứu Ông ghi chép việc dùng Châm cứu chữa một số bệnh trong bộ Hồng Nghĩa Giác Y Thư và Bộ Nam Dược Thần Hiệu.
Đến thế kỷ thứ 15 đời nhà Hồ, Danh Y Nguyễn Đại Năng phụ trách Quảng tế thự, soạn bộ (Châm cứu tiệp hiệu diễn ca), và Nguyễn Trực dùng phép ấn, nắn, cứu huyệt để chữa bệnh cho trẻ em ( Bảo Anh Lương Phương)
Thế kỷ thứ 17 Lý Công Tuân viết Châm Cứu Thủ Huyệt Đồ và Châm Cứu Tiệp Hiệu Pháp bằng chữ nôm đã mở ra một thời thừa kế, và phát triển châm cứu.
Thế kỷ thứ 18 Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong bộ Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh có sử dụng châm cứu chữa một số bệnh về nhi khoa.
Thế kỷ 20 Vũ Bình Phố viết bộ ( Y Thư Lược Sao) bằng chữ Hán có nói về Châm cứu.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nền châm cứu nước ta tuy bị coi rẽ, nhưng cũng có những thầy thuốc tây y và đông y làm châm cứu. Hình thức phổ biến trong nhân dân được chia ra 03 vùng miền khác nhau như: Miền Trung (Miền xuôi) là dùng chích lễ và cứu (chữa những bệnh như tràng nhạc, cứu bỏng chữa các bệnh kinh niên mãn tính như phong thấp, tê bại...); ở miền Bắc là phương pháp đốt bất đèn, ở miền Nam là phương pháp nhể (Bầu, giác hơi?), hay chích lể là thịnh hành trong nhân dân.
Sau cách mạng tháng 08/1945 nhất là sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc năm 1954 cũng như một số di sản khác, nền y thuật Châm cứu được Đảng, Chính phủ coi đó là vốn quý của dân tộc ta cần thừa kế, phát huy, và phát triển để phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
châm cứu có đau lắm ko, nhìn mấy cây kim dài dài thấy ghê quá =.=
 
×
Quay lại
Top