10 bí quyết của người thành đạt cao

meo208

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2011
Bài viết
88
10 bí quyết của người thành đạt cao


h78.jpg
Dưới đây là mười câu hỏi có thể giúp bạn thẩm định xem mình có hội đủ những yếu tố cần thiết để trở nên người thành đạt cao. Để đạt kết quả tốt nhất, hãy trả lời những câu hỏi này bằng cách tự đánh giá nghiêm túc chính mình.
1. Có thực sự muốn trở thành người thành đạt cao không?
Để trở thành người thành đạt cao đòi hỏi phải đầu tư cho bản thân một cách cơ bản và phải biết giữ kỷ luật bản thân rất nghiêm túc. Người thành đạt cao thường ngày đêm trăn trở với riêng mình.Khi làm việc trong một môi trường náo nhiệt, họ tìm sự yên tĩnh trong tư tưởng bằng cách ngăn chặn không cho lọt vào tâm trí tất cả những gì ở xung quanh có thể làm phân tâm. Thứ đến, người thành đạt cao thường xuyên ở trong các hoàn cảnh mới. Đối với nhiều người, việc dọn tới một địa phương mới, đảm nhận một công việc mới, hoặc khai phá một con đường chưa ai vạch ra cũng đủ làm họ khiếp vía. Những người thành đạt cao sẵn sàng đón nhận các rủi ro ấy. Thứ ba, người thành đạt cao thường phải chịu cảnh hẩm hiu bị các đồng nghiệp gạt ra rìa. Nếu bạn nghiên cứu tiểu sử những người thành đạt cao, những người thân cận nhất của họ cũng thường không tài nào tin được tương lai lớn của họ.
2. Có một thôi thúc nội tâm mãnh liệt muốn vươn lên không?
Thôi thúc sáng tạo, thành công, vươn tới những kinh nghiệm mới giống như một lò xo bị nén trong lòng người thành đạt cao.
3. Đối với bạn điều gì là quan trọng nhất?
Câu hỏi chính của người thành đạt cao không bao giờ là "Bạn đã làm gì?" mà là "Bạn đã trở thành người như thế nào?". Thước đo chân giá trị một người là ở những gì người ấy quý trọng. Bạn đặt bao nhiêu giá trị vào những phẩm chất như: lòng tự trọng, niềm tự hào thành đạt, nhân sinh quan tích cực - là những nhân tố tối cần thiết để trở nên người thành đạt cao.
4. Sẵn lòng đầu tư những gì?
Thành đạt cao đòi hỏi một khối lượng năng lực, thời gian, nỗ lực và tâm nguyện lớn. Câu trả lời là bạn phải sẵn sàng đầu tư tất cả mọi thứ cần thiết.
5 Sẵn lòng chịu đựng đến mức nào?
Các vấn đề của cuộc sống như dòng thác thế nào cũng đổ xối xả xuống cá nhân có quyết tâm trở nên người thành đạt cao. Người quyết chí thành đạt cao phải học chịu dựng gian khổ và chuyển những khó khăn thành cơ hội.
Phàn nàn bị đời bạc đãi, ca cẩm những chướng ngại gặp phải chỉ có hại mà thôi. Khi đường đi trở nên khó: chỉ những kẻ yếu đuối mới kêu than; người thành đạt cao "sang số" và đi tiếp.
6. Sẵn lòng từ bỏ những gì?
Hầu hết mọi người đều mãn nguyện với việc tìm kiếm những tiện nghi hơn là chịu khó tiến xa hơn. Một khi đã quyết chí trở nên người thành đạt cao bạn sẽ khám phá ngay rằng bạn phải thường xuyên từ bỏ những thú vui trước mắt để vươn tới các mục tiêu dài hạn.
7. Sẵn lòng đảm nhận trách nhiệm đến mức nào?
Hàng triệu người chỉ làm một công việc khi có người khác thúc và dưới sự giám sát chặt chẽ. Những người tự đưa vai ra gánh trách nhiệm khó tìm thấy hơn. Người thành đạt cao không phí thì giờ cằn nhằn về công việc đòi hỏi cao, thời gian nghỉ phép ít, hay thu nhập, lương bổng thấp. Họ chú tâm vào công việc, cải tiến cách làm, thậm chí còn để tâm nghiên cứu làm thế nào để khởi sự doanh nghiệp và cáng đáng thêm trách nhiệm. Thành đạt cao và trách nhiệm đi liền với nhau.
8. Sẵn lòng khởi sự từ chỗ đang đứng không?
Người phương Đông có câu ngạn ngữ "Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi". Mơ ước thành đạt cao có thể trở nên hiện thực chỉ khi nào bạn sẵn lòng đi bước đầu tiên rồi nhắm đích thẳng tiến. Hãy bắt đầu với những gì bạn có thể làm được rồi vươn tới những cái bây giờ bạn chưa thể làm được.
9. Có sẵn lòng tự mình suy nghĩ cho mình không?
Điều quan trọng không kém là cần đạt tới sự quân bình giữa tư tưởng và hành động. Nếu bạn sẵn lòng tự mình suy nghĩ, thay vì cứ đề cho một ai đó luôn luôn làm cái công việc suy nghĩ thay cho mình, bạn có thêm một yếu tố để trở nên người thành đạt cao.
10. Bạn sẵn lòng phát triển đến cùng tiềm năng không?
Nhiều nhân vật thành đạt cao "vang bóng một thời" mà nay thất bại bởi vì họ từ khước vươn tiếp lên đỉnh cao mới. Họ là người níu lấy thành tích đã qua.
Người leo lên đỉnh thành công rất sớm để rồi dành phần còn lại của đời mình bảo vệ những gì đã đạt được phải kể như là kẻ thất bại.
Bạn hoàn toàn có thể nếm niềm vui sâu sắc của người thành đạt cao. Vấn đề duy nhất còn lại, đó là: bạn có sẵn sàng chưa?


kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
rất bổ ích, rất đúng, nhưng hình như chưa đầy đủ cho lắm
 
5 nghề có mức lương cực “sốc”


h82.jpg
Khi thấy cô hàng xóm rinh về một chiếc xe tuyệt, ắt hẳn bạn đang băn khoăn, làm thế nào cô ấy có thể mua được nó bằng mức lương của mình.
Tuy nhiên, bạn lại không thể biết cô ấy kiếm được bao nhiêu, nếu không nhìn thấy bản thống kê thuế của họ.
Có khá nhiều người kiếm được những tấm chi phiếu khổng lồ, chúng có thể cao hơn nhiều so với trí tưởng tượng của bạn đấy.

Dưới đây là bản danh sách các công việc ở Mỹ với mức lương đáng để mọi người ao ước:

Phóng viên tốc kí
Công việc. Những phóng viên tốc kí có trách nhiệm ghi chép lại biên bản trong các phiên tòa, cuộc họp, cuộc phát biểu và những sự kiện khác, nơi mà những dẫn chứng tư liệu chính xác tuyệt đối luôn được đặt lên hàng đầu.
Mức lương đáng kinh ngạc: 51.960USD. Có thể bạn sẽ không nghĩ việc ghi chép đơn thuần lại mang đến cho bạn số tiền nhiều như vậy. Nhưng khi bạn biết rằng, người phóng viên tốc kí không được bỏ sót bất cứ từ gì trong tình huống sự truyền đạt thông tin diễn ra chóng mặt thì công việc này thật sự có ý nghĩa.
Hiệu trưởng trường tiểu học
Công việc: Hiệu trưởng trường tiểu học có trách nhiệm bảo đảm rằng, học sinh của họ được tiếp xúc với những điều kiện giáo dục thiết yếu, thông qua việc liên hệ với những người phụ trách, đánh giá trình độ giáo viên, giám sát chương trình giảng dạy, và liên lạc thường xuyên với phụ huynh.
Mức lương đáng kinh ngạc: 82.414USD. Công việc hiệu trưởng có thể kiếm được một mức lương đáng kể, thậm chí còn cao hơn 40% so với mức lương của một giáo viên tiểu học.
Nhân viên cứu thương
Công việc: Nhân viên cứu thương thường xuyên phải đối phó với những tình huống khẩn cấp, họ luôn cố gắng đem lại sự chăm sóc y tế tốt nhất, dù trong trường hợp đang vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, hay cứu chữa cho họ tại hiện trường.
Mức lương đáng kinh ngạc: 31.980USD. Khi quan sát những nhân viên cứu thương phải làm những công việc căng thẳng, thường xuyên trực điện thoại hay chấp nhận sẵn sàng hi sinh tính mạng của mình, có thể bạn sẽ cầu cho họ có được mức lương cao hơn nữa.
Nhà thiên văn học
Công việc: Nhà thiên văn học vận dụng những kĩ năng vật lý và toán học để nghiên cứu về vũ trụ và nguồn gốc của nó, bao gồm dải ngân hà, hệ thống mặt trời, và những hành tinh bên trong nó. Họ sử dụng những nghiên cứu này để phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến vệ tinh và du hành trong vũ trụ.
Mức lương đáng kinh ngạc: 95.740USD. Chúng ta không ngạc nhiên khi học vị tiến sĩ vốn được coi là chuẩn mực của cấp độ học vấn, nhưng số liệu cho thấy chỉ có 1.700 nhà thiên văn học ở Mỹ.
Nhà thiết kế thời trang
Công việc: Những nhà thiết kế thời trang thiết kế và tạo nên những mẫu mốt mới, và phụ kiện thời trang để bày bán tại các cửa hàng bán lẻ. Dù họ có làm việc vì thương hiệu của mình, hoặc người khác, nhưng họ hoàn toàn có khả năng tạo nên những trào lưu mới, hoặc tiếp bước cái đã sẵn có trong thế giới thời trang.
Mức lương đáng kinh ngạc: 71.400USD. Những nhà thiết kế tài năng luôn được kì vọng trở thành Marc Jacob tiếp theo, bận rộn với những show diễn thời trang, được những nữ diễn viên nổi tiếng mặc trang phục của mình trong những buổi lễ trao giải và sở hữu hàng triệu đô trong ngân hàng.


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Kỹ năng hòa hợp


h91.jpg
Sự hòa đồng không chỉ cần có ở môi trường học đường, mà nó còn là kỹ năng không thể thiếu đối với con người hiện đại. Để làm việc hiệu quả hơn, cần phải học cách trình bày quan điểm về những vấn đề còn đang tranh cãi, cách trò chuyện, cũng như nghệ thuật đưa ra phản hồi về hiệu quả công việc. Đó là sự lắng nghe, chung sức, chia sẻ và nhất là biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác…

1. Lắng nghe:
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến của người nói, dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân. Hãy lắng nghe và cố gắng hiểu họ. Đừng theo đuổi những ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Cũng khoan vội có những lập luận phản bác hoặc tán thành (trong suy nghĩ, khi đang nghe), chỉ khi nghe xong bạn hãy có suy nghĩ cho quan điểm của mình sau đó. “Lắng nghe” là một trong những điều quan trọng nhất làm nên thành công cho hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Không lắng nghe, không thấu hiểu thì không thể có bất kỳ một sự hòa hợp nào.
2. Chung sức:
Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả tập thể cần phải hiểu rõ mục đích cần đạt được là gì và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. Sự hòa hợp ở đây là cố gắng tôn trọng những thành viên khác để hướng tới mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về bất cứ một vấn đề nào, chỉ là đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Vì vậy, hãy thuyết phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng thực tế, không phải bằng cảm xúc ưa ghét.
3. Chia sẻ:
Đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc sẽ cởi mở và tích cực hơn, hiệu quả hơn.
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để hòa hợp, sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung.
4. Tôn trọng:
Để hòa hợp, cần phải biết tôn trọng mình và tôn trọng người đó là…
- Hãy đúng giờ.
- Không chỉ trích cá nhân: Mỗi người có mỗi cá tính và phong cách sống khác nhau. Vì vậy, không áp đặt, gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ. Chỉ thảo luận về ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả.
- Không thiên vị riêng ai theo cảm tính, thật sự hòa hợp là biết tôn trọng tất cả mọi người nói chung.
- Trình bày quan điểm bằng cách thuyết phục, hòa hợp, không tự ái và cởi mở, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều. Sau đó sẽ mềm mỏng, lịch sự chất vấn, phản biện nếu cần. "Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê bai con người của mình". Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân, sự quyết đoán sẽ trở thành cố chấp.
Mỗi ngày, bạn đều phải giao tiếp với đồng sự tại công ty và cần sự hòa hợp trong những mối quan hệ đó. Vì vậy, bạn vẫn có thể tỏ ra mình vượt trội hơn người khác, chăm chỉ, chuyên tâm trong công việc, muốn cạnh tranh để thăng tiến… đó là tham vọng của bạn. Nhưng để thích nghi với nơi làm việc, để thành công, bạn phải điều chỉnh cách ứng xử cho phù hợp với môi trường xung quanh: phải hòa hợp, không có cách nào khác. Ngoại trừ, bạn cải tạo môi trường nơi đó theo quan điểm của bạn, hoặc rời bỏ đi nơi khác để tìm… Dẫu sao, sự hòa hợp cũng dễ thực hiện và có kết quả thiết thực hơn, bạn đồng ý thế không?
Chúc các bạn thành công trong cuộc sống.


Kho kiến thưc khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
10 ngành học hứa hẹn thu nhập cao


h90.jpg
Trong bối cảnh thị trường việc làm vẫn còn nhiều bấp bênh như hiện tại, tìm được một công việc phù hợp có thu nhập cao là điều nhiều sinh viên mới ra trường luôn mong muốn. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng.
Trên thực tế, ở thời kỳ nào cũng vậy, trong khi nhiều ngành dư thừa lao động, thì vẫn có những lĩnh vực thiếu nhân tài một cách trầm trọng. Và lẽ dĩ nhiên, thu nhập của người lao động trong những ngành thiếu người thường khá hơn và có nhiều ưu đãi lớn hơn.
Khoản tiền mỗi sinh viên phải đầu tư vào việc học ở trường đại học không hề nhỏ, nên việc xác định ngành học phù hợp và "có tương lai" là điều rất quan trọng. Dưới đây là 10 ngành học có tương lai ở Mỹ, theo số liệu của Hiệp hội các trường đại học quốc gia Mỹ (NACE).
Cứ mỗi năm, NACE lại tiến hành hai cuộc điều tra đối với 900 chủ lao động và 1.800 trường cao đẳng, đại học để đưa ra danh sách những ngành học có thu nhập sau khi tốt nghiệp ở mức cao nhất. Bản báo cáo này chỉ có giá trị tham khảo.
10. Kỹ sư hệ thống
Lương khởi điểm trung bình: 58.909 USD
Mức lương đề nghị dành cho sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực chuyên ngành này đã tăng 4,4% so với năm ngoái.
9. Kỹ sư vật liệu
Lương khởi điểm trung bình: 59.826 USD
Đây là một trong những ngành đang cần nhiều nhân lực. Một báo cáo nghiên cứ gần đây cho biết, chỉ có 37% sinh viên học ngành này được cấp bằng tốt nghiệp.
8. Kỹ sư cơ khí
Lương khởi điểm trung bình: 60.345 USD
Mức lương đề nghị dành cho sinh viên ngành cơ khi đã tăng 3,2% so với một năm trước. Chỉ có 6% sinh viên tốt nghiệp ngành này bị thất nghiệp.
7. Kỹ sư điện và điện tử - viễn thông
Lương khởi điểm trung bình: 61.021 USD
So với năm ngoái, mức lương khởi điểm trung bình đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này đã tăng 2,8%.
6. Kỹ sư phần mềm
Lương khởi điểm trung bình: 62.738 USD
Đây không chỉ là ngành được chuông ở Mỹ, mà còn là chuyên ngành học được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao.
5. Khoa học máy tính
Lương khởi điểm trung bình: 63.402 USD
Lương khởi điểm đối với sinh viên thuộc chuyên ngành này đã tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
4. Kỹ sư mỏ, khai khoáng
Lương khởi điểm trung bình: 63.969 USD
Nhóm sinh viên thuộc ngành khai thác mỏ và địa chất này đã tăng mạnh trong phần lớn thập niên vừa qua.
3. Kỹ sư máy tính
Lương khởi điểm trung bình: 64.499 USD
So với năm ngoái, mức lương đề nghị đối với sinh viên thuộc nhóm ngành này đã tăng 7,6%.
2. Kỹ sư hóa chất

Lương khởi điểm trung bình: 65.618 USD
Mức lương khởi điểm với sinh viên ngành hóa chất về cơ bản không thay đổi so với một năm trước đây.
1. Kỹ sư dầu khí
Lương khởi điểm trung bình: 80.849 USD
Mức lương đề nghị trung bình đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này đã tăng 8,1% so với năm ngoái.


Kho kiến thức Khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Để thành công khi vừa học vừa làm


Vừa học vừa làm không hề đơn giản, tuy nhiên bạn sẽ "dễ thở" hơn khi biết cách sắp xếp hợp lý. Một số gợi ý dưới đây có thể giúp ích cho bạn.
Lên kế hoạch cho công việc. Trước tiên, hãy vạch ra thời hạn hoàn thành công việc, viết lên những tờ ghi chú và để chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy nhất, cả ở nhà lẫn nơi làm việc.
Tận dụng thời gian một cách tối đa, ví dụ như đọc sách khi đi xe buýt hay đi tàu, học bài thay vì xem những chương trình vô bổ…
Cân bằng cuộc sống cá nhân và công việc. Học hành rất vất vả, do đó hãy ăn uống đầy đủ, luyện tập, nghỉ ngơi và tiếp tục giao lưu xã hội ở bất cứ nơi nào.
Nếu bạn không thể hoàn thành công việc đúng hạn hay gia đình có việc gấp, hãy thông báo ngay cho sếp. Sếp có thể thông cảm và hiểu được áp lực của người vừa học vừa làm.
Luôn nhắc nhở bản thân "học để làm gì?". Một lý do thuyết phục, rõ ràng sẽ giúp bạn có động lực để quyết tâm học hành tốt hơn. Ngược lại, một lý do xa vời sẽ làm việc học cũng như công việc và cuộc sống cá nhân của bạn tồi tệ hơn.
Thông báo cho sếp biết việc học tập của bạn. Sếp sẽ tạo điều kiện cho bạn, bởi sếp hiểu đầu tư cho học hành đồng nghĩa với việc bạn quan tâm tới sự phát triển của bản thân.
Tập trung học khi ở trên lớp và tập trung làm việc khi ở công sở,
đừng để chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Nhiều công ty có chính sách khuyến khích nhân viên vừa học vừa làm. Nếu công ty của bạn có những chính sách như vậy, hãy tận dụng chúng để việc học hành và công việc thuận lợi hơn.
Nói không với những việc vặt vãnh mà bạn thường đảm nhận ở nhà cũng như nơi làm việc bởi bạn cần thời gian để chăm sóc bản thân. Ôm đồm quá sẽ khiến bạn "quá tải".

Kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Những quy tắc bất thành văn với sự nghiệp của bạn


6-6.01.png
Đừng bao giờ ăn mặc quá lố so với địa vị của bạn, đừng bao giờ bóc mẽ đồng nghiệp trong một cuộc họp, hãy ngồi cách CEO trong phòng họp ít nhất 2 ghế.... bạn có biết những quy tắc này?
Các môn thể thao có những quy tắc bất thành văn. Trong bóng chày, chạy chậm rãi quanh các gôn sau khi đánh được một cú home-run, hay chạy qua mô đất của người ném bóng trên đường về chỗ ngồi của đội bóng đều là các lỗi vi phạm. Hình phạt đối với việc vi phạm thường diễn ra ngay lập tức và rất khó chịu.
Kinh doanh cũng có những luật bất thành văn. Dưới đây là 8 trong số những luật như vậy:
Đừng bao giờ ăn mặc vượt quá địa vị của bạn. Tôi biết ăn mặc đóng vai trò quan trọng đối với thành công, cư xử như thể bạn đã sẵn sàng cho một công việc là cách tốt nhất để bạn có được công việc đó, v.v…. Nhưng đó cũng là cách chắc chắn nhất để tạo ra một cảm giác thiếu thân thiên với các đồng nghiệp hay cấp dưới của bạn. Hãy ăn mặc “đẹp” hơn một chút nếu bạn muốn – nhưng chỉ một chút thôi. Nếu không bạn sẽ bị nhìn nhận như một kẻ bon chen không biết xấu hổ. Trường hợp duy nhất quy tắc này không được áp dụng là khi bạn tự điều hành doanh nghiệp của chính mình, nhưng ngay cả thế thì bạn cũng nên ăn mặc để vừa làm nâng cao hình ảnh của bạn, vừa đảm bảo khách hàng vẫn cảm thấy thoải mái.
Đừng bao giờ bóc mẽ đồng nghiệp trong một cuộc họp. Một đồng nghiệp đề xuất ý kiến. Nó bốc mùi. Dù vậy đi nữa, bạn cũng đừng lên tiếng. Nếu bạn là một giám sát viên, và một giám sát viên khác đưa ra một đề nghị tuy kinh khủng nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến lĩnh vực của bạn, thì hãy ngồi yên trên ghế. Hãy để người khác, tốt hơn là ai đó trên quyền bạn, bác bỏ nó. Tới lúc đó bạn hãy góp lời nếu bạn có thể điều chỉnh ý tưởng đó theo hướng khả thi hơn, và đương nhiên đừng quên bày tỏ sự tôn trọng với người giám sát kia vì đã đặt ra một vấn đề quan trọng như vậy. Những ý tưởng tồi sẽ đến rồi đi, các mối quan hệ công việc mới là điều ở lại.
Đừng bao giờ ngồi cạnh CEO khi ông ấy đến thăm. Bạn bước vào phòng hội thảo. Giám đốc điều hành, vừa rời khỏi sân bay, đã có mặt ở đó. Hãy chào hỏi, giới thiệu bản thân, và rồi ngồi cách ông ấy ít nhất 2 ghế. Có những cách tốt hơn để được đối mặt với sếp. Ngồi ịch xuống bên cạnh ông ấy sẽ chẳng ích gì cho sự nghiệp của bạn cũng như chẳng thể khiến sếp cứ quay sang một bên nhìn bạn hay để ý đến bạn sau cuộc họp.
Đừng lợi dụng địa vị của mình để cư xử không thích đáng. Đây là một ví dụ kinh điển. Ở nhiều nước, đến muộn bao lâu trong một cuộc họp còn phụ thuộc vào việc bạn đứng ở đâu trong chuỗi thức ăn – vị trí càng cao bạn càng đến muộn và càng ít khả năng người khác dám phàn nàn, ít nhất là một cách công khai. Đừng lợi dụng vị trí của mình để tỏ ra khiếm nhã, thô lỗ, hay có những hành vi thiếu tế nhị. Mọi người đều sẽ nhận thấy và phẫn nộ vì điều đó.
Đừng bao giờ chỉ nhận, không cho. Bạn có một người dẫn dắt? Tuyệt! Những người dẫn dắt có thể tạo động lực, là nguồn ý tưởng, cho bạn lời khuyên và chỉ bảo tận tình. Vậy sao bạn không truyền lại những thứ đó cho người khác? Hãy dẫn dắt cho ai đó cấp dưới bạn. Nếu không mọi người sẽ thấy bạn là người nhận thì như cướp mà cho thì như kẻ hà tiện. Hãy nghĩ thế này: bạn có thể truyền cảm hứng cho một cấp dưới nào đó, nhưng cùng lúc ấy có ai đó cũng truyền cảm hứng cho bạn. Tổng hợp lại quy tắc này: Nếu bạn muốn có một người dẫn dắt tuyệt vời, trước tiên hãy trở thành người dẫn dắt tuyệt vời cho người khác.
Đừng bao giờ “mượn” ý tưởng của người khác. Chủ doanh nghiệp, CEO, giám sát viên, nhân viên hạng bét …. không quan trọng bạn là ai, hãy trả nợ khi nợ đến hạn. Nếu bạn đánh cắp một ý tưởng, nạn nhân sẽ không bao giờ quên. Và đừng bao giờ rơi vào suy nghĩ sai lầm rằng: “Uhm, họ làm việc cho tôi, và chúng ta là một đội… nên tôi chỉ là nêu ra ý tưởng thay mặt cho cả đội thôi.” Sẽ chẳng có ai có thể tha thứ cho bạn ngoài chính bạn.
Đừng bao giờ bỏ qua những tin tiêu cực. Tất cả chúng ta đều thích chia sẻ tin tức tốt lành. Tin tốt thật thú vị, nhưng tin xấu lại rất quan trọng. Tôi muốn nhận được thông báo rằng việc vận chuyển đã diễn ra đúng thời gian, nhưng tôi cần phải biết nếu vận chuyển chậm trễ để có thể liên lạc với khách hàng và đặt ra kế hoạch thay thế. (Và về phía khách hàng, hãy luôn luôn chia sẻ cho họ những khả năng xấu sớm nhất có thể - càng ít khiến họ bị động càng tốt.) Tin tốt thì rất dễ giải quyết ; còn tin xấu có thể làm nên cũng có thể phá vỡ việc kinh doanh nếu những người cần biết lại không được biết.
Đừng bao giờ nói khi bạn không có gì để nói. Chúng ta có lẽ đều biết những anh chàng lúc nào cũng phát ngôn trong mọi buổi họp, ngay cả khi anh ta chả có thông tin gì mới. Có thể bạn nghĩ việc lên tiếng chỉ là để thể hiện rằng bạn có liên quan; nhưng tất cả chúng tôi lại nghĩ bạn chỉ đang cố thể hiện rằng mình quan trọng. Và do đó chúng tôi đánh giá bạn thấp đi rất nhiều. Hãy nghĩ rằng ngôn từ là thứ gì đó rất quý hiếm, hãy sử dụng chúng một cách tiết kiệm và đúng lúc để chúng có thể phát huy tác dụng.


Khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Những nghề phổ thông dễ học, dễ làm


h97.jpg
Nghề sửa chữa máy may: Cùng với sự phát triển của ngành dệt may, hàng loạt công ty may tại các khu công nghiệp ra đời khiến nghề sửa chữa máy may đang trở thành nghề có nhu cầu nhân lực rất lớn… - Giờ học sửa chữa máy may CN
Ngành may sản xuất theo dây chuyền nên các thiết bị máy móc có vai trò rất quan trọng. Vì vậy, đội ngũ kỹ thuật viên bảo trì, sửa chữa là một phần không thể thiếu. Chỉ từ 3 đến 6 tháng, các bạn có thể ra nghề cơ bản sửa chữa máy may và có thể xin việc tại các xí nghiệp may dễ dàng.
Cấu tạo của máy may không quá phức tạp nên yêu cầu về trình độ của thợ máy cũng không quá cao. Tại các trường chuyên đào tạo về nghề này đều có hệ CĐ và trung cấp nghề phù hợp với trình độ của từng đối tượng, các trung tâm dạy nghề cũng tuyển sinh rất "thoáng", chấp nhận cả những học sinh chưa tốt nghiệp THCS.
Thầy Nguyễn Huy Đức - GV lớp sữa chữa máy may công nghiệp (TT Dạy nghề Thanh Xuân) nhận định: "Đây là nghề khá nhàn nhã, cường độ lao động không nhiều, mức thu nhập lại cao hơn công nhân may nên thu hút nhiều người học. Tuy nhiên, sửa máy là nghề cần tư duy lại đòi hỏi sự kiên trì và thực hành liên tục nên cũng cần người học có tư chất nhất định".
Một học viên (Hoàng Văn Yên - Bình Gia, Lạng Sơn) cho biết: "Mới học nghề được 2 tháng, nhưng em nhận thấy chỉ cần chịu khó thực hành, nắm vững kiến thức thầy giảng là có thể làm được việc".
* Nghề sửa điện thoại di động (ĐTDĐ): Để làm việc tại các trung tâm, cửa hàng kinh doanh, bảo hành điện thoại di động... (vị trí kỹ thuật viên), hoặc cũng có thể tự mở cửa hàng sửa chữa điện thoại đi động.
Nội dung chương trình học dành cho người bắt đầu học sửa ĐTDĐ hoặc những người học để phục vụ cho việc kinh doanh ĐTDĐ, học viên cũng có thể học chuyển tiếp lên kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
- Hệ thống các mạng Điện thoại di động tại Việt Nam.
- Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các thiết bị dùng trong nghề sửa chữa Điện thoại di động.
- Phương pháp kiểm tra nhanh và nhận diện các loại linh kiện dùng trong Điện thoại di động.
- Kỹ thuật tháo – ráp điện thoại di động. Kỹ thuật tháo – ráp và làm chân IC.
- Phân tích nguyên lý làm việc và sơ đồ khối cấu trúc của điện thọai di động.
- Thực hành sửa chữa các Pan thực tế trên các dòng máy như: Mất sóng, mất nguồn, chuông, loa, rung… của các loại ĐTDĐ màn hình đơn sắc hoặc ĐTDĐ màn hình màu thế hệ 1.
- Học viên được cấp giấy chứng nhận sau khi kết thúc khóa học, làm việc tại các trung tâm, cửa hàng...kinh doanh điện thoại di động vị trí kỹ thuật viên.
* Nghề làm bếp, làm bánh tây: Có nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề nhưng họ thành công không vì nhờ bằng cấp mà là nhờ yêu nghề, có ý chí chịu khó và kiên nhẫn
Bạn có thể học nghề trực tiếp ở các nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ. Thời gian đầu tiên bạn sẽ là thợ học việc. Sau đó, bạn làm việc tại chính những nơi mình đã học nghề hoặc ở một nơi khác hoặc tự kinh doanh. Một số nơi đào tạo nghề bếp (chính quy và ngắn hạn) như:
- Trường CĐ Công nghiệp thực phẩm TPHCM (xét tuyển); - Trường ĐH Hồng Bàng (xét tuyển khối A,D); - Trường TH Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn TPHCM (xét tuyển); - Trường TH Công nghiệp TPHCM (xét tuyển); - Trường Quản Lý Khách Sạn Việt Úc (VAAC) – TP. Hồ Chí Minh; - Trường Trung Cấp Nghề Du Lịch & Ngoại Ngữ Khôi Việt – TP. Hồ Chí Minh; - Nhà Văn Hóa Thanh Niên – TP. Hồ Chí Minh ; - Nhà Văn hóa Phụ nữ TPHCM…
* Nghề bạn nữ không nên bỏ qua: Nữ công gia chánh không đơn thuần là yếu tố thể hiện vai trò của người phụ nữ mà còn là vũ khí lợi hại để chinh phục phái mạnh và cũng là một cơ hội có nghề nghiệp ổn định. Vì thế, những khóa học trang điểm, nấu ăn, cắm hoa… thu hút không ít bạn gái trẻ.
Tại các lớp học trang điểm của Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, rất nhiều bạn nữ đang là sinh viên (SV) đăng ký theo học. Hải Như, SV năm cuối trường ĐH Văn hóa TP.HCM, chia sẻ: "Em chưa bao giờ trang điểm, chính vì thế nhiều lúc thấy nhan sắc của mình có phần… hạn chế. Sắp tới ra trường đi làm, em nghĩ mình cũng phải chăm chút hơn cho vẻ bề ngoài. Người ta vẫn nói "không có phụ nữ xấu” mà”.
Tại một lớp nghệ thuật cắm hoa tươi, hơn chục bạn nữ đang khéo léo bài trí những bình hoa trang trí cho phòng khách. Một học viên thổ lộ: "Buổi sáng thức dậy sớm, đi chợ mua hoa về cắm cũng là một thú vui của con gái tụi mình. Nhà bạn sẽ đẹp hơn, thi vị hơn, có sức sống hơn nếu có một bình hoa tươi. Bạn trai ghé nhà, thế nào cũng sẽ rất thích nếu có người yêu khéo tay, yêu hoa như thế”.
Các lớp học nghệ thuật nấu ăn vẫn thu hút đông học viên nhất. Có bạn học để cải thiện bữa ăn gia đình vốn toàn những món luộc, chiên, xào đơn giản. Có bạn lại cho biết học nấu ăn không chỉ để chinh phục chồng tương lai, mà còn nhằm… quyến rũ mẹ chồng, em chồng! "Không nên bỏ đói người đàn ông, càng không nên cho họ ăn những món ăn dở nếu như bạn muốn giữ chân người ấy” - học viên Thái Huyền (Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM) dí dỏm nói.
Nhiều lựa chọn
Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM bắt đầu ghi danh các lớp nữ công gia chánh từ ngày 2.8 và khai giảng vào ngày 15.8. Nếu hoàn thành một lớp sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm thời, học đủ 4 lớp sẽ được cấp giấy chứng nhận chính thức.
Tại Nhà văn hóa Thanh niên, bạn có thể tới đăng ký bất cứ thời điểm nào. Mỗi khóa học thường kéo dài trong vòng 1 tháng, học phí các lớp về nấu ăn, trang điểm, cắm hoa, tóc… từ 330.000 - 540.000 đồng. Riêng các lớp pha chế, trang điểm chuyên nghiệp, nghệ thuật phun thêu từ 850.000 đồng tới 2 triệu đồng. Nếu bạn học đủ 3 lớp (cơ bản, trung cấp, nâng cao) sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Trường CĐ nghề TP.HCM có tổ chức các khóa học nghề làm tóc miễn phí trong vòng 6 tháng dành cho phụ nữ trẻ chưa có nghề nghiệp ổn định hoặc khó khăn trong cuộc sống.
Chị Nguyễn Thị Kim Hoa, quản lý các lớp kỹ năng ứng dụng nghệ thuật Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM cho biết: "Nhiều em đi học để tìm kiếm cho mình một nghề nghiệp ổn định. Chẳng hạn như các em học ngành tóc với các lớp về uốn tóc, tạo mẫu tóc, cắt, nhuộm, duỗi thường học thêm gội đầu, massage mặt, nối mi, bấm huyệt, làm móng, trang điểm để sau này có thể mở tiệm làm tóc kiêm luôn làm đẹp. Với những em khéo tay và có óc sáng tạo thì học rất nhanh. Bình thường, học viên học xong 3 lớp trong 3 tháng thì có thể đi làm”. Một số bạn trẻ chưa có nghề nghiệp ổn định, sau khi theo học lớp trang điểm chuyên nghiệp 2 tháng đã có thể ra trang điểm cô dâu kiếm tiền, hoặc học lớp săn sóc da, nghệ thuật phun thêu chân mày, mắt môi… cũng có thể xin vào làm tại những trung tâm chăm sóc sắc đẹp.

Ngành nghề tuyển sinh vào các trường nghề cũng khá phong phú, đang dạng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như tin học, kế toán, nấu ăn, du lịch, khách sạn, điện, điện tử, cơ khí, tàu thủy… Những trường này tuyển sinh khá linh hoạt khi xét tuyển trong cả nước, thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THCS, THPT.

Kho kiến thưc khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
×
Quay lại
Top