Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

trongan1012

Thành viên
Tham gia
20/7/2021
Bài viết
5
Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Bên cạnh hình thức nhà nước tư sản thì nhà còn tồn tại hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vậy nhà nước xã hội chủ nghĩa có bản chất gì? Có điểm gì nổi bật và khác biệt với các kiểu nhà nước trước đó?

Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa​

Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của nhân dân lao động trong xã hội có nền tảng là giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua những đặc trưng sau:

Thứ nhất, Nhà nước xã hội chủ nghĩa có tính cưỡng chế. Tính cưỡng chế của nhà nước được thực hiện thông qua quyền lực của nhà nước tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Trong mối quan hệ này, nhà nước là chủ thể ra mệnh lệnh cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội, đối tượng này phải phục tùng ý chí của nhà nước. Song quyền lực này cũng được len lỏi trong các cơ quan thành viên của nhà nước, theo đó, các thành viên phải phục tùng tổ chức chung là nhà nước và cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

Nhà nước là tổ chức đại diện cho toàn thể xã hội, vì vậy, quyền lực nhà nước là quyền lực bao trùm đời sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Để điều phối quyền lực này thì nhà nước tổ chức thành các cơ quan chuyên môn để đảm nhiệm những công việc nhất định từ trung ương xuống địa phương.
LE_Hoang_Bich_Ngoc.jpg

Bên cạnh đó nhà nước vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động thông qua pháp luật. Pháp luật là quy tắc ứng xử của con người trong đời sống cộng đồng được nhà nước tổng hợp và ban hành dựa trên những văn bản. Nhà nước thay mặt xã hội ban hành pháp luật, cung ứng cho xã hội một loại quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân, tổ chức. Nhà nước sử dụng pháp luật, dựa vào pháp luật, là phương tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lý xã hội công bằng. Mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đều có nghĩa vụ phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật.

Thứ hai, dân chủ là thuộc tính cơ bản và nổi bật của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động. Do đó, nhà nước mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội (bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân…). Thông qua các quy định của pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nhiều hơn các quyền con người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân thực hiện các quyền dân chủ.

Thứ ba, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Thông qua đó nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Thông qua việc bầu cử dân chủ;

+ Thông qua các tổ chức xã hội để kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước;

+ Trực tiếp làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước;

+ Thực hiện quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị, tố cáo…

Tìm hiểu chi tiết tại: Phaptri.vn tin tức pháp luật xã hội mới nhất

Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam​

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Qua quy định trên ta có thể thấy bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo Hiến pháp năm 2013 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:

– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, mặc dù nhà nước là chủ thể quản lý toàn bộ xã hội trong đó có nhân dân;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam (bao gồm 54 dân tộc), là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng, trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân Việt Nam;

– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.

Đặc trưng nổi bật của bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như sau:

Thứ nhất, tính giai cấp của công nhân

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong mang ý nghĩa lãnh đạo về góc độ thực tiễn. Tính tiên phong của giai cấp công nhân được thể hiện trong quá trình đấu tranh, trung thành với lý tưởng cách mạng. Bên cạnh đó giai cấp này còn hiện hữu tài lãnh đạo nổi bật hơn các giai cấp khác bởi khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển trong giai đoạn chuẩn bị hình thành nhà nước.

Bản chất giai cấp của Nhà nước cũng thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội nhất.

Thứ hai, tính dân tộc của Nhà nước

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện của khối đại đoàn kết dân tộc. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó các chính sách xã hội cũng thể hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước đặc biệt ở vùng đồng bào các dân tộc. Mỗi dân tộc đều được bình đẳng và tuân theo pháp luật Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về: giấy tùy thân

Thứ ba, tính nhân dân của Nhà nước

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử, sử dụng quyền lực của mình thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri để nêu lên quyền và nguyện vọng đối với nhà nước. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, đối với những hành vi sai trái của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ và tham gia góp ý vào dự án chính sách, pháp luật.

Tuy nhiên, nhà nước cũng sẽ xử lý nghiêm những hành vi lạm dụng quyền của nhân dân để gây rối trật tự công cộng, làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội chung của nhân dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới, Nhà nước cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho từng cá nhân con người.

Thứ tư, tính thời đại của Nhà nước

Nhà và pháp luật luôn luôn luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội, do đó, nhà nước không phải là bất biến. Vì vậy, hiện nay Nhà nước ta đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước luôn đặt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” làm phương châm cốt lõi cho sự phát triển theo thời gian. Đồng thời nhà nước cũng chăm lo giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa.

Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể qua phương châm đối ngoại: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
Nội dung liên quan: quyền lực công cộng là gì
 
×
Quay lại
Top