Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt

Ở xã hội hiện đại, lời cảm ơn không xuất phát từ trái tim mà chỉ là câu cửa miệng. Lời xin lỗi thì cũng thật hiếm hoi và không thật tâm. Ai thật sự dùng đúng 2 từ xin lỗi và cảm ơn?
 
bài viết hay , nhưng tận 45k người xem mà có chưa được 200 người cảm ơn !:KSV@18:
 
các bạn có nhã hứng thì tham gia vào nhóm Miền Bắc tại chương trình Dám dẫn đầu của thegioididong.com nhé. Với nhiều phần quà hấp dẫn.
 
Cảm ơn vì bạn đã chia sẽ bài viêt, và xin lỗi vì không làm cho bạn vui.
Xin lỗi và cảm ơn sẽ giúp cho chúng ta cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩ hơn.
 
người VN vẫn còn xem điều này lá thứ gì đó rất lạ lẫm
 
Nói thì bik như zậy nhưng nhìu ng cứ mở miệg ra là chửi bik gì đến câu cảm ơn zí xin lỗi chứ, chủ yếu là do lối sống của mìh thôi, ^^~
 
Lòng biết ơn!

Khi nói lời cám ơn, trước hết chúng ta mang đến cho mình cảm giác hạnh phúc. Bởi không phải lúc đón nhận, mà là lúc trao đi ta mới cảm nếm được vị ngọt hạnh phúc trọn vẹn hơn.
Những khi đi gửi xe, mỗi lần được dắt xe ra trao tận tay mình, tôi luôn nhìn vào gương mặt người giữ xe, nhoẻn miệng cười và bày tỏ lòng biết ơn chân thành “Cảm ơn anh”. Mỗi lần như vậy, tôi cảm thấy rất vui vì mình vừa làm được một điều tốt đẹp cho người khác – đem đến niềm vui cho họ. Cảm giác vui còn nhân lên gấp bội khi tôi nhìn thấy gương mặt người giữ xe dãn ra, tươi lên, mặc cho mồ hôi và đôi phần nhọc nhằn trong công việc. Đó là thứ cảm xúc diệu kỳ khi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn.

Nếu bạn cảm thấy đời mình buồn chán, chẳng có gì để phải biết ơn cuộc sống, để cám ơn mọi người xung quanh, bạn hãy bình tâm để nhìn lại một cách khách quan về những điều bạn đã từng có và đang có trong đời. Bởi đâu bạn được sinh ra trong cuộc đời này? Ai đã nhọc nhằn tháng năm để nuôi bạn lớn khôn? Ai đã bên cạnh bạn để chia sẻ và đỡ nâng những lúc bạn thất bại, quị ngã? Hay sau một đêm ngon giấc, bạn mở mắt chào đón một ban mai tinh lành – chưa đủ để bạn biết ơn cuộc sống?

Bày tỏ lòng biết ơn là một thói quen, nếu mỗi chúng ta được nuôi dưỡng trong mình lòng biết ơn từ bé, nó sẽ trở thành một giá trị mang lại hạnh phúc trong suốt hành trình cuộc sống. Ngay từ trong mỗi gia đình, chúng ta hãy rèn luyện thói quen cám ơn từ những điều quen thuộc nhất: cám ơn vì thức ăn ta có mỗi ngày, không khí ta thở, cuộc sống còn phía trước, những người mang đến niềm vui cho ta từ những việc nhỏ nhặt nhất - như giúp ta lấy xe, nhường đường cho ta…

Mọi tình huống tự thân nó không tạo nên cảm giác biết ơn hay sự bực dọc. Chính cách suy nghĩ của chúng ta gán ý nghĩa cho sự việc. Trong lúc chúng ta phàn nàn về một bữa cơm không có cơm lành canh ngọt như thường ngày, thì đâu đó không ít những gia đình lại biết ơn vì đã lâu lắm rồi họ mới có một bữa ăn có thêm món dưa cà.

Lòng biết ơn cần thiết cho tình yêu, cho cảm nhận hạnh phúc và cho cuộc sống như con người cần hơi thở vậy.
 
Bàn về văn hóa "Cảm Ơn" và "Xin Lỗi" của người Việt !

Nói về “văn hóa xin lỗi” đúng là rất đa dạng.
Nhân đây tôi cũng xin kể một câu chuyện về một vị lãnh đạo một cơ quan nọ.
Trả là vị lãnh đạo này là một Giám đốc của cơ quan Nhà nước quen chỉ đạo và điều hành tại một cơ quan nọ. Một hôm có một đối tác người nước ngoài đến công tác ( Theo lời mời của một tổ chức nước ngoài thuộc một dự án X ). Trước khi đến công tác người nước ngoài đã liên hệ trước để được làm việc từ lúc a giờ đến b giờ để thu thập thông tin cho dự án X. Đến nơi Vị Giám đốc này mời vào tiếp chuyện.
Đang trong lúc nói chuyện thì vị Giám đốc này có điện thoại và đứng dậy thản nhiên trả lời điện thoại và ra ngoài đi đâu mất hút. Thấy vậy Người nước ngoài nhìn theo và nhún vai lắc đầu tỏ vẻ không hiểu và không hài lòng về cách xử sự của vị Giám đốc này.
Sau đó cuộc gặp giải tán Người nhân viên được tiếp người nước ngoài kể lại là người nước ngoài nói sau khi vị Giám đốc kia đi ra ngoài “ Tôi không hiểu tại sao người ta bỏ đi mà cũng không nói lý do!”.
Các bạn a. Thế mà vị này họp hành tổng kết thì nói nhân viên của mình sa xả về văn hóa kinh doanh về đối ngoại phải khôn khéo, giao tiếp với khách hàng phải có văn hóa có đạo đức, ...
Thế mới biết trong chúng ta chắc thường xuyên chỉ nghĩ cho riêng mình.
VD: Khi có Trẻ nhỏ thì chăm chút dạy dỗ “dạ đi con, dạ đi cháu, chào bác đi con chào Chú đi cháu hoặc phải vâng ạ chứ... “ nói chung là dạy liên tục. Nhưng tại sao khi chúng ta hòa nhập trong môi trường công việc hoặc giao tiếp bạn bè chúng ta lại thiếu lịch sự ( văn hóa ) mức cơ bản như vậy. Lời xin lỗi, lời cảm ơn sao mà chúng ta tiếc nhau đến lỗi không dám cho nhau những câu lịch sự cùng những lời lẽ giàu văn hóa. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi là mình như vậy thì liệu những lời mình dạy trẻ nhỏ liệu ít nữa nó có tiếp thu không hay nó lại giống chúng ta... Có nên chăng chúng làm mẫu cho các bé noi theo. Tương lai của đất nước và của cả chúng ta đấy.
Xin các bạn hãy vì một VietNam mang đậm nét văn hóa và một Hà Nội nghìn năm văn hóa các bạn ạ.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Bây giờ càng ngày người ta càng hạn chế nói cảm ơn và xin lỗi rồi :)
 
haizz mình nên bắt đầu học tập các nước âu mỹ về văn hóa này
 
Tôi cảm ơn mẹ khi mẹ nấu cho tôi bữa cơm ngon. Tôi cảm ơn đồng nghiệp khi nhận được sự giúp đỡ từ họ, khi được họ chúc mừng nhân dịp gì đó, được chia sẻ khi tôi không vui.
 
Chào các bạn ,
Daotr là thành viên mói . Mấy hôm nay cố gắng vào kênh mà không được . Sau cùng thì mới biết là lồi tại mình tất cả .
Ai đời vô công ty làm việc mà quên quẹt thẻ "nhân viên" .

Trời... vô được rồi , mừng hết lớn !
Cảm ơn các bạn thật nhiều về những lời chào đón đầy tình cảm dành cho người thành viên mới đã luống tuổi này . Thú vị và cảm động hơn nữa là nó lại vào đúng ngày sinh nhật thứ 80 của tôi . Chết rồi , xin lỗi .. xin lỗi các bạn tôi đã làm các bạn giật mình sửng sốt . Tiệc gia đình và các bạn mừng sinh nhật của tôi vừa kết thúc lúc 9:00 tối . Bây giờ là đã là 0 giờ ngày 07/16/12.
Thưa các bạn , tôi đã trình diện KSV đúng qui cách rồi, còn bây giờ thì xin phép các bạn để ngày khác nói tiếp. Đã khuya ai cũng ngủ rồi, đường phố vắng khộng một tiếng động .

Good night ,
Daotr .
 
Cảm ơn và xin lỗi là 2 điều cần thiết nhưng cũng không nên dùng tùy tiện quá.
 
×
Quay lại
Top