Bánh chưng

NguyễnViếtHoàngYên

Well,....
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/11/2021
Bài viết
61

Thuyết minh về chiếc bánh chưng​

  • MB:
  • TB:
Nguồn gốc: Tương truyền người làm ra bánh chưng là Lang Liêu – vi Hoàng tử thứ mười tám của đời Vua Hùng thứ sáu. Sư tích kể rằng, Vua Hùng sau khi phá xong giặc Ân rồi, trong nước thái bình, nên lo việc truyền ngôi cho con, mới hội họp hai mươi hai vị quan lang công tử lại mà bảo rằng: "Ai đem lễ vật hợp với ý của ta đến dâng cúng Tiên Vương cho tròn đạo hiếu thì ta sẽ truyền ngôi cho". Trong khi các Hoàng tử lên rừng xuống biển tìm của ngon vât la cho hơp ý vua cha, thì chỉ có Lang Liêu không biết làm thế nào vì chàng nghèo quá, nhờ có thần báo mông và sư thông minh mà làm ra đươc chiếc bánh chưng vuông tương trưng cho trời.

Hình dáng:
Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh tét miền Nam, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á. Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về.

Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.

Cách chon:
Để làm ra chiếc bánh chưng ngon không phải dễ dàng, quan trong là phải tìm đươc nguyên liêu thích hơp.

Để gói bánh chưng xanh đẹp nên
chọn lá dong - loại lá bánh tẻ (không000 quá già hoặc quá non). Khổ lá dong rộng vừa phải, mỗi bánh chưng chọn 4 chiếc lá. Trước khi gói bánh chưng, cần ngâm lá dong vào một chiếc chậu to chừng 30 - 45 phút. Sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá dong cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng lên cho ráo nước. Dùng khăn khô, sạch lau lá dong cho thật khô, dùng dao sắc cắt bớt gân lá dong cho lá mềm, dễ gói rồi mới bắt đầu gói bánh chưng. Cách làm bánh chưng vuông vắn, chắc chắn khi luộc thì lạt cũng là thứ không thể thiếu. Chọn lạt gói bánh chưng: loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2 - 4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh. Gạo nếp ngon là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên cốt bánh chưng. Khi chọn gạo nếp làm bánh chưng thì bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy, ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích. Cách làm nhân bánh chưng ngon: Chọn loại đậu xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Xay vỡ đậu xanh, ngâm trong nước chừng 1 - 2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là 8 gạo : 2 đậu. Loại đậu này bạn có thể mua tại các chợ quê thì chất lượng sẽ tốt hơn. Nhân thịt làm bánh chưng: Chọn mua loại thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon. Không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch, thái thành các miếng dài chừng 5 - 7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh. Khâu chuẩn bị nguyên liệu, vật liệu cho bánh chưng đặc biệt quan trọng để bánh có thể bảo quản được lâu dài không ôi thiu hay bị mốc. Thịt ướp dùng nước mắm, vo nếp không sạch, đãi đậu không kỹ hay rửa lá còn bẩn, không lau khô lá trước khi gói đều có thể khiến thành phẩm chóng hỏng.

Cách gói:
Thông thường có hai cách gói bánh chưng: gói bằng tay không hoặc gói theo khuôn hình vuông khoảng 20 cm x 20 cm x 7 cm sẵn có. Khuôn thường làm bằng gỗ.

Cách gói tay không thông thường như sau:

Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập.

Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới.

Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông mỗi cạnh 20 cm.

Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo.

Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh.

Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt.

Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ.

Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông.

Tiếp tục gấp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay.

Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập.

2 bánh chưng buộc úp vào nhau thành một cặp.



Với cách gói có khuôn các giai đoạn cũng được tiến hành như trên. Tuy nhiên, người ta cắt tỉa bớt lá dong cho gọn (vừa kích thước khuôn) và đặt trước các lớp lá xen kẽ nhau vào trong khuôn (3 hoặc 4 lá, nếu gói 4 lá bánh sẽ vuông đẹp hơn. Khi đó thường thì 2 lá xanh quay ra ngoài xếp tại 2 góc đối xứng nhau, và 2 lá xanh quay vào trong để tạo màu cho bánh). Sau khi đã cho nhân vào trong, các lớp lá lần lượt được gấp lại và sau đó được buộc lạt.

Cách gói bánh có khuôn thì bánh đều nhau hơn và chặt hơn do được vỗ đều gạo, nén chặt, còn gói không khuôn thì bánh được gói nhanh hơn do đỡ mất công đo cắt lá theo kích thước khuôn. Bánh được gói không khuôn thì mặt trên lá được quay ra ngoài, còn với bánh có khuôn thì mặt dưới lá lại được quay ra ngoài.

Lấy nồi to, dày với dung tích trên 100 lít tùy theo số lượng bánh đã được gói. Rải cuống lá dong thừa xuống dưới kín đáy nhằm mục đích tránh cho bánh bị cháy. Xếp lần lượt từng lớp bánh lên đến đầy xoong và xen kẽ các cuống lá thừa cho kín nồi. Đổ ngập nước nồi và đậy vung đun. Người luộc bánh thường canh giờ tính từ thời điểm nước sôi trong nồi và duy trì nước sôi liên tục trong 8 đến 12 giờ. Trong quá trình đun, thỉnh thoảng bổ sung thêm nước nóng để đảm bảo nước luôn ngập bánh (người thực hiện thường đặt sẵn ấm nước bên cạnh bếp đun bánh để tận dụng nhiệt lượng). Những chiếc bánh ở trên có thể được lật giở để giúp bánh chín đều hơn, tránh tình trạng bị lại gạo sau này. Trong lúc luộc từ 4 đến 5 tiếng, có thể lấy bánh ra, ngâm trong nước lạnh, thay một lượt nước mới khác, bánh sẽ rền, ngon hơn.

Cách dùng:
Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ.

Bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó. Cách cắt bánh vuông như vậy giúp cho mỗi miếng bánh đều có nhân đều nhau. Ngoài ra cũng thường thấy cách cắt bánh chưng vuông theo phương ngang và khi đó các miếng bánh ở giữa sẽ nhiều nhân hơn. Bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh".

Bánh chưng thường được ăn cùng với dưa hành,
nước mắm, xì dầu rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp.

Bánh chưng cũng có thể được chấm với
mật mía, đặc biệt ở một số tỉnh Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh[5][6].

Yêu cầu thành phẩm: Bánh chưng ngon phải cầm vào thấy chắc nịch, lá dong phải xanh. Khi ấn tay vào bánh lại thấy lớp vỏ rất mềm. Bánh phải có mùi thơm đặc trưng của lá dong, của nếp. Bánh khi cắt ra phải thấy màu nếp xanh ngọc. Nhân đỗ phải vàng đượm, không bị tràn ra hết phần vỏ. Thịt lợn phải có màu hồng, phần mỡ trắng, mềm, thơm. Ba lớp bánh phải được dàn đều nếp – đỗ – thịt tượng trưng cho sự đùm bọc. Bánh cũng phải để được lâu mà không bị lại gạo, mau cứng.

Cách bảo quản:
Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản.

Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh.

Ý nghĩa: Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng, bánh giầy gói ghém trong đó cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước thời bấy giờ.

Bên ngoài của chiếc bánh chưng là lá dong gói có sẵn trong tự nhiên, bên trong được chế biến từ gạo nếp, đậu xanh, hành, thịt heo,... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của dân tộc.

Chính vì vậy bánh chưng xuất hiện vào ngày Tết để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Bánh chưng Tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ, chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có.


KB: Bánh chưng, đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh mỗi dịp giao thừa đón năm mới.
 
×
Quay lại
Top