Bệnh van động mạch phổi

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Van động mạch phổi là van tổ chim ngăn cách động mạch phổi với thất phải. Rối loạn hoạt động van động mạch phổi sẽ gây tác động có hại lên chức năng của thất phải. Bình thường, tỷ lệ hở van động mạch phổi phát hiện bằng siêu âm Doppler tim ở người bình thường khá cao, song chỉ có một số ít bệnh lý van động mạch phổi (hở hoặc hẹp) thực sự gây ảnh hưởng đến tình trạng huyết động của tim phải và gây rối loạn chức năng thất phải.

I.Hẹp van động mạch phổi đơn thuần (HP)
A. Triệu chứng lâm sàng

1. Các triệu chứng suy tim phải và khó thở khi gắng sức thường xuất hiện ở tuổi 30-40 nếu bệnh không được phát hiện và điều trị từ trước.
2. Triệu chứng điển hình là tiếng thổi tâm thu tống máu ở khoang liên sườn 3-4 trái, giảm cường độ khi hít vào (do giảm chênh áp qua van động mạch phổi) đồng thời giảm cường độ hoặc mất hẳn tiếng T2.
3. Triệu chứng suy tim phải biểu hiện ở giai đoạn muộn.

B. Điện tâm đồ
1. Hình ảnh điện tim bình thường nếu HP nhẹ.
2. Trục phải, dày thất phải khi HP mức độ từ vừa-nặng. Mức độ dày thất phải trên điện tim có liên quan khá chặt với mức độ nặng của HP. Trường hợp hẹp khít van ĐMP, có thể gặp hình ảnh dày nhĩ phải.

C. Chụp tim phổi: bóng tim không to, cung động mạch phổi phồng rõ (giãn ĐMP sau hẹp), máu lên phổi ít. Bóng tim sẽ to khi đã có suy tim.
D. Nguyên nhân

1. Hẹp van động mạch phổi bẩm sinh là dạng bệnh lý hay gặp nhất (chiếm tỷ lệ 10% trong số các bệnh tim bẩm sinh).
2. Di chứng thấp tim: dính mép van gây hẹp van. Cần lưu ý rằng van động mạch phổi là van ít bị ảnh hưởng nhất do bệnh thấp tim.
3. Hẹp thứ phát do hội chứng u carcinoid gây thâm nhiễm lá van ĐMP.
4. Giả hẹp van động mạch phổi trong trường hợp tắc nghẽn đường tống máu thất phải do u trong tim hoặc túi phình xoang Valsalva.
......

Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới
ST

tài liệu....
 

Đính kèm

  • 30p503-507 Benh van DMP.doc
    52 KB · Lượt xem: 129
×
Quay lại
Top