Bí quyết Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả – 4 nguyên tắc cần biết

tngoc146

Thành viên
Tham gia
29/12/2023
Bài viết
1
Trong cuộc sống hàng ngày, việc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ đơn thuần là vấn đề về việc tiết kiệm và chi tiêu, mà còn là nền tảng quan trọng xây dựng sự ổn định và thịnh vượng cho tương lai. Sự khôn ngoan trong việc quản lý tài chính không chỉ giúp chúng ta duy trì một lối sống ổn định ngày hôm nay mà còn mở ra cơ hội cho một tương lai tài chính vững chắc.

I. Tài chính cá nhân là gì?

Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân theo như cách hiểu đơn giản nhất mà bạn có thể tiếp thu thì tài chính cá nhân là ứng dụng nguyên tắc tài chính vào việc tiền bạc của cá nhân hoặc gia đình. Tài chính cá nhân sẽ liên quan đến các vấn đề tài chính thường gặp như: chi tiêu, thu nhập, đầu tư, tiết kiệm,… Hoặc bạn cũng có thể hiểu tài chính cá nhân là việc sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó vừa giúp bạn sống thoải mái lại tránh gặp phải những rủi ro không đáng có từ cuộc sống thường ngày.

II. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Như định nghĩa có thể thấy tầm quan trọng của tài chính cá nhân với cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng vô cùng lớn đến thu nhập, chi tiêu, khoản đầu tư của bạn. Việc này mang lại một số lợi ích như:

  • Quản lý tài chính cá nhân để hiểu về tiền của mình
  • Đảm bảo tài chính ổn định nhờ quản lý tài chính đúng đắn
  • Dễ dàng lập các mục tiêu tài chính cá nhân
  • Chủ động tài chính trong mọi trường hợp
  • Quản lý và hạn chế các khoản nợ
  • Gia tăng tài sản của bạn

III. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bạn nên áp dụng

3.1. Quy tắc 6 chiếc lọ giúp cá nhân quản lý tài chính hiệu quả

Công thức 6 chiếc lọ giúp cá nhân quản lý tài chính hiệu quả

Công thức 6 chiếc lọ – bí quyết quản lý tài chính cá nhân nổi tiếng trên thế giới được giới thiệu bởi tác giả cuốn sách bạn chạy nổi tiếng “Bí mật tư duy triệu phú” của T.Harv Eker

Công thức 6 chiếc lọ - bí quyết nổi tiếng trên thế giới
Công thức 6 chiếc lọ – bí quyết nổi tiếng trên thế giới
Lọ 1: Quỹ nhu cầu thiết yếu 55%: Đây là quỹ tiền bạc sẽ chi trả cho những nhu cầu sinh hoạt cần thiết trong cuộc sống bạn mỗi tháng như: Tiền điện nước, tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền mua sắm, tiền đi lại..v.v.. Mặc dù thói quen sinh hoạt của mọi người sẽ có sự khác nhau nhất định nhưng với định mức tỷ lệ này bạn cũng có thể điều chỉnh sao cho hợp lý nhất với cách sinh hoạt của bạn.

Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn 10%: Dành cho những mục tiêu dài hạn, có giá trị lớn như mua nhà, xe, thanh toán chi phí khám chữa bệnh bất ngờ, phòng ngừa bất trắc và du lịch xa trong tương lai.

Lọ 3: Quỹ giáo dục 10%: Đầu tư cho bản thân luôn là một cuộc đầu tư không bao giờ có lỗ. Mỗi tháng chi ra 10% tổng thu nhập của bạn để đầu tư vào các khóa học kỹ năng, kiến thức hay mua cho mình những quyển sách hay, trở thành con người tri thức hơn.

Lọ 4: Quỹ hưởng thụ 10%: Đúng như tên gọi, bạn có thể dùng chiếc lọ này để tận hưởng cuộc sống, chi tiêu cho những sở thích, trải nghiệm cá nhân như mua sắm, xem phim, cafe cùng bạn bè và, chăm sóc bản thân.

Lọ 5: Quỹ tự do tài chính 10%: Nhiều người dùng chiếc lọ này để đầu tư tạo ra thêm thu nhập khác cho mình như gửi tiết kiệm, góp vốn kinh doanh và học đầu tư chứng khoán.

Lọ 6: Quỹ từ thiện 5%: Cho đi cũng là một cách để nhận lại về niềm vui và hạnh phúc. Quỹ này được lập ra để bạn có một khoản có thể giúp đỡ người thân, bạn bè hoặc là tham gia các hoạt động từ thiện…

3.2. Phương pháp 50/30/20

Phương pháp 50/30/20 là phương pháp quản lý tài chính cá nhân được nhiều người áp dụng bởi có tính thực tế cao. Nguyên tắc này dựa trên việc chia thu nhập hàng tháng ra làm 3 phần với tỷ trọng lần lượt là 50%, 30%, 20%.

Phương pháp 50/30/20 có hiệu quả tốt trong việc quản lý tài chính
Phương pháp 50/30/20 có hiệu quả tốt trong việc quản lý tài chính
50% thu nhập cho nhu cầu thiết yếu: Những khoản chi cố định như tiền điện, nước, xăng xe, ăn uống hoặc thuê nhà… Để xác định được gần chính xác nhất các khoản này, bạn có thể theo dõi hóa đơn, lịch sử chi của các tháng trước.

30% thu nhập cho chi phí linh hoạt: Những khoản chi cho mục này bao gồm: mua sắm, chi phí phát sinh, giải trí… Nếu có thể bạn nên hạn chế chi tiêu ở khoản này vì suy ra đây không phải là mục chi tiêu thiết yếu và đôi lúc bạn chỉ đang mua sắm theo cảm tính của mình mà thôi.

20% còn lại cho tích lũy: Đây là khoản tiền mua được sự yên tâm cho bạn và gia đình. Tuy nhiên nếu tình hình tài chính chưa quá ổn định, bạn có thể cân nhắc thử nghiệm trước khoảng 10 hoặc 15%, sau đó tăng dần lên. Nếu nhóm chi phí linh hoạt được giảm bớt, nhóm tích lũy của bạn sẽ có thể được tăng lên.


IV. Bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

4.1. Lập mục tiêu tài chính cá nhân chi tiết

Liệt kê ra tất cả mục tiêu về quản lý tài chính mà bạn muốn đạt được. Và nên nhớ là càng cụ thể càng tốt, sau đó hãy sắp xếp theo các thứ tự ưu tiên sau: mục tiêu ngắn hạn (tiết kiệm tiền đi du lịch chẳng hạn), mục tiêu lâu dài (mua nhà, nghỉ hưu sớm…). Đối với các mục tiêu ngắn hạn, hãy giảm thiểu chi tiêu nhất có thể và hạn chế dùng thẻ tín dụng.

Ưu tiên các mục tiêu để giúp bạn lập một kế hoạch tài chính rõ ràng và chi tiết hơn. Để thuận tiện và dễ dàng trong việc quản lý chi tiêu, bạn có thể sử dụng các app quản lý chi tiêu tài chính cá nhân miễn phí.

Dựa vào mục tiêu để lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng
Dựa vào mục tiêu để lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng

4.2. Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho riêng mình

Kế hoạch tài chính cá nhân luôn là bước quan trọng để bạn thực hiện được các mục tiêu của mình. Dựa vào mục tiêu và các quy tắc, bạn thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân để từng bước cán đích. Bạn có thể thêm các bước thực hiện hoặc lên mục tiêu theo tháng, quý để kế hoạch rõ ràng hơn.

Hãy thêm các bước thực hiện hoặc cột mốc quan trọng để tiện theo dõi và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết. Kế hoạch thường thấy sẽ gồm có mục tiêu thiết lập phần ngân sách hàng tháng và các kế hoạch chi tiêu rõ ràng, sau đó thoát khỏi nợ nần.

4.3. Không nên mắc phải nợ xấu

Các khoản nợ xấu về lâu dài sẽ gây ra nhiều trở ngại cho kế hoạch và mục tiêu tài chính của bạn. Hãy ưu tiên trả hết các khoản nợ, sau đây là một số bí quyết giải quyết nợ:

  • Thanh lý những món đồ không dùng đến nữa để có thêm tiền.
  • Tìm và làm một công việc ngoài giờ khác để rút ngắn thời gian trả nợ.
  • Cắt giảm ngân sách cho những khoản chi không thực sự cần thiết để tập trung vào phần trả nợ.

4.4. Tìm hiểu nhiều kiến thức quản lý tài chính cá nhân từ chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc người thân, bạn bè… về chi tiêu và đầu tư
Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc người thân, bạn bè… về chi tiêu và đầu tư
Nếu bạn muốn học cách quản lý tài sản hiệu quả và đầu tư số tiền nhàn rỗi thì có thể tham vấn kiến thức từ chuyên gia tài chính hoặc những người có kinh nghiệm như bố mẹ, anh chị, đồng nghiệp… Điều này nhằm hạn chế rủi ro nhất có thể.

Khi bạn đã tăng khoản tiết kiệm và muốn bắt đầu đầu tư tài chính cá nhân để gia tăng tài sản của mình, hãy tham khảo ý kiến của một nhà hoạch định tài chính để giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư khôn ngoan. Một cố vấn tài chính tốt sẽ chỉ ra được những rủi ro liên quan đến mỗi khoản đầu tư và giúp bạn tìm ra sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu hoàn vốn đầu tư của bạn. Đồng thời giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh nhất có thể.

V. Công cụ hỗ trợ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả bạn nên biết

Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý tài chính
Sử dụng các công cụ hỗ trợ quản lý tài chính

5.1. Sử dụng sổ ghi chép

Bạn chỉ cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ gọn và chịu khó đến cuối ngày ghi chép lại nhật ký xem hôm nay mình đã chi bao nhiêu tiền cho những việc gì. Hoặc hiệu quả hơn có những việc bạn biết trước mình sẽ làm trong ngày thì có thể ghi trước đề mục, tối về bổ sung số tiền sau.

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng sổ Kakeibo là một phương pháp tài chính cá nhân thông minh mà người Nhật đã sử dụng từ rất lâu. Thực chất, đây chỉ là một cuốn sổ bình thường, dùng để ghi chép thu chi cá nhân nhưng lại có vai trò vô cùng đặc biệt trong việc quản lý tài chính và tiết kiệm.

5.2. Sử dụng phần mềm Excel

Sử dụng công cụ excel cũng là một phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng các công cụ hiện đại do máy tính hỗ trợ. Việc tính toán sẽ dễ dàng và chính xác hơn so với các phương pháp thủ công. Bên cạnh đó, việc lưu trữ thông tin cũng được đảm bảo và dễ dàng hơn. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về vấn đề thất lạc, hư hỏng như sổ tay.

Tuy nhiên, việc sử dụng excel khá bất lợi vì bạn luôn cần một thiết bị kỹ thuật như điện thoại thông minh hoặc máy tính xách tay để điền thông tin. Vì vậy, trong một số trường hợp, bạn quên mang theo điện thoại hoặc máy tính xách tay, việc ghi chép lại bị trì hoãn. Do đó, việc tính toán lại các khoản chi tiêu có thể bị sai sót, khiến kế hoạch của bạn bị lệch hướng.

5.3. Tận dụng app quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại

Các ứng dụng thông minh giúp quản lý chi tiêu hiện nay
Các ứng dụng thông minh giúp quản lý chi tiêu hiện nay
Ngày nay, nhiều công ty quản lý tài chính đã cho ra đời các ứng dụng quản lý tài chính đa dạng. Các ứng dụng này sẽ là công cụ thông minh hỗ trợ bạn theo dõi chi tiêu dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó còn có thể phân tích tình hình tài chính và thiết lập các báo cáo dành cho bạn.

Một số công cụ thậm chí có thể nhắc nhở bạn về các khoản chi đến hạn hoặc quá hạn thanh toán. Những điều này có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách khôn ngoan và hiệu quả hơn. Một vài ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả phổ biến hiện nay có thể kể đến đó là Money Lover, Spendee, Finhay…

VI. Lời kết

Tóm lại, cách quản lý tài chính cá nhân của mỗi người sẽ không giống nhau. Và bạn cũng có thể thay đổi linh hoạt mức sống, nhu cầu của mình để tìm ra công thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Điều mà bạn cần nhớ là hãy lên kế hoạch và kiên trì thực hiện nó đủ lâu, ít nhất là đến khi bạn đã thanh toán hết nợ và có khoản tiền dự phòng đủ.

Trên đây là những thông tin và phương pháp, bí quyết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn tìm ra được cách quản lý tài chính cá nhân phù hợp.
 
×
Quay lại
Top