Bí quyết xin việc ở doanh nghiệp nước ngoài

meo208

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2011
Bài viết
88
Bí quyết xin việc ở doanh nghiệp nước ngoài


10903.jpg
Ưu điểm khi làm việc tại các công ty liên doanh là lương cao, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, môi trường năng động. Nhưng để vào được những doanh nghiệp này, bạn cần “lận lưng” vài bí quyết đấy.
Hồ sơ ấn tượng
Một hồ sơ cơ bản bao gồm bằng cấp, chứng chỉ, sơ yếu lý lịch (CV) và đơn xin việc. Tuy nhiên, khi xin việc vào công ty có yếu tố nước ngoài, yếu tố bằng cấp không quan trọng bằng phong cách, kinh nghiệm mà ứng viên thể hiện trong CV.
Hãy nhấn mạnh những kinh nghiệm liên quan đến công việc mà bạn đang xin vào làm. “Kê khai” cả những kinh nghiệm có từ hồi bạn còn là học sinh, sinh viên nhé. Những nhà quản lý nước ngoài rất thích những người thông minh, năng động.
Ngoại ngữ, vi tính là những công cụ hỗ trợ tuyệt vời
Lẽ dĩ nhiên bạn phải biết ngoại ngữ khi làm việc với một ông sếp nước ngoài. Vi tính, kỹ năng sử dụng Internet cũng là những yếu tố không thể thiếu bởi các sếp “tây” rất thích các phương tiện làm việc công nghệ cao.
Ngay tại buổi phỏng vấn, rất có thể bạn sẽ phải viết một đơn đặt hàng hoặc một thư cảm ơn đối tác bằng tiếng Anh, và kỹ năng này sẽ được thực hiện trên máy tính để nhà tuyển dụng có thể kiểm tra kỹ năng của bạn một cách tổng hợp. Ngoại ngữ, vi tính tốt không những giúp bạn thành công ở “đầu vào” mà còn giúp bạn dễ có cơ hội thăng tiến về sau.
Trang phục phù hợp, trả lời chuyên nghiệp
Trang phục phù hợp với người nước ngoài: trang trọng, lịch sự. Những trang phục được ưu tiên là veston, váy áo công sở, áo dài, complet – cravat...
Phong cách nói chuyện tự tin, quyết đoán và nên pha chút hài hước. Nếu một sếp nước ngoài trực tiếp hỏi bạn, hãy thể hiện cho ông ta thấy tinh thần dân tộc của bạn. Điều này là rất cần thiết thì người nước ngoài không thích những nhân viên Việt không yêu nước Việt. Bạn tưởng rằng khi bạn tôn vinh đất nước của họ, họ sẽ thích thú và chọn bạn. Thực tế không phải vậy, trò nịnh nọt đó chỉ nói lên rằng bạn thật lố bịch và làm việc chỉ vì tiền.
Hãy chứng tỏ phong cách làm việc hiện đại (có thể làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, làm việc không kể thời gian, chịu được áp lực công việc…)
Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc ở doanh nghiệp nước ngoài:
Bạn có biết là mình đã đến muộn 20 phút?
Bạn sẽ bắt đầu giới thiệu đôi điều về bản thân mình chứ?
Tại sao bạn không cho tôi biết những thành tích lớn nhất trong công việc của bạn thời gian vừa qua?
Tại sao bạn lại quyết định thôi việc ở công ty cũ?
Bạn nghĩ gì về phát minh gần đây của thế giới về máy điện thoại thế hệ mới?
Mục tiêu của bạn khi xin vào công ty này?
Bạn sẽ vượt qua áp lực công việc như thế nào?
Bạn thấy hình ảnh bạn như thế nào trong 5 năm tới?
Tại sao chúng tôi lại phải thuê bạn?
Bạn có ngại đi công tác thường xuyên không?
Bạn có sẵn sàng nhận công việc ngay bây giờ?
Nếu được tuyển dụng vào vị trí này, bạn mong muốn được trả mức lương bao nhiêu?
Bạn có muốn hỏi tôi điều gì không?


kho kiến thưc khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Những nghề hấp dẫn nhưng lắm chông gai


130904.jpg
Có những nghề nhìn bên ngoài thật hào nhoáng, hấp dẫn khiến ai cũng ao ước nhưng quả thực, có "có nằm trong chăn mới biết chăn có rận", nghề nào cũng có cái khó riêng.
Sau đây là 5 nghề được liệt vào top những nghề hấp dẫn nhưng lắm chông gai như thế:
1. Nhà báo chuyên viết về du lịch
Có thể bạn sẽ nghĩ, mỗi chuyến đi sẽ đưa bạn đến những địa điểm đẹp nhất thế giới, được thưởng thức những món ăn ngon tại các nhà hàng nổi tiếng mà khi về lại còn được trả tiền nhuận bút. Đây được coi là một trong những nghề thú vị.
Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng như bạn nghĩ. Sarah Sekula - một nhà báo chuyên viết về du lịch đã từng xuất hiện trên Sherman's Travel, USA Today chia sẻ rằng, đây cũng là một lĩnh vực có nhiều khó khăn nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay. "Đây không phải là nghề phù hợp nếu bạn quan tâm nhiều đến vấn đề tiền bạc.
Hơn nữa, dù đi du lịch rất hay, nhiều người yêu thích nhưng lại có thể gây trở ngại cho cuộc sống cá nhân của bạn. Bạn không còn thời gian bên cạnh người thân, gia đình và bạn bè, sẽ bỏ lỡ nhiều dịp quây quần, vui vẻ".
2. Trợ lý cho "sao"
Từ ngoài nhìn vào, cuộc sống của một trợ lý cho các ngôi sao nổi tiếng thật là tuyệt. Bạn sẽ biết những thông tin hậu trường mà ai cũng muốn biết.
Theo Lisa Krohn, trợ lý cho các ngôi sao nổi tiếng Hollywood, cô thường làm việc từ 75-100 tiếng/tuần, phải làm tất cả mọi việc từ công việc hành chính đến tìm kiếm hướng phát triển, xây dựng hình ảnh cho ngôi sao của mình thật hoàn hảo, luôn mới mẻ, hấp dẫn trong mắt công chúng. Nếu không làm được điều đó, coi như bạn thất bại. Công việc cũng căng thẳng, áp lực và thường xuyên phải động não để đổi mới.
3. Blogger
Mọi người vấn nghĩ, đây là một nghề tự do, muốn làm thì làm, nghỉ thì nghỉ, được ngủ lúc nào cảm thấy buồn ngủ, nghĩa là được tự do và chủ động hoàn toàn về thời gian.
Tuy nhiên, nếu quá tự do, bạn dễ bị vô kỷ luật. Blogger Andrew Scharge chia sẻ: "Tôi vẫn phải rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp cho mình, thậm chí còn kỷ luật cao hơn bởi việc làm ở nhà rất dễ khiến người ta chây lười. Nếu đi làm ở các công ty, khi ra khỏi đó, bạn là người tự do, thoải mái. Còn tôi, dù là làm ở nhà nhưng hiếm khi tôi cảm thấy mình được tự do".
4. Thiết kế trang sức
Đừng nghĩ rằng việc này nhàn hạ, lại luôn được tiếp xúc với đủ loại trang sức sang trọng. Thực tế, theo Kathy Loewentern, một nhà thiết kế và chuyên bán các BST trang sức thời trang ở KathyLo.com, trong lĩnh vực thiết kế đồ trang sức, rất cần có sự linh hoạt, sáng tạo và đổi mới thường xuyên, luôn tuân theo xu hướng cung cấp cho khách hàng những điều mới mẻ. Điều này khiến thợ thiết kế nhiều khi bị căng thẳng, đau đầu vì suy nghĩ. Đó là chưa kể việc những mẫu mã cũ còn tồn kho khá nhiều mà chẳng có khách nào hỏi tới.
5. GĐ phụ trách truyền thông mạng xã hội
Bề ngoài, có vẻ đây là một nghề khá thoải mái, được phép làm những điều mình thích, cập nhật kịp thời những vấn đề trong xã hội, kể cả lĩnh vực giải trí.
Tuy nhiên, việc phân tích để có định hướng, lập kế hoạch cụ thể cho một chiến lược truyền thông hiệu quả thực không hề đơn giản. Không chỉ có lên kế hoạch, thời gian, địa điểm mà còn phải theo dõi tỉ mỉ mỗi thông điệp gửi đi, chia sẻ, ý kiến phản hồi gửi về để xem mức độ tham gia của họ đến đâu.


kho kiến thưc khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 

Bí quyết viết hồ sơ xin việc trực tuyến hiệu quả








Một trong những nhân tố giúp bạn trẻ thành công trong việc chinh phục nhà tuyển dụng là cần phải chuẩn bị cho mình một bảng sơ yếu lý lịch tuyệt vời để “ra mắt” nhà tuyển dụng. Vì hồ sơ xin việc của bạn là yếu tố đầu tiên tạo ấn tượng mạnh mẽ nơi nhà tuyển dụng, chính vì điều đó bạn phải chuẩn bị nó thật kỹ để thể hiện những kinh nghiệm và mô tả về bản thân một cách tốt nhất, có lợi nhất cho bạn. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý để tạo một hồ sơ trực tuyến hiệu quả.
Tạo một ấn tượng ban đầu mạnh mẽ Hầu hết nhà tuyển dụng thường dành chưa tới 30 giây để đọc CV của bạn. Vì vậy, ấn tượng ban đầu là rất quan trọng. Chẳng hạn khi đọc một bài báo, bao giờ bạn cũng đọc lướt những dòng đầu tiên, sau đó mới quyết định xem có đọc tiếp hay không. Tương tự như vậy, nhà tuyển dụng chỉ lướt qua CV của bạn và nhìn vào một điểm nhấn duy nhất trong đó mà thôi. Vì thế, hãy tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng việc chú trọng đến điểm nổi bật nhất của bạn. Bạn có thể nhờ một người đáng tin cậy để chỉnh sửa CV cho bạn. Đây là cách rất tốt giúp bạn vượt qua những thách thức và gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng. Tất nhiên, cách rẻ nhất vẫn là bạn tự chỉnh sửa nó. Có rất nhiều cuốn sách và websites cung cấp các mẫu CV, bạn có thể đọc để tham khảo và hoàn chỉnh cv của bạn giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Thu thập thông tin
Điều trước tiên bạn cần phải lưu ý là mục tiêu của bạn khi viết resume. Bạn nên trả lời được các câu hỏi chẳng hạn như: Bạn viết resume này cho vị trí nào? những yêu cầu của nhà tuyển dụng cho vị trí ấy là gì? khi nắm rõ những mô tả cụ thể từ phía nhà tuyển dụng và hiểu được sự thích hợp của bản thân cho vị trí ấy ở mức nào, bạn có thể bắt đầu viết một cv hiệu quả và thu hút nhà tuyển dụng.
Nhấn mạnh điểm nổi bật của bản thân Đầu tiên, hãy chỉ ra điểm mạnh của bạn bởi nhà tuyển dụng thường không có thời gian đọc hết một đoạn văn dài trong CV để tìm ra những kỹ năng quan trọng của bạn. Do vậy, hãy thử làm theo những lời khuyên dưới đây. - Viết các tiêu đề cho CV hoặc slogan ấn tượng gắn với vị trí, ước muốn mà bạn dự tuyển vào công ty. Tiêu đề là cái mà nhà tuyển dụng sẽ nhìn nó đầu tiên. Những CV được chú ý nhiều nhất thường có những tiêu đề bắt mắt và hấp dẫn người đọc. - Dùng những động từ có tác động mạnh để làm nổi bật các kỹ năng. Từ khoá là những tính từ và danh từ để miêu tả những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Bạn viết dài, không sao đối với một bản CV trực tuyến, nhưng sẽ rất khó để nhà tuyển dụng có thể nhận ra các kỹ năng của bạn nếu không có các từ khoá. - Nêu những thành quả của bạn. Nếu một ứng cử viên sử dụng những con số, hoặc một danh sách các thành quả thì sẽ giúp nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hơn trong việc đánh giá bạn.
Viết đơn giản, ngắn gọn, xúc tích Bỏ tất cả các ký hiệu, các câu chữ trừu tượng trước khi gửi CV cho nhà tuyển dụng và nhớ đừng quên chỉnh sửa nó. Hãy kiểm tra các lỗi về chính tả và ngữ pháp. Tốt hơn, bạn nên nhờ một người khác xem giúp bạn để được kỹ càng hơn trước khi gửi đến nhà tuyển dụng.
Lưu ý khi gửi Khi viết CV trực tuyến, để có thể nổi bật trước hàng trăm đối thủ, bạn cần phải tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho CV của mình. Với một CV ngắn gọn, sáng sủa cùng với một chút nghệ thuật marketing tới nhà tuyển dụng, chắc chắn bạn sẽ thành công.

kho kiến thưc khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Quan hệ rộng: Chìa khóa để tìm kiếm cơ hội mới

Bạn sẽ không biết nên xây dựng mối quan hệ với ai, công việc bạn muốn hướng tới là gì nếu bạn chưa có một kế hoặch phát triển cụ thể và dài hạn

Thiết lập kế hoặch phát triển sự nghiệp dài hạn


Bạn sẽ không biết nên xây dựng mối quan hệ với ai, công việc bạn muốn hướng tới là gì nếu bạn chưa có một kế hoặch phát triển cụ thể và dài hạn. Lời khuyên dành cho bạn là trước hết bạn nên hoặch định một kế hoặch dài hạn ít nhất cho 10 năm tới, những ý tưởng về từng bước thực hiện kế hoặch đó.

Xác định nên xây dựng quan hệ với ai


Tìm hiểu người làm việc trong những công ty bạn đang để ý. Sau đó, bạn nên sử dụng các mạng xã hội, các trang Web, hoặc danh bạ và xem liệu bạn có quen biết ai đó có thể giới thiệu bạn với những người đó. Vấn đề của xây dựng mối quan hệ là tìm ra một người thích hợp hơn là được giới thiệu với hàng tá người.

Đầu tư

Bất kể khi nào bạn gặp một người có thể giúp bạn trong tương lai hay người bạn đang cố gắng gặp, hãy xem xét liệu bạn có thể giúp họ như thế nào. Nếu bạn biết người họ nên gặp, hãy đề nghị một buổi giới thiệu để hai người gặp nhau. Điều này sẽ đặt nền móng cho một mối quan hệ chuyên nghiệp, và khiến họ cảm thấy sẵn sàng giúp đỡ bạn. Bạn đừng lo sự “đầu tư” này là lãng phí!

Quảng bá rộng rãi hình ảnh bản thân

Mục đích của xây dựng mối quan hệ là để nhiều người biết đến bạn hơn. Bạn không nên chỉ tham gia vào mạng xã hội nghề nghiệp, mà hãy tham gia tích cực vào cộng đồng trong nó. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người hơn và khiến hình ảnh của bạn cũng được biết đến nhiều hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lập một blog viết về lĩnh vực bạn đang làm, thông báo những thông tin mới liên quan đến lĩnh vực đó.

Không nên yêu cầu một công việc


Khi nối lại mối quan hệ với người bạn đã từng làm việc, hoặc bạn học cùng trường, không nên hỏi họ về công việc hay thông tin tuyển dụng. Điều này sẽ làm họ cảm thấy không thấy thoải mái. Thay vào đó, bạn nên liên lạc với họ với tư cách cá nhân. Nếu họ muốn giúp bạn, họ sẽ đề nghị. Nối lại những mối quan hệ cũSử dụng mạng xã hội như Facebook, hay Twitter để liên lạc lại với bạn học đại học, những đồng nghiệp bạn làm việc từ vài năm trước. Những người bạn đang làm việc hiện nay có thể cũng trong tình cảnh như bạn.

Gửi lời cảm ơn


Khi ai đó giới thiệu bạn với người bạn cần, bạn nhớ viết thư cảm ơn. Việc làm này không chỉ cho thấy thành ý của bạn, nó còn giúp họ luôn nhớ về bạn và nhớ đến ai đó để giới thiệu với bạn

kho kiến thưc khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Những lưu ý khi làm việc ở môi trường mới


Dù bạn mới tốt nghiệp và bắt đầu công việc thực sự đầu tiên của mình hay đã có nhiều năm kinh nghiệm và mới “ nhảy việc”, thời gian đầu ở môi trường làm việc mới đều rất căng thẳng. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp trong tuần làm việc đầu tiên ở môi trường mới:
Không tỏ ra xa lạ

Bạn có thể làm mọi người xa lánh mình ngay từ ngày đi làm đầu tiên nếu chỉ lủi thủi ngồi một chỗ và chờ đợi họ nói chuyện với bạn. Bạn cảm thấy ngại ngùng nhưng chính sự rụt rè đó lại khiến bạn mang tiếng là thiếu thân thiện, thậm chí là “chảnh chọe”. Trong tuần đầu, hãy cố gắng giới thiệu bản thân với càng nhiều người trong công ty càng tốt, kể cả với những người bạn không làm việc cùng. Bạn sẽ nhanh chóng xây dựng mối quan hệ và có được những nguồn thông tin giá trị khi tỏ ra nhanh nhẹn, niềm nở với mọi người. Chủ động nói chuyện, làm quen với mọi người sẽ giúp bạn nhanh chóng bắt nhịp với môi trường làm việc mới

Đọc kỹ nội quy công ty

Hãy tìm hiểu chính xác về nội quy, trang web, an toàn về điện, chính sách truyền thông và cả về trang phục của công ty. Có thể bạn sẽ được sếp nói về những điều đó trong ngày đầu tiên ở công ty nhưng hãy dành thời gian để đọc tất cả nội quy đó. Bên cạnh đó, hãy lưu ý đến những quy định "bất thành văn" như sếp bạn thích nhận thông tin qua email hay gặp mặt trực tiếp? Liệu bạn có thể mang laptop vào họp?... Bạn cũng cần tìm hiểu cách cư xử, giao tiếp, phong cách làm việc của mọi người trong văn phòng và điều chỉnh bản thân một cách thích hợp.

Thể hiện phong thái ngoại giao khéo léo
Người quản lý sẽ mong đợi bạn mang đến những giải pháp và khía cạnh mới mẻ. Nhưng hãy chú ý tới cách thức và thời điểm bạn đưa ra ý kiến và phản hồi của mình. Bạn có thể trình bày suy nghĩ của mình khi được hỏi hoặc trong một số dịp nhất định, hãy thực hiện một cách khéo léo và lễ phép. Bạn sẽ tự loại mình ra khỏi công sở nếu thể hiện thái độ “cái gì cũng biết”. Thêm nữa, hãy tránh công khai chỉ trích, so sánh với nơi làm việc trước của bạn.

Thể hiện khả năng của bản thân
Bước vào một môi trường mới, bạn sẽ muốn nhanh chóng gây ấn tượng tốt là một nhân viên tài năng. Nhưng nhớ đừng “hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiểu”. Hãy dành thời gian để hoàn thành xuất sắc trách nhiệm cốt lõi của mình trước khi tình nguyện thực hiện các dự án khác. Dần dần như vậy, bạn sẽ tạo ấn tượng với mọi người về khả năng của mình. Cuối cùng, hãy thả lỏng. Đừng chỉ trích bản thân khi bạn phạm sai lầm hay đặt ra nhiều câu hỏi trong tuần làm việc đầu tiên. Và khi bạn rơi vào những lúc khó thích ứng, đừng quên sếp và đồng nghiệp có thể là nguồn động viên và giúp đỡ tích cực đối với bạn.

kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Top 10 kỹ năng nhà tuyển dụng tìm kiếm







Trong thời buổi hiện nay, ngoài việc đối đầu với các đối thủ nặng ký thì bạn cần phải đáp ứng yêu cầu cao của nhà tuyển dụng. Chìa khóa duy nhất của bạn là phải biết người biết ta, nắm bắt rõ những kỹ năng mấu chốt mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

1. Nhận thức về môi trường kinh doanh


Theo trang web doctorjob.com, đây là tố chất quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên trong buổi phỏng vấn. Ứng viên phải nhận thức rõ những lịch sử hình thành công ty và sự vận hành của thị trường. Ngay khi được gọi mời phỏng vấn, việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về công ty/hoặc tổ chức mình sắp đầu quân thông qua internet, báo chí, bạn bè và các bản tin nội bộ. Nhiều ứng viên hiện nay chỉ tập trung vào các thành tích và kinh nghiệm cá nhân mà bỏ qua bước cơ bản này khiến bạn mất điềm trầm trọng với nàh tuyển dụng.

2. Tự tin
Nhiều công ty hiện nay có những cách phỏng vấn khác nhau, từ kiểu hỏi đáp thân mật để đánh giá độ “chân thành” của ứng viên cho đến việc tạo áp lực bằng cách liên tục đưa ra các tình huống khó ăn để xem xét năng lực thực sự của người được phỏng vấn. Nhưng dù phải ứng phó với kiểu phỏng vấn nào đi nữa, bạn phải luôn giữ được sự tự tin và cho nhà tuyển dụng thấy sự tự tin của mình trong bát cứ việc gì bạn làm và bạn có những tố chất phù hợp với công việc.

3. Sáng kiến
Nhà tuyển dụng muốn biết rằng bạn có phải là người dễ mất bình tĩnh và run sợ khi phải đối mặt với những tình huống công việc không ngờ đến hay không? Do đó, hãy chứng minh với nhà tuyển dụng rằng bạn có một cái đầu lạnh, tỉnh táo và có khả năng tiếp cận vấn đề một cách logic.

4. Óc tổ chức
Kỹ năng phân loại công việc và chủ động phân bổ thời gian tương xứng với khối lương công vịệc đảm nhận là yếu tố không thể thiếu của một ứng viên lý tưởng. hãy thể hiện điều đó và cho nhà tuyển dụnng thấy bạn làm việc hiệu quả như thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn ngay cả khi phải chịu nhiều áp lực về thời gian hoặc từ phía khách hàng.

5. Trách nhiệm cao
Đồng nghiệp cần phải biết bạn có ủng hộ và giúp đỡ họ nếu bản thân họ hoặc cônng ty rơi vào hòan cảnh khó khăn hay không. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn lgiữ vai trò trưởng nhóm hay giám sát.

6. Giao tiếp hiệu quả
Theo kết quả khảo sát gần đây của CIPD/KPMG, 40% doanh nghiệp xem giao tiếp là một trong ba kỹ năng quan trọng nhất mà ứng viên cần có. Giao tiếp là kênh quan trọng để truyền tải nội dung công việc cũng như củng cố quan hệ đồng nghiệp. Do đó, cho dù là bạn có ý khen ngợi hay phê bình mang tính chất xây dựng, hoặc góp ý xây dựng kế hoạch, mục tiêu thì bạn cần phải biết rõ những gì mình cần nói và nân mở đầu câu chuyện như thế nào cho hiệu quả nhất.

7. Thành thật
Sự thật như thế nào, hãy nói đúng như thế. Thẳng thắn và không thiên kiến – đó là những gì nhà tuyển dụng cần.

8. Biết lắng nghe


Nếu bạn muốn tạo động lực cho người khác, hãy lắng nghe họ, hỏi han họ và thông hiểu những vần đề của họ. Công ty vốn là một guồng máy cần sự phối hợp giữa các cá thể để đi tới và kỹ
năng lắng nghe giúp bạn và đồng nghiệp thông hiểu lẫn nhau, công việc cũng diễn tiến trôi chảy và hiệu quả hơn.

9. Kỹ năng thương thuyết


Một kỹ năng cự kỳ quan trọng là thương lượng và thuyết phục. Không phải lúc nào cũng cần chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận, mà quan trọng hơn thế, bạn phải hiểu rõ mình muốn gì và cần làm gì để đạt được mục tiêu. Đồng thời cũng nắm bắt được mong muốn của các bên để có thể thuyết phục họ.

10. Kỹ năng làm việc nhóm
Một khảo sát gần đây của Microsoft cho thấy kỹ năng làm việc đội nhóm nằm trong nhóm kỹ năng hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm, kể cả cho những vị trí quản lý cấp trung. Nếu chỉ mãi dẫn đầu mà không thể hòa hợp và chấp nhận ý kiến của người khác, bạn chỉ là kẻ độc tài trong công việc.
Bạn đã biết nhà tuyển dụng mong chờ điều gì rồi đấy, hãy khéo léo lồng vào phần trả lời phỏng vấn những kỹ năng này để làm nổi bật mình hơn và ghi thật nhiều điểm trước nhà tuyển dụng nhé.

Theo khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Trang bị kỹ năng gì khi xin việc trái ngành?


200905.jpg
Nếu em là ứng viên trái ngành theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, những kỹ năng nào giúp em có thể đáp ứng được mong muốn của họ?
Tư vấn của chị Hồ Thụy Nhàn Khanh, trưởng phòng tuyển dụng bộ phận dinh dưỡng, Nestlé Việt Nam:
Chào bạn. Nếu bạn là ứng viên trái ngành theo yêu cầu của nhà tuyển dụng thì theo tôi, bạn nên chứng tỏ mình có một số kỹ năng nổi trội để tạo nên thế mạnh riêng của mình so với các ứng viên “đúng ngành” khác. Ví dụ như sự am hiểu của bạn về vị trí họ đang tuyển, lòng nhiệt huyết và tinh thần đam mê trong công việc, niềm say mê và tính ham học hỏi...
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị tốt cho mình những kiến thức cơ bản và tìm hiểu sâu về chuyên môn của vị trí mà mình muốn ứng tuyển. Đặc biệt, nên dành nhiều thời gian để tìm hiểu xem với vị trí đó nhà tuyển dụng cần những kỹ năng nào, so sánh lại với bản thân để xem kỹ năng đó mình có hay chưa, nếu chưa thì mình sẽ hoàn thiện như thế nào, khoảng trong bao lâu… để sau đó có thể đáp ứng nhu cầu của công việc.
Việc hiểu rõ ràng điểm mạnh - yếu của mình, thật sự đam mê công việc, và một kế hoạch cụ thể, khả thi để bổ sung những kĩ năng còn thiếu sẽ giúp bạn dành được sự ủng hộ của nhà tuyển dụng.
Tư vấn của ông Huỳnh Văn Thôi, giám đốc mạng tuyển dụng www.onlinejobs.vn:
Thực tế, đối với những ứng viên ứng tuyển vào vị trí công việc mà trái với ngành họ đang làm việc, hoặc đã được đào tạo, thường nhà tuyển dụng sẽ không ưu tiên khi chọn lựa. Tuy nhiên, một khi bạn thể hiện được những thế mạnh và kỹ năng sau, chắc chắn sẽ giành được sự chú ý và cân nhắc của nhà tuyển dụng:
- Khả năng thích ứng với sự thay đổi;
- Khả năng tự học hỏi và làm việc với kỹ năng mới;
- Khả năng làm việc nhóm;
- Kỹ năng giao tiếp;
- Khả năng bạn tự động viên và đặt ra mục tiêu cá nhân rõ ràng.
Tôi xin nhấn mạnh khả năng cuối cùng trong số liệt kê ở trên, nó rất quan trọng, bởi những ứng viên khi được yêu cầu làm trái nghề thường dễ có tâm lý chán nản nếu sau một thời gian vẫn không tìm thấy hướng phát triển nghề nghiệp. Do đó, một ứng viên làm việc lạc quan và có mục tiêu công việc rõ ràng thường được ưu tiên hơn.


kho kiến thưc khoinghiep.info
 



Nghề nào phù hợp tính cách bạn?

Nếu bạn đang muốn tìm một công việc hoàn hảo, hãy xem lại cá tính của bạn. Bạn thích làm gì? Bạn giỏi về lĩnh vực nào? Niềm đam mê của bạn là gì? Bạn có thể làm việc gì hàng giờ mà không biết chán? Bằng lựa chọn công việc phù hợp với cá tính, sở thích, bạn đã cất những bước đầu tiên hướng tới sự thành công, thỏa mãn trong công việc. Theo đuổi khóa học thích hợp là bước đi thứ hai giúp bạn có một mức lương hấp dẫn, ổn định.

Bạn thích quan tâm đến người khác?

Bạn có cảm thấy hài lòng khi được giúp đỡ một ai đó? Bạn có yêu quý trẻ em không? Bạn luôn biết xử trí với những bé trai nghịch ngợm và tinh ranh? Bạn có nhẫn nại và điềm tĩnh hay không? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể trở thành một giáo viên tiểu học xuất sắc. Giáo viên tiểu học là người hướng dẫn và dạy dỗ trẻ con, thường có sức ảnh hưởng quan trọng đến mục tiêu, ước mơ và lòng tự trọng của trẻ. Để trở thành một giáo viên tiểu học, bạn cần học qua một trường sư phạm.

Bạn là người giỏi toán?

Bạn có khả năng ghi nhớ các con số một cách chính xác? Bạn có thể tính thuế doanh thu chỉ trong một nhoáng? Bạn có khả năng cân bằng sổ sách trong một vài phút?
Nếu câu trả lời là có, công việc dành cho bạn chắc chắn là nhân viên kế toán. Kế toán là người chịu trách nhiệm giữ sổ sách ghi chép tài chính của một doanh nghiệp. Họ chuẩn bị các bản báo cáo, theo dõi các tạm ứng, quyết toán tài chính và thỉnh thoảng chịu trách nhiệm về việc trả lương hoặc mua bán cho công ty. Để trở thành một nhân viên kế toán, bạn cần có bằng kế toán và tiếp tục học thêm thông qua công việc.

Bạn thích trò chơi điện tử?
Bạn là người tìm ra luật chơi và mã ẩn trong các trò chơi điện tử? Bạn là chuyên gia sửa chữa những vấn đề liên quan đến hệ thống trò chơi điện tử?
Nếu trả lời có, bạn có thể trở thành một kỹ sư phần mềm máy tính. Kỹ sư phần mềm máy tính chịu trách nhiệm thiết kế, phát triển và chạy thử các phần mềm bao gồm các trò chơi điện tử. Họ có thể làm việc một mình hoặc theo nhóm. Có trong tay bằng đại học về khoa học máy tính và một vài kinh nghiệm, bạn không lo sẽ không tìm được việc.

Bạn thích ăn tối ở một nhà hàng đẹp với những món ăn ngon?


Bạn thích thưởng thức những thức ăn ngon nhất? Bạn là người đầu tiên thử món ăn của một cửa hàng mới? Bạn thuộc lòng mục thực phẩm và đồ uống trong tất cả các tạp chí ẩm thực luôn được cập nhật trong nhà bạn? Bạn thích nấu ăn và chế biến những món ăn mới? Nếu trả lời có, bạn có tố chất để trở thành một đầu bếp cừ khôi. Bếp trưởng là người chịu trách nhiệm việc bếp núc, lên thực đơn và tất nhiên là chuẩn bị các món ăn. Một bếp trưởng có thể giám sát một nhóm nhỏ đầu bếp. Có rất nhiều khóa học về ẩm thức và dạy nấu ăn mà bạn có thể tham gia.

Bạn thích nói chuyện, gặp gỡ, giao thiệp rộng?


Bạn thích truyền thông và theo dõi những câu chuyện hot nhất đang diễn ra? Bạn thích nói chuyện, chia sẻ với mọi người? Nếu câu trả lời là có, bạn chắc chắn trở thành nhân viên PR (quan hệ cộng đồng). Nhân viên PR chịu trách nhiệm đảm bảo hình ảnh của một nhân vật nổi tiếng, một tổ chức hay một doanh nghiệp. Họ soạn thảo những thông cáo báo chí, trao đổi với giới truyền thông và tổ chức những sự kiện công cộng hay cá nhân. Nhân viên PR sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp và đảm bảo đúng thời điểm. Rất nhiều nhân viên truyền thông bắt đầu sự nghiệp bằng cách đăng ký học ngành báo chí, truyền thông, quan hệ cộng đồng, quảng cáo. Kỹ năng giao tiếp tốt là một điều vô cùng cần thiết đối với công việc này.

Khoinghiep.info
 
nhiều quá bạn ah. Đọc mãi không hết. Dù sao thì cũng thanks!:KSV@01:
 
Vì sao vẫn chưa trúng tuyển


210903.jpg
Thiếu trung thực, diễn đạt không tròn vành rõ tiếng, trả lời cộc lốc, không biết cách cư xử; ăn mặc quá lố là những lỗi thường gặp nhất của các ứng viên trong khi đi phỏng vấn.
1. Lỗi diễn đạt
Theo kết quả khảo sát của CareerBuilde, có khá nhiều ứng viên khi đi phỏng vấn mắc lỗi ngôn ngữ. Một số đến phỏng vấn với một bài phát biểu chuẩn bị trước như thể họ đang đọc thuộc lòng một quyển sách. Một số khác lại trả lời cộc lốc mà không cung cấp thêm thông tin gì cho nhà tuyển dụng. Một số ít vẫn nói tục hoặc nói lan man về bản thân và cuộc sống xã hội chung chung mà quên không nói về công việc và công ty mà mình đang nộp hồ sơ tuyển dụng.
Vài người lại quá thẳng thắn. Chẳng hạn, khi được hỏi điều gì ở công việc này hấp dẫn chị, một thí sinh đưa ra câu trả lời: "Tôi có thể làm bất cứ việc gì. Điều tôi thực sự cần là những trợ cấp xã hội khi về nghỉ hưu!". Tệ hơn, một thí sinh dù nộp đơn vào làm việc cho một tổ chức chăm sóc trẻ nhưng lại đưa ra câu trả lời khá sốc: Tôi ghét trẻ con!
Thậm chí, có người khi ứng cử vào bộ phận chăm sóc khách hàng lại nói rằng mình "không phải là người hoà đồng" và "khách hàng rất hay gây phiền hà". Một vài người dùng biên pháp than phiền về người chủ cũ và cho rằng đó là biện pháp hay để gây ấn tượng. Đó là một suy nghĩ sai lầm.
Trong khi một số người trả lời cộc lốc và thiếu thông tin thì không ít người lại cung cấp thông tin thừa. Chẳng hạn một người đàn ông 37 tuổi sau khi phỏng vấn xong còn "đế" thêm một câu: "Tôi có mặt ở đây chỉ vì mẹ tôi muốn tôi có việc làm!"
Lỗi cư xử
Lỗi thường gặp thứ 2 ở các ứng viên chính là cách cư xử của họ mà nguyên nhân của rất nhiều trong số này là do không chuẩn bị và tìm hiểu trước các thông tin về vị trí công việc hoặc công ty mà họ định ứng cử. Một nguyên nhân khác cũng thường gặp là do các thí sinh không nghe thấy câu hỏi đuợc hỏi hoặc cố tình trả lời lấp liếm đi.
Một vài trường hợp của lỗi này có nguyên nhân từ việc thiếu ý thức cộng đồng và không hiểu phép lịch sự tối thiểu. Nhà tuyển dụng thường hay phàn nàn lỗi đi muộn của ứng viên và đặc biệt ngạc nhiên với những trường hợp ngang nhiên nhận điện thoại trong khi đang được phỏng vấn. Số ít tệ hơn còn mang cả con nhỏ đi theo.
Vậy trường hợp nào là tệ nhất? Theo các kết quả khảo sát, nếu một thí sinh giục nhà tuyển dụng nhanh nhanh để họ kịp giờ ăn hoặc tệ hơn lôi đồ ăn ra ăn hồn nhiên trước mặt nhà tuyển dụng, đó là ứng xử bị đánh giá thấp nhất.
Lỗi "quan điểm, lập trường"
Lỗi thứ 3 hay gặp nhất ở các ứng viên dự tuyển phỏng vấn là lỗi lập trường quan điểm. Không ai thích một người khoe khoang, "biết tuốt" hoặc những người có cái tôi quá lớn "yêu cầu" nhà tuyển dụng "thuê tôi đi và anh sẽ được rất nhiều". Tất nhiên cũng chẳng ai mê nổi những người mà tuyên bố hùng hồn rằng họ từng làm những chức vụ cao trong công ty cũ.
Thế nhưng ngược lại cũng ít ai muốn thuê những người mà bản thân họ không thể thể hiện những gì họ có. Rất nhiều nhà tuyển dụng than phiền rằng họ gặp phải những trường hợp quá thiếu "muối" và tẻ nhạt. Thậm chí có những thí sinh đã trải qua giây phút căng thẳng nhất của buổi phỏng vấn bằng cách nhìn chằm chằm vào cái đồng hồ tay của mình.
Lỗi ăn mặc
Đến tham dự một buổi phỏng vấn mà ăn mặc giống như đi lấy chồng hoặc đi hỏi vợ cũng được coi là một lỗi khi phỏng vấn. Các lỗi khác được nhà tuyển dụng liệt kê trong phần này có: điệu bộ bất bình thường, xăm mình, nhuộm tóc, đeo khuyên mặt… Thông thường nhà tuyển dụng cũng không hài lòng với những ứng viên đến phỏng vấn không đi giày, ứng viên nữ mặc váy xẻ quá cao, những người đeo kính râm suốt buổi phỏng vấn hoặc mặc áo phông quần bò với cái móng tay cáu bẩn.
Lỗi thiếu trung thực
Dạng phổ biến nhất của lỗi này là khoe khoang về bản thân và những gì mình đã làm được trong quá khứ, đặc biệt là khoe khoang vốn liếng về kiến thức của mình.
Một số người thậm chí còn đề cập đến việc mình đã từng bị bắt trong khi trong hồ sơ thì không hề đề cập đến bất cứ yếu tố nào trong câu chuyện này. Thẳng thắn quá cũng không phải điều tốt. Nhưng thiếu trung thực lại càng không phải điều hay.


kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Đường vào những tập đoàn lớn?


220903.jpg
Làm việc cho các tập đoàn lớn đó là mơ ước của nhiều người, nhưng đó có phải là cơ hội cho tất cả mọi người; làm sao để vượt qua những vòng thi tuyển gắt gao; làm sao để trả lời những câu hỏi khó của sếp, đặc biệt là sếp người nước ngoài?
Nguyễn Thuận Đạt và Phin Sovanlyna (Lyna) - hai bạn trẻ trong loạt bài “8X đi làm xa xứ” chia sẻ:
* Làm việc cho các tập đoàn lớn đó là mơ ước của nhiều người, nhưng đó có phải là cơ hội cho tất cả mọi người?
Nguyễn Thuận Đạt (đang làm việc cho Samsung): Theo tôi, đó là cơ hội dành cho tất cả mọi người. Các tập đoàn đa quốc gia cần rất nhiều vị trí trong nhiều lĩnh vực. Do vậy, cơ hội là ở chỗ mình nắm bắt cơ hội đó như thế nào, đồng thời phải xem cơ hội ấy có phù hợp với khả năng và sở thích của mình không - đó là điều quan trọng!
Lyna (Tập đoàn AIG Travel Assist): Cơ hội chủ yếu do bản thân mình nắm bắt, nhưng có lẽ cũng cần một chút may mắn. Tuy nhiên yếu tố nội tại của mỗi người vẫn giữ vai trò quyết định. Phát triển những kỹ năng của bản thân cũng như kiến thức về công việc, kết hợp với sự quyết tâm thì cơ hội ắt hẳn sẽ luôn “tìm” đến mình và chỉ còn chờ thời điểm nắm bắt nó.
* Thường các tập đoàn lớn tuyển người theo tiêu chí nào? Các vòng thi tuyển? Làm sao để vượt qua những vòng thi ấy?
Thuận Đạt: Rất khó để đưa ra tiêu chí chung trong tuyển dụng ở các công ty đa quốc gia. Tuy vậy, vẫn có một vài điểm mà các tập đoàn thường nhắm đến ở một số vị trí nhất định. Ví dụ, vị trí marketing: hầu hết các công ty đòi hỏi ứng viên phải có khả năng giao tiếp và ứng xử (communication skills). Đặc biệt, đối với các tập đoàn chuyên về phát triển nhãn hiệu thì khả năng xử lý các tình huống nhanh và linh hoạt là tiêu chí hàng đầu.
Các công ty đa quốc gia hiện nay có một hệ thống tuyển dụng và đào tạo chuyên nghiệp, bài bản (thường dành cho sinh viên mới ra trường để phát triển nguồn nhân lực quản lý trong tương lai). Chắc hẳn các bạn trẻ hiện nay không mấy xa lạ với các thuật ngữ như quản trị viên tập sự (Management Trainee).
Bản thân tôi cũng từng là quản trị viên tập sự của Tập đoàn Unilever. Các chương trình tuyển dụng này thường trải qua nhiều vòng thi khác nhau, từ IQ hoặc reasoning test nhằm kiểm tra năng lực logic của ứng viên, vòng phỏng vấn, vòng thảo luận nhóm đến vòng xử lý tình huống - mỗi vòng đều có tính chất và đặc điểm khác nhau.
Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi nghĩ ứng viên cần bình tĩnh và tự tin. Ứng viên có thể tham khảo thêm ở các anh chị đang hoặc từng làm việc cho công ty tuyển dụng để hiểu rõ hơn văn hóa công ty, đôi nét về sản phẩm cũng như tính chất công việc mà mình nhắm đến…
Lyna: Theo mình, ở mỗi tập đoàn khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau. Thường ở các tập đoàn lớn sẽ phải qua rất nhiều vòng thi tuyển, từ kiểm tra trình độ Anh văn đến chỉ số thông minh IQ, thậm chí chỉ số cảm xúc EQ. Các vòng thi này đòi hỏi có sự nhuần nhuyễn, nếu có sự chuẩn bị trước thì không quá khó để vượt qua. Trong đó Anh văn là điều kiện tiên quyết mặc định để có thể hoàn thành vòng sơ khảo này.
* Vòng phỏng vấn là vòng thi có tính chất như vòng “về đích” trong trò chơi chinh phục đỉnh Olympia, vậy các bạn có “bí quyết” gì chia sẻ với các bạn trẻ trong vòng này?
Thuận Đạt: Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi như “Tại sao công ty chúng tôi nên chọn bạn vào vị trí này?”, hoặc “Kế hoạch trong 5 năm tới của bạn là gì?”. Ngoài bản lĩnh và tự tin thể hiện trong câu trả lời của mình, ứng viên còn phải cho các công ty tuyển dụng thấy được sự gắn bó lâu dài của mình với công ty…
Lyna: Tự tin và hãy là chính mình. Có thể chia sẻ này hơi rập khuôn vì nếu như hỏi những người đi trước mọi người đều nói thế. Một chia sẻ nữa cho các ứng viên là trong cách trao đổi phỏng vấn bạn phải thể hiện sự thống nhất trong các ý tưởng và phải thể hiện sự nhiệt tâm trong cách trình bày của mình.
* Vào được những tập đoàn lớn mới chỉ là bước đầu, làm sao để “trụ” lại ở những vị trí mà mình vừa thi tuyển thành công?
Thuận Đạt: Chính xác là như vậy! Vào được những tập đoàn lớn chỉ là bước khởi đầu. Làm thế nào để trụ lại thì phụ thuộc vào yếu tố cá nhân của ứng viên. Ứng viên phải là người nhận thấy được cơ hội trước mắt và tận dụng cơ hội một cách hiệu quả. Cố gắng lắng nghe và học hỏi những người xung quanh. Đương nhiên, khi bước vào đó sẽ có nhiều khó khăn và thử thách, chính những điều ấy là cơ hội để mình trưởng thành.
Lyna: Tôi thích một trong những slogan của điện thoại Nokia “Làm hết sức, chơi hết mình” - sống trọn và tận hưởng cuộc sống với công việc mình thì mình sẽ nhận được thành quả tương xứng. Luôn tâm niệm không bao giờ từ bỏ dù có khó khăn và thử thách, đó cũng chỉ là cách tôi luyện bản thân.
Giống như Lênin từng bảo sự học là vô tận và không bao giờ ngừng, với công việc cũng thế, để “trụ” lại thì bản thân mình cũng phải không ngừng tiếp thu những kiến thức mới, không ngừng học hỏi để đáp ứng nhu cầu của công việc.
Một điều tâm sự nho nhỏ cho các bạn, thường làm trong các tập đoàn lớn áp lực là điều không tránh khỏi vì thế phải luôn biết tự cân bằng bản thân giữa công việc và cuộc sống, nếu có sự cân bằng từ yếu tố cuộc sống sẽ là bàn đạp vững chắc để bản thân làm việc tốt hơn và “trụ” lại tốt hơn.


Kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
5 bí quyết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả


26.9.1.png
Để có được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn nên tham khảo các bí quyết dưới đây để có được một kết quả tốt đẹp.
1. Xác định rõ ý tưởng kinh doanh của bạn và có thể nói một cách ngắn gọn, rõ ràng về ý tưởng này. Bạn phải nắm chắc được nhiệm vụ của mình.
2. Kiểm chứng lại động cơ của bạn. Hãy đảm bảo là bạn có một đam mê đối với việc sở hữu một doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực mà bạn đang có ý định đặt chân vào.
3. Sẵn sàng bỏ thời gian, kỷ luật, tiếp tục học hỏi và có sự sốt sắng trong việc xây dựng và sở hữu doanh nghiệp.
4. Tiến hành nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, bao gồm sản phẩm, giá cả, các chương trình khuyến mại, quảng cáo, kênh phân phối, chất lượng, dịch vụ và đánh giá các tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.
5. Tìm kiếm sự trợ giúp từ các doanh nghiệp nhỏ khác, các nhà cung cấp, các chuyên gia, các cơ quan nhà nước, các nhà tuyển dụng, các tổ chức thương mại và các triển lãm thương mại. Hãy luôn cập nhật thông tin, luôn đưa ra các câu hỏi và tìm kiếm thật nhiều thông tin càng tốt.


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Làm gì khi “vượt tiêu chuẩn” của nhà tuyển dụng?


200903.jpg
Do một số điều kiện khách quan bạn muốn tìm những công việc dưới trình độ của mình. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cho rằng họ không đủ khả năng để thuê người với trình độ cao hơn yêu cầu. Vậy làm sao để thuyết phục họ?
Hãy thực hiện một số lời khuyên sau:
1. Thừa nhận nỗi lo lắng của bạn
Duncan Mathison, đồng tác giả cuốn sách “Sự thật về thị trường việc làm ẩn” đưa ra lời khuyên: “Hãy thành thật với nhà tuyển dụng rằng bạn cũng lo lắng công việc có thể không phù hợp. Nhưng bạn sẽ cố gắng hết sức để thích nghi và cam kết mang đến những thành tích nổi trội nhờ trình độ học vấn cũng như khả năng cao của bạn”. Chắc chắn, nhà tuyển dụng sẽ không lỡ từ chối một ứng viên đầy tiềm năng và sẵn sàng cống hiến như vậy.
2. Không “nặng” về vấn đề tiền bạc
Tiền lương là một vấn đề khiến nhà tuyển dụng “đau đầu” khi quyết định có nên tuyển một người có trình độ cao hơn mong muốn như bạn hay không. Rõ ràng mức lương cao ở vị trí cao không phù hợp với tình hình hiện tại. Do đó, bạn cần giải toả nỗi lo này của họ bằng cách linh hoạt về vấn đề tiền lương. Hãy thuyết phục rằng bạn làm việc vì muốn thử thách bản thân với những điều mới mẻ. Tất nhiên, bạn cũng không nên đề nghị một mức lương như “làm việc miễn phí”.
3. Phân tích lợi thế của bạn
Hãy phân tích cho nhà tuyển dụng thấy rõ những điểm tích cực (cả tiêu cực nhưng ít ) khi thuê một người có trình độ cao hơn yêu cầu như bạn. Những lập luận chặt chẽ và lợi ích thấy rõ trước mắt sẽ khiến nhà tuyển dụng bị thuyết phục.
4. “Tấn công” bằng những thành tựu của bạn
Kathryn Sollmann, người sáng lập một mạng lưới của nữ nhân viên, khuyên: “Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn tự hào về thành công của mình ra sao và nhấn mạnh rằng chúng là những kinh nghiệm quý giá để bạn có thể làm tốt công việc. Địa vị, thăng tiến không còn là mục tiêu hàng đầu của bạn. Điều bạn muốn là được cống hiến cho một công ty giàu tiềm năng và có sức hấp dẫn”.
5. Khiêm tốn
Dù là người có trình độ cao, từng đảm nhận những vị trí cao nhưng bạn cần thực tế với hiện tại. Ba hoa về trình độ xuất sắc với khả năng lãnh đạo siêu việt… chỉ khiến nhà tuyển dụng chắc chắn không tuyển dụng bạn. Hãy khiêm tốn. Manthison gợi ý: “Ví dụ, hãy nói rằng bạn từng là một người quản lí nhưng hiện tại muốn tìm một công việc mang tính thực hành nhiều hơn thay vì chỉ đạo, giao việc cho nhân viên”.
6. Nói rằng bạn muốn học hỏi
Hãy thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn muốn tìm hiểu, học hỏi thêm về lĩnh vực của mình và cách tốt nhất để thực sự lĩnh hội được thông tin là bắt đầu từ dưới lên.
7. Cam kết
Có thể nhà tuyển dụng không tin một người có trình độ cao như bạn lại muốn làm việc ở vị trí thấp hơn. Để giải quyết sự nghi ngờ này, bạn hãy cam kết làm việc cho công ty ít nhất 2 năm. Đó chính là lời thuyết phục hùng hồn nhất và khiến nhà tuyển dụng mở lòng chấp nhận bạn.


khoinghiep.info
 
Mười bí quyết thành đạt







150906.jpg
Sau khi lấy bằng cử nhân, Peter vào làm nhân viên bán hàng cho một công ty in. Trong bốn năm tiếp đó, anh theo học một số lớp buổi tối tại một trường kinh doanh ở địa phương, và cuối cùng quyết định chuyển hướng nghề nghiệp sang lĩnh vực tài chính.
Anh chia tay với công việc với mức lương 50.000 đôla mỗi năm để hoàn tất chương trình MBA (cao học quản trị kinh doanh) toàn thời gian. Một năm sau, anh tốt nghiệp với chuyên ngành tài chính kế toán, và được nhận vào làm tại một ngân hàng với chức vụ chuyên viên phân tích tín dụng với mức lương 35.000 đôla mỗi năm, thấp hơn nhiều so với mức 50.000 đôla khi anh còn là một nhân viên bán hàng.
Peter nhanh chóng bù đắp được mức chênh lệch ban đầu về lương và thẳng bước trên đường đạt mục tiêu gây dựng sự nghiệp trong ngành tài chính. Hiện nay anh kiếm được 200.000 đôla mỗi năm với tư cách là một đối tác hợp danh trong một hãng môi giới đầu tư. Anh phải làm việc rất nhiều, thường là 55 giờ mỗi tuần, nhưng anh yêu thích việc mình làm.
Sau khi quyết định mình không muốn làm nhân viên bán hàng cho công ty in đến mãn đời, Peter đã tự chăm lo cho sự nghiệp của mình. Anh cho rằng mình có được bằng MBA là nhờ có lòng tự tin cao hơn, nhưng lại nghĩ rằng yếu tố quan trọng nhất giúp anh đạt được mục tiêu là "ngọn lửa thôi thúc trong lòng". Anh nhận ra một điều: Nếu ta thông minh, giỏi giang và năng nổ, thì không có giới hạn nào cho mức độ thành đạt cả.
Để thành đạt trong thị trường lao động ngày nay, bạn không thể dựa vào chủ của mình để quản lý sự nghiệp của bạn, như trường hợp của Peter ở trên. Hãy xem bản thân bạn là một “công ty một người” – bạn là tổng giám đốc, và công việc của bạn là phác thảo một chiến lược cạnh tranh khả thi cho “công ty một người” của bạn.

Muốn thành đạt trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì cần phải có 10 kỹ năng mang tính chiến lược. Tùy tính chất công việc, bạn cần phải biết về kỹ năng chiến lược này nhiều hơn kỹ năng chiến lược khác (ví dụ sử dụng thành thạo phần mềm phân tích dữ liệu là rất quan trọng đối với những nhà điều nghiên thị trường, có phần hơi quan trọng đối với những giám đốc phụ trách nhãn hiệu, và tương đối không quan trọng đối với các giám đốc kinh doanh). Tuy nhiên, bởi vì thị trường kinh doanh hiện nay đặt trọng tâm vào những nhóm đa chức năng, dù bạn có chuyên về ngành gì đi nữa, nếu muốn đạt hiệu quả thì cũng cần phải hiểu biết đôi chút về tất cả những kỹ năng mang tính chiến lược này:
Biết quản trị bản thân như một "công ty một người"
Soạn ra một bản "tuyên ngôn sứ mệnh" định nghĩa rõ ràng về thành công cho bạn và gia đình bạn. Bạn đã đặt ra những mục tiêu cao hay chưa? Những giá trị nào quan trọng đối với bạn?
Hãy xác định thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu của bạn. Nếu đặt những mục tiêu như vậy thì bạn phải hy sinh, đánh đổi những gì (ví dụ, thu nhập hay chất lượng cuộc sống)? Nhớ bảo đảm sao cho những mục tiêu chuyên môn cho công ty một người của bạn phải phù hợp với bạn và gia đình bạn, và nhớ đừng bị "cám dỗ" đặt mục tiêu quá thấp. Hãy nhấm vào những cái đích cao. Bạn có thể ngạc nhiên về bản thân mình với những thành tựu mà bạn có thể đạt được.

Tiếp thu những kiến thức kinh doanh tổng quát
Chuyên môn ngành hẹp đã là chuyện lỗi thời. Để trở thành một thành viên hiệu quả trong một nhóm đa chức năng, ngoài lĩnh vực chuyên môn của mình, bạn cần phải hiểu biết căn bản về cách thức hoạt động của những phòng ban khác nhau trong doanh nghiệp. Đầu ra của một nhóm đa ngành thành công là một sản phẩm công việc phối hợp hoàn hảo, chứ không chỉ là sự gom góp những đầu vào chẳng liên hệ với nhau từ nhiều người có chuyên môn khác nhau.
Có thể bạn thuộc phòng tiếp thị, nhưng bạn cần một kiến thức căn bản về hạch toán chi phí. Nếu là dân chuyên về tài chính, bạn cũng nên hiểu biết về những cái lợi cái hại giữa việc bán sản phẩm trực tiếp thông qua lực lượng nhân viên bán hàng của mình và việc tiêu thụ thông qua hệ thống đại lý. Và trong môi trường hiện nay, tất cả mọi người trong một doanh nghiệp phải hiểu biết về những nguyên tắc của quản trị chất lượng.
Nắm bắt những kiến thức cụ thể về ngành hoạt động.
Bạn phải hiểu đến đường tơ kẽ tóc về ngành của mình – ai là những đối thủ cạnh tranh chính, các công ty cùng ngành với mình cạnh tranh như thế nào, và công ty của bạn xác định vị trí như thế nào trong việc thỏa mãn khách hàng. Và điều quan trọng nhất là bạn phải tiên liệu những vấn đề này trước khi chúng xảy ra.
Bill Gates, chủ tịch Microsoft, vừa được thán phục vừa được nể sợ với tư cách là một thiên tài về kỹ thuật và một nhà chiến lược kinh doanh. Những nhân viên được triệu tập trình bày dự án với ông biết rằng họ sẽ bị chất vấn không thương xót, không chỉ về các khía cạnh kỹ thuật của dự án, mà còn về tiềm năng thị trường và khả năng sinh lợi của dự án. Trong nội bộ Microsoft có lan truyền câu nói: "Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi đi gặp Gates. Bằng không, ông ta sẽ hủy diệt bạn.”
Trau dồi những khả năng phân tích của bạn
Một số người nghĩ rằng các quyết định kinh doanh có thể chỉ dựa vào trực giác và kinh nghiệm, nhưng đièu đó hiện nay không còn đúng nữa. Để minh họa xem trực giác có thể rất dễ gây nhầm lẫn trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, ta hãy nghe câu hỏi sau đây: nếu ta lấy một tờ giấy đánh máy và gấp nó làm đôi đến 32 lần thì nó sẽ dày bao nhiêu? Một inch, hai foot hay hơn nữa? Xin thưa, đáp số là 271 dặm! Bạn không thể tìm ra đáp số đó nếu chỉ dùng trực giác hoặc kinh nghiệm.
Tuy nhiên, bạn có thể hỏi, việc gấp giấy đó ăn nhập gì với quản trị? Giả sử bạn là giám đốc trong một doanh nghiệp đầu tư vốn cho những dự án mạo hiểm, và đang thẩm định một phương án đầu tư vào một công ty kỹ thuật cao mới khởi nghiệp. Doanh số công ty hiện nay là 1 triệu đôla. Chủ tịch công ty hy vọng mỗi năm số tăng gấp đôi doanh số trong vòng 10 năm đến. Như vậy có được hay không? Trong trường hợp này cũng đừng nên tin trực giác của bạn.

Trau dồi kỹ năng tin học
Hãy cố gắng bắt kịp với những ứng dụng công nghệ tin học trong công ty của bạn. Học cách sử dụng phần mềm mới có thể hữu ích cho công việc của bạn qua những lớp học ngắn hạn nếu cần. Hãy biết cách chạy chương trình bảng tính dữ liệu, và làm những bài thuyết trình trông thật chuyên nghiệp. Hãy học những thuật ngữ chuyên ngành để bạn có thể hòa nhịp với những cuộc đàm đạo trong giờ ăn trưa. Bạn không cần phải trở thành "trùm" tin học, nhưng điều cất yếu là tránh bị liệt vào hạng "cổ lỗ sĩ".
Biết cách quản trị sáng kiến
Việc quyết định xem có nên sử dụng sáng kiến như một chiến lược cho “công ty một người” của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ của bạn tưởng thưởng như thế nào cho sáng kiến. Đặc biệt chú ý đến cách mà công ty của bạn đối xử với những người có sáng kiến thành công, mà cả những người có sáng kiến bị thất bại.
Nếu công ty của bạn không khuyến khích sáng kiến, thì cần phải lập kế hoạch thay đổi công ty, bởi vì rốt cuộc thì tất cả mọi công ty đều phải sáng tạo mới tồn tại được. Thúc đẩy việc phát triển những sản phẩm và dịch vụ mới có khả năng sinh lợi là một trong những lĩnh vực nóng bỏng nhất trong quản trị hiện nay, và để thành công, bạn phải hiểu biết về quy trình nghiên cứu và phát triển.
Luyện kỹ năng hợp tác làm việc
Người hoạt động đơn thương độc mã chẳng có giá trị bao nhiêu trong các tổ chức hiện nay. Giá trị của bạn có liên hệ trực tiếp với thành quả bạn đạt được khi hợp tác với người khác. Bạn phải luyện những kỹ năng giao tế chẳng hạn như cách lãnh đạo, làm việc tập thể, và khả năng thuyết phục người khác bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
Trong bối cảnh hệ thống tôn ti trật tự trong doanh nghiệp đang suy tàn, bạn cũng nên biết cách quản từ những mối liên minh mang tính chiến lược với những người ngang hàng bên ngoài tố chức của mình. Các mối quan hệ giữa người với người hiện nay ít dựa vào quyền ra lệnh, mà phụ thuộc nhiều vào sợi dây hợp tác chẳng hạn như các nhóm công tác và những đội ngũ phát triển sản phẩm mới.
Trau chuốt những năng lực cá nhân cất yếu của bạn
Những năng lực cất yếu là những gì bạn “trình làng” với công ty để giúp mình nổi bật so với người khác. Đó có thể là kỹ năng mang tính chiến lược của bạn trong việc thiết kế phần mềm mới hay phác thảo một dây chuyền sản xuất mới. Đây là lĩnh vực mà bạn phải làm việc cật lực để đạt được kết quả tốt nhất trong khả năng của mình.
Tuy nhiên, coi chừng đừng có quá vô tư trong việc chia sẻ với người khác những bí quyết mà bạn phải đổ mồ hôi nước mắt mới có được, kẻo không những kỹ năng mang tính chiếc lược của bạn sẽ bị “bòn rút”. Bạn cũng nên đảm bảo làm sao những năng lực cốt yếu của mình phải có tính “di động”, có nghĩa là nếu bạn chuyển công ty thì cũng dễ dàng mang chúng đi theo – nhớ chọn một lĩnh vực có giá trị không chỉ với ông chủ hiện tại của bạn. Nhanh chóng nâng cấp bất cứ năng lực cá nhân nào có thể bị lạc hậu do có những công nghệ mới xuất hiện.
Biết cách "tiếp thị" những kỹ năng mang tính chiến lược của bạn
Để đạt được giá trị cao nhất từ việc đầu tư vào những năng lực cá nhân cất yếu, phải làm sao cho người ta thấy được chúng. Hãy tìm cách "tiếp thị" những kỹ năng mang tính chiến lược của bạn bên trong cũng như bên ngoài cơ quan mình, với những người trong cùng lĩnh vực chuyên môn với mình. Bạn có thể làm được điều này bằng cách viết bài cho các tạp chí, nắm giữ các chức vụ, và thuyết trình tại những cuộc họp chuyên đề.
Đặt các mục tiêu cho chiến dịch tiếp thị bản thân của bạn. Bạn muốn mình chiếm được vị trí gì trong thị trường lao động chuyên môn và quản trị - là một thiên tài về kỹ thuật, một nhân viên kinh doanh siêu hạng, một "trùm" tài chính?
Lựa chọn và gây cảm tình với những cố vấn
Trong cơ cấu tổ chức của "công ty một người" của bạn, những cố vấn đóng vai trò hội đồng quản trị, chia sẻ kinh nghiệm và tri thức của họ, sử dụng những mối quan hệ nghề nghiệp của họ để giúp bạn mở được nhiều cánh cửa. Bằng cách có nhiều cố vấn, bạn có một nhóm người ủng hộ có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn khi đến lúc họ cần đưa ra những ý kiến đề xuất để lấp khoảng trống lớn trong nghề nghiệp của bạn. Hội đồng cố vấn của bạn có thể bao gồm sếp của bạn, một nhà quản lý cao cấp khác, một người ngang chức vụ ở một phòng ban khác, một nhân viên cấp dưới sẵn sàng trao đổi ý kiến với bạn, một chuyên gia trong ngành, và một bạn học cũ.
Việc lựa chọn và gây cảm tình với một hội đồng cố vấn đòi hỏi bạn phải biết đánh giá và nhạy cảm. Suy cho cùng, những mối quan hệ cố vấn thành công là nhờ cách đối nhân xử thế và tin tưởng lẫn nhau.
Mười kỹ năng mang tính chiến lược nêu trên nhấn mạnh một điều: Bản thân bạn chính là người phải tạo ra động lực cho sự nghiệp mình thăng hoa. Bạn - chứ không phải công ty của bạn chính là ông chủ.


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Hay quá! Có nhìu thông tin rất bổ ích
 
Tạo ấn tượng tốt tại nơi làm việc mới


30098.jpg
Bạn đã trải qua nhiều vòng phỏng vấn, kiểm tra năng lực cũng như vô số thử thách khác và đã có được công việc mà bạn mong muốn. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm tiếp theo.
Có thể bạn quên mất một điều rằng công việc khó khăn nhất chỉ thực sự bắt đầu sau khi bạn được tiếp nhận vào chỗ làm mới thay vì những gì bạn đã phải trải qua để có được công việc đó. Đúng là bạn đã thuyết phục được nhà tuyển dụng nhưng quan trọng hơn là bạn phải biết tạo ra những ấn tượng ban đầu tốt đẹp và đảm bảo rằng những ấn tượng đó không phản tác dụng.
Sau đây là một vài lời khuyên hữu ích của Martin Yate, một chuyên gia tư vấn phát triển nghề nghiệp, dành cho những ai đang bắt đầu tại một môi trường làm việc mới:
1. Làm quen với nơi làm việc mới: Việc đầu tiên bạn nên làm là dành thời gian cho việc quan sát, tìm hiểu để làm quen với công việc tại nơi bạn mới đến. Tại sao và làm thế nào mà những công việc này được thực hiện như vậy? Hãy tìm hiểu cách thức hoạt động của công ty cũng như cách mà người ta đang điều hành nó.
2. Đừng cố gắng thay đổi những gì đang có sẵn: Tốt hơn hết, bạn nên tập trung vào việc quan sát và học hỏi. Nếu bạn đề ra những thay đổi lớn khi vừa mới được nhận vào làm, các đồng nghiệp của bạn sẽ nhìn nhận bạn như là một kẻ huênh hoang và cảm thấy bị xúc phạm vì những ý tưởng của bạn.
3. Hòa mình vào tập thể: Hãy luôn sẵn sàng đảm nhiệm bất kỳ nhiệm vụ gì cũng như giúp đỡ các đồng nghiệp trong suốt thời kỳ này. Trong thời gian thử việc, các đồng nghiệp của bạn sẽ theo dõi và đánh giá về mức độ hòa nhập của bạn.
4. Xin lời khuyên từ các đồng nghiệp: Nếu bạn làm điều này, họ sẽ cảm thấy họ được bạn tôn trọng, bạn sẽ có được một vài thông tin nội bộ và mối liên hệ giữa bạn và các đồng nghiệp sẽ được tăng cường.
5. Hãy giữ lại những ý tưởng lớn cho tới tận khi nào bạn đã hiểu rất rõ về nơi làm việc mới: Những ý tưởng nhỏ sẽ được chấp nhận dễ dàng hơn và sẽ giúp bạn xây dựng một nền móng vững chắc cho niềm tin của lãnh đạo và đồng nghiệp mới đối với bạn. Và nếu ý tưởng đó không thành công, sẽ không có điều gì không hay xảy ra.


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Chọn nghề theo màu sắc






190904.jpg
Tìm việc là cả một quá trình dài. Ngoài năng lực, sở thích, bạn cần thực hiện hàng loạt cuộc điều tra để xác định đâu là việc phù hợp nhất. Trong đó, màu sắc yêu thích cũng có thể là một yếu tố giúp ích cho bạn khi chọn việc.
1. Vàng – Xanh lá cây
Bạn có khả năng hiểu ý người khác và thể hiện khéo léo suy nghĩ của mình nhằm làm tăng hiệu quả giao tiếp. Bạn còn biết cách sáng tạo sản phẩm, hệ thống và dịch vụ phù hợp nhất với môi trường.
Công việc thích hợp: kiến trúc sư, môi giới bất động sản, nhà thiết kế, nhân viên xã hội, người cố vấn.
2. Vàng – Tím
Bạn thích công việc có tốc độ phát triển nhanh với những nhiệm vụ không lặp lại. Những chướng ngại vật liên tiếp không khiến bạn nản lòng mà trái lại bạn càng thấy hấp dẫn và thích thú khám phá những cái mới. Khả năng giao tiếp là một ưu điểm của bạn và bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn nhờ kĩ năng này.
Công việc thích hợp: nhân viên quan hệ công chúng ( PR ), quản lí truyền thông, dẫn chương trình hay người tư vấn cho giới trẻ.
3. Vàng – Vàng cam
Bạn biết những thông tin mới nhất và có giá trị về lĩnh vực của mình. Bạn có tư tưởng cởi mở và cách tiếp cận, phân tích tình huống một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, bạn biết cách giải tỏa những áp lực hàng ngày.
Công việc thích hợp: người thống kê, nhà địa chất, nhà nghiên cứu, cán bộ thư việc hoặc người phát triển sản phẩm.
4. Xanh da trời – Xanh lá cây
Bạn dễ lấy lòng người khác bằng những lời góp ý mang tính xây dựng. Kĩ năng lắng nghe tốt khiến bạn hợp tác thành công với đồng nghiệp, khách hàng. Họ tin tưởng bạn kể cả khi đưa ra những quyết định quan trọng.
Công việc thích hợp: nhà văn, diễn viên, kế toán, nhà tâm lí học hoặc quản lí văn phòng.

5. Xanh da trời – Tím
Bạn luôn có cái nhìn bao quát về vấn đề. Tầm nhìn xa trông rộng chính là lợi thế để bạn phát triển những thị trường mới, ý tưởng mới và lĩnh vực mới. Thêm nữa, bạn còn biết bỏ qua những điều vụn vặt không cần thiết để hoàn thành công việc.
Công việc thích hợp: trong lĩnh vực quảng cáo hay bán hàng, nhân viên PR, luật sư, nghiên cứu thị trường.
6. Xanh da trời – Vàng cam
Bạn có khả năng phát triển sản phẩm mới, cải thiện quá trình sản xuất, giao việc hiệu quả cho nhân viên. Bạn thích môi trường làm việc bận rộn bởi h.am m.uốn học hỏi. Áp lực sẽ kích thích bạn làm việc nhanh chóng và năng suất hơn.
Công việc thích hợp: giám đốc điều hành, nhân viên xây dựng, bán hàng, thợ xây.
7. Đỏ - Xanh lá cây
Bạn biết giá trị của mình và làm thế nào để tận dụng tốt nhất các nguồn lực để kiếm tiền. Khả năng chi tiêu hợp lí và tính cẩn thận cũng là những điểm mạnh của bạn.
Công việc thích hợp: nhân viên an ninh, người kiểm tra sổ sách, nhân viên ngân hàng, giáo viên, người quản lí tài sản, ý tá hoặc bác sĩ phẫu thuật.
8. Đỏ - Tím
Khi những người khác nói, bạn biết cách phân loại thông tin và hình thành một kế hoạch hành động từng bước một. Bạn biết làm thể nào để giữ những người xung quanh bình tĩnh và đưa ra hướng giải quyết nhanh chóng.
Công việc phù hợp: quản lí nhân sự, người lập kế hoạch, biên tập hoặc trợ lí giám đốc.
9. Đỏ - Vàng cam
Bạn rút ra bài học từ những sai lầm và thành công trong quá khứ để hình thành những ý kiến mạnh mẽ, khó bắt bẻ. Nghệ thuật “ phê bình” người khác khéo léo khiến công việc của bạn diễn ra suôn sẻ hơn.
Công việc thích hợp: phân tích ngân sách, chuyên gia máy tính, quản lí sản xuất, hoặc chủ kinh doanh.

kho kiến thức khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.


41007.jpg
Kiên trì, tin vào chính mình, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí, bạn hãy giữ vững niềm tin!
Một sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể vất vả kiếm sống nhưng trong đầu vẫn nuôi hoài bão trở thành nhà văn hóa lớn, bác học hay thành công trong kinh doanh. Đó không là ảo vọng viễn vông mà là điều thiết yếu để sống tiếp một cuộc đời đáng sống. Vậy sao ta không nung nấu hoài bão, mạnh mẽ hơn mà lại sợ hãi, chán nản, đánh mất ý chí tạo dựng sự nghiệp?
"Chúng ta làm việc để sinh tồn nhưng chúng ta trao tặng để tạo dựng đời mình”
“We make a living by what we get, but we make a life by what we give.” ~Winston Churchill~
Lời khuyên cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp kinh doanh: Dù bạn muốn làm việc gì, nếu bạn tin tưởng là thành công thì năng lực của bạn khi làm việc ấy sẽ tăng lên mạnh mẽ. Luôn sẵn sàng có các cơ hội cho bạn, thất bại chỉ tồn tại khi bạn tin và sợ hãi thất bại… Chỉ cần bạn luôn giữ được niềm tin thành công, thì cuối cùng thành công nhất định sẽ đến.
Kiên trì, tin vào chính mình, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Bạn hãy giữ vững niềm tin, không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.
Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí: Với những bạn kém may mắn đang tranh đấu vất vả để tìm sự nghiệp hay cơ hội kinh doanh, hãy tin vào con người thực và định mệnh của mình. Phải kiên trì, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí. Với những bạn nhiều may mắn, có đầy đủ vật chất và phương tiện, hãy cố gắng hơn nữa với trí tuệ sáng tạo và tinh thần thanh cao. Nghĩ đến những người kém may mắn, học cách chia sẻ và hành xử mọi chuyện với chuẩn mực đạo đức và văn minh. Những kẻ xấu có thể đang thắng, nhưng cuối cùng, thế giới sẽ thuộc về những con người thiện tâm và hài hòa.
Niềm tin là bước đầu tiên dẫn tới thành công: Có niềm tin tích cực thì làm việc gì cũng thuận lợi hơn. Sự thành công thuộc về những người có ước mơ, có khát vọng và quyết tâm hành động. Hãy nắm chắc và làm chủ sức mạnh tinh thần của mình, hãy lạc quan tiến lên phía trước, bạn sẽ có được một cuộc sống tươi đẹp và thành công.
Kiên trì, tin vào chính mình, biết đứng dậy và tiếp tục đi tới khi vấp ngã. Bạn hãy giữ vững niềm tin, không ai có thể từ chối mãi một con người có ý chí.


khơinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Đôi khi bạn phải trải nghiệm nhiều nghề


41004.jpg
Mong muốn lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài, một công việc thích hợp, nhưng đôi khi bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, ngoài những kiến thức và sách vở đã học.

1. Trước khi trở thành một trong những nhà thiết kế hàng đầu thế giới, Giorgio Armani từng mong muốn trở thành nhiếp ảnh gia và trước đó là ước mơ làm bác sĩ. Nhưng cơn lốc đam mê nghề nghiệp của ông nhanh chóng kết thúc ở tuổi 22, khi ông quyết định làm việc ở một cửa hàng.
Sinh ra và lớn lên ở Piacenza, Ý, Armani đã đăng ký học trường y vào năm 18 tuổi để theo đuổi ước mơ làm bác sĩ phẫu thuật. Nhưng ông đã nhận ra rằng ngành y không phải là niềm đam mê của mình khi ông làm người phụ giúp công việc y tế trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự hai năm sau đó. Khi quay về nhà, ông đã thử sức trong lĩnh vực nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nhưng cũng nhanh chóng nhận ra rằng mình không đủ tài năng để có thể sống dựa vào nghề này.
Không lâu sau sinh nhật lần thứ 22, Armani đi tìm việc và xin vào làm người trưng bày hàng tại La Rinascente, một cửa hiệu thời trang cao cấp ở Milan. Ông trở nên rất hứng thú với mảng tiếp thị của ngành thời trang. Khi một người quản lý nhận ra con mắt nghệ thuật của Armani và trao cho ông cơ hội thăng tiến, ông đã chớp lấy cơ hội đó. Chỉ sau vài tháng ông đã thu hút rất nhiều khách nhờ những thiết kế quần áo nam, làm các quản lý cửa hàng ngạc nhiên thán phục với bước đột phá này.
Sau khi làm việc vài năm với vai trò nhà thiết kế, ông đã ra ngoài tự lập nghiệp vào năm 1970 và thành lập thương hiệu Giorgio Armani - đến nay đã trở thành một trong những nhãn hiệu được ưa chuộng hàng đầu trên thế giới.
2. Huyền thoại âm nhạc Johnny Cash đã trải qua rất nhiều thay đổi ở tuổi 22, hơn cả toàn bộ những thay đổi mà nhiều người gặp phải trong suốt cuộc đời họ.
Trong một năm, ông đã làm nhiều việc từ giải mã thông tin liên lạc của Nga tại một căn cứ Đức gần Bức màn sắt (Iron Curtain) đến ghi âm đĩa đơn nhạc đồng quê đầu tiên của mình tại Sun Records ở Memphis, Tennessee. Trong năm đó ông cũng lập gia đình, đi học trở lại, đến từng nhà bán các thiết bị gia dụng, và cũng chịu đựng nhiều thất bại đáng kể trong cuộc sống.
Sinh ra trong một gia đình lĩnh canh nghèo ở Arkansas trong thời kỳ Đại khủng hoảng, tuổi thơ của Cash gắn với những cánh đồng bông và những bài nhạc đồng quê êm dịu trên radio. “Tôi có một ước mơ rất lớn ở tuổi niên thiếu - hát trên radio”, Cash cho biết. “Giấc mơ của tôi là được hát trên đài phát thanh ở Memphis”.
Sau khi học xong trung học, Cash xin đi nhờ xe đến Pontiac, Michigan và ở đó ông nhận được một công việc tại một nhà máy xe hơi. Nhưng khi chiến tranh Triều Tiên xảy ra, ông gia nhập lực lượng không quân và đến Landsberg, Đức.
Cash đã chứng tỏ ông rất tài năng trong việc giải mã những thông điệp dùng tín hiệu Morse của đối phương. Vì vậy, ông được phân công làm nhà điều hành đài phát thanh, chặn tin tức và theo dõi quân Nga. Một trong những chuyện đặc biệt ít được biết đến về ông: Cash là người Tây phương đầu tiên biết về cái chết của Joseph Stalin vào năm 1953 vì ông đã chặn đường và giải mã một thông báo gửi đến Moscow.
Mức lương quân sự 85 đôla một tháng là một tài sản lớn đối với Cash. Ông mua thứ đắt giá đầu tiên trong cuộc đời mình là PX, một cây đàn ghi-ta trị giá 5 đôla, và sau đó tự học chơi những bản nhạc xưa. “Trong suốt thời gian ở lực lượng không quân, tôi đã rất cô đơn”, Cash kể. “Nếu không được hát những ca khúc nhạc đồng quê, tôi nghĩ mình đã không thể vượt qua giai đoạn đó”.
Ông cũng đã viết bài hát đầu tiên của mình tại Đức sau khi xem một bộ phim có tên là Inside the Walls of Folsom Prison (Bên trong những bức tường của nhà tù Folsom). Cash đã cố gắng tưởng tượng ra những suy nghĩ của một số tù nhân không tỏ ra ăn năn. Chẳng hạn, một kẻ giết người đã “bắn một người đàn ông ở Reno chỉ để nhìn anh ta chết”. Bên cạnh đó, Cash cũng thành lập ban nhạc đầu tiên của mình: Landsberg Barbarians.
Tuy nhiên khi ông giải ngũ vài tháng sau sinh nhật lần thứ 22 của mình, Cash lại trở về nhà và tập trung vào việc xây dựng một gia đình. Ông kết hôn với Vivian Liberto, người mà ông đã gặp ở Texas trong thời gian tập huấn cơ bản. Sau đó vợ chồng ông di cư đến Memphis, nơi ông ghi danh theo học lớp phát thanh viên tại trường Truyền thông Keegan của Gl Bill. Trong thời gian đó, người anh trai Roy đã tìm cho ông một công việc đến từng nhà bán các thiết bị gia dụng để kiếm tiền nuôi gia đình.
Mặc dù cố hết sức tìm công việc làm phát thanh viên - và ông bị từ chối ở bất cứ nơi nào ông đến – Cash vẫn tiếp tục mơ giấc mơ trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Thậm chí ông còn thành lập một ban nhạc với hai người ông đã gặp qua người anh của mình: nghệ sĩ đàn ghi-ta Luther Perkins và tay bass Marshall Grant. Bộ ba tập luyện vào ban đêm và biểu diễn các bài hát phúc âm tại các sự kiện ở nhà thờ vào ngày chủ nhật.
Cuối cùng Cash đã không còn hứng thú với việc làm phát thanh viên nữa, ông đặt cược tất cả mọi thứ để trở thành một nghệ sĩ. Nhưng cơ hội rất khan hiếm. Sau khi không thuyết phục được các nhà quản lý đài phát thanh địa phương cho phép ông chơi trong các buổi biển diễn nhạc sống, Cash đã tập trung hết can đảm để đến hãng ghi âm nổi tiếng Sun Records với hy vọng có được một buổi thử giọng. “Tôi đã đến đó gõ cửa nhưng bị từ chối”, Cash nói. “Tôi đã gọi lại ba hay bốn lần với mong muốn có được một cuộc phỏng vấn, nhưng vẫn bị từ chối”.
Mặc dù vậy, Cash vẫn kiên trì “đóng đô” bên ngoài lối vào phòng thu và cuối cùng đã thuyết phục được nhà sản xuất Cowboy Jack Clement cho phép ông vào chơi một bài nhạc. Clement thật sự ấn tượng, nên ông đã mời Cash chơi cho Sam Phillips, một nhà sản xuất nổi tiếng đã phát hiện ra Elvis Presley, Jerry Lee Lewis và Carl Perkins.
Cash chủ yếu chơi các bài hát thuộc dòng nhạc nhà thờ tại buổi thử giọng của mình, nhưng Phillips, một người luôn thẳng thắn, tỏ ra không thích lắm. Ông nói với Cash: “Hãy về nhà tập hát rồi đem tới đây một bản nhạc tôi có thể bán được”.
Cash đã làm theo lời Phillips. Ông cùng ban nhạc trở lại với Hey Porter, một giai điệu phá cách đã thuyết phục được nhà sản xuất khó tính. Một tuần sau sinh nhật lần thứ 23 của mình, Cash đã ghi âm bài hát đó cùng với bài Cry, Cry, Cry để phát hành đĩa đơn. Album bán rất chạy, nên Phillips đã ký với Cash và ban nhạc của ông (Tennessee Two) một hợp đồng thu âm dẫn đến sự ra đời của Folsom Prison Blues và I Walk the Line, hai bài hit đã vinh danh tên tuổi của Cash trong làng nhạc đồng quê.
Vài năm sau đó, khi được hỏi về buổi thử giọng của mình tại Sun Records, Cash nói: “Nếu lúc đó không có một người như Sam Phillips, thì có lẽ giờ tôi vẫn đang làm việc trên cánh đồng bông”.
oOo
* Khi bước chân vào cổng trường đại học ai cũng có ước mơ, hoài bão của riêng mình, mong muốn lựa chọn cho mình một nghề nghiệp lâu dài, một công việc thích hợp. Nhưng ra trường chúng ta mới va chạm thực tế cuộc sống, và nếu bốn năm học đại học chưa đem lại cho bạn một công việc để giúp ích cho xã hội cũng như tạo cho bản thân có cuộc sống ổn định thì phải làm sao?
- Phải biết tự lực khi đang là sinh viên. Bằng cách đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập vừa tự lo phần nào cho cuộc sống bản thân vừa hiểu thêm cuộc sống của những người xung quanh, qua đó phát triển các mối quan hệ công việc khi ra trường (dù học chuyên ngành nào cũng có thể tìm được việc làm thêm để chủ động làm quen với cuộc sống và thiết lập các mối quan hệ, để không bị động trông chờ vào vận may khi ra trường).
- Thiết thực hơn đối với cuộc sống: Bạn không nên đặt cho mình ước mơ quá cao, bởi ước mơ càng cao thì thất vọng càng lớn. Hãy chịu khó tìm việc làm ngay khi ra trường, việc gì cũng có thể làm nếu tương đồng với chuyên ngành của mình thì càng tốt. Không nên ở nhà chờ việc mà sinh ra tâm lý chán nản, bi quan. Đừng suy nghĩ chủ quan, cho rằng cứ hể học ngành này thì khi ra trường mình sẽ có một công việc xứng đáng với tấm bằng đó. Mà phải lăn lộn vào cuộc sống mới thiết lập được những mối quan hệ tốt đẹp để chủ động tạo cơ hội công việc đến với mình nhanh hơn.
Ngoài những kiến thức và sách vở đã học, bạn phải trải nghiệm rất nhiều để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân, giúp bạn biết cách suy nghĩ và hành động như một người có học thức.
* Bạn thích công việc gì? Cuộc sống nghề nghiệp của bạn như thế nào? - Bất kì làm một việc gì đó và muốn thành công bạn phải cố gắng hết mình và hẳn nhiên sẽ chịu nhiều áp lực. Đó là nhìn lại ước muốn của mình sao cho đam mê phù hợp khả năng sở trường, xác định mình sẽ làm những gì mình thích, mình đam mê chứ không phải để nối tiếng, không phụ thuộc vào “con đường sự nghiệp” theo dự kiến của một ai. Hãy loại bỏ tất cả các công việc bạn cảm thấy buộc PHẢI theo đuổi và chỉ chọn lựa những công việc bạn thật sự cảm thấy THÍCH và phù hợp KHẢ NĂNG sở trường của mình.


khoinghiep.info
 
mấy cái này bạn tìm ở đâu thế meo208
 
×
Quay lại
Top