Bí quyết xin việc ở doanh nghiệp nước ngoài

Tớ tìm trên google thôi .

----------

Những nghề có thể làm giàu


7108.jpg
Bạn cứ mãi than thở về việc ra trường lâu rồi mà kiếm không được việc làm. Thật ra công việc rất nhiều, nếu chịu khó để ý một chút, có khả năng và có đầu óc kinh doanh, bạn sẽ thấy việc làm giàu không khó...
1. Bán phần mềm
Vai trò: Trong thời buổi hiện đại này, có cơ quan nào lại không cần đôi ba chương trình phần mềm chứ. Phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý dữ liệu, phần mềm chỉ đạo sản xuất,… Có sản phẩm trí tuệ nào hợp thời đại mà lại được bán với giá rẻ đâu. Nếu bạn có khả năng và hiểu biết về nghề này, sao không “nhào vô”.
Cơ hội: Những chuyên gia máy tính, chuyên gia thiết kế chương trình, kỹ sư phần mềm, kỹ sư phân tích hệ thống. Và tất nhiên, nếu có kiến thức và năng lực quản lý nữa thì bạn càng dễ xin việc ở lĩnh vực này. Bên cạnh đó còn có nhiều cơ hội cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, nhân viên bày trí sách và cả nhân viên hành chính, văn phòng.
2. Nghề đào tạo và cung cấp nhân sự
Vai trò: Tuyển dụng nhân sự là một trong những khâu quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động, kinh doanh của tổ chức,doạnh nghiệp. Nhưng phần lớn các cơ quan này đều phải tự bỏ thời gian và công sức để đào tạo, tập huấn những ứng viên mới được tuyển dụng. Các công ty, tập đoàn chuyên đào tạo và cung cấp những nhân sự chuyên nghiệp và phù hợp đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về nhân sự cho xã hội.
Cơ hội: Nghề này ngày càng “ăn nên làm ra”. Tuy nhiên, để xin việc trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải có kiến thức quản lý, khả năng thuyết giảng và con mắt tinh tường. Đối tượng tuyển dụng là giảng viên, nhà tâm lý học, nhân viên quan hệ, luật sư tư vấn...
3. Dịch vụ làm đẹp
Vai trò: Làm đẹp là nhu cầu muôn đời của con người. Theo đà phát triển của xã hội, nghề này ngày càng nhiều “đất” phát triển. Chị em, thậm chí cả anh em, không ngại bỏ tiền đầu tư cho nhan sắc, miễn là tiền đưa ra phải mang lại hiệu quả. Vậy tại sao bạn không đầu tư vào nghề dịch vụ này, nhỉ.
Cơ hội: Cánh cửa cơ hội mở rộng với bất cứ ai có kiến thức trang điểm, làm đẹp, có mắt thẩm mỹ và khéo tay. Đặc biệt, nó không yêu cầu cao về bằng cấp. Nghề dịch vụ này cũng cần đến cả nhân viên tiếp thị, nhân viên mua sắm...
4. Nghề chăm sóc bệnh nhân tại nhà
Vai trò: Số lượng người già và bệnh nhân cần chăm sóc tại nhà rất nhiều. Hơn nữa, với mức sống ngày càng cao như hiện nay, khách hàng không tiếc bỏ tiền ra để người nhà được chăm sóc một cách tốt nhất, ngay tại nhà của họ. Nghề này đã trở thành một nghề chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia và có xu hướng phát triển rộng rãi trên thế giới.
Cơ hội: Hệ thống dịch vụ này không những cần tuyển y tá trực tiếp phục vụ khách với những yêu cầu khắt khe về sức khoẻ và lòng nhiệt tình mà còn tuyển cả lái xe (cứu thương), dược sỹ, nhân viên giao dịch...
5. Nghề trông trẻ
Vai trò: Ngày nay, các ông bố bà mẹ quá chú tâm cho công việc, thậm chí nhiều bậc ông bà cũng mải lo kiếm tiền, những đứa trẻ cần người chăm sóc hơn bao giờ hết. Nhiều đứa trẻ quá nhỏ để đến nhà trẻ công, và các nhà trông trẻ tư nhân hoặc dịch vụ trông trẻ tại nhà tha hồ nở rộ. Nghề này có thu nhập rất cao, nếu bạn thật sự có năng khiếu và lòng yêu trẻ.
Cơ hội: Đối tượng có thể tham gia vào nghề dịch vụ này là những giáo viên mầm non, trợ lý giáo viên, người phục vụ ăn uống, lái xe, bảo vệ, nhân viên văn phòng...
Bạn thấy chưa, đâu phải cứ xin vào công ty nọ, doanh nghiệp kia mới có cơ hội phát triển sự nghiệp và thu nhập cao. Những nghề dịch vụ này đang ngày càng có giá đấy.
Bạn cứ mãi than thở về việc ra trường lâu rồi mà kiếm không được việc làm. Thật ra công việc rất nhiều, nếu chịu khó để ý một chút, có khả năng và có đầu óc kinh doanh, bạn sẽ thấy việc làm giàu không khó.


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
không có gì bạn có thể tham khảo trên wb này : khoinghiep.info
 
Hãy thực tế khi chọn nghề để học.


11104.jpg
Thực tế khi chọn nghề để học là chọn ngành nghề mà năng lực của mình có thể đảm đương được và ngành học đó phải thực tiễn, có tính ứng dụng sát với yêu cầu xã hội.
Có bạn thi lần 2, lần 3, vẫn không thể nào đậu nổi… nhưng vẫn theo đuổi “đam mê” dù gia cảnh chẳng phải là khá giả… Ngược lại, có bạn cứ học đại, học mà không hiệu quả vì ngành học không phù hợp, phí uổng thời gian, tốn tiền ba mẹ, mà cũng chẳng được gì! Bạn cũng biết điều đó và băn khoăn - không biết nên chọn trường nào, ngành học gì cho mình?
- Làm sao tôi biết được đâu là con đường mình phải đi, tôi sẽ học ngành gì, làm nghề gì và làm thế nào để nhận biết đâu là lời khuyên chính đáng nhất?
Quyết định là ở nơi bạn, bạn chịu trách nhiệm về sự nghiệp và cuộc đời của mình, không thể ai khác.Sự yêu thích sẽ là động lực hổ trợ để bạn cố gắng theo đuổi một nghề nào đó, nhưng thành công chỉ đến khi bạn có đủ khả năng thực hiện nó. Bởi không đơn giản hể cứ có đam mê là “muốn trở thành gì gì…” cũng được!
Đánh giá chính xác khả năng bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, chọn được ngành nghề mà năng lực của mình có thể đảm đương. Cũng có nghĩa là không tùy tiện đoán định bản thân học cái này không được, học cái kia cũng không được rồi chạy theo sự miêu tả, khuyến dụ của kẻ khác, hoặc tìm học theo sự tán thành của số đông. Vì thế, nếu biết chắc mình không đủ khả năng, bạn không nhất thiết phải học chuyên văn để chứng tỏ mình yêu quê hương, không hẳn cứ phải học ngành văn hóa mới là người có nhân cách hoàn hảo, cũng như không phải chỉ riêng có những người học ngành xã hội mới biết phục vụ cộng đồng (xã hội), bởi “giá trị sống” là cái có thể “tự học” suốt đời từ thực tế.
Lắng nghe những ý kiến của người khác là đúng nhưng bạn phải có chủ kiến, tự mình quyết định cho mình. Giả như bạn xem ngành khoa học xã hội chỉ là cái nền cơ bản cho mọi ngành học chuyên sâu khác thì cũng đừng sợ ai đó chê trách là thực dụng hay không thực dụng, mà là thực tế, ngành học đó có phù hợp với khả năng và hoàn cảnh của mình hay không? Nếu nhu cầu học chỉ để biết, để trang bị kiến thức thì bạn có thể học bất cứ gì bạn thích, nhưng nếu học một nghề để “kiếm sống” cho đàng hoàng thì ngành học đó phải thực tiễn, có tính ứng dụng sát yêu cầu xã hội và phù hợp khả năng của mình.
Tóm lại, xã hội với sự cạnh tranh ngày càng cao, nếu các bạn không lành nghề, sẽ không dễ tiến thân, nếu không muốn nói là “khó nhọc kiếm sống”. Mà một trong những nhân tố giúp cho bạn dễ dàng trở nên lành nghề là theo học nghề nào phù hợp với khả năng của mình nhất. Đó là biết nhìn vào thực tế bản thân khi chọn nghề để học. Vì vậy, nếu như buộc phải chọn giữa nghề nghiệp mà bạn “yêu thích” và nghề nghiệp phù hợp với “sở trường” thì bạn hãy ưu tiên chọn nghề mà mình có khả năng làm tốt nhất. Vả lại, có muốn yêu thích công việc nào đó lâu dài, hoặc muốn “nuôi dưỡng tình yêu đối với công việc” và nhiệt tình với nó để “mở lối thành công” chi chi… chăng nữa thì yêu cầu thực tiễn trước tiên là phải xem mình có khả năng học được và làm được công việc của nghề đó hay không đã.

khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
Tinh thần đại học cần tinh thần tự lập


11106.jpg
Thế nào là tinh thần đại học? Trước nhất, tinh thần đại học là tinh thần tư duy, bao gồm tinh thần hiếu học. Nhưng còn có điều cần thiết hơn tinh thần tư duy, tinh thần đại học cần tinh thần tự lập của sinh viên trước nhất.
Tinh thần tự lập không phải chỉ có ở những thiên tài, chỉ có ở bậc thánh nhân mà nó là tinh thần tự nhiên trong bản năng sinh tồn của con người theo đúng nghĩa tự lập của nó.
Thế nào là tinh thần đại học? Trước nhất, tinh thần đại học là tinh thần tư duy, không định kiến, biết chọn lọc từ những điều muốn học, được học (dù là học thuộc lòng) để phát kiến những điều mới mẻ hơn (không cần huyênh hoang gọi là sáng tạo làm gì! ). Điều này hiển nhiên với mọi đối tượng sinh viên, cả những người muốn trở thành nhà nghiên cứu hoặc có thể chỉ là những sinh viên học để chuẩn bị một nghề nghiệp sau này. Nhưng còn có điều cần thiết hơn tinh thần tư duy, tinh thần đại học cần tinh thần tự lập của sinh viên nhiều hơn hết.
Có tinh thần tự lập, sinh viên sẽ biết cách tư duy thật sự, suy nghĩ về các vấn đề của chính mình, về hiện tại và tương lai của mình, không rập khuôn, không sợ hãi, không thiết tha trông chờ ai đó nắm tay dẫn dắt bước đi.
Nếu như phải học và nắm bắt các kiến thức là để chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ra trường, để chuẩn bị đối diện và giải quyết các vấn đề trong thực tế và hơn thế, để suy nghĩ và xây dựng một cuộc sống thực sự xứng đáng với mong muốn thì ai khác, nếu không phải là chính mình? Bởi sẽ chẳng có một nhà giáo dục nào, chẳng có một đạo sư nào cũng chẳng có một diễn giả hoặc chính trị gia nào… có thể cung cấp phương sách hoàn hảo cho bạn. (Các vị ấy đã “uýnh” nhau, “cãi” nhau từ mấy ngàn năm nay rồi, và sẽ tiếp tục “dữ dội” như thế mà có triết lý nào là “thống nhất giang hồ” đâu!)
Tất cả các sự việc đang diễn ra trong đời sống cộng đồng ở mọi phương diện (kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, quân sự…) đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến mỗi người. Nhưng chẳng ai có thể suy nghĩ giùm bạn, họ có thể thảo luận, bàn bạc với bạn và chỉ đề cập vấn đề với bạn thôi chứ làm sao họ tư duy về các vấn đề ấy thay bạn được? (Người ta có thể đưa quần áo, cung cấp thực phẩm cho bạn, và dù có thương yêu bạn hết lòng thật sự đi chăng nữa thì cũng không làm sao mặc áo, ăn cơm giùm bạn được).
Cho nên tinh thần đại học cần tinh thần tự lập của mỗi sinh viên để tự khai mở khả năng tiềm tàng riêng mình. Trường đại học chỉ tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các tài năng mà thôi. Thiếu tinh thần tự lập, đòi hỏi nhất thiết phải có điều kiện này, điều kiện kia mới thể hiện được tài năng thì ai chẳng làm được? (Ai cũng sẽ là thiên tài nếu mọi yêu cầu “giá như” được thỏa mãn). Vì thế, đừng quá đòi hỏi, khoan hẳn đổ thừa… “thầy dở, trường kém”, nếu có tinh thần tự lập, mọi người đều có thể phát triển trí tuệ tới một mức độ nhất định. Chẳng phải chính tinh thần tự lập đã hình thành nên những cá nhân xuất sắc đó sao?


khoinghiep.info
 
Lý tưởng sống...


13103.jpg
Liệu lý tưởng sống có phải là một điều gì quá lớn lao mà chúng ta cần phải nỗ lực mới rèn luyện được cho mình? Không hẳn vậy, tôi chia sẻ với các bạn quan điểm của mình.
Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, với lòng khao khát đó thúc giục chúng ta đi kiếm tìm hạnh phúc. Hơn thế nữa, tự đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.
Để đạt được niềm khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của con người trên trần gian. Và phải chăng những người bất hạnh chính là những người không lý tưởng, sống không mục đích, và càng không biết mình sẽ đi về đâu?
Lý tưởng sống là gì?
Tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời và tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của mỗi con người
Và tôi cũng đã nghe đâu đấy câu nói như thế này:
“ Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường"
Triết lý sống hay mục đích sống cũng chính là lý tưởng sống của mỗi con người.
Bạn có bao giờ tự hỏi bạn tồn tài trên cuộc đời vì lý do gì không? Một câu hỏi lẽ ra rất dễ nhưng nó làm cho bạn phải bắt đầu ngồi lại suy nghĩ về bản thân mình.
Vậy sứ mạng của cuộc đời bạn là gì...? Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng đời sống quá bận rộn, làm gì có thì giờ để đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó, làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lý tưởng sống. Những người nói như vậy thật ra là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề.
Lý tưởng sống từ những điều bình dị
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn:
"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng,
để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."
Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...".
Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, nhưng chúng ta cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như để vươn lên
Cuối cùng xin kết thúc bằng lời của chiến sĩ cách mạng, một người cộng sản trẻ tuổi, một nhà văn, một anh hùng thời vệ quốc Xô Viết vĩ đại, Paven Copsagine trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): "Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, để đến khi nhắm mắt xuôi tay, mà có thể nói rằng: Tất cả đời mình ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Và ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lý hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này".


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
4 thách thức nghề nghiệp nên thử


13104.jpg
Biết chấp nhận những thách thức đầy rủi ro có tính toán trong công việc có thể giúp bạn đạt được mục đích của mình. Dưới đây là một vài những thách thức phổ biến nhất có thể bạn sẽ gặp phải trong đời sống và những lời khuyên giúp bạn cân nhắc trước khi chấp nhận chúng.
Thách thức 1: Quay trở lại trường học

Dám bỏ ra một phần thời gian cũng như tiền bạc để quay trở lại trường học lấy thêm bằng cấp hay chứng chỉ cao hơn có thể là một việc làm không đơn giản. Bên cạnh những trách nhiệm với gia đình thì việc không thể bỏ công việc hoàn toàn để tập trung cho chuyện học cũng sẽ khiến việc học thêm của bạn trở thành một gánh nặng không dễ vượt qua.

Cân nhắc lựa chọn của bạn: Trước hết bạn cần hiểu rõ mục đích cuối cùng của bạn và điều bạn hướng tới khi quay trở lại trường học là gì, đó có thể là mục đích được tăng lương hoặc thay đổi lộ trình nghề nghiệp. Kế đó bạn phải tính toán xem việc quay lại học thêm đó có giúp bạn đạt được những mục đích đặt ra không thông qua trao đổi với sếp và những người có kinh nghiệm. Ở một số ngành nghề có bằng cấp cao hơn là điều rất quan trọng nhưng với một số ngành nghề khác thì lại không phải như vậy.

Thách thức 2: Thay đổi công việc

Ngày nay có không ít người dù chẳng yêu thích (thậm chí rất ghét) công việc của mình nhưng vẫn ngày ngày miệt mài lao động vì công việc đó gắn với sự an toàn trong đời sống giai đoạn. Có nhiều lý do khiến người ta không thoải mái trong công việc kể cả chuyện họ phải làm những nghề không tận dụng hết niềm đam mê cũng như tình yêu công việc của họ.

Cân nhắc lựa chọn của bạn: Cùng với tỉ lệ sa thải nhân viên ngày một tăng như hiện nay, không ai có thể hoàn toàn “miễn dịch” với nạn thất nghiệp. Tìm được công việc yêu thích nên trở thành điều cần ưu tiên trong sự nghiệp của bạn. Để giảm bớt khả năng phải thay đổi công việc bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi chuyển nghề, làm như thế bạn sẽ biết rõ nên trông đợi những gì ở công việc mới trên các phương diện như lương, thưởng và phương thức làm việc, v.v.

Tất nhiên xung quanh việc nhảy việc có rất nhiều những rủi ro đáng kể, nhưng nếu bạn thực sự quá mệt mỏi với công việc hiện tại thì thách thức này rất đáng để bạn thử vượt qua.

Thách thức 3: Từ chối những trách nhiệm được giao thêm

Nếu sếp đang “chất” thêm lên vai bạn một số trách nhiệm của một dự án hay một chức vụ mới, bạn cần tìm hiểu để biết rõ những trách nhiệm “thêm thắt” này thực sự có ý nghĩa với thành công của bạn như thế nào. Không phải lúc nào những sự cất nhắc hay thăng tiến đều được tiến hành trên cơ sở những đóng góp của bạn một cách công bằng. Và nếu bạn cứ thường xuyên tiếp nhận thêm những trách nhiệm trong công việc mà không nhìn thấy những hướng tiến triển đi lên trong sự nghiệp, bạn dễ có nguy cơ trở thành kẻ bị đàn áp trong công ty.

Cân nhắc lựa chọn của bạn: Thật khó khăn để nói lời từ chối với cơ hội có thêm tiền bạc và được cấp trên ghi nhận những đóng góp. Bạn bè, gia đình và đồng nghiệp có thể nghĩ rằng bạn “không bình thường” vì đã bỏ qua cơ hội được thăng tiến. Nhưng bạn phải tin tưởng vào trực giác của mình, khi cân nhắc những lựa chọn của mình, bạn hãy tự hỏi mình xem, liệu dự án hay sự thăng chức lần này có thực sự giúp bạn tiến xa hơn trong sự nghiệp hay không?

Thách thức 4: Khởi nghiệp kinh doanh

Chưa bao giờ trong xã hội lại có nhiều người thích gia nhập vào thế giới thương trường như ngày nay. Nhiều người mơ được làm ông bà chủ của chính mình nhưng cũng lo lắng khi phải đối mặt với nguy cơ mất đi các khoản lương định kỳ, bảo hiểm y tế và lương hưu khá hậu hĩnh.

Cân nhắc lựa chọn của bạn: Tìm hiểu thật kỹ (kể cả vấn đề chăm sóc sức khoẻ), tiết kiệm tiền bạc và gây dựng các mối quan hệ trong ngành nghề của bạn trong khi vẫn duy trì công việc hiện tại.

Làm kinh doanh là một thách thức song những thách thức như thế này có thể được giảm bớt tính rủi ro bằng việc chuẩn bị thật kỹ về mặt tài chính và tinh thần. Nếu ai đó muốn học hỏi về việc kinh doanh, họ nên bắt đầu làm thêm với việc kinh doanh nhỏ để hiểu về những điểm thực tiễn của công việc này..


khoinghiep.info
www.vanphongtrongoi.com
 
×
Quay lại
Top