CÂU CHUYỆN XUNG QUANH NHỮNG CHIẾC ĐÈN TIFFANY

maihuyentrang384

Thành viên
Tham gia
6/7/2022
Bài viết
0
Đèn Tiffany hiện nay đang là một trong những dòng sản phẩm đang được ưa chuộng và quan tâm nhất trên thị trường hiện nay. Hôm nay hãy cùng Siêu thị nội thất nhà đẹp MHT HOUSE tìm hiểu về câu chuyện xung quanh của những chiếc đèn tiffany nhé.

Năm 1985 giới hâm mộ nghệ thuật và đồ cổ thế giới giật mình khi nghe tin hãng đấu giá Christie’s ở New York bán chiếc đèn kính màu Magnolia (Hoa Mộc lan) với giá cao chót vót là 528.000 US$.

Dòng đèn kính màu xuất phát từ Hoa Kỳ vào thập niên 80 thế kỷ 19, tại studio kính màu của hoạ sĩ kiêm nhà sáng chế Louis Comfort Tiffany ở New York. Bắt chước thành công của Tiffany, liền đó lần lượt xuất hiện các hãng làm đèn như Duffner & Kimberlym, Bigelow & Kennard, John Morgan & Sons, Gorham, Hendel… nhưng được đánh giá cao nhất và được ưa chuông nhất vẫn là những chiếc đèn do hãng Tiffany thiết kế và làm ra. Trên các sàn đấu giá hiện nay những chiếc đèn gốc của Tiffany Studio đắt gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với những chiếc đèn gốc do các hãng khác làm ra. Người sưu tầm trên thế giới chủ yếu vẫn chỉ sưu tầm những chiếc đèn gốc hoặc phiên bản thuộc dòng Tiffany.
1661563704555.png


Xem thêm: cửa kính hoa đồng

Về cơ bản, số lượng đèn Tiffany được bảo quản nguyên vẹn đến nay còn lại không nhiều và đều đã có chủ. Do vậy, thỉnh thoảng nếu ở đầu đó xuất hiện một vài chiếc đèn Tiffany được công bố là đèn gốc thì đều gây sự ngạc nhiên, tò mò và hoài nghi cho những người hiểu biết về đèn Tiffany. Tuổi của những chiếc đèn Tiffany cổ nhất cũng chỉ khoảng trên dưới 100 năm, do đó để xác định được đâu là những chiếc do chính hãng Tiffany Studio làm ra quả không đơn giản một chút nào. Rất may mắn là do tính chất quý giá của những chiếc đèn Tiffany nên hầu hết chúng đều có lai lịch, sổ sách, ảnh lưu và giấy tờ khi mua bán. Có nhiều chiếc đèn đã gắn cuộc đời của chúng với những người chủ có tên tuổi, có vai vế xã hội. Bởi vậy, ngoài việc dựa trên các dấu vết do chính hãng Tiffany để lại, các hãng đấu giá thường lần theo dấu vết lịch sử của từng chiếc đèn để xác định ‘thân phận’ của chúng. Hàng năm hãng đấu giá Christie’s đã thẩm định không ít những chiếc đèn Tiffany phiên bản có độ tinh xảo đến mức khó phân biệt được chúng là đèn thật hay đèn giả. Điều đáng nói là sau khi được trả lại cho chủ của chúng, những chiếc đèn giả này thường tiếp tục hành trình để đến tay những người buôn đèn mới hoặc các nhà sưu tầm sẵn tiền nhưng thiếu kinh nghiệm với cái giá cắt cổ hơn để rồi cuối cùng chúng lại được gửi đến Chrastie’s để thẩm định. Christie’s New York cho biết có chiếc đèn đã quay đi quay lại Chresite’s trong một năm đến…. 8 lần! Mỗi chuyến ngao du như thế chủ nhân của những chiếc đèn gắn mác “Tiffany Studio” giả đó lại tốn kém hàng chục ngàn đô la để bảo hiểm, vận chuyển và thuê Christie’s thẩm định.

1661563695426.png


Xem thêm: đèn ngủ tiffany

Để đánh giá một chiếc đèn Tiffany người ta phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó những đặc điểm về kính màu và chân đèn được coi là hai yếu tố quan trọng. Sinh thời Louis Comfort Tiffany đã phát minh khoảng 300 loại kính màu, khác nhau về tông màu, về cách chuyển hoá màu sắc, về độ trong hoặc đục, độ khúc xạ ánh sáng nhiều hay ít, về sự khác biệt trên bề mặt (nhẵn, sần hay lượn sóng)… Khác với kính màu trên các bức tranh kính nhà thờ xưa này vẫn được vẽ lên đó một loại sơn đặc biệt, trong suốt, sau đó được nung nhẹ lựa để tạo thành lớp men màu trên bề mặt của kính, kính màu của Tiffany lại được chế ra từ quá trình tinh luyện silicat với những loại khoáng chất khác nhau để tạo thành màu sắc khác nhau. Các hiệu ứng của kính màu Tiffany không phải nằm ở bề mặt mà nằm bên trong kính do đó nó có khả năng biến ảo màu sắc, độ sáng tối thuỳ thuộc vào góc nhìn hoặc góc khúc xạ ánh sáng. Có một số màu đặc biệt phải sử dụng đến vàng hoặc một số chất quý hiếm để chế tạo. Sau khi đã luyện được các loại kính màu tinh khiết mới đến giai đoạn pha trộn các loại kính màu đó với nhau ở nhiệt độ nóng chảy để thu được các hiệu ứng về màu sắc. Thường mỗi nghệ nhân chỉ được chuyên hoá cho một hoặc vài ba loại kính màu mà thôi. Mỗi tấm kính sau khi được bàn tay nghệ nhân tạo ra đều xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật. Người nghệ nhân làm đèn sẽ lựa chọn các khoảng chuyển hoá màu sắc cần thiết hoặc độ trong-mờ phù hợp của kính để làm nên những chiếc chao đèn. Công đoạn pha trộn màu sắc hoàn toàn phải thực hiện trực tiếp bằng tay và bằng kinh nghiệm đúc kết được từ thực tế, do đó nghề chế tạo kính màu nghệ thuật nay đang rơi vào tình trạng bị thất truyền (vì ngày càng có ít người đi theo nghề nặng nhọc và độc hại này). Bởi vậy rất nhiều loại kính mà Tiffany làm ra cách đây 100 năm nay không còn trên thị trường và cũng không thể làm lại được. Những loại kính màu sản xuất bằng công nghiệp không sử dụng được cho những chiếc đèn kính màu có giá trị. Nhiều loại kính nghệ thuật làm bằng tay hôm nay cũng không thể bắt chước được những mẫu kính tinh tế được làm từ thời Tiffany. Bởi vậy nhiều tấm kính màu của thời Tiffany còn lại đến hôm nay được các nghệ nhân làm đèn và những người sưu tầm kính màu giữ dìn như báu vật. Có những tấm kinh màu đã được bán đấu giá hoặc được chuyển nhượng với giá tương đương những miếng ngọc.

1661563688228.png


Xem thêm: kính màu cường lực

Tuy không quan trọng bằng chao đèn, chân đèn Tiffany cũng là cả một lĩnh vực đáng nói đến. Mỗi chiếc chao đèn Tiffany chỉ phù hợp với một hoặc vài loại chân đèn do chính Tiffany Studio chế tác ra. Tất cả chân đèn Tiffany đều mang dáng dấp của phong cách dòng nghệ thuật Tân hiện đại (Art Nouveau), đầy tính sáng tạo độc đáo và xứng đáng được coi là tác phẩm nghệ thuật. Tiffany đã sáng tác khoảng 100 loại chân đèn khác nhau, trên 90% được đúc bằng đồng, số còn lại kết hợp giữa đồng với gốm sứ hoặc thuỷ tinh. Tất cả chất liệu làm từ đồng đều được Tiffany hoàn thiện bằng một lớp phủ rất đẹp nhưng mang màu thời gian nhờ một kỹ thuật patina của riêng ông. Các chân đèn phiên bản hiện nay, dù cố gắng đến đâu cũng chỉ đạt được sự chuẩn xác về mẫu mã nhưng không thể bắt chước được màu sắc của lớp patina do Tiffany làm ra. Đó cũng là cơ sở để phân biệt được chân đèn thật và chân đèn phiên bản. Hiện nay thỉnh thoảng người ta vẫn bán đấu giá những chiếc chân đèn Tiffany có giá trị lên đến hàng chục nghìn đô la. Năm 20077 chiếc chân đèn có tên Flask kết hợp giữa đồng và thuỷ tinh, cao 47cm, đã được khởi giá trên sàn Ebay là 17.000 US$, sau 9 ngày nó đã được mua với giá 81.000 US$. Năm 2008 chiếc chân đèn kiểu dáng chiếc đôn cổ Trung Hoa (Chinese Urn) được chuyển nhượng với giá 97.000 US$.

Mặc dù hiện nay thỉnh thoảng vẫn xuất hiện những chiếc đèn Tiffany gốc được phát hiện ở đâu đó và được chuyển nhượng tại các sàn đấu giá nổi tiếng như Sotheby, Christie’s, JameD.Julia với giá hàng triệu đô la, nhưng một số người vẫn hoài nghi về xuất xứ của chúng. Một số người cho rằng đó chỉ là những chiếc đèn phiên bản hoàn hảo. Chiếc đèn Elaborate Peony (Hoa mẫu đơn) chao có đường kính 56cm ghép từ 1038 miếng kính màu, tuy không đẹp lắm, nhưng được bán tại Christie’s trong phiên đấu giá ngày 8-12-2009 là 1.538.500 US$ đã gây ra không ít nghi ngờ, tranh luận trong giới sưu tầm đèn.

Ở Việt Nam từ lâu cũng đã có khá nhiều người quan tâm và sưu tầm dòng đèn kính màu Tiffany nhưng thú chơi đó chưa phổ biến. Hy vọng sau một thời gian nữa thú chơi đèn Tiffany sẽ trở thành phổ biến hơn ở nước ta và những chiếc đèn Tiffany đẹp sẽ được dịp toả sáng ở các gia đình Việt Nam, làm phong phú thêm thú chơi đồ nghệ thuật của người Việt Nam.

Qua trên là những câu chuyện về đèn tiffany mà MHT HOUSE muốn gửi đến các bạn. Để biết thêm thông tin về đèn Tiffany chi tiết các bạn có thể liên hệ HOTLINE: 084.767.3941
 
×
Quay lại
Top