Chán, mất phương hướng hoàn toàn

Bạn nghĩ thế nào khi hằng ngày phải lặp đi lặp lại những công việc mà bạn không mấy hứng thú, nhưng vẫn phải làm vì "để hài lòng cha mẹ"?

Cá nhân mình thì thấy xã hội giờ đã thay đổi rồi, không còn "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" nữa. Con cái cũng có quyền nói lên suy nghĩ và nguyện vọng của mình. Nhưng đấy là bạn phải quyết tâm, với một chút khôn khéo *không làm mình làm mẩy dọa nạt khóc lóc khi bị ép buộc chẳng hạn*, và tự tin khẳng định được bản thân, để có thể từ chối đi trên cái con đường rải đầy cánh hoa mà người lớn đã vẽ sẵn, để tự tìm ra lối rẽ cho riêng mình.

Mới đây thôi, mình đã từng lâm vào khủng hoảng tương lai và nghề nghiệp, đến tận bây giờ mình vẫn thấy rất mơ hồ. Cũng có những lúc nghi ngờ quyết định của mình không biết là có đúng đắn hay không. Nhưng mình chợt nhận ra nếu chỉ đi làm và để bị cuốn vào cái vòng xoáy cơm áo gạo tiền, không đam mê không cống hiến, thì cũng giống như là đã chết đi một nửa vậy.
 
Kirill Rùa

Thật ra thì bất kỳ công việc nào cũng phải lặp đi lặp lại mà thôi, từ sản xuất cho đến văn phòng, người lập trình ngày nào cũng phải lập trình, người thiết kế ngồi xuống là thiết kế, kiến trúc sư luôn bận bộn với thiết kế, giám sát, ...
Việc làm bắt nguồn từ đam mê sẽ không nhanh chán như không đam mê, tuy nhiên, nếu chúng ta không có cơ hội làm việc mình muốn mà lại không chịu đam mê công việc hiện tại thì cái đam mê nào cũng không có.
Lối đi của chúng ta bao gồm cả những lối người khác vạch ra lẫn chúng ta tự tìm, lối đi nào cũng có thể thành công hay thất bại. Không nói đến thành công hay thất bại, mục đích cuối cùng của tất cả công việc là cơm áo gạo tiền, không ai có thể sống một mình với đam mê của mình mà bỏ qua tất cả mọi thứ. Cơm áo gạo tiền là thứ để nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, là một mục đích đam mê vô cùng thiết thực, cao cả.
Mình tin rằng những người có thể bỏ qua mọi thứ mà sống cho đam mê của mình thì rất ích kỷ trong nhiều phương diện.
Nghề nào cũng là cống hiến, cho mình, cho người thân gia đình, cho xã hội.
Các bạn có thể sống hết mình vì đam mê, vì ý tưởng mơ ước riêng nhưng mình mong rằng đừng quá đặt nặng vấn đề có thực hiện được mơ ước hay không nhé
 
Chiều Tím Ven Sông
Có lẽ chưa nên nói quá hoa mĩ đến cái phạm trù thuộc về tương lai. Chỉ cần xét đến nguyện vọng của bản thân và của gia đình. Nếu gia đình mong muốn con cái mình đi theo con đường mà họ đã vạch sẵn, ít chông gai nhất và hầu như là hứa hẹn công ăn việc làm rộng mở, ví dụ như học ngân hàng, học kinh tế... tùy theo sức học của người con. Nhưng người con lại có đam mê khác, cũng có chút năng khiếu bẩm sinh, và mong muốn là được học ngành hoàn toàn khác với tiêu chí của phụ huynh, như kiến trúc, như xây dựng. Đây là hiện thực có thể bắt gặp ở bất kì gia đình nào có con sắp thi đại học.

Như bạn đã nói, cha mẹ chỉ mong muốn điều tốt nhất cho con cái, và mình đồng tình với điều này. Nhưng nếu người con không có chính kiến, không có tham vọng, chỉ đi theo con đường được vạch sẵn đó, an nhàn mà hưởng thụ, sau này có hối tiếc thì cũng không còn kịp nữa. Còn nếu đấu tranh với những gì bản thân tin tưởng, bản thân mong ước, đó có thể là quyết định làm thay đổi cả một đời người, nhưng cũng có thể là một sai lầm tai hại.

Tóm lại thì "cam chịu" hay "đấu tranh" đều nằm trong quyết định của bạn. Bạn chọn "cam chịu" thì sẽ thiệt thòi cho bản thân. Bạn chọn "đấu tranh" thì rủi ro sẽ lớn, và gian nan khó khăn hơn rất nhiều. Dù lựa chọn là gì thì cũng ảnh hưởng rộng rãi đến tương lai sau này. Như cái ví dụ trên, người con đứng trước hai sự lựa chọn. Học kinh tế và bỏ lỡ giấc mơ dang dở, hay học kiến trúc theo đúng cái đam mê và nguyện vọng của bản thân. Chỉ vậy thôi.

Thật ra, nếu chịu sự chi phối nhiều về phía gia đình, bản thân lại không có chính kiến, cũng chẳng biết thế nào là đúng đắn, vậy lời khuyên cho những người như vậy là cứ "cam chịu" là đủ. Nhưng đối với những ai có đam mê thật sự, muốn "đấu tranh" thật sự, dám làm dám chịu và không có tư tưởng là khó khăn quá thì từ bỏ đi thôi... Sống có trách nhiệm với bản thân như vậy là đã thành công ngay từ cái bước đầu rồi.

Mục đích cuối cùng của việc hướng nghiệp này cũng chỉ là cơm áo gạo tiền. Nhưng đi làm trong ngành kinh tế và luôn cảm thấy nhàm chán và không mấy hứng thú, hay là đi làm trong ngành kiến trúc đúng theo đam mê, mơ ước và nguyện vọng của bản thân, đấy mới là tương lai, đấy mới là quan trọng.
 
Hãy ngồi list ra những thứ mà bạn nghĩ bạn muốn làm rồi làm từng việc 1 :D
 
×
Quay lại
Top