Chuyện thú vị về cột đèn mỡ

haithuphuong91

Thành viên
Tham gia
1/9/2014
Bài viết
0
Câu chuyện thú vị sau được kể lại từ chuyến đi từ Hà Nội về quê tôi đi qua con đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.


Con đường cao tốc này dài chừng 30 km thôi nhưng được coi là đường cao tốc đầu tiên và tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Từ trên xe, nhìn hai bên đường thật thoáng đãng, những biển báo giao thông đúng tiêu chuẩn quốc tế, hàng trúc đào trải dài nở hoa bốn mùa... Tôi thấy lòng thực nhẹ nhàng trong cảm nhận đất nước đang dần từng ngày có những bước đi tích cực. Mai đây, dần dần những con đường như thế này sẽ nối liền đất nước, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, đời sống con người sẽ bớt cực hơn khi giao thông phát triển.


Đang ngắm cảnh và suy nghĩ về đủ thứ quá vĩ mô như vậy, tôi chợt nhận ra tất cả các cột đèn cao áp mọc trên dải phân cách giữa hai làn đường giống nhau một cách lạ kỳ. Giống nhau không phải do cái thân cột gầy nhẳng cao vút, cũng không phải cái đèn nào cũng có 2 bóng cao áp chiếu sáng hai bên đường, mà là những vết đen. Những vết đen nhem nhuốc cách mặt đất tầm 2m hiện rõ mồn một trên từng cột đèn thật xấu xí…


20150618043226_74623.jpg




Tôi hỏi bác lái xe:


- Chú ơi, sao cột đèn nào cũng có vết bẩn vậy ạ?


Ranh mãnh nhìn tôi qua tấm gương, bác tài cười hì hì:


- Cột mỡ đó cháu ạ. Cháu có nghe đến trò chơi “leo cột mỡ” đó bao giờ chưa?


- Trời, vậy mà gọi là cột mỡ sao? Cháu chỉ biết đây là một trò chơi dân gian thôi ạ. Giờ trong các Festival văn hóa hay lễ hội ở các vùng miền người ta cũng có tổ chức trò chơi này thì phải.


- Cháu ạ, hồi trước mấy trò chơi như leo cột mỡ, đập niêu không có hay gì lắm đâu. Thời Pháp thuộc họ tổ chức những trò này để dân mình tham tiền leo lên cột rồi bị tụt xuống hoài, hay đập niêu có tiền hoặc nước bẩn đổ xuống đầu nữa kìa. Cháu nghe những câu này rồi chứ hả:

“Cậy sức cây đu nhiều chị bám,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.”


- Dạ rồi ạ. Nhưng cháu thắc mắc là tại sao mấy cái cột ở đây lại bẩn vậy mà gọi là cột mỡ? Mà ai bôi mỡ vào làm gì???


- Thì thế, tiếu lâm hiện đại mà. Chuyện trộm cắp ấy mà, ở đường Pháp Vân này từ khi có cái cột điện là bị mất cắp bóng đèn liên tục. Mà cột đèn cao thế, nhỏ xíu thế mà sau khi tắt điện, đội tuần tra vừa đảo qua 15 phút, quay lại đã mất bóng đèn rồi, thế mới nhanh chứ. Sau rồi riết không có đủ người mà canh trên cả đoạn đường. Năm ngoái mới có một anh ở công ty chiếu sáng đô thị “phát minh” ra cột mỡ, tức là bắt chước các vị chơi trò dân gian ngày xưa bôi dầu mỡ vào các cột đèn, cho mấy chú trộm cắp vặt khỏi leo luôn. Thế đấy, nên cái cây “cột mỡ” hiện đại nào cũng có những vết dầu mỡ đen thui vậy… Thế mà hiệu quả ghê nhé, giờ chả thấy bị mất bóng đèn nữa.


Tôi à một tiếng, thì ra thế.


Vậy là cái vết đen sì kia, tuy không thẩm mỹ gì cho lắm, lại có một chức năng bảo vệ tuyệt vời. Ôi cái đường Pháp Vân, hết nạn rải đinh, nạn cắt hàng rào kẽm gai bảo vệ lại còn có cả ăn cắp bóng đèn cao áp nữa, thật tình… có lắm chuyện cười không nổi. Chỉ thấy rốt cuộc, cái trò “cột mỡ” được ứng dụng ở thời đại ngày nay vậy mà lại có ích…
 
Câu chuyện thú vị sau được kể lại từ chuyến đi từ Hà Nội về quê tôi đi qua con đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.


Con đường cao tốc này dài chừng 30 km thôi nhưng được coi là đường cao tốc đầu tiên và tốt nhất ở Việt Nam hiện nay. Từ trên xe, nhìn hai bên đường thật thoáng đãng, những biển báo giao thông đúng tiêu chuẩn quốc tế, hàng trúc đào trải dài nở hoa bốn mùa... Tôi thấy lòng thực nhẹ nhàng trong cảm nhận đất nước đang dần từng ngày có những bước đi tích cực. Mai đây, dần dần những con đường như thế này sẽ nối liền đất nước, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, đời sống con người sẽ bớt cực hơn khi giao thông phát triển.


Đang ngắm cảnh và suy nghĩ về đủ thứ quá vĩ mô như vậy, tôi chợt nhận ra tất cả các cột đèn cao áp mọc trên dải phân cách giữa hai làn đường giống nhau một cách lạ kỳ. Giống nhau không phải do cái thân cột gầy nhẳng cao vút, cũng không phải cái đèn nào cũng có 2 bóng cao áp chiếu sáng hai bên đường, mà là những vết đen. Những vết đen nhem nhuốc cách mặt đất tầm 2m hiện rõ mồn một trên từng cột đèn thật xấu xí…


20150618043226_74623.jpg




Tôi hỏi bác lái xe:


- Chú ơi, sao cột đèn nào cũng có vết bẩn vậy ạ?


Ranh mãnh nhìn tôi qua tấm gương, bác tài cười hì hì:


- Cột mỡ đó cháu ạ. Cháu có nghe đến trò chơi “leo cột mỡ” đó bao giờ chưa?


- Trời, vậy mà gọi là cột mỡ sao? Cháu chỉ biết đây là một trò chơi dân gian thôi ạ. Giờ trong các Festival văn hóa hay lễ hội ở các vùng miền người ta cũng có tổ chức trò chơi này thì phải.


- Cháu ạ, hồi trước mấy trò chơi như leo cột mỡ, đập niêu không có hay gì lắm đâu. Thời Pháp thuộc họ tổ chức những trò này để dân mình tham tiền leo lên cột rồi bị tụt xuống hoài, hay đập niêu có tiền hoặc nước bẩn đổ xuống đầu nữa kìa. Cháu nghe những câu này rồi chứ hả:

“Cậy sức cây đu nhiều chị bám,

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.”


- Dạ rồi ạ. Nhưng cháu thắc mắc là tại sao mấy cái cột ở đây lại bẩn vậy mà gọi là cột mỡ? Mà ai bôi mỡ vào làm gì???


- Thì thế, tiếu lâm hiện đại mà. Chuyện trộm cắp ấy mà, ở đường Pháp Vân này từ khi có cái cột điện là bị mất cắp bóng đèn liên tục. Mà cột đèn cao thế, nhỏ xíu thế mà sau khi tắt điện, đội tuần tra vừa đảo qua 15 phút, quay lại đã mất bóng đèn rồi, thế mới nhanh chứ. Sau rồi riết không có đủ người mà canh trên cả đoạn đường. Năm ngoái mới có một anh ở công ty chiếu sáng đô thị “phát minh” ra cột mỡ, tức là bắt chước các vị chơi trò dân gian ngày xưa bôi dầu mỡ vào các cột đèn, cho mấy chú trộm cắp vặt khỏi leo luôn. Thế đấy, nên cái cây “cột mỡ” hiện đại nào cũng có những vết dầu mỡ đen thui vậy… Thế mà hiệu quả ghê nhé, giờ chả thấy bị mất bóng đèn nữa.


Tôi à một tiếng, thì ra thế.


Vậy là cái vết đen sì kia, tuy không thẩm mỹ gì cho lắm, lại có một chức năng bảo vệ tuyệt vời. Ôi cái đường Pháp Vân, hết nạn rải đinh, nạn cắt hàng rào kẽm gai bảo vệ lại còn có cả ăn cắp bóng đèn cao áp nữa, thật tình… có lắm chuyện cười không nổi. Chỉ thấy rốt cuộc, cái trò “cột mỡ” được ứng dụng ở thời đại ngày nay vậy mà lại có ích…
 
×
Quay lại
Top