Cước roaming - gánh nặng cần được tháo dỡ

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Không ít người Việt sau mỗi chuyến công tác hay du lịch ra nước ngoài trở về phải thanh toán hóa đơn cước chuyển roaming vùng thoại và dữ liệu lên đến hàng chục triệu đồng. Tất nhiên, khi người dùng mất nhiều thì nhà mạng được nhiều.

roaming.jpg

Ảnh minh họa.​
Cước roaming vẫn đang là một nguồn thu không nhỏ đối với nhà mạng. Chính vì vậy, thông tin Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông các nước Asean họp bàn về chính sách dỡ bỏ cước roaming trong khu vực thực sự khiến người dùng ĐTDĐ Việt Nam quan tâm.

Việt Nam hiện có gần 140 triệu thuê bao ĐTDĐ. Năm 2012, với khoảng 3,5 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài đã chi tiêu hết khoảng 3,5 tỉ USD. Trong số chi phí này, có một phần dành cho việc liên lạc về với gia đình, người thân. Tuy nhiên, cước roaming quá cao đang là rào cản. Đa phần người đi ra nước ngoài chỉ gọi về gia đình khi thật cần thiết chứ không dám tán gẫu vì rất tốn kém.

Gần đây, MobiFone công bố giảm từ 5% - 45% cước roaming đến 58 quốc gia và vùng lănh thổ. Đây là một thông tin đáng hoan nghênh nhưng sự thực thì cước roaming sau khi đã được giảm vẫn còn rất cao. Một thị trường Asean cho hơn 500 triệu dân không cước roaming sẽ kích cầu mạnh mẽ tiêu dùng, song để đi đến được kết quả này còn cả một chặng đường dài phấn đấu và không hề dễ dàng.

Mạng viễn thông Telkom của Indonesia tỏ ra phấn khích với viễn cảnh này. Nhưng còn hàng chục nhà mạng khác thì sao? Họ không dễ chấp nhận chịu mất đi một khoản thu đáng kể trong một, hai năm tới nếu không gặp các áp lực cũng như ý chí mạnh mẽ đến từ các nhà hoạch định chính sách.

Áp lực đáng kể nhất có thể nhắc đến chính là xu thế phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí OTT (over the top). Nguồn thu của dịch vụ thông tin di động nói chung và cước roaming nói riêng đang bị ảnh hưởng không ít bởi ngày càng có nhiều người dùng OTT để liên lạc trong nước và ngoài nước. Thậm chí để tiết kiệm và tránh bị nhà mạng gây “chập chờn”, nhiều người còn chọn môi trường kết nối wifi để liên lạc OTT với nhau. Nhờ sự phát triển của công nghệ họ đã thoát ra được khỏi nhu cầu roaming bằng cách sử dụng Viber, WhatsApp, LINE v.v...

Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra lộ trình phấn đấu đến ngày 1.7.2014 sẽ chấm dứt thu cước roaming. Asean cũng đã có lộ trình “hoà mạng” trở thành một cộng đồng chính trị, kinh tế và văn hóa gắn kết trong sự đa dạng. Các nhà chính trị đang nỗ lực mang đến lợi ích nhiều hơn cho người dân Asean nhưng có một thực tế phải đối mặt giải quyết là làm thế nào để hài hòa lợi ích hay bù đắp cho các nhà mạng?

Tuy nhiên, bản thân các nhà mạng với pháp nhân doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu và phát triển ra các dịch vụ mới để tăng nguồn thu bởi theo quy luật dần dần sẽ có một số dịch vụ trở nên lạc hậu, ít người dùng hoặc không còn hiệu quả.
Theo laodong.com.vn
 
×
Quay lại
Top