Dịch vụ quan trắc môi trường lao động / đo kiểm môi trường lao động

mshue123

Thành viên
Tham gia
7/9/2023
Bài viết
0
Văn bản pháp quy

Quan trắc môi trường lao động được quy định tại:

Thông tư 19/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 và Nghị định 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 về việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và hỗ trợ đảm bảo chất lượng hoạt động quan trắc môi trường lao động trên địa bàn.

Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh về hoạt động quan trắc môi trường lao động (Trích từ Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP)

Cập nhật Hồ sơ vệ sinh lao động về nội dung liên quan đến yếu tố có hại cần thực hiện quan trắc môi trường lao động khi có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động.

Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi báo cáo Sở Y tế (nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi người lao động đang làm việc) về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.

  • Theo khoản 3 Điều 27 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tiến hành không quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định pháp luật.
  • Tần suất thực hiện hoạt động quan trắc môi trường lao động
  • Theo khoản 2, Điều 7 trong Nghị Định 39/2016/NĐ-CP, người sử dụng lao động phải chủ động lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đo đạc, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ít nhất 01 lần 1 năm, nghĩa là phải thực hiện quan trắc môi trường lao động mỗi năm tối thiểu 1 lần; đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải được kiểm tra đánh giá đến cấp tổ, đội, phân xưởng.
  • Đối tượng bắt buộc phải quan trắc môi trường lao động
  • Tất cả các cơ quan, công ty, xí nghiệp, bệnh viện, trường học, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp dệt – may, công nghiệp gỗ, chăn nuôi, thực phẩm, công nghiệp sắt thép, công nghiệp điện tử, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện… có sử dụng lao động đều phải quan trắc môi trường lao động.
  • Các yếu tố có hại cần quan trắc trong môi trường lao động
Quy định trong phụ lục 1, Nghị định 39/2016/NĐ-CP và tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các yếu tố quan trắc môi trường lao động được phân thành các nhóm sau:

Nhóm yếu tố vi khí hậu trong MTLĐ: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt.

Nhóm yếu tố vật lý trong MTLĐ: Ánh sáng, tiếng ồn, độ rung chuyển, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ ion hóa (Tia X, tia phóng xạ…), bức xạ không ion hóa (Tia UV tử ngoại…)

Nhóm yếu tố bụi trong MTLĐ: Bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi mịn...

Nhóm yếu tố hóa học, hơi khí độc trong MTLĐ, hóa chất độc hại.

Nhóm yếu tố vi sinh trong MTLĐ.

Nhóm yếu tố tâm sinh lý lao động và Ergonomics, các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, văn hóa

Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: vị trí lao động, phương pháp hoạt động, thao tác làm việc, chế độ lao động, nghỉ ngơi, chế độ ca làm việc, thời gian lao động, …

Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng lao động thể lực, căng thẳng thần kinh tâm lý, căng thẳng thần kinh – giác quan, tư thế lao động, ecgonomy.

Phòng môi trường lao động của Công ty cổ phần tư vấn và phát triển đầu tư CE kính gửi quý công ty, doanh nghiệp các nội dung quan trắc môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế đưa ra.

Chi tiết xin liên hệ: Phòng An toàn - môi trường lao động

Ms Huế: 0948 712 235

Email: moitruong.ce@gmail.com
 
×
Quay lại
Top