[Đọc và Ngẫm] Học để hoàn thiện bản thân- Diễn giả Quách Tuấn Khanh

Mr.Hanhphuc

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2011
Bài viết
267
Bài này mình đọc được trên web của diễn giả hàng đầu Việt Nam- Quách Tuấn Khanh, thấy hay quá nên chia sẻ để mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

Nguồn : quachtuankhanh.net





Trước hết cần phải xác định thật rõ đâu là mục đích bạn cần đạt được. Từ mục đích đó, hãy xét xem: những gì bạn từng biết và những thói quen hiện tại có giúp bạn đạt được mục đích ấy không. Nếu không thì đó chính là động cơ buộc bạn phải điều chỉnh hoặc loại bỏ những gì làm cản trở con đường đạt tới mục tiêu.

Để tìm ra mục đích của đời mình, bạn cần phải trả lời cho được những câu hỏi:
Tôi là ai? (Tôi sống trên đời này để đạt được gì? Ước mơ của tôi là gì?...)
Tôi muốn đi đến đâu?
(Tôi muốn làm gì? Tôi muốn tạo nên những thành tựu gì? Tôi muốn người khác nhớ đến mình như thế nào?...)
Tôi đang ở đâu?
(Tôi đã làm được gì? Thế mạnh của tôi là gì? Đâu là điểm yếu của tôi? Tôi cần rèn luyện những gì và phát huy những gì?...)
Tôi đi đến đó bằng cách nào?
(Kế hoạch hành động của tôi ra sao? Tôi cần làm gì trong từng giai đoạn? Ai là người dẫn dắt tôi?...).

Đó là 4 câu hỏi căn bản giúp định hướng mục đích sống, định hướng cuộc đời.


Khi đã xác định được đâu là những niềm tin hay thói quen cần thay đổi và có động cơ rõ ràng để thay đổi thì phải thực hành việc tiếp nhận thông tin mới để hình thành thói quen mới. Một nguyên tắc của tâm lý con người là chúng ta chọn lọc để tiếp thu những thông tin phù hợp với những gì đã nằm trong đầu mình nên quá trình học cực kỳ khó khăn. Điều gì “thách thức” niềm tin cũ là ta gạt bỏ, chỉ thu nhận những gì củng cố niềm tin có sẵn. Đó là quá trình khủng khiếp của việc sàng lọc thông tin. Vì thế, để thực hiện tốt tiến trình thay đổi này, bạn phải “mở đầu” để ý thức và “mở lòng” để đón nhận những điều mới mẻ một cách khách quan – tức là phải biết vứt bỏ những gì đã có sẵn trong đầu hoặc tạm thời “đè” nó xuống, hoặc để nó sang một bên.

Để đi trọn con đường hình thành những thói quen mới này đòi hỏi bạn phải tìm thấy được niềm vui trong việc học. Khi làm một việc mình yêu thích, bạn sẽ thấy quá trình đến đích diễn ra nhanh hơn và bớt đau khổ hơn, thậm chí cảm nhận được hạnh phúc khi thay đổi. Vậy làm sao để yêu thích? Trước hết, rõ ràng là bạn phải có mục đích, và đồng thời bạn phải biết đâu là đam mê của mình, thế mạnh của mình để dấn thân vào học hỏi, đào sâu và phát triển trong lĩnh vực đó. Khi có đam mê dẫn đường, mọi thách thức trở thành mục tiêu để chinh phục.

Học đòi hỏi sự vận động của trí não và tất cả các giác quan, từ thể chất đển cảm xúc. Giáo dục hiện nay vẫn còn thiên về việc giúp người học phát huy não trái bằng kiểu dạy “nhồi nhét” rồi kiểm tra trí nhớ; trong khi não phải giúp sáng tạo, cảm thụ nghệ thuật, tăng khéo léo, kiểm soát cảm xúc lại bị bỏ quên. Để việc học hiệu quả nhất bạn phải đi theo tiến trình: học bằng nhận thức, học bằng thực hành, học bằng tự rút tỉa kinh nghiệm, học bằng cảm nghiệm, cuối cùng đúc kết và hình thành thói quen. Tiến trình này đòi hỏi bạn phải vận dụng tất cả các giác quan, muốn vậy, bạn phải sử dụng cả hai não. Khi học bằng tất cả các giác quan và sử dụng cả hai não là lúc bạn tập trung cao độ 100% cho việc học và sẵn sàng học. Đó là cách giúp bạn học nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Trên đời này kiến thức nhiều vô cùng tận, vậy ta biết chọn gì để học? Điều này lại một lần nữa đòi bạn phải quay về với ước mơ và mục đích cuộc sống của mình: đâu là điều cần thiết giúp bạn sống với ước mơ, đâu là điều giúp bạn đạt được mục đích cuộc đời – đó là những điều bạn cần học.
Vậy, trên hết tất cả, bạn phải có cho mình một mục đích rõ ràng, từ đó bạn sẽ học hỏi từ mọi điều trong cuộc sống. Và sống chính là học hỏi từng ngày.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Trên là bài "Học để hoàn thiện bản thân" - kỳ 2
Mình xin bổ xung "Học để hoàn thiện bản thân" - kỳ 1:
Khoa học Tự hoàn thiện (Self-help) đã có từ lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam thì cho đến một vài năm gần đây mới được “để mắt” tới, bởi người ta vẫn “gói” mình trong những suy nghĩ hạn hẹp rằng: học chữ chứ ai học được cách sống, cách làm giàu, cách hạnh phúc… Tuy nhiên, khi nhu cầu vươn lên trong đời sống và nắm bắt các cơ hội thành công ngày càng tăng, các cuốn sách nước ngoài thuộc thể loại này được các nhà xuất bản “đua nhau” cho ra đời. Bên cạnh đó, những cuốn sách Học làm người thuộc loại “gối đầu gi.ường” liên tục được tái bản. Trên các tờ báo và tạp chí, nhiều trang mục liên quan đến bí quyết đời sống và công việc cũng chiếm được vị trí ưu ái. Nguyên nhân từ đâu có sự “bùng nổ” này?

Lâu nay, giáo dục truyền thống chỉ chú trọng đến việc “nhồi nhét” một lượng lớn kiến thức bên ngoài, nặng về chữ nghĩa mà quên đi thực tế cuộc sống, không chú trọng đến những cơ chế đón nhận bên trong của chủ thể, nên kết quả thường không như ý muốn. Khoa học Tự hoàn thiện đã nghiên cứu và chứng minh rằng: mọi việc bắt đầu thay đổi khi chính bản thân thay đổi. Kết quả của việc ứng dụng nguyên lý này giúp ta hiểu được thứ khó hiểu nhất, khó thay đổi nhất – đó chính là bản thân mình. Từ đó mọi người tìm thấy một con đường cho riêng mình trong mọi việc, từ làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc, làm chủ tri thức, làm chủ các mối quan hệ, đến làm chủ vận mệnh tài chính, làm chủ đời sống tinh thần… và không ngừng vươn đến sự hoàn thiện bản thân.
Khoa học này chạm được đến từng ngóc ngách thẳm sâu bên trong của con người không bằng giải phẫu sinh học, mà bằng những ứng dụng tâm lý tinh tế và hiệu quả. Các phương pháp Lập trình ngôn ngữ cho tư duy (NLP – Neuro Linguistic Programming), kỹ thuật hình dung, thôi miên, khơi gợi cảm xúc, tác động vào những động lực làm thay đổi con người… được vận dụng linh hoạt nhằm thúc đẩy chủ thể hành động và chịu trách nhiệm với mọi kết quả cuộc đời. Khi được khơi trào niềm tin, nhen lên hy vọng, con người sẽ trở lại tìm thấy chính mình và tiến bước trên hành trình hoàn thiện bản thân.
Nhưng để khởi đầu cho hành trình này, việc đầu tiên là bạn phải cởi bỏ những gì đã học không giúp bạn đạt được kết quả mong muốn, vì sao như vậy?
Kết quả cuộc đời con người dường như đã được ấn định trước 95% bởi các niềm tin và quan niệm đã được hình thành trong 3 năm đầu đời và tiếp tục được củng cố trong khoảng 10 năm tiếp theo. Các niềm tin đó chi phối suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, từ đó hình thành nơi ta những thói quen bám rễ rất sâu, để rồi trước bất cứ điều gì, ta luôn qui chiếu về hệ thống niềm tin ấy và phản ứng theo những thói quen đã có. Nếu cứ vậy hoài thì cách nào để thoát khỏi những trì trệ mà tiến lên một cuộc đời thành tựu hơn? Thế nên điều tiên quyết là bạn phải thay đổi niềm tin, thay đổi cách nhận thức về cuộc sống, từ đó dần dần thay thế những thói quen chưa tốt bằng những thói quen mới tích cực. Việc này được thực hiện như thế nào?
diễn giả Quách Tuấn Khanh
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
ya
đọc nhiều mà chẳng thực hành sẽ rất chán
với tui thì tui thích nghe người ta nói trực tiếp hơn ak
 
×
Quay lại
Top