Du học sinh ăn thức ăn của mèo

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Cuộc sống của du học sinh không phải sung sướng như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, họ cũng đã từng ăn thức ăn dành cho...mèo!

658631-1345343973-bao-gia1.jpg

Chuyện ăn, ở không hề đơn giản với các du học sinh.​

Nỗi khổ biết kể cùng ai

Bạn Phạm Trọng Nghĩa (sinh năm 1991) đã du học 5 năm tại Mỹ và vừa tốt nghiệp Cao Đẳng Cộng Đồng. Nghe những lời tâm sự của Nghĩa mới thấy ngỡ ngàng và xót xa cho những sinh viên du học bên đất khách. Những câu chuyện rất thật đã phản ánh rõ hoàn cảnh khốn khó và nghị lực phi thường của du học sinh. Và đặc biệt, nó trái ngược hoàn toàn với những gì người ta thường nghĩ: sinh viên du học thì rất sung sướng.

Cậu bạn chia sẻ: “Những năm du học, mình trải qua nhiều cảm giác lắm. Vui có, buồn có, tủi thân cũng có… Nhiều người bảo sang Mỹ là sướng nhưng mình chẳng thấy sướng đâu hết. Lúc mình học ở Scranton, 1 ngày mình ăn có 1 bữa tối. Mấy bữa còn lại nhịn hết hoặc chỉ ăn trưa lặt vặt. Mỗi bữa cơm là chén chao pha đường, 1 tô mỳ, 1 tô cơm rắc hành phi, hên 1 chút là có thêm 1 tí cá cơm má mình gửi qua. Mình với thằng bạn cùng phòng sống thế gần nửa năm.”

658631-du-hoc-sinh-di-lam-them.jpg

Một du học sinh tại Ingolstadt làm thêm trong một quán ăn Việt Nam

“Có một lần mình còn nhớ mãi, vừa buồn cười, vừa tủi thân cho 2 thằng. Thằng bạn cùng phòng, qua trước mình 2 mùa, người ta cho gì cũng lấy. Có lần, người ta cho nó 2 hộp đồ ăn cho mèo. Nó bỏ trong tủ bếp. Lần đó, 2 thằng đói quá, hành phi với chao hết rồi, thành ra nó mới chế ra món: Mèo hộp. Là đồ ăn cho mèo thêm xả, ớt… Chả biết nó nêm sao mà ăn ngon lắm.”

Không gia đình, người thân, bạn bè khiến du học sinh gặp nhiều khó khăn khi phải một mình xoay sở giữa một đất nước xa lạ. Và với những gia đình không có khả năng hỗ trợ tiền sinh hoạt cho con thì càng khủng khiếp hơn. Một bạn du học sinh Mỹ khác (xin giấu tên) trải lòng: “Cuộc sống mình còn tệ hại hơn nhiều. Cả việc nhớ nhà cũng chẳng có tâm trí nghĩ đến. Bố không có tiền học phí hay sinh hoạt nên mình phải nương nhờ người thân. Sống trong nhà người ta, nghe không biết bao nhiêu lời trách chửi, đến cả thằng bé trong nhà 12 tuổi còn chửi mình."

658631-du-hoc-sinh-viet-new.jpg

Du học sinh Việt Nam ở Boston làm thêm công việc hướng dẫn học sinh quốc tế tham quan thành phố

"Lúc trước, mình còn cãi, còn chống cự nhưng chẳng bớt đi mà còn nhiều hơn, nên thôi, đành nuốt nước mắt vì tương lai. Thời gian đầu, không có tiền học, không trường nhận, mình bị cả chính phủ đuổi, phải năn nỉ, chiều chuộng người nương tựa để xin đi học rồi cố được học bổng. Mình còn làm trai mua vui và đào mỏ tiểu thư, bà già mới đủ mà sống vì học phí cả ngàn đô…”

‘Trái chín’ từ những cơ hàn

Thật không dễ dàng gì khi còn đang sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, rồi đột ngột phải tự lập lo hết cho bản thân từ những điều nhỏ nhặt nhất. Nhưng chính những khó khăn, vất vả nơi xứ người mà các du học sinh mới có được những kinh nghiệm sống quý giá, những mối quan hệ và kĩ năng cần thiết cho thành công sau này.

Điển hình nhất là trường hợp của Giáo sư Ngô Bảo Châu – nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu" và là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Từ năm 17 tuổi, ông đã sang Pháp để học tập, sinh sống và đạt được những giải thưởng thế giới làm vang danh đất nước. Ấy là vì ông đã có cơ hội tiếp thu những kiến thức khoa học và công nghệ mới nhất trong một thời gian dài ở nước ngoài.

658631-nbc8.jpg



Giáo sư Ngô Bảo Châu được Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields.
Trở lại với bạn Phạm Trọng Nghĩa, những ngày đầu mới qua đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời và sau 2 năm vất vả vừa học vừa làm thì cậu bạn đã mua được chiếc xe hơi Camry 95 (xin nói thêm: phương tiện đi lại thông dụng nhất ở nước ngoài là xe hơi, giống như xe máy bên Việt Nam). Bạn tâm sự: “Chuyện đi lại thì ban đầu mình đi xe buýt. Về sau đi làm 2 năm dành dụm thì tậu được con Camry 95. Tự hào lắm khi mình mua được chiếc xe từ chính tiền mình làm ra. Ngày lấy xe về, mình ngồi trong xe cười cả tiếng đồng hồ. Cười ra nước mắt luôn ấy. Hạnh phúc lắm.”.

658631-du-hoc-hoc-bong-victoria-newzeland.jpg

Sinh viên Việt Nam trong lễ Tốt nghiệp 2012 tại Wellington

Bạn Sơn cười khi nhớ về khoảng thời gian 5 năm du học tại Mỹ của mình:“Ai nhìn vào cũng bảo sướng nhưng cực lắm. Nhưng nói chung, đó là những trải nghiệm mà mình sẽ không quên được. Sau một thời gian du học thì cái mình được là kiến thức và trải nghiệm như thế mới trưởng thành.”

Được trau dồi và hoàn thiện bản thân ở một đất nước tiến bộ là mơ ước không biết bao nhiêu học sinh – sinh viên Việt Nam. Và nếu thời gian có quay trở lại thì có lẽ, các du học sinh cũng không đời nào đánh đổi cơ hội du học tuyệt vời của mình.
Theo NCĐT
 
hic, mơ ước 1 thời của mình, cuối cùng k thành hiện thực
 
Đi du học phải có bản lĩnh chứ sang đó mà lại thu mình lại cho hết năm thì hỏng :D
 
Các bạn ấy thật đáng nể :)
 
cuộc sống là chiến tranh mình phải giành giật thui,biết sao đk
 
Trở lại với bạn Phạm Trọng Nghĩa, những ngày đầu mới qua đã trở thành những kỉ niệm khó quên trong cuộc đời và sau 2 năm vất vả vừa học vừa làm thì cậu bạn đã mua được chiếc xe hơi Camry 95 :KSV@03:
 
×
Quay lại
Top