Du lịch Mộc Châu -Đắm say vẻ đẹp Thác Dải Yếm

yolotravel11

Thành viên
Tham gia
15/9/2015
Bài viết
0
Du lịch Mộc Châu - Từ ngã ba cửa khẩu Pa Háng, đi bằng ô tô theo đường chính hoặc theo dọc suối khoảng 4km đến chỗ hợp lưu của hai con suối, ta bắt gặp thác nước hùng vĩ mang tên Dải Yếm.

Thác Dải Yếm còn có tên gọi khác là thác Nàng, thác Bản Vặt và nó nằm tại xã Mường Sang, huyệnMộc Châu, tỉnh Sơn La. Sở dĩ con thác này được gọi là Dải Yếm vì theo truyền thuyết, thác chính là dải yếm của cô gái khi cứu chàng trai thoát khỏi dòng nước lũ.

Thác Dải yếm – cảnh đẹp từ thiên nhiên
Thác Dải Yếm khởi nguồn từ hai khe nước Bo Tá Cháu và Bó Co Lắm, chảy từ hang đá ở địa đầu của bản Vặt – nơi cư trú đầu tiên của người Thái. Nước từ nguồn trong núi chảy ra tạo thành suối Vặt khoảng 5km thì hòa cùng dòng chảy của suối Bó Sập giáp với biên giới Việt – Lào đổ về đất Yên Châu, tạo thành thác nước hùng vĩ, xinh đẹp.


Dải Yếm” có chiều cao khoảng 100m và chia thành hai nhánh nhỏ. Một bên có 9 tầng (như “chín bậc tình yêu có trong truyền thuyết), một bên 5 tầng, 2 thác nước nằm cách nhau khoảng 200m.

Thác đổ nước ầm ào ngày đêm, bọt tung trắng xóa. Thác Dải Yếm không chỉ mang đến cho du khách sự thích thú trước một khung cảnh vừa hùng vỹ vừa huyền bí của đất trời mà còn có cảm giác sảng khoái khi được hòa mình vào những ngọn gió, dòng nước mát lành của thiên nhiên.

Không những là cảnh đẹp của thiên nhiên , Thác Dải Yếm còn là nới dành cho các cặp đôi đến chụp ảnh cưới
Thác Dải Yếm đẹp nhất trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9, lúc này lượng nước đổ về nhiều, toàn bộ thác rộng 70m là một màu trắng xóa của nước, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ. Nhìn từ xa, thác không khác gì một dải yếm buông hững hờ nối giữa đất và trời.


hình ảnh Thác Dải yếm vào tháng 4 , tháng 5​
Sau khi thăm thác Dải Yếm, đi ngược trở lại quốc lộ 43 khoảng chừng 300m du khách sẽ được đến Bản Vặt. Đây là một địa danh gắn liền với lịch sử cư trú rất xa xưa của dân tộc người Thái ở Mộc Châu. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những yếu tố truyền thống như hình thức bài trí nhà ở, trang phục, kinh tế ruộng nước, nương rẫy, nghề dệt thổ cẩm và văn hóa ẩm thực.
 
×
Quay lại
Top