Giải Mã Vị Thuốc Kỷ Tử - Công Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý

habana

Thành viên
Tham gia
29/8/2022
Bài viết
0
“Biệt dược, dưỡng nhan thuật, khước lão chốn dân gian” đều là những tên gọi mỹ miều mà người xưa đặt cho kỷ tử hay câu kỷ tử. Nó có tác dụng tuyệt vời trong tăng cường sinh lực nam giới, sinh tinh, thải độc gan, cải thiện huyết áp, bổ phổi, bổ mắt… Đặc biệt đây còn là vị thuốc dưỡng nhan, chống lão hoá, làm đẹp da, giữ dáng,… cho phụ nữ. Cùng chúng tôi tìm hiểu và giải mã vị dược liệu này, công dụng, các cách sử dụng và giá bán mới nhất hiện nay trong bài viết dưới đây.

Kỷ tử là gì? Mô tả đặc điểm cây kỷ tử​


Là một vị thuốc nằm trong danh mục thuốc quý hiếm, câu kỷ tử https://dongy365.net/ky-tu/ đã được sử dụng từ đời Đường của Trung Quốc, phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh và dưỡng nhan của vua chúa, quý tộc.

1661753988958.png



  • Tên dược liệu: Kỷ tử
  • Tên gọi khác: Câu kỷ tử, Khởi tử, Dương nhũ, Câu khởi, Khủ khởi, Địa cốt tử, Địa tiên, Thiên tinh, Khước lão.
  • Tên khoa học: Fructus Lycii
  • Thuộc họ: Cà – Solanaceae

Mô tả đặc trưng cây thuốc​


Kỷ tử là một loại cây thuốc quý hiếm, mọc bụi đứng và thuộc loại quả mọng, có nguồn gốc từ nước bạn Trung Quốc.

Cây có những đặc điểm thực vật như sau:

  • Cây mọc đứng, thân mềm, cao trung bình 0,5 – 1,5m, phân nhánh nhiều, cành mảnh có gai.
  • Lá mọc so le đồng đều, nhẵn, cuống lá ngắn, phiến lá sắc nhọn hình lưỡi mác, dài khoảng 2 – 6cm, rộng từ 0,6 đến 2,5cm.
  • Hoa nhỏ mọc từ kẽ lá, thường mọc đơn độc, cũng có hoa tụ lại thành chùm. Bông hoa có màu tím đỏ, trổ hoa vào tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
  • Quả mọng, hình trứng thuôn dài, nhỏ, kích thước từ 0,5 đến 2cm, khi chín có màu tím đỏ, vàng đỏ, đỏ thẫm rất đẹp. Thịt quả mềm, hạt kỷ tử nâu sẫm, cây ra quả vào tháng 7 đến tháng 10.

Khu vực phân bổ địa lý​

Thảo dược này được phát hiện phổ biến tại nhiều tỉnh của Trung Quốc, như Vân Nam, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Quảng Tây, Tân Cương, Nội Mông Cổ.

Trước đây, Việt Nam phải nhập khẩu loại dược liệu quý hiếm này từ Trung Quốc nhưng hiện tại, đã có nhiều khu vực khí hậu lạnh tại nước ta đã trồng được loại thuốc quý hiếm này cho chất lượng tương tự.

Một số địa phương trồng nhiều cây kỷ tử tại Việt Nam như Sapa, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng.

Bộ phận sử dụng và quy trình bào chế​


Hầu hết mọi bộ phận trên cây kỷ tử đều có thể dùng làm thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh, làm đẹp khác nhau.

Lá và thân cây dùng để nấu canh giải nhiệt và bồi bổ sức khỏe còn quả khô được dùng trong các bài thuốc Đông y. Trong đó, quả khô vẫn là bộ phận được sử dụng nhiều nhất và có giá trị nhất.

Quy trình thu hái dược liệu:​


Vào tháng 8, tháng 9 hàng năm khi quả kỷ tử đã chín đỏ mọng, người dân sẽ thu hoạch vào thời điểm sáng sớm hoặc khi chiều mát.
Sau khi thu hoạch, đem về phơi trong bóng râm mát cho đến khi vỏ quả nhăn lại.
Tiếp tục đem phơi nắng cho đến khi khô hoàn toàn.

Các cách bào chế dược liệu trong dân gian:​


Dùng quả tươi, tẩm đều với rượu đủ thời gian một ngày đêm, sau đó giã dập.
Quả sống dùng ngay, hoặc tẩm mật sắc nước thuốc hoặc sấy khô sau đó tán thành bột mịn.
Dược liệu khô rất dễ bị mốc, mối mọt, do đó, cần phải bảo quản trong lọ kín, tránh ẩm mốc. Trong trường hợp dược liệu bị chuyển màu thâm đen thì có thể dùng diêm sinh xông hơi hoặc phun rượu vào, sau đó xóc đều, dược liệu sẽ trở lại màu đỏ đẹp mắt.

1661753999046.png


Dược tính và tác dụng của kỷ tử​

Từ xa xưa đã có rất nhiều huyền thoại truyền về công dụng chữa bách bệnh cũng như tác dụng dưỡng nhan, khước lão của vị thuốc quý này. Trong Đông y hay Y học hiện đại đều có những ghi chép và nghiên cứu về câu kỷ tử dược liệu.
Quả kỷ tử sấy khô làm dược liệu chữa bệnh và làm đẹp

Dược tính theo Đông Y​

Trong những quyển sách Đông y kinh điển như Ngô phổ bản thảo, Bản kinh, Thảo bản tiện phương,… đều có ghi chép về vị thuốc quý hiếm này.

Kỷ tử có vị ngọt, tính bình hoà, quy vào kinh Can, Phế và Thận, có các công dụng:

  • Sinh tinh, bổ huyết, cường âm đạo, ích tinh.
  • Nhuận phế, bổ can thận, ích khí, sinh tân.
  • Bổ can thận chân âm bất túc, tư dưỡng can thận.
  • Trừ phong, bổ gân cốt, khử hư lao.
  • Minh mục, an thần.

Chủ trị các chứng:

  • Chứng hư tổn âm huyết, hư can thận, hư lao, tiêu khát.
  • Trị huyết hư gây chóng mặt, xây xẩm mặt mày.
  • Trị di tinh, đau thắt lưng, bổ ích tinh huyết.
  • Ngoài ra, đây còn là vị thuốc dưỡng nhan, bổ huyết, khước lão hiệu quả.

Thành phần hoá học theo Y học hiện đại​

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong quả kỷ tử có chứa nhiều thành phần hoá học khác nhau như:

  • Thành phần chủ yếu là Betaine
  • Trong 100g quả gồm có 150mg Ca, 3.96mg Carotene, 3.4mg Fe, 3 mg Vitamin C, 7mg axit nicotinic, 0.23mg Amon Sunfat, 0.23g Thiamine, 0.33mg Riboflavin.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, cứ 120g câu kỷ tử có thể cung cấp tới 10% lượng protein mà cơ thể cần mỗi ngày. Các thành phần dưỡng chất trong loại dược liệu này đem lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người.

Vậy hạt kỷ tử có tác dụng gì với sức khoẻ?​

Dưới đây là các công dụng của kỷ tử:

  • Sáng mắt, cải thiện thị lực: Chất Zeaxanthin trong quả giúp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời, tia cực tím, rất tốt để trị bệnh thoái hoá điểm vàng ở người già. Hàm lượng vitamin A dồi dào giúp bổ mắt, tốt cho người cận thị, loạn thị, viễn thị, giúp cải thiện thị lực.
  • Chữa trầm cảm, an thần: Hoạt chất Mangan, vitamin B, C, chất xơ mang đến năng lượng tích cực cho cơ thể, chống trầm cảm, an thần, giảm lo âu.
  • Cải thiện, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa cảm cúm: Nguồn vitamin dồi dào giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn virus gây bệnh tấn công, nhất là khi thay đổi thời tiết.
  • Tăng cường sinh lý nam giới, bổ sung nội tiết tố Testosterone, kích thích h.am m.uốn t.ình d.ục, cải thiện chất lượng t.inh tr.ùng, sinh tinh, duy trì thời gian cương cứng, kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ điều trị chứng vô sinh hiếm muộn ở nam giới.
  • Thải độc gan, bổ gan: Kỷ tử có tính mát, thanh nhiệt, đào thải độc tố tích tụ trong gan, giúp bảo vệ gan, ức chế mỡ trong gan, tái sinh lại tế bào gan bị tổn thương.
  • Giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn: Tốt cho người bị đau mỏi cơ bắp, bệnh xương khớp, giúp vết thương nhanh khép miệng, hạn chế sẹo, thâm, chống nhiễm trùng ở vết thương.
  • Bổ phổi: Thúc đẩy tế bào bạch cầu hoạt động chống vi khuẩn, virus, hỗ trợ bệnh viêm phổi, ngăn ngừa cúm, hen suyễn,…
  • Hạ huyết áp, giãn mạch: Hợp chất Polysacarit ngăn chặn huyết áp tăng cao, điều hoà và ổn định huyết áp.
  • Bồi bổ cơ thể cho người ốm yếu, suy nhược cơ thể, căng thẳng kéo dài.
  • Ức chế sự tăng sinh và phát triển của các tế bào ung thư, chống phóng xạ, hỗ trợ bệnh nhân điều trị ung thư hiệu quả.
  • Dưỡng nhan, ngăn ngừa lão hoá da: Vitamin C, 8 loại axit amin, Beta-carotene giúp làm mờ nám da, giảm thâm mụn, dưỡng da trắng sáng, mịn màng, làm mờ nếp nhăn, trẻ hoá da.
  • Kích thích mọc tóc: Vitamin A giúp tăng cường lưu thông máu ở da đầu, kích thích tóc mọc, ngừa rụng, gãy và yếu. Đồng thời vitamin C trong quả giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, giúp tóc mọc dài.
  • Giảm cân, giữ dáng: Hàm lượng protein cao mà không chứa nhiều calo và chất béo, giàu dưỡng chất, chất xơ, lượng đường thấp, giúp loại bỏ mỡ dư thừa, no lâu, hạn chế cảm giác đói và thèm ăn.

Để biết thêm thông tin chi tiết về kiến thức đông y, mời bạn đọc cùng theo dõi https://dongy365.net để cập nhật kiến thức hữu ích nhé.
 
×
Quay lại
Top