GIỮA SMS OTP VÀ VOICE OTP, ĐÂU LÀ HÌNH THỨC NHẬN MÃ OTP DOANH NGHIỆP NÊN SỬ DỤNG?

bnmcazt

Banned
Tham gia
1/7/2020
Bài viết
0
Các doanh nghiệp thường sẽ lựa chọn giữa hai dịch vụ SMS OTP và Voice OTP nhằm mục đích nâng cao tính bảo mật và gia tăng nhận diện thương hiệu. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức nhận mã OTP này? Doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức nào cho phù hợp? Để được giải đáp những thắc mắc trên, đọc ngay bài viết này của AZTECH.

Trước hết, ta cần phải hiểu được cách thức hoạt động của hai dịch vụ nhận mã OTP này.

SMS OTP là gì?

Nói một cách đơn giản, người dùng sẽ nhận được một tin nhắn SMS chứa mã xác thực sử dụng một lần. Theo đó, mỗi khi thực hiện giao dịch trực tuyến, người dùng sẽ nhận được một tin nhắn SMS chứa mã OTP qua số điện thoại đã đăng ký để xác thực và hoàn tất giao dịch.

Bạn có thể tìm hiểu thêm tại sao doanh nghiệp cần triển khai SMS OTP tại đây.

Voice OTP là gì?

Mỗi khi thực hiện một hoạt động cần xác thực như giao dịch trực tuyến, đăng ký tài khoản,... hệ thống sẽ tự động gọi đến số điện thoại bạn đăng ký để cung cấp mã OTP. Điểm đặc biệt của hình thức này chính là cuộc gọi thoại đã được cá nhân hóa kịch bản và được bảo mật tuyệt đối giữa khách hàng và hệ thống của doanh nghiệp.

SMS OTP và Voice OTP khác nhau như thế nào?

Đây đều là những dịch vụ gửi mã xác nhận đến cho khách hàng và mang tính bảo mật cao. Dù vậy, hai dịch vụ này rõ ràng khác nhau ở nhiều điểm.

1. Hai dịch vụ khác nhau ở mặt hình thức

Dịch vụ SMS OTP gửi tin nhắn SMS có chứa mật khẩu sử dụng một lần đến cho khách hàng, còn với Voice OTP thì người dùng nhận mã OTP thông qua cuộc gọi thoại tự động.

Đặc biệt, cuộc gọi thoại từ dịch vụ Voice OTP đã được cá nhân hóa kịch bản. Các thông tin giữa khách hàng và doanh nghiệp cũng được bảo mật tuyệt đối.

2. Chi phí khác nhau

Voice OTP sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí. Một cuộc gọi thông báo mã OTP từ 15-20s trung bình tốn khoảng 250-320 đồng. Với những cuộc gọi không bắt máy hoặc bận, doanh nghiệp cũng không tốn thêm khoản phí nào. Trong khi đó SMS OTP sẽ tốn khoảng 800đ/ tin.

sms otp và voice otp giảm chi phí.jpg


3. Tính năng khác nhau

Voice OTP có một số tính năng nổi trội hơn SMS OTP. Ví dụ như doanh nghiệp có thể tùy chọn tự động lặp lại mã OTP nhiều lần nếu người dùng không nghe rõ. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cài đặt để hệ thống tự động gọi lại sau khoảng thời gian nhất định, tránh trường hợp người dùng chưa bắt máy hoặc máy bận.

4. Tính ứng dụng khác nhau

Voice OTP chỉ dùng để nhận mã xác minh các hoạt động trực tuyến như đăng ký tài khoản, thanh toán online,... Nhưng SMS OTP còn có thể được doanh nghiệp dùng để gửi các tin nhắn thông báo chương trình khuyến mãi hoặc mã ưu đãi cho khách hàng.

5. Sự tương tác với người dùng khác nhau

Khách hàng không thể phản hồi được cuộc gọi của Voice OTP do đây chỉ là cuộc gọi tự động. Nhưng với SMS OTP, người dùng vẫn có thể nhắn tin xác nhận lại. Ví dụ như khách hàng nhắn tin theo cú pháp để nhận mã OTP xác thực cho các chương trình khuyến mãi, mã ưu đãi.

SMS OTP - tương tác người dùng.jpg


Ngoài ra, SMS OTP vẫn là hình thức nhận mã OTP quen thuộc nhất đối với người dùng. Nếu chuyển sang sử dụng hình thức Voice OTP thì tỷ lệ đọc mã và nhập vào ứng dụng sẽ không cao. Lý do là vì hành vi người dùng Việt Nam hiện nay vẫn chưa thực sự quen với việc bắt máy để nghe mã OTP, khiến quá trình gửi và nhập mã OTP phức tạp hơn.

SMS OTP và Voice OTP đều có những điểm vượt trội nhất định. Tùy thuộc vào nhu cầu và tệp khách hàng của từng doanh nghiệp, bạn hãy lựa chọn ra dịch vụ gửi mã OTP phù hợp nhất. Bạn có thể sử dụng SMS OTP, hoặc Voice OTP, hoặc kết hợp cả hai hình thức. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!
 
×
Quay lại
Top