Hỏa ngục - Tiểu thuyết mới nhất của Dan Brown



Chương 56


Hãy tìm và anh sẽ thấy.
Langdon đứng bên mép bồn rửa tội và đăm đăm nhìn xuống cái mặt nạ người chết nhợt nhạt, nhăn nhúm đang nhìn thẳng lên trên. Cái mũi khoằm và cái cằm chìa ra không lẫn đi đâu được.
Dante Alighieri.
Gương mặt vô hồn trông đã đủ kinh dị, nhưng vị trí của nó trong bồn có gì đó dường như siêu nhiên. Mất một lúc, Langdon vẫn không dám chắc mình đang nhìn thấy gì.
Không lẽ cái mặt nạ… lơ lửng?
Langdon cúi xuống thấp, nhìn kỹ hơn quang cảnh trước mắt, Bồn nước sâu vài thước – giống một cái giếng hơn là bể nông - thành bồn dựng đứng chạy thẳng xuống phẩn đáy lục giác đổ đầy nước. Rất lạ là cái mặt nạ dường như treo lửng lơ trong bồn, ngay phía trên mặt nước như thế có phép lạ.
Phải mất một lúc Langdon mói nhận ra điều gì gây nên ảo giác đó. Bồn nước có một trụ dựng đứng ở chính giữa chỉ cao phân nửa bồn và đầu mút có một đĩa kim loại nhỏ vượt lên khỏi mặt nước. Cái đĩa đó có vẻ là một vòi phun trang trí và có lẽ là chỗ để đặt một đứa trẻ ngồi lên, nhưng lúc này nó là bệ đỡ cho cái mặt nạ của Dante được nhấc cao lên khỏi mặt nước một cách an toàn.
Cả Langdon và Sienna đều không nói một lời nào khi họ đứng bên nhau nhìn xuống khuôn mặt nhăn nhúm của Dante Alighieri, vẫn được bọc kín trong chiếc túi Ziploc của anh, như thể ông đã bị chết ngạt. Mất một lúc, hình ảnh gương mặt đăm đăm nhìn lên từ một bể nước gợi lên trong Langdon cái trải nghiệm hãi hùng của chính anh khi còn là một cậu bé, bị kẹt dưới đáy giếng, tuyệt vọng nhìn lên trên.
Cố xua ý nghĩ đỏ khỏi tâm trí, anh thận trọng cúi xuống và cầm lấy một bên mép mặt nạ, vị trí lẽ ra là tai của Dante. Mặc dù khuôn mặt rất nhỏ so với tiêu chuẩn hiện đại, nhưng cái đĩa cổ lại nặng hơn anh tưởng. Anh từ từ nhấc mặt nạ ra khỏi bồn và giơ nó lên đế cả anh và Sienna đều có thể kiểm tra nó gần hơn.
Cho dù nhìn qua lớp túi nhựa, cái mặt nạ trông vẫn giống như người thật. Từng nếp nhăn và dị tật trên gương mặt của thi sĩ đều được khắc họa lại trong lóp thạch cao ướt. Trừ một vết nứt cũ chính giữa mặt nạ, còn lại hiện vật này ở trong điều kiện hoàn hảo.
“Lật ngược lại xem”, Sienna thì thào. “Xem phía sau nào.”
Langdon cũng đang định làm việc đó. Máy quay an ninh tại Cung điện Vecchio cho thấy rõ ràng Langdon và Ignazio phát hiện được gì đó ở mặt sau của chiếc mặt nạ - thứ đáng quan tâm đến mức hai người đàn ông này phải mang cả hiện vật ra khỏi Cung điện.
Hết sức cẩn thận để không làm rơi cái mặt nạ thạch cao dễ vỡ, Langdon lật ngược mặt nạ và đặt úp xuống trên lòng bàn tay phải của mình để họ có thể xem xét mặt sau. Không như phần gương mặt nhăn nhúm dãi dầu mưa nắng của Dante, phía trong mặt nạ nhẵn thín và trống trơn. Vì không dùng đế đội nên mặt sau của chiếc mặt nạ được đổ thạch cao nhằm tăng thêm độ cứng cáp, tạo thành một bề mặt lõm không tì vết, giống như một bát súp nông.
Langdon không biết mình hy vọng tìm thấy gì ở mặt sau chiếc mặt nạ, nhưng chắc chắn là không phải như thế này.
Chẳng có gì cả.
Hoàn toàn chẳng có gì.
Chỉ là một bề mặt trống trơn, nhẵn nhụi.
Sienna có vẻ cũng bối rối không kém. “Chỉ là thạch cao trơn thôi mà”, cô thì thào. “Nếu thế thì anh và Ignazio đã nhìn thấy gì chứ?”
Anh không biết, Langdon nghĩ, tay kéo căng túi nhựa để nhìn cho rõ hơn. Ở đây chẳng có gì cả. Với tâm trạng càng lúc càng chán ngán, Langdon đưa chiếc mặt nạ vào một quầng sáng và xem xét thật kỹ. Khi anh lật ngược món đồ để nhìn cho rõ hơn, trong thoáng chốc anh nảy ra ý nghĩ rằng có thể mình đã nhìn thấy một mảng bọt màu nhẹ gần trên đỉnh - một chuỗi dấu vết chạy theo chiều ngang ở mặt trong phần trán của Dante.
Khiếm khuyết tự nhiên chăng? Hay có lẽ… là thứ gì khác. Langdon lập tức xoay người và chi tay về phía một ô đá cẩm thạch có lắp bản lề trên bức tường phía sau họ. “Tìm trong đó xem”, anh bảo Sienna. “Xem có khăn lau không?”
Sienna tỏ vẻ hoài nghi, nhưng vẫn làm theo, mở toang cánh tủ kín đáo, nơi chứa ba thứ - van điều khiển mức nước trong bồn, công tắc điều khiển ngọn đèn rọi trong bồn, và một chồng khăn vải lanh.
Sienna ngạc nhiên nhìn Langdon, nhưng Langdon đã từng tới thăm nhiều nhà thờ trên toàn thế giới nên biết rõ các bồn rửa tội gần như lúc nào cũng có sẵn tã lót trẻ em cho các vị cha xứ sử dụng trong trường hợp khẩn cấp - tình huống trẻ sơ sinh đi tiểu bất ngờ trong lúc được ban tên thánh khá phổ biến.
“Tốt quá”, anh nói, mắt nhìn chồng khăn. “Giữ cái mặt nạ mấy giây giúp anh nhé?” Anh nhẹ nhàng chuyền chiếc mặt nạ vào tay Sienna và bắt đầu làm việc.
Trước hết, Langdon đặt cái nắp hình lục giác lên bồn để phục hồi lại chiếc bàn nhỏ trông như bàn thờ mà họ nhìn thấy lúc đầu. Rồi anh vớ lấy vài chiếc khăn lanh trong tủ và trải rộng ra như khăn bàn. Cuối cùng, anh bật công tắc đèn, ngọn đèn trên đầu sáng lên, chiếu rõ khu vực rửa tội và bề mặt nắp bể.
Sienna nhẹ nhàng đặt chiếc mặt nạ lên trên bể trong khi Langdon lấy thêm khăn và dùng găng bếp lò để thả chiếc mặt nạ trong túi Ziploc ra, cẩn thận không chạm vào nó bằng tay trần. Một lúc sau, chiếc mặt nạ người chết của Dante đã nằm ngửa lên dưới ánh đèn sáng rực, giống như đầu của một bệnh nhân đã được gây mê trên bàn phẫu thuật.
Các đường nét đầy biểu cảm của chiếc mặt nạ hiện ra dưới ánh đèn càng gớm ghiếc hơn, những nếp nhăn của tuổi già nổi bật nhờ lớp thạch cao phai màu. Langdon không bỏ phí thời gian dùng những găng lót tay tạm bợ của mình lật chiếc mặt nạ lại và nó úp xuống.
Mặt sau của mặt nạ trông đỡ cũ kỹ hơn hẳn mặt trước - sạch sẽ và trắng trẻo chứ không xám xịt và vàng ệch.
Sienna nghiêng đầu, trông có vẻ ngơ ngác. “Anh có thấy mặt bên này trông mới hơn không?”
Phải thừa nhận, sự khác biệt màu sắc rõ ràng hơn so với những gì Langdon hình dung, nhưng mặt này chắc chắn cùng niên đại với mặt trước. “Độ già hóa không đồng đều”, anh nói “Mặt sau của mặt nạ bị phần đế trưng bày che nên không bị hiệu ứng già hóa do ánh mặt trời.” Langdon ghi nhớ cần tăng gấp đôi độ SPF [27] kính râm của mình.
“Khoan đã”, Sienna nói, cúi sát xuống nhìn chiếc mặt nạ. “Xem này! Trên trán ấy! Chắc chắn đó là thứ anh và Ignazio nhìn thấy.”
Mắt Langdon lướt nhanh trên bể mặt trắng nhẵn tới đúng chỗ bợt màu mà anh nhận thấy lúc trước qua lớp nhựa - một dấu vết mờ chạy ngang phía bên trong phần trán của Dante. Tuy nhiên, lúc này, dưới ánh sáng mạnh, Langdon nhìn thấy rõ những vết này không phải là khiếm khuyết tự nhiên. Chúng do con người tạo ra.
“Đó là… chữ viết”, Sienna thì thào, lời nói như nghẹn lại trong họng cô. “Nhưng…”
Langdon săm soi dòng chữ khắc trên lớp thạch cao. Đó là một dòng chữ cái được viết tay bằng thứ chữ bay bướm màu vàng nâu nhạt.
“Tất cả chỉ có vậy thôi sao?”, Sienna nói, giọng đầy giận dữ.
Langdon gần như không nghe thấy tiếng cô. Ai viết dòng chữ này? Anh tự hỏi. Ai đó thời Dante chăng? Có vẻ không chắc lắm. Nếu như vậy, một sử gia nghệ thuật nào đó đã nhận ra nó từ rất lâu trong quá trình vệ sinh hay phục chế thường xuyên rồi, và dòng chữ này đã trở thành một phần trong câu chuyện về chiẽc mặt nạ. Langdon chưa bao giờ nghe nói về nó cả.
Một khả năng khác chắc chắn hơn vụt đến trong tâm trí anh.
Bertrand Zobrist.
Zobrist là chủ nhân của chiếc mặt nạ và vì thế có thể dễ dàng tiếp cận nó bất cứ khi nào ông ta muốn. Ông ta có thể viết dòng chữ lên phía sau chiếc mặt nạ cách đây không lâu và sau đó đặt nó vào tủ cổ mà không để ai biết. Chủ nhân chiếc mặt nạ, Marta đã nói với họ, thậm chí còn không cho nhân viên của chúng tôi mở tủ khi ông ấy vắng mặt.
Langdon nhanh chóng giải thích luận điểm của mình.
Có vẻ Sienna chấp nhận suy luận của anh, nhưng rõ ràng điều đó khiến cô lo lắng. “Chẳng có nghĩa gì cả”, cô nói, vẻ bồn chồn “Nếu chúng ta tin Zobrist đã bí mật viết gì đó đằng sau chiếc mặt nạ người chết của Dante, và còn kỳ công tạo ra cái máy chiếu tí hon đó để chỉ dẫn đến chiếc mặt nạ… thì tại sao ông ta lại không viết gì đó có nghĩa hơn? Ý em là, nó rất vô nghĩa! Anh và em đã tìm kiếm chiếc mặt nạ trọn một ngày, và đây là tất cả những gì chúng ta tìm được sao?”
Langdon tập trung trở lại dòng chữ ở phía sau mặt nạ. Thông điệp viết tay rất ngắn - chỉ dài đúng bảy chữ cái - và phải thừa nhận là trông hoàn toàn không rõ mục đích.
Sienna thất vọng cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, Langdon lại cảm thấy ớn lạnh về những khám phá sắp tới, gần như ngay lập tức nhận ra rằng bảy chữ cái này sẽ cho anh biết mọi điều anh cần về những gì sắp phải làm tiếp theo.
Hơn nữa, anh phát hiện ra một mùi hương thoang thoảng từ chiếc mặt nạ - thứ mùi tiết lộ lý do tại sao lớp thạch cao ở mặt sau lại trắng hơn hẳn mặt trước - và sự khác biệt này chằng liên quan gì đến quá trình già hóa hay ánh mặt trời cả.
“Em không hiểu”, Sienna nói. “Các chữ cái đều giống nhau.”
Langdon bình tĩnh gật đầu trong lúc nghiên cứu dòng văn tự - bảy chữ cái giống hệt nhau được viết cẩn thận bằng kiểu chữ hoa mỹ phía trong phần trán của Dante.
“Bảy chữ P”, Sienna nói. “Chúng ta biết làm gì với thứ này?”
Langdon bình tĩnh mỉm cười và ngước mắt nhìn cô. “Anh gợi ý chúng ta làm đúng những gì lợi nhắn này bảo chúng ta làm.”
Sienna trợn mắt nhin. “Bảy chữ P là… lời nhắn sao?”
“Đúng vậy”, anh cười nói. “Và nếu em đã từng tìm hiểu về Dante, thì nó rất rõ ràng,”
o O o
Bên ngoài Nhà rửa tội San Giovanni, người đàn ông đeo cà vạt quệt móng tay vào khăn tay và chấm nhẹ những nốt mụn trên cố. Ông ta cố gắng không để ý đến cảm giác bỏng rát trong mắt lúc đánh mắt nhìn về phía đích đến của mình.
Lốì vào dành cho khách du lịch.
Ngoài cửa, một thuyết trình viên dáng vẻ mệt mỏi mặc áo cộc đang hút thuốc và chỉ cho những du khách còn bỡ ngỡ thấy lịch làm việc của khu di tích, được viết theo thời gian quốc tế.
GIỜ MỞ CỬA 13:00 - 17:00
Người đàn ông bị phát ban nhìn đồng hồ đeo tay. Mới có 10 giờ 02 phút sáng. Nhà rửa tội còn đóng cửa thêm mấy tiếng nữa. Ông ta nhìn tay thuyết trình viên một lúc rồi quyết định hành động. Ông ta tháo chiếc khuyên vàng đeo trên tai và đút vào túi. Sau đó, ông ta móc ví ra và kiểm tra bên trong. Ngoài mấy chiếc thẻ tín dụng đủ loại và một mớ tiền euro, ông ta còn mang theo hơn 3000 đô la Mỹ tiền mặt
Thật may, thói tham lam là một tội lỗi mang tính quôc tế.
 


Chương 57


Peccatum… Peccatum… Peccatum…
Bảy chữ P viết ở phía sau chiếc mặt nạ người chết của Dante lập tức kéo suy nghĩ của Langdon trở về với nội dung tác phẩm Thần khúc. Trong thoáng chốc, anh nhớ lại sân khấu ở Vienna, nơi anh trình bày bài giảng “Dante Thần thánh: Những biểu tượng của địa ngục”.
“Giờ chúng ta đi xuống”, giọng anh vang vọng qua loa, “băng qua chín tầng địa ngục tới trung tâm trái đất, mặt đối mặt với quỷ Satan”.
Langdon chuyển hình chiếu qua một loạt hình ảnh quỷ Satan ba đầu từ những tác phẩm nghệ thuật khác nhau - Vực Địa ngục của Botticelli, hình gốm khảm trong nhà rửa tội Florence, và con quỷ đen đúa khủng khiếp của Andrea di Cione, lông của nó bết máu đỏ của các nạn nhân.
“Chúng ta”, Langdon tiêp tục, “cùng nhau leo xuống bộ ngực xù xì của Satan, đảo ngược hướng vì lực hấp dẫn thay đổi, và chui lên từ thế giới tối tăm… để lại nhìn thấy những vì sao một lần nữa”.
Langdon cho chạy hình chiếu tới hình ảnh mà anh vừa trình chiếu lúc trước - bức vẽ mang tính biểu tượng của Domenico di Michelino từ bên trong thánh đường, mô tả Dante mặc áo choàng đỏ đứng bên ngoài tường thành Florence. “Và nếu quan sát thật kỹ… các vị sẽ thấy những ngôi sao ấy.”
Langdon chỉ lên bầu trời đầy sao trên đầu Dante. “Như các vị thấy, bầu trời được cấu tạo thành chín quả cầu đồng tâm bao quanh trái đất. Cấu trúc thiên đường chín tầng này tương ứng và cân bằng với chín tầng địa ngục. Như các vị có thể đã biết, con số Chín là một đề tài quen thuộc của Dante.”
Langdon ngừng lại, nhấp một ngụm nước và đế cho đám đông lấy lại nhịp thở sau hành trình đáng sợ đi xuống rồi thoát ra khỏi địa ngục.
“Cho nên, sau khi đã kinh qua những điều hãi hùng của hỏa ngục, hẳn các vị đều rất hào hứng tiến về phía thiên đường. Nhưng rất tiếc, trong thế giới của Dante, chẳng có gì dễ dàng cả.” Anh bật ra một tiếng thở dài nhằm gây ấn tượng. “Để lên được thiên đường tất cả chúng ta đều phải - cả theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng - leo lên một ngọn núi.”
Langdon chỉ tay vào bức tranh của Michelino. Ở chân trời, phía sau Dante, cử tọa có thể thấy một quả núi duy nhất hình nón vươn lên bầu trời. Xoáy trôn ốc bên trên quả núi là một con đường lượn tròn liên tục hình nón - chín lần - vươn lên thành nhiều bậc cao dần về phía đỉnh. Dọc theo con đường ấy là những hình người trần truồng khổ sở lê bước đi tới, chịu đựng rất nhiều cực hình trên đường đi.
“Tôi đang cho quý vị xem Núi Luyện ngục”, Langdon tuyên bố. “Và buồn thay, con đường đi lên gồm chín vòng mệt mỏi này là lộ trình duy nhất từ vực sâu của hỏa ngục đi tới hào quang của thiên đường. Trên con đường này, các vị có thể thấy những linh hồn năn hối hận đang đi lên… từng người phải trà một cái giá thích hợp cho một tội lỗi nhất định. Những kẻ đố kỵ phải leo lên với hai mắt bị khâu lại để họ không thể thèm khát được nữa, những kẻ tự phụ phải vác theo đá nặng trên lưng khiến họ phải cúi rạp trong tư thế khúm núm, những ké tham ăn phải leo lên mà không có thức ăn hoặc nước uống, do đó phái chịu cơn đói kinh khủng, và những kẻ đầy dục vọng phải vượt qua lửa nóng đế thanh lọc bản thân khỏi sức nóng của dục vọng.” Anh ngừng lại. “Nhưng trước khi các vị được hưởng đặc quyền leo lên ngọn núi này và gột bỏ tội lỗi của mình các vị phái nói chuyện với nhân vật này,”
Langdon chuyển màn hình tớí hình cận cảnh một bức vẽ của Micholino, trong đó một thiên thần có cánh ngồi trên ngai đặt dưới chân Núi Luyện ngục. Duới chân thiên thần đó là một hàng dài những kẻ tội lỗi biết sám hối đợi được phép đi vào con đường leo lên cao. Rất lạ là thiên thần ấy cầm một thanh kiếm dài, dường như đang đâm mũi kiếm vào mặt của người đầu tiên trong hàng.
“Có ai biết”, Langdon hỏi to, “thiên thần này đang làm gì không?”.
“Đâm vào đầu ai đó phải không?”, một giọng nói đánh bạo.
“Không phải.”
Một giọng khác. “Đâm vào mắt ai đó?”
Langdon lắc đầu. “Ai có ý kiến khác không?”
Một giọng tít phía sau vang lên đầy chắc chắn. “Viết lên trán anh ta.”
Langdon mỉm cười. “Có vẻ ai đó ở phía sau biết rõ Dante của mình.” Anh lại ra hiệu về phía bức tranh. “Tôi nhận ra nhân vật trông như thiên thần này đang đâm vào trán kẻ xấu số kia, nhưng không phải vậy. Theo văn bản của Dante, thiên thần canh gác luyện ngục dùng mũi kiếm của mình viết gì đó lên trán các vị khách trước khi họ bước vào. “Vậy thiên thần viết gì?” - các vị hẳn sẽ đặt câu hỏi như vậy.”
Langdon ngừng lại để tăng hiệu quả. “Thật lạ, ông ấy viết một chữ cái duy nhất… được lặp lại bảy lần. Có ai biết thiên thần viết bảy lần chữ cái gì trên trán Dante không?”
“P!”, một giọng nói rất to từ đám đông.
Langdon mỉm cười. “Đúng, Chữ P. Chữ P này mang nghĩa peccatum - từ trong tiếng Latin chi 'tội lỗi”. Và thực tế nó được viết bảy lần, tượng trưng cho Septem Peccata Mortalia, còn được gọi là…”
“Bảy Trọng tội!”, ai đó nói to.
“Tuyệt vời. Và vì thế, chỉ bằng cách leo lên qua từng cấp luyện ngục các vị mới có thể chuộc lại tội lỗi của mình. Với mỗi cấp các vị leo qua, một thiên thần sẽ xóa bớt một chữ P trên trán các vị cho tới khi các vị lên tới đỉnh, trán được xóa sạch cả bảy chữ P và linh hồn các vị được gột sạch mọi tội lỗi.” Anh nháy mắt. “Nơi này được gọi là luyện ngục vì một lý do.”
Langdon giật mình thoát khỏi suy tưởng và nhìn thấy Sienna đang đăm đăm nhìn anh từ bên kia bồn rửa tội. “Bảy chữ P à?”, cô nói, kéo anh trở về với thực tại và ra hiệu về phía chiếc mặt nạ người chết của Dante. “Anh nói đó là một thông điệp phải không? Cho chúng ta biết cần phải làm gì à?”
Langdon giải thích nhanh tưởng tượng của Dante về Núi Luyện ngục, những chữ P đại diện cho Bảy Trọng tội, và quy trình làm sạch chúng trên trán.
“Rõ ràng”, Langdon kết luận, “Bertrand Zobrist, vốn là người mê Dante, rất quen với bảy chữ P và hiểu quá trình tẩy sạch chúng khỏi trán như là một cách thức để tiến tới thiên đường”.
Sienna có vẻ nghi ngờ. “Anh nghĩ Bertrand Zobrist viết những chữ P này lên chiếc mặt nạ vì ông ta muốn chúng ta… theo đúng nghĩa đen sẽ tẩy sạch chúng trên chiếc mặt nạ người chết ư? Đó là việc mà anh nghĩ chúng ta cần làm à?”
“Anh nhận ra…”
“Robert, kể cả chúng ta tẩy sạch mấy chữ cái này, liệu điều đó giúp gì cho chúng ta chứ?! Chúng ta sẽ chỉ có được một chiếc mặt nạ hoàn toàn trống trơn.”
“Có thế có.” Langdon nở một nụ cười đầy hy vọng.”Cũng có thể không. Anh nghĩ có nhiều thử không thể chỉ nhìn bằng mắt.” Anh di chuyển vế phía chiếc mặt nạ. “Em còn nhó anh đã nói với em rằng phía sau chiếc mặt nạ nhạt màu hơn vì quá trinh già hóa không đều không?”
“Vâng.”
“Có thể anh sai”, anh nói. “Sự khác biệt về màu quá rõ nên không thế do già hóa được, và kết cấu bề ngoài của mặt sau rất gai”.
“Gai là sao?”
Langdon chỉ cho cô thấy kết cấu bề ngoài ở mặt sau thô hơn mặt trước và cũng nhám hơn, giống như giấy ráp. “Trong thế giới nghệ thuật kết cấu bề mặt thô ráp thế này được gọi là gai, và họ thích vẽ lên một bề mặt gai sần bởi vì sơn bám lên đó tốt hơn”
“Em không hiểu.”
Langdon mim cười. “Em có biết thạch cao là gì không?”
“Có chứ, họa sĩ dùng nó để phủ lót toan và…” Cô đột ngột ngừng lại, ý của anh thể hiện rất rõ.
“Chính xác”, Langdon nói. “Họ dùng thạch cao để tạo ra một bề mặt trắng sạch và gai, và đôi khi để phủ lên những bức vẽ không muốn có nếu họ định dùng lại tấm toan đã vẽ.”
Giờ trông Sienna đẩy phân kích. “Và anh nghĩ có lẽ Zobrist che đi thứ gì đó phía sau chiếc mặt nạ người chết bằng thạch cao phải không?”
“Điều đó lý giải cho lớp gai sần và màu sáng hơn. Nó cũng có thể giải thích lý do tại sao ông ta lại muốn chúng ta xóa sạch bảy chữ P”
Sienna có vẻ bối rối trước ý cuối anh vừa nói.
“Ngửi thử xem”, Langdon nói, nhấc chiếc mặt nạ đưa lên sát mặt cô giống như một cha cố đang làm lễ Ban thánh thể.
Sienna rúm lại.”Thạch cao có mùi như một con cún lông ướt nhẹp vậy.”
“Không phải tất cà thạch cao đều vậy. Thạch cao thường có mùi như phấn viết. Mùi chó lông ướt là thạch cao acrylic,”
“Nghĩa là… ?”
“Nghĩa là nước có thể hòa tan.”
Sienna nghiêng đầu, và Langdon có thể cảm nhận được bánh xe đang chuyển động. Cô từ từ đưa mắt nhìn chiếc mặt nạ và sau đó đột nhiên quay lại Langdon, mắt mở to. “Anh nghĩ có gì đó bên dưới lớp thạch cao à?”
“Điều đó giúp lý giải rất nhiều.”
Sienna lập tức nắm lấy nắp bồn rửa tội hình lục giác và kéo nó sang bên, để lộ mặt nước phía dưới. Cô nhặt lấy một chiếc khăn lanh mới và nhúng vào nước rửa tội. Sau đó cô chìa chiếc khăn đang rỏ nước tong tong cho Langdon. “Anh làm đi.”
Langdon úp chiếc mặt nạ xuống lòng bàn tay trái và cầm lấy chiếc khăn ướt. Anh vẩy bớt nước thừa rồi bắt đầu thấm khăn ướt vào mặt trong phần trán của Dante, làm ướt toàn bộ chỗ có bảy chữ P mỹ miều. Sau vài lần thấm bằng ngón tay trỏ, anh lại nhúng khăn xuống bồn và tiếp tục. Lớp mực đen bắt đầu lờ mờ hiện ra.
“Thạch cao đang tan dần”, anh hào hứng nói, “Lớp mực cũng đang bong ra.”
Khi thực hiện quy trình đến lần thứ ba, Langdon bắt đầu nói bằng giọng đều đều ủ ê và thành kính, vang vọng khắp nhà rửa tội. “Bằng phép rửa tội, Chúa Jesus giải thoát con khỏi tội lỗi và đưa con lên với cuộc đời mới nhờ nước và Chúa Thánh thần.”
Sienna đăm đăm nhìn Langdon như thể anh bị mất trí, Anh nhún vai. “Có vẻ hợp đấy chứ.”
Cô đảo tròn mắt và nhìn lại chiếc mặt nạ. Khi Langdon tiếp tục thấm nước, lớp thạch cao nguyên thủy bên dưới lớp thạch cao mới hiện ra rõ hơn, sắc vàng của nó hợp hơn với những gì Langdon kỳ vọng nhìn thấy trên một hiện vật lâu đời như thế này. Khi chữ P cuối cùng biến mất, anh lau khô chỗ đó bằng một chiếc khăn sạch và giơ cái mặt nạ lên cho Sienna quan sát.
Cô bật kêu to một tiếng.
Đúng như Langdon dự liệu, thực tế có gì đó ẩn giâu bên dưới lớp thạch cao mới - một lớp văn tự thứ hai - những chữ cái được viết trực tiếp lên bề mặt màu vàng nhạt của lớp thạch cao nguyên thủy.
Tuy nhiên, lần này, các chữ cái lại tạo thành một từ.
 


Chương 58


“Ám [28] ư?”. Sienna hỏi. “Em không hiểu.”
Anh cũng không chắc. Langdon nghiên cứu dòng chữ hiện ra bên dưới bảy chữ P – một từ duy nhất được viết rõ bên trong phần trán của Dante.
Ám
“Như trong… quỷ ám phải không?”, Sienna hỏi.
Có lẽ. Langdon ngước mắt nhìn lên chỗ bức gốm khảm hình quỷ Satan đang ăn thịt những linh hồn khốn khổ chẳng bao giờ có thể gột rửa sạch tội lỗi của mình. Dante… bị ám ư? Có vẻ không có nghĩa cho lắm.
“Có thể còn nữa”, Sienna quả quyết, cầm lấy chiếc mặt nạ trên tay Langdon và săm soi nó gần hơn. Một lúc sau, cô bắt đầu gật gù. “Đúng, nhìn phía cuối của từ này xem… mé bên kia vẫn còn chữ nữa.”
Langdon nhìn lại, giờ nhìn thấy bóng lờ mò của phần chữ nữa hiện lên qua lớp thạch cao mới đã thấm ướt ở cả hai mé của từ ám.
Rất hào hứng, Sienna vớ lấy khăn và tiếp tục thấm quanh từ đó cho tới khi lại có thêm chữ xuất hiện, được viêt thành một vòng cung.
Ôi các người bị ám ảnh về tri thức vững vàng.
Langdon khẽ huýt sáo. “Ôi, các người bị ám ảnh vì tri thức vững vàng… hãy làm theo lời dạy giấu ở đây… bên dưới lớp màn thơ phú khó hiểu…”
Sienna trố mắt nhìn anh. “Sao cơ?”
“Nội dung đó được rút ra từ một trong những khổ thơ nổi tiếng nhất trong Hỏa ngục của Dante”, Langdon nói đầy phấn chấn. “Chính Dante thúc giục những độc giả thông thái nhất của mình hãy tìm kiếm tri thức được giấu bên dưới những vần thơ khó hiểu của ông.”
Langdon thường trích dẫn đúng dòng thơ này khi dạy về biểu tượng văn chương. Chẳng khác gì một tác giả đang vẫy tay rối rít và gọi to: “Này, các độc giả! Ở đây có một biểu tượng hai nghĩa!”.
Sienna bắt đầu chà phía sau chiếc mặt nạ, mạnh tay hơn hẳn.
“Cẩn thận đấy!”, Langdon nhắc.
“Anh nói đúng”, Sienna nói, tay càng hăng hái tây lớp thạch cao. “Phần còn lại câu trích của Dante nằm ở đây - đúng như anh nhớ.” Cô ngừng lại để nhúng khăn vào bồn và vắt bớt nước.
Langdon thừ người đứng nhìn trong khi nước trong bồn rửa tội chuyển sang màu đùng đục đo thạch cao tan ra. 'Chúng con xin thứ lỗi với San Giovanni', anh nghĩ thầm, cảm thấy không thoải mái vì cái bồn thiêng liêng đang bị sử dụng như một cái chậu rửa.
Khi Sienna nhấc khăn ra khỏi nước, nó vẫn đang nhỏ tong tong. Cô gần như không vắt trước khi áp chiếc khăn sũng nước vào chính giữa mặt nạ và kỳ soàn soạt như thể đang rửa một bát súp vậy.
“Sienna!”, Langdon nhắc nhớ. “Đó là một đồ cổ…”
“Toàn bộ mặt sau đều có chữ!”, cô nói trong lúc chà xát mạnh mẽ lên chiếc mặt nạ. “Và nó được viết bằng…” Cô ngững nói, nghiêng đầu sang trái và xoay chiếc mặt nạ sang phải, như thể đang cố đọc một bên.
“Viết bằng gì cơ?”, Langdon hỏi, vì không thế nhìn rõ.
Sienna ngừng kỳ cọ mặt nạ và dùng một chiếc khăn mới lau khô nó. Sau đó cô ngồi xuống trước mặt anh đế cả hai cùng xem xét kểt quả.
Khi nhìn thấy mặt trong chiếc mặt nạ, Langdon vô cùng kinh ngạc. Toàn bộ bề mặt lõm phủ kín văn tự, có lẽ phải đến cả trăm chỗ. Bắt đầu từ trên đỉnh với dòng chữ Ôi các người bị ám ảnh về tri thức vững vàng, phần chữ viết tiếp tục chạy theo một dòng liền mạch duy nhất, xoay tròn sang bên phải chiếc mặt nạ để chạy xuống dưới đáy, nơi nó lại xoay ngược lên và tiếp tục chạy xuống đáy, rồi lại xoay lên ở phía bên trái tới vị trí ban đầu, cứ tiếp tục đường đi tương tự như thế theo một vòng tròn thu hẹp hơn một chút.
Đường đi của các con chữ gợi nhớ đến con đường xoáy trôn ốc của Núi Luyện ngục dẫn lên thiên đường. Chuyên gia biểu tượng học Langdon lập tức nhận ra ngay đường xoắn ốc chính xác này. Đường Archimedean đăng đối thuận chiều kim đồng hồ. Anh còn nhận thấy số vòng xoay từ chữ đầu tiên, Ôi, tới đoạn cuối cùng ở trung tâm là một con số quen thuộc.
Chín.
Gần như nín thở, Langdon chầm chậm xoay chiếc mặt nạ thành từng vòng tròn, đọc nội dung văn tự cuộn dần vào phía trong của mặt lõm, xoáy về phía trung tâm.
Ôi những người bị ám ảnh về tri thức vững vàng, hãy làm theo lời dạy giấu ở đây… bên dưới lớp màn thơ phú khó hiểu. Hãy tìm gã tổng trấn bội bạc của Venice, kẻ cắt rời đầu ngựa… và moi xương cả người mù lòa. Hãy quỳ gối bên trong bảo quản mạ vàng của tri thức thánh thiêng, và áp tai xuống mặt đất, lắng nghe tiếng nước nhỏ giọt. Hãy lần sâu vào tòa cung điện bị chìm… vì ở đây, trong bóng tối, con quái vật chốn địa phủ chờ đợi, lặn ngụp trong thứ nước đỏ như máu… của cái đầm không hề phản chiếu ánh sao.
“Gần như đúng nguyên văn khổ thơ đầu của Dante”, Langdon nói. “Ôi những người bị ám ảnh về tri thức vững vàng, hãy làm theo lời dạy giấu ở đây… bên dưới lớp màn thơ phú khó hiểu.”
“Thế những gì còn lại thì sao?”, Sienna hối thúc.
Langdon lắc đầu. “Anh không nghĩ vậy. Nó được viết bằng giọng thơ tương tự, nhưng anh biết nội dung này không phải của Dante. Giống như là có người bắt chước văn phong của ông ấy thôi.”
“Zobrist”, Sienna thì thào. “Chắc chắn là ông ta.”
Langdon gật đầu. Một phỏng đoán khả dĩ. Xét cho cùng, Zobrist bằng cách thay đổi bức Vực Địa ngục của Botticelli, đã cho thấy ông ta có khả năng hợp tác với những bậc thầy và thay đổi những tác phẩm nghệ thuật vĩ đại cho phù hợp với nhu cầu của mình.
“Phần nội dung còn lại rất lạ”, Langdon nói, lại xoay chiếc mặt nạ và đọc dẩn vào phía trong. “Nó nói đến việc… chặt đầu ngựa… moi xương cả người mù.” Anh bỏ qua một đoạn để đọc tới dòng cuối cùng, được viết thành một vòng tròn rất khít ở chính giữa chiếc mặt nạ. Anh thở ra thảng thốt. “Nó còn nói đến 'nước đỏ như máu'.”
Sienna nhướng mày. “Giống như ảo giác của anh về người phụ nữ tóc bạc à?”
Langdon gật đầu, vẻ bối rối trước nội dung văn tự. Nước đỏ như máu… của cái đầm không hề phản chiếu ánh sao ư?
”Nhìn này”, cô thì thào, đọc qua vai anh và chỉ tay vào một từ ở nửa chừng đường xoáy ốc. “Một vị trí cụ thể.”
Mắt Langdon đi tìm ra cái từ mà anh bỏ qua trong lần đọc đầu tiên. Đó chính là tên của một trong những thành phố độc đáo và ấn tượng nhất thế giới, Langdon cảm thấy một cơn ớn lạnh, vì biết rằng đó cũng chính là thành phố nơi Dante Alighieri bị nhiễm thứ bệnh dịch chết người đã cướp đi sinh mạng của ông.
Venice.
Langdon và Sienna im lặng nghiên cứu những dòng thơ khó hiểu một lúc lâu. Bài thơ này thật rùng rợn và đáng ngại, lại khó giải mã. Việc sử dụng các từ 'tổng trấn' và 'đầm' khẳng định chắc chắn với Langdon rằng bài thơ đích thực nhắc đến Venice - một thành phố ngập nước độc đáo ở Ý, bao gồm hàng trăm đầm nước được nối thông với nhau, do một người đứng đầu nhà nước Venice gọi là Tổng trấn cai quản trong nhiều thập kỷ.
Lúc mới xem, Langdon không thể nhận ra chính xác bài thơ này chỉ nơi nào ở Venice, nhưng có vẻ chắc chắn nó thúc giục người đọc theo những chỉ dẫn của nó.
Áp tai xuống mặt đất, lắng nghe tiếng nước nhỏ giọt.
“Nó ám chỉ dưới lòng đất”, Sienna nói, đọc cùng với anh.
Langdon gật đầu một cách khó nhọc trong lúc đọc dòng tiếp theo.
Hãy lần sâu vào tòa cung điện bị chìm… vì ở đây, trong bóng tôị con quái vật chốn địa phủ chờ đợi.
“Robert?”, Sienna hỏi vẻ bồn chồn. “Loại quái vật nào chứ?”
“Địa phủ”, Langdon đáp, “Có nghĩa là 'sống bên dưới mặt đất'”
Langdon chưa kịp nói tiếp thì có tiếng then cửa rất to vang khắp nhà rửa tội. Lối vào dành cho du khách rõ ràng vừa được mở từ bên ngoài.
“Cảm ơn rất nhiều”, người đàn ông bị phát ban trên mặt nói bằng tiếng Ý.
Tay thuyết trình viên của nhà rửa tội lo lắng gật khi đút túi 500 đô la tiền mặt và liếc quanh để đảm bảo không có ai đang theo dôi.
“Năm phút thôi đấy”, thuyết trình viên nhắc nhở, thận trọng hé cánh cừa vừa được tháo chốt đủ rộng cho người đàn ông bị phát ban lách vào trong. Thuyết trình viên đóng cửa lại, nhốt người đó ở bên trong và chặn kín mọi âm thanh từ bên ngoài.
Lúc đầu tay thuyết trình viên từ chối cảm thông với người đàn ông than vãn đã phải đi tít từ Mỹ tới để cầu nguyện tại Nhà rửa tội San Giovanni, với hy vọng chữa khỏi căn bệnh ngoài da quái ác của mình. Nhưng cuối cùng, anh ta tỏ ra cảm thông, dĩ nhiên có sự hâu thuẫn của món quà lót tay trị giá 500 đô la để đổi lấy năm phút ở một mình trong nhà rửa tội, kèm theo tâm lý càng lúc càng lo ngại rằng người đàn ông trông dễ lây bệnh này sẽ đứng bên cạnh mình suốt ba tiếng nữa cho tới khi nhà rửa tội mở cửa.
Giờ đây, khi đã rón rén đi vào nhà rửa tội hình bát giác, người đàn ông cảm thấy tầm mắt mình bị thu hút lên trên. Quái quỷ. Trần nhà chẳng giống thứ gì ông ta đã từng nhìn thấy. Một con quỷ ba đầu trợn mắt nhìn thẳng xuống ông ta, và ông ta vội đưa mắt nhìn xuống nền nhà.
Chỗ này có vẻ vắng người.
Họ đi đằng quái nào rồi?
Nhìn khắp gian phòng một lượt, mắt ông ta chạm tới bàn thờ chính. Đó là một khối cẩm thạch đồ sộ hình chữ nhật được bố trí trong một hốc tường, phía sau một rào chắn bằng cột trụ và dây vải để ngăn khách tham quan.
Bàn thờ có vẻ là nơi ẩn nấp duy nhất trong toàn bộ gian phòng này. Hơn nữa, một đoạn dây vải lại đang phất phơ nhẹ, như thể nó vừa bị chạm vào.
o O o
Phía sau bàn thờ, Langdon và Sienna khom người im lặng. Họ chỉ kịp thời gian thu dọn những chiếc khăn bẩn và đặt lại nắp bồn nước trước khi nhào vào trốn phía sau bàn thờ chính, nhưng vẫn cẩn thận mang theo chiếc mặt nạ người chết. Kế hoạch sẽ là ẩn náu lại đây cho tới khi gian phòng toàn khách du lịch, khi đó họ sẽ lẻn ra ngoài cùng đám đông.
Cánh cửa phía bắc nhà rửa tội đã mở hoàn toàn – ít nhất là một lúc – bởi vì Langdon nghe thấy những âm thanh vọng lại từ quảng trường, nhưng sau đó cánh cửa được đóng lại rất đột ngột, và tất cả lại chìm vào im ắng.
Giờ đây, khi đã im ắng trở lại, Langdon nghe thấy những tiếng bước chân di chuyển trên sàn đá.
Một thuyết trình viên chăng? Kiểm tra phòng trước khi mở cửa đón du khách chăng?
Anh không còn đủ thời gian để tắt ngọn đèn rọi phía trên bồn rửa tội và tự hỏi liệu vị thuyết trình viên này có nhận ra không. Rõ ràng là không. Tiếng bước chân di chuyển mạnh mẽ về hướng họ, dừng lại trước bàn thờ chỗ đoạn đây Langdon và Sienna vừa nhảy qua.
Im lặng kéo dài.
“Robert, là tôi đây”, một giọng đàn ông đầy giận dữ vang lên.
“Tôi biết anh đã trở lại đó. Chui ngay ra đây và giải thích xem nào.”
 


Chương 59


Chẳng việc gì phải giả vờ như mình không hề có mặt ở đây.
Langdon ra hiệu cho Sienna vẫn khom người an toàn để không bị nhìn thấy, tay cầm chiếc mặt nạ người chết của Dante mà anh đã bỏ trở lại cái túi Ziploc.
Sau đó, rất chậm rãi, Langdon đứng lên. Anh đứng sững như một vị linh mục phía sau bàn thờ của nhà rửa tội, đưa mắt nhìn giáo đoàn chỉ có một người của mình. Người lạ mặt đối diện với anh có mái tóc nâu nhuốm bạc, đeo kính hàng hiệu, và những nốt phát ban rất kinh khủng trên mặt và cổ. Ông ta gãi cổ sồn sột, cặp mắt sưng mọng của ông ta ném ra những tia nhìn khó hiểu và giận dữ.
“Anh cần cho tôi biết anh đang làm cái quái gì ở đây, Robert?!”, ông ta căn vặn, chân bước qua đoạn dây và tiến về phía Langdon. Giọng ông ta đặc âm Mỹ.
“Chắc chắn tôi sẽ nói”, Langdon lịch thiệp trả lòi. “Nhưng trước hết, hãy cho tôi biết ông là ai.”
Người đàn ông đừng sững lại, vẻ mặt đầy ngò vực. “Anh nói sao cơ?!”
Langdon cảm thấy có gì đó hơi quen quen trong ánh mắt của người đàn ông, giọng nói ông ta cũng vậy. Mình đã gặp ông ấy… bằng cách nào đó, ở nơi nào đó. Langdon bình tĩnh nhắc lại dể nghị của anh. “Xin hãy cho tôi biết ông là ai và làm sao ông biết tôi.”
Người đàn ông vung tay lên vẻ không tin nổi. “Jonathan Ferris? Tổ chức Y tế Thế giới? Người đã bay tới Đại học Harvard và đón anh!?”
Langdon cố gắng phân tích những gì mình đang nghe thấy.
“Tại sao anh không gọi lại?!”, người đàn ông vặn hỏi, vẫn gãi lấy gãi để cổ và má, lúc này nhìn đỏ tấy và phổng rộp. “Và cô ả mà tôi nhìn thấy vào đây cùng anh là ai vậy? Có phải cô ta là người bây giờ anh đang hợp tác phải không?”
Sienna vẫn bò lom khom bên cạnh Langdon và lập tức lên tiếng “Bác sĩ Ferris phải không? Tôi là Sienna Brooks. Tôi cũng là một bác sĩ. Tôi làm việc tại Florence này. Giáo sư Langdon bị bắn vào đầu đêm qua. Anh ấy bị mắc chứng rối loạn trí nhớ, và anh ấy không biết ông là ai hay chuyện gì đã xảy ra với anh ấy hai ngày qua. Tôi ở đây bởi vì muốn giúp anh ấy.”
Nghe những lòi nói của Sienna vang vọng khắp nhà rửa tội vắng vẻ, người đàn ông nghiêng đầu, vẻ ngơ ngác, như thể ý của cô không lấy gì làm bảo đảm. Sau một lúc kinh ngạc, ông ta lùi lại một bước, cố đứng dựa vào một trụ chống cho vững.
“Ôi… Chúa ơi”, ông ta lắp bắp. “Thế là rõ mọi chuyện rồi.”
Langdon nhìn vẻ giận dữ tan biến trên gương mặt người đàn ông.
“Robert”, người mới đến thì thào, “chúng tôi nghĩ anh đã…”, ông ấy lắc đầu như thể cố gắng sắp xếp mọi tình tiết cho phù hợp. “Chúng tôi nghĩ anh đã trở mặt… rằng có lẽ họ trả nhiều tiền cho anh… hoặc đe dọa anh… Chúng tôi không nắm được!”
“Tôi là người duy nhất anh ấy nói chuyện”, Sienna nói. “Tất cả những gì anh ấy biết là đêm qua anh ấy tỉnh dậy trong bệnh viện của tôi và có người tìm cách giết anh ấy. Thêm nữa, anh ấy cũng có những ảo giác kinh khủng - những xác chết, các nạn nhân bệnh dịch và một người phụ nữ nào đó có mái tóc bạc và một cái bùa rắn cứ nói với anh ấy…”
“Elizabeth!”, ngươi đàn ông nói. “Đó là tiến sĩ Elizabeth Sinskey! Robert, bà ấy là người đã mời anh tới giúp chúng tôi!”
“Chà, nếu đúng là bà ấy”, Sienna nói. “Tôi hy vọng anh biết rằng bà ấy đã gặp rắc rối. Chúng tôi nhìn thấy bà ấy bị kẹt ở ghế sau một chiếc xe thùng đầy lính tráng, và bà ấy trông như say thuốc hay gì đó”
Người đàn ông chậm rãi gật đầu, nhắm mắt lại. Mi mắt ông ấy trông sưng mọng và đỏ.
“Mặt anh bị sao vậy?”, Sienna hỏi.
Ông ấy mở mắt ra. “Sao cơ?”
“Da của anh? Trông như anh đã nhiễm phải thứ gì đó. Anh có mệt không?”
Người đàn ông trông đầy vẻ sửng sốt, và cho dù chắc chắn câu hỏi của Sienna thẳng thừng đến mức có phần hơi lỗ mãng nhưng Langdon cũng không khỏi thắc mắc về điều đó. Nghĩ tới số lượng những thứ ám chỉ tới dịch bệnh mà anh đã gặp ngày hôm nay, hình ảnh da tấy đỏ quả thật rất đáng ngại…
“Tôi ổn thôi”, người đàn ông nói. “Đó là do thứ xà phòng khốn kiếp ở khách sạn. Tôi dị ứng nặng với đậu nành, và hầu hết các loại xà phòng thơm của Ý đều có đậu nành. Tôi đã dại dột không kiểm tra kỹ.”
Sienna thở phào nhẹ nhõm, giờ vai cô trùng xuống hẳn. “Ơn Chúa anh không ăn thứ đó. Chứng viêm da tiếp xúc là do sốc mẫn cảm.”
Họ cùng cười ngượng nghịu.
Sienna đánh bạo, “Xin cho tôi biết cái tên Bertrand Zobrist có ý nghĩa gì với anh không?”.
Người đàn ông sững sờ, trông như thể ông ấy vừa mặt đối mặt với quỷ sứ ba đầu.
“Chúng tôi tin mình vừa tìm được một thông điệp từ ông ta”, Sienna nói. “Nó chỉ tới một nơi nào đó ở Venice. Điều đó có ý nghĩa gì với anh không?”
Giờ mắt người đàn ông trở nên dữ tợn. “Lạy Chúa, có đấy. Rất nhiều! Nó chỉ tới chỗ nào!?”
Sienna hít một hơi, rõ ràng đã sẵn sàng kể cho người đàn ông mọi chuyện về bài thơ xoáy trôn ốc mà cô và Langdon vừa phát hiện trên chiếc mặt nạ, nhưng theo bản năng, Langdon đã kín đáo đặt một bàn tay lên tay cô. Có vẻ người đàn ông là một đồng minh, nhưng sau tất cả sự việc hôm nay, tâm trí Langdon mách bảo anh đừng vội tin ai cả. Hơn nữa, cà vạt của người đàn ông có đeo một quả chuông, và anh có cảm giác người đàn ông này rất có thể chính là người đang cầu nguyện trong nhà thờ Dante lúc trước. Ông ta đã bám theo bọn mình chăng?
“Làm sao anh tìm được chúng tôi ở đây?”, Langdon hỏi.
Người đàn ông vẫn còn bối rối khi biết rằng Langdon không nhớ được mọi việc. “Robert, anh gọi cho tôi đêm qua nói rằng anh đã dàn xếp cuộc gặp mặt với một giám đốc bảo tàng tên là Ignazio Busoni. Sau đó anh biến mất. Anh không hề gọi lại. Khi nghe tin Ignazio Busoni chết, tôi rất lo. Tôi đến đây tìm anh suốt buổi sáng. Tôi nhìn thấy cảnh sát ở bên ngoài Cung điện Vecchio và trong khi đợi tìm hiểu xem chuyện gì xảy ra, tình cờ tôi nhìn thấy anh chui ra khỏi một ô cửa nhỏ cùng với…” Ông ta liếc nhìn về phía Sienna, rõ ràng không nhớ được tên cô.
“Sienna”, cô nhắc. “Brooks.”
“Tôi xin lỗi… cùng với bác sĩ Brooks. Tôi bám theo hai người hy vọng biết được anh đang làm chuyện quái gì.”
“Tôi nhìn thấy anh trong Nhà thờ Cerchi, đang cầu nguyện, tôi có nhầm không?”
“Đúng đấy! Tôi cố gắng phán đoán xem anh đang làm gì nhưng không có tác dụng! Dường như anh rời khỏi nhà thờ chẳng khác gì một người đang thi hành nhiệm vụ, cho nên tôi bám theo anh. Khi thấy hai người lẻn vào nhà rửa tội, tôi quyết định đã đến lúc phải trực diện gặp anh. Tôi chi tiền cho tay thuyết trình viên chỉ để có mấy phút được một mình ở trong này”
“Hơi hấp tấp” Langdon nhận xét, “nếu anh nghĩ tôi phản anh”.
Người đàn ông lắc đầu. “Có gì đó mách bảo tôi rằng anh sẽ không bao giờ làm vậy. Giáo sư Robert Langdon ư? Tôi biết nhất định có lời giải thích khác. Nhưng bị mất trí nhớ sao? Thật không tin nổi. Tôi chưa bao giờ đoán ra được.”
Người đàn ông với những nốt tấy đỏ lại bắt đầu gãi sồn sột “Nghe này, tôi chỉ có năm phút thôi. Chứng ta cần ra khỏi đây ngay. Nếu tôi tìm được hai người thì những kẻ đang tìm cách giết anh cũng có thể tìm ra anh. Có rất nhiều chuyện xảy ra mà tôi không hiểu. Chúng ta cần tới Venice. Ngay lập tức. Cần rời khỏi Florence mà không để ai nhìn thấy. Những kẻ đang giữ tiến sĩ Sinskey… những kẻ truy đuổi anh… chúng có tai mắt ở khắp mọi nơi.” Ông ta ra hiệu về phía cửa.
Cuối cùng Langdon cũng cảm thấy như thể mình sắp có được câu trả lời nào đó. “Đám lính mặc đồng phục đen là ai? Tại sao họ lại cố tìm cách giết tôi?”
“Chuyện dài lắm”, người đàn ông nói. “Trên đường đi tôi sẽ giải thích.”
Langdon cau mày, hoàn toàn không thích câu trả lời thế này.
Anh ra hiệu cho Sienna và kéo cô ra một bên, nói thật nhanh với cô.
“Em có tin anh ta không? Em nghĩ sao nào?”
Sienna nhìn Langdon như thể anh đang hóa dại vì hòi vậy. “Em nghĩ gì ư? Em nghĩ anh ta là người của Tổ chức Y tế Thế giới! Em nghĩ anh ta là ván cược tốt nhất cho chúng ta để có câu trả lời!”
“Thế còn tình trạng phát ban?”.
Sienna nhún vai. “Đúng như những gì anh ta nói - viêm da tiếp xúc nặng.”
“Và nếu không phải như những gì anh ta nói thì sao?”, Langdon thì thào. “Nếu… là gì đó khác?”
“Gì khác chứ?” Cô nhìn anh vẻ hoài nghi. “Robert, không phải là dịch hạch, nếu đó là những gì anh đang nghĩ. May thay, anh ta là một bác sĩ. Nếu anh ta bị một căn bệnh chết người và biết mình lây nhiễm, anh ta sẽ không khinh suất ra ngoài để lây nhiễm cho cả thế giới đâu.”
“Thế nếu anh ta không nhận ra mình bị dịch hạch thì sao?”
Sienna mím môi, nghĩ ngợi một lúc. “Thế thì em sợ rằng anh và em đã nhiễm cả rồi… cùng với tất cả mọi người trong khu vực.”
“Em biết đây, cách cư xử với bệnh nhân của em có thể hữu dụng.”
“Cứ thẳng thắn thôi.” Sienna đưa cho Langdon túi Ziploc có chiếc mặt nạ người chết. “Anh mang người bạn nhỏ của chúng ta theo nhé.”
Khi trở lại chỗ bác sĩ Ferris, hai người nhận ra ông ta vừa kết thúc một cuộc điện đàm.
“Tôi vừa gọi cho lái xe của tôi”, người đàn ông nói.”Anh ấy sẽ đón chúng ta ở bên ngoài…” Bác sĩ Ferris dừng lại đột ngột, đăm đăm nhìn vào tay Langdon là lần đầu tiên thấy khuôn mặt lúc chết của Dante Alighieri.
“Lạy Chúa!”, Ferris nói, co rúm lại. “Thứ quái gì vậy?”
“Chuyện dài lắm”, Langdon đáp. “Tôi sẽ giải thích trên đường đi.”
 


Chương 60


Biên tập viên New York Jonas Faukman tỉnh giấc vì tiếng điện thoại nối từ nhà tới văn phòng của mình réo vang. Anh lật người và nhìn đồng hồ: 4 giờ 28 phút sáng.
Trong giới xuất bản sách, những cuộc gọi khẩn cấp lúc đêm muộn hiếm gặp chẳng kém gì chuyện thành công chỉ sau một đêm. Bực bội, Faukman chuồi ra khỏi gi.ường và đi vội tới phòng làm việc.
“Xin chào?”, giọng nói trên máy là một giọng nam trung quen thuộc. “Jonas, thật may cậu có ở nhà. Robert đây. Tôi hy vọng không khua cậu dậy.”
“Đương nhiên cậu khua tôi dậy rồi! Mới có bốn giờ sáng thôi!”
“Xin lỗi, tôi đang ở nước ngoài.”
Ở Harvard họ không dạy về các múi giờ à?
“Tôi đang gặp rắc rối chút, Jonas, và tôi cần giúp đỡ.” Giọng Langdon nghe rất căng thẳng. “Nó liên quan đến thẻ Netjets hạng doanh nghiệp của cậu.”
“Netjets à?”, Faukman bật cười. “Robert, chúng tôi ở trong ngành xuất bản sách. Chúng tôi không có quyền tiếp cận các máy bay tư.”
“Cả hai chúng ta đều biết cậu đang nói dối mà, anh bạn.”
Faukman thở dài. “Được rồi, để tôi nói lại. Chúng tôi không có quyền tiếp cận các máy bay tư cho các tác giả sách về lịch sử tôn giáo. Nếu cậu muốn viết cuốn Năm mươi sắc thái của thánh tượng học thì chúng ta có thể nói chuyện tiếp.”
“Jonas, dù chuyến bay tốn kém bao nhiêu, tôi cũng sẽ thanh toán cho cậu. Tôi hứa đấy. Tôi đã bao giờ thất hứa với cậu chưa?”
Còn hơn là cậu lỡ hạn chót lần cuối của cậu những ba năm cơ đấy. Tuy nhiên, Faukman cảm thấy giọng Langdon có vẻ khẩn trương. “Cho tôi biết đang có chuyện gì. Tôi sẽ cố gắng giúp.”
“Tôi không có thời gian giải thích, nhưng tôi thật sự cần cậu làm việc này cho tôi. Đó là vấn đề sinh tử đấy.”
Faukman đã làm việc với Langdon đủ lâu để quen với khiếu hài hước của anh, nhưng anh ta không hề nghe thấy vẻ đùa cợt trong giọng nói lo lắng của Langdon lúc này. Anh chàng hết sức nghiêm túc. Faukman thở hắt ra và gắng trân tĩnh. Giám đốc tài chính của mình sẽ câu đầu rút ruột mình mất. Ba mươi giây sau, Faukman đã viết ra các chi tiết yêu cầu chuyến bay đặc biệt của Langdon.
“Mọi thứ ổn chứ?”, Langdon hỏi, rõ ràng cảm thấy vẻ do dự và ngạc nhiên của anh chàng biên tập viên trước những chi tiết đặt chuyến bay.
o O o
Trung tâm điều hành tại Hoa Kỳ của NetJets đặt tại Gohimbus, bang Ohio, với một đội hỗ trợ bay trên điện thoại toàn thời gian.
Đại diện mảng dịch vụ chủ sở hữu, Deb Kier vừa nhận được cuộc gọi từ một chủ doanh nghiệp ở New York. “Chờ chút thưa ngài”, cô nói, chỉnh lại tai nghe và gõ thiết bị nhập thông tin của mình. “Về mặt kỹ thuật thì đây là một chuyến bay của Netjets châu Âu, nhưng tôi có thể giúp ngài được.” Cô nhanh chóng truy cập hệ thống Netjets châu Âu, có trung tâm đặt tại Paço de Arcos, Bổ Đào Nha, sau đó kiểm tra vị trí hiện tại của các máy bay ở Ý và xung quanh đó.
“Được rồi, thưa ngài”, cô nói, “chúng tôi có một chiếc Citation Excel tại Monaco, chúng tôi có thể điều sang Florence trong vòng chưa đầy một tiếng. Như thế có tiện cho ngài Langdon không ạ?”.
“Hy vọng như vậy”, người đàn ông từ công ty xuất bản trả lời, nghe như đã kiệt sức và hơi khó chịu. “Chúng tôi rất biết ơn.”
“Đó là hân hạnh của chúng tôi”, Deb nói. “Và ngài Langdon muốn bay tới Geneva phải không?”
“Đúng vậy!”
Deb tiêp tục gõ máy. “Tất cả đã xong”, cuối cùng cô nói. “Ngài Langdon được xác nhận ở Trạm điều hành cơ sở cố định Tassignano tại Lucca, khoảng năm mươi dặm về phía tây Florence. Ông ấy sẽ khởi hành lúc 11 giờ 20 phút sáng theo giờ địa phương. Ông Langdon cần có mặt tại Trạm mười phút trước khi khởi hành. Ngài sẽ không có dịch vụ di chuyển trên bộ, không có phục vụ ăn, và ngài cần cung cấp thông tin hộ chiếu, để chúng tôi hoàn tất mọi việc. Ngài còn yêu cầu gì nữa không ạ?”
“Một công việc mới chăng?”, anh ấy cười nói. “Cảm ơn cô. Cô giúp được nhiều lắm.”
“Rất hân hạnh. Chúc ngủ ngon.” Deb kết thúc cuộc gọi và quay trở lại màn hình của mình để hoàn tất việc đặt chỗ. Cô nhập thông tin hộ chiếu của Robert Langdon và định tiếp tục thì thấy màn hình hiện ra một hộp thoại cảnh báo màu đỏ. Deb đọc thông báo, mắt cô mở to.
Chắc là nhầm lẫn thôi.
Cô cố gắng nhập lại hộ chiếu của Langdon. Lời cảnh báo lại xuất hiện lần nữa. Lời cảnh báo này sẽ xuất hiện trên bất kỳ máy tính hàng không nào trên thế giới mà Langdon tìm cách đặt chuyến bay.
Deb Kier đăm đăm nhìn một lúc lâu với vẻ không tin nổi. Cô biết NetJets giữ thông tin riêng của khách hàng rất kỹ càng, nhưng lời cảnh báo này phá bỏ mọi quy tắc bảo mật quyền riêng tư của công ty họ.
Deb Kier lập tức gọi cho bộ phận chức năng.
o O o
Đặc vụ Brüder tắt điện thoại di động và bắt đầu dẫn người của mình quay lại những chiếc xe thùng.
“Langdon di chuyển rồi”, gã nói. “Anh ta đi một máy bay riêng tới Geneva. Khởi hành chưa đầy một giờ nữa từ Trạm điều hành Lucca, năm mươi dặm về phía tây. Nếu đi ngay, chúng ta có thể tới đó trước khi anh ta cất cánh.”
o O o
Cũng lúc đó, một chiếc ô tô mui kín hiệu Fiat thuê riêng đang lao lên phía bắc dọc theo Đại lộ Panzani, bỏ lại Quảng trường Duomo phía sau và nhắm thẳng tới nhà ga xe lửa Santa Maria của Florence.
Ở ghế sau, Langdon và Sienna cúi thật thấp trong khi bác sĩ Ferris ngồi ở phía trước cùng với tài xế. Việc đặt chỗ với Netjets là ý tưởng của Sienna. Nếu may mắn, nó sẽ đủ để đánh lạc hướng và cho phép ba người bọn họ an toàn vượt qua nhà ga Florence, nơi chắc chắn sẽ dày đặc cảnh sát nếu không làm vậy. Thật may, tới Venice chỉ mất hai giờ đi bằng tàu hỏa, và đi lại bằng xe lửa trong phạm vi nội địa thì không cần đến hộ chiếu.
Langdon nhìn Sienna, lúc này dường như đang săm soi bác sĩ Ferris với vẻ lo lắng. Người đàn ông này đang đau đớn thấy rõ, hơi thở của ông ta nặng nề, như thể mỗi lần hít vào cũng làm ông ta đau đớn.
Mình hy vọng cô ấy nói đúng về tình trạng bệnh, Langdon nghĩ thầm, mắt nhìn những chỗ phát ban của người đàn ông và tưởng tượng ra những mầm bệnh đang lững lờ trong không khí bên trong chiếc xe nhỏ xíu, tù túng. Ngay cả đầu ngón tay của ông ta trông cũng sưng vù và đỏ tấy. Langdon cố xua nỗi lo lắng ra khỏi tâm trí mình và nhìn ra ngoài cửa sổ.
Khi đến nhà ga, họ đi ngang qua Đại Khách sạn Baglioni, nơi vẫn thường tổ chức các sự kiện của một hội nghị nghệ thuật mà Langdon tham dự hằng năm. Nhìn thấy tòa nhà, Langdon nhận ra mình sắp làm một việc mà anh chưa từng làm trong đời.
Mình rời khỏi Florence mà chưa kịp tới thăm chàng David.
Với lời xin lỗi thầm gửi tới Michelangelo, Langdon đưa mắt nhìn về nhà ga phía trước… và hướng dòng ý nghĩ tới Venice.
 


Chương 61


Langdon sẽ tới Geneva à?
Tiến sĩ Elizabeth Sinskey cảm thấy càng lúc càng mệt khi bà ngồi nghiêng ngả như đảo đồng ở băng ghế sau chiếc xe thùng, lúc này đang phóng như bay ra khỏi Florence, nhắm thẳng hướng tây về phía sân bay tư nhân bên ngoài thành phố.
Geneva không có nghĩa gì rồi, Sinskey tự nhủ.
Mối liên hệ tương thích duy nhất đến Geneva là: Đây chính là địa điểm đặt tổng hành dinh của WHO. Langdon đang tìm mình ở đó chăng? Dường như chuyện đó không hợp lý tí nào bởi lẽ Langdon biết bà đang ở Florence này.
Giờ một ý nghĩ khác vụt đến với bà.
Chúa ơi… hay Zobrist đang nhắm vào Geneva?
Zobrist là người mê các biểu tượng, và phải thừa nhận rằng việc tạo ra một “điểm không bề mặt” [29] tại tổng hành dinh Tổ chức Y tế Thế giới là khá hợp lý, nếu xét đến cuộc chiến kéo dài giữa hắn với Sinskey. Thế nhưng, nếu Zobrist tìm kiếm một điểm bùng phát dễ dàng cho một đại dịch thì Geneva không phái là lựa chọn hay. So với các đô thị khác, thành phố này cách biệt về mặt địa lý và khá lạnh vào thời điểm này trong năm. Hầu hết các đại dịch đều bắt rễ trong những môi trường ầm áp và đông dân cư hơn. Geneva ở trên mực nước biển hơn ba trăm mét, và khó có thế là một địa điểm thích hợp để bắt đầu một đại dịch. Cho dù Zobrist cố khinh thường ta đến đâu chăng nữa.
Cho nên câu hỏi vẫn còn đó - tại sao Langdon lại đến đó? Đích đến kỳ lạ của vị giáo sư người Mỹ lại là một điểm khác nữa trong bản danh sách càng lúc càng dài liệt kê những hành vi không thế lý giải được của anh ta bắt đầu từ tối qua, và bất chấp những nỗ lực hết công suất, Sinskey thấy rất khó đi đến một lời giải thích thỏa đáng nào cho những việc làm ấy.
Anh ta đứng về phe ai?
Phải thừa nhận, Sinskey mới chỉ biết Langdon có vài ngày, nhưng bà thường đánh giá nhân cách rất chính xác, và bà không tin một người như Robert Langdon lại có thể bị tiền bạc mua chuộc. Thế mà anh ta lại phá vỡ hợp đồng với chúng ta tối qua. Bây giờ có vẻ như anh ta đang chạy quanh như một gã ma cà bông lên cơn. Hay anh ta bị thuyết phục bằng cách nào đó nên tin rằng những hành động của Zobrist có ý nghĩa kép?
Ý nghĩ ấy khiến bà rùng mình ớn lạnh.
Không, bà tự trấn an mình. Ta biết tiếng tăm của anh ta quá rõ, anh ta hơn thế nhiều.
Lần đầu Sinskey gặp Robert Langdon là bốn đêm trước trong khoang một chiếc máy bay vận tải C-130 được trưng dụng làm trung tâm điều phối di động của Tổ chức Y tế Thế giới,
Mới chỉ hơn 7 giờ lúc máy bay đáp xuống Hanscom Field, chưa đầy mười lăm dặm từ Cambridge, bang Massachusetts. Sinskey không chắc mình trông đợi gì ở vị học giả lừng danh mà bà đã liên lạc qua điện thoại, nhưng bà vui sướng đến ngạc nhiên khi anh bước tự tin lên ván cầu để chui vào khoang sau máy bay và chào bà bằng một nụ cười vô tư.
“Tiến sĩ Sinskey phải không ạ?”, Langdon bắt tay bà khá chặt
“Chào giáo sư, rất vinh dự được gặp anh.”
“Tôi cũng rất hân hạnh. Cảm ơn vì tất cả những gì bà đã làm”
Langdon là một người đàn ông khá cao, có diện mạo tươi tắn của cư dân thành phố và giọng nói trầm. Sinskey bất ngờ khi thấy quần áo anh mặc lúc đó lại chính là trang phục lên lớp - áo khoác vải tuýt, quần ka-ki, và giày lười đế mềm - dễ khiến người khác có ấn tượng rằng anh đã nhiều lần phải rời khỏi trường mà không được báo trước. Trông anh cũng trẻ và có dáng gọn hơn so với bà tưởng tượng, điều đó chỉ càng khiến Elizabeth nhớ tới tuổi tác của chính mình.
Mình gần bằng tuổi mẹ anh ta.
Bà mỉm cười mỏi mệt nhìn anh. “Cảm ơn vì anh đã tới, giáo sư.”
Langdon ra hiệu về phía người cộng sự chẳng lấy gì làm hài hước mà Sinskey đã phái đi đón mình. “Người bạn của bà đây chưa cho tôi nhiều cơ hội cân nhắc mọi việc.”
“Không sao. Tôi trả tiền cho anh ta làm việc đó mà.”
“Cái bùa đẹp quá”, Langdon nói, mắt nhìn chiếc vòng cổ của bà. “Lam ngọc thạch thì phải?”
Sinskey gật đầu và cúi nhìn cái bùa bằng chất đá màu da trời của mình, được tạo tác thành biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy dựng đứng. “Biểu tượng hiện đại cho ngành y khoa. Và tôi tin chắc anh có biết nó được gọi là 'y hiệu' - 'thương thần trượng' [30].”
Langdon đột ngột ngước lên, như thế có gì đó muốn nói.
Bà chờ đợi. “Vâng?”
Rõ ràng nhận ra mình có phần bốc đồng, anh mỉm cười nhã nhặn và đổi chủ đề. “Vậy tại sao tôi lại có mặt ở đây?”
Elizabeth ra hiệu về phía khu vực thảo luận tạm thời chỗ một chiếc bàn thép không rỉ. “Mời anh ngồi. Tôi có việc cần anh xem xét.”
Langdon thong thả đi tới chỗ bàn, và Elizabeth nhận thấy mặc dù vị giáo sư có vẻ tò mò với cuộc gặp bí mật này nhưng anh không hề bốì rối. Đây là một người luôn thấy thoải mái với chính mình. Bà tự hỏi liệu anh có còn thấy thảnh thơi một khi anh biết lý do được mời tới đấy.
Elizabeth mời Langdon ngồi ổn định rồi không cần mào đầu, lấy ra cái vật mà bà cùng nhóm của mình đã tịch thu được từ một hộc tủ an toàn ở Florence chưa đầy mười hai tiếng trước.
Chờ Langdon nghiên cứu cái ống hình trụ có chạm khắc nhỏ xíu một lúc lâu, Elizabeth mới nói vắn tắt những gì bà đã biết. Vật này là một trụ triện cổ có thể dùng để in. Nó mang theo một hình ảnh đặc biệt kinh khủng - một gã quỷ Satan ba đầu cùng với một chữ duy nhất: Saligia.
“Saligia”, Langdon nói, “là cách nói tiếng Latin để nhắc ta nhớ tới…”.
“Bảy Trọng tội”, Elizabeth nói. “Vâng, chúng tôi đã tìm hiểu về nó.”
“Vâng…” Giọng Langdon có vẻ lúng túng. “Có lý do gì bà muốn tôi xem xét thứ này không?”
“Thực tế là có.” Sinskey lấy lại cái ống trụ và bắt đầu lắc mạnh, làm viên bi chạy lạo xạo.
Langdon ngơ ngác trước hành động của bà, nhưng anh chưa kịp hỏi bà đang làm gì thì đầu mút cái ống trụ bắt đầu sáng lên, về bà chĩa nó vào một tấm cách nhiệt trên vách chiếc máy bay đã được dọn sạch nội thất.
Langdon huýt sáo nhẹ và tiến lại phía hình ảnh được chiếu
“Bức Vực Địa ngục của Botticelli”, Langdon nói. “Dựa theo Hỏa ngục của Dante. Mặc dù tôi đoán có lẽ bà cũng đã biết rồi.”
Elizabeth gật đầu. Bà và đồng nghiệp đã xác định danh tính bức vẽ qua Internet, và rất ngạc nhiên khi biết đó là tác phẩm cúa Botticelli, một họa sĩ nổi danh với những kiệt tác sáng tạo, lý tưởng hóa như Thần Vệ nữ chào đời và Câu chuyện mùa xuân. Sinskey yêu cả hai tác phẩm mặc dù chúng đều mô tả sự sinh sôi nảy nở và sức sáng tạo của cuộc sống - điều chỉ càng khiến bà nhớ đến bi kịch không thể mang thai của mình - tâm sự hối tiếc duy nhất trong cuộc đời đầy ý nghĩa của bà.
“Tôi hy vọng”, Sinskey nói, “rằng anh có thể nói cho tôi biết vẽ những biểu tượng ẩn giấu trong bức vẽ này”.
Lần đầu tiên trong buổi tối hôm nay, trông Langdon tỏ ra bồn chồn “Có phải đó là lý do bà gọi tôi đến đây không? Tôi nghĩ bà đã nói đó là một chuyện khẩn cấp.”
“Xin làm ơn!”
Langdon thở dài kiên nhẫn. “Tiến sĩ Sinskey, nói chung, nếu bà muốn biết về một bức tranh cụ thể thì bà nên liên hệ với bảo tàng nơi lưu giữ tác phẩm gốc. Trong trường hợp này, đó phải là Thư viện Tông đồ của Vatican. Tòa thánh có rất nhiều chuyên gia siêu hạng ngành thánh tượng có khả năng…”
“Tòa thánh rất ghét tôi.”
Langdon nhìn bà thảng thốt: “Ghét bà ư? Tôi cứ nghĩ mình là người duy nhất.”
Bà mỉm cười buồn bã. “WHO thấy rõ rằng việc có sẵn các biện pháp tránh thai là một trong những chìa khóa giải quyết vấn đề sức khỏe toàn cầu - vừa để ngăn chặn các bệnh lây nhiễm qua đường t.ình d.ục như AIDS và cũng để kiểm soát dân số tổng thể.”
“Nhưng Tòa thánh lại cảm thấy hoàn toàn khác”
“Đúng vậy. Họ bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc truyền bá cho các nước thế giới thứ ba tin rằng phòng tránh thai là xấu xa.”
“À, vâng”, Langdon nói kèm theo một nụ cười ranh mãnh.
“Còn ai nói với thế giới về chuyện quan hệ t.ình d.ục tốt hơn một đám những cụ ông độc thân tuổi bát tuần nữa chứ?”
Sinskey càng lúc càng thấy thích vị giáo sư này.
Bà lắc lắc cái ống trụ để nạp lại năng lượng cho nó và sau đó chiếu hình ảnh lên tường lần nữa. “Giáo sư, hãy nhìn kỹ hơn xem.”
Langdon bước lại phía hình ảnh, chăm chú xem xét nó, trong lúc vẫn tiến lại càng lúc càng gần hơn. Đột nhiên, anh dừng phắt lại. “Thật lạ lùng. Nó đã bị thay đổi.”
Không làm anh ta mất nhiều thời gian, “Phải, và tôi muốn anh cho tôi biết những chỗ thay đổi mang ý nghĩa gì.”
Langdon im lặng, nhìn khắp toàn bộ hình ảnh, dừng lại để ghi ra mười chữ cái đọc thành catrovacer, sau đó là chiếc mặt nạ dịch hạch, rồi cả câu trích dẫn lạ lùng ở quanh rìa nói về “đôi mắt chết chóc”.
“Ai đã làm việc này?”, Langdon hỏi. “Nó từ đâu mà ra?”
“Nói thật, lúc này anh biết càng ít càng tốt. Điều tôi hy vọng là anh có thể phân tích những thay đổi này và cho chúng tôi biết chúng mang ý nghĩa gì.” Bà ra hiệu về phía chiềc bàn ở góc.
“Ở đây ư? Ngay bây giờ ư?”
Bà gật đầu. “Tôi biết đó là một đòi hỏi có phần quá đáng, nhưng tôi không biết giải thích làm sao cho hết tầm quan trọng của chuyện này đối với chúng tôi,” bà ngừng lại. “Nó chính là vấn đề sinh tử.”
Langdon lo lắng nhìn bà. “Giải mã thứ này có thể phải mất một lúc, nhưng tôi cho rằng nếu nó quan trọng với bà đến thế.
“Cảm ơn anh”, Sinskey nói trước khi anh kịp thay đổi suy nghi “Anh có cần phải gọi ai khác không?”
Langdon lắc đầu và bảo bà anh đang có kế hoạch về một kỳ nghỉ cuối tuần yên tĩnh một mình,
Quá tốt, Sinskey để anh ở lại bàn làm việc cùng với cái máy chiếu, giấy, bút chì và một chiếc máy tính xách tay có kết nối vệ tinh bảo mật. Dù cực kỳ băn khoăn về lý do tại sao WHO lại quan tâm đến một bức vẽ đã bị cải biên của Botticelli, nhung Langdon vẫn nghiêm túc bắt tay vào việc.
Tiến sĩ Sinskey đinh ninh anh có thể kết thúc việc tìm hiểu hình ảnh kia chỉ trong vài tiếng mà không cần nghỉ, cho nên bà cũng tập trung giải quyết một số công việc của riêng mình. Thỉnh thoảng bà lại nghe thấy anh lắc lắc cái máy chiếu và viết loạt xoạt lên giấy. Gần mười phút trôi qua, Langdon buông bút và tuyên bố, “Cerca trova”.
Sinskey ngước nhìn lên. “Cái gì cơ?”
“Cerca trova”, anh nhắc lại. “Hãy tìm và sẽ thấy. Đó là những gì mật mã này muốn nói.”
Sinskey vội đi lại và ngồi xuống sát cạnh anh, lắng nghe một cách say sưa trong lúc Langdon giải thích xem các tầng địa ngục của Dante đã được thay đổi như thế nào, và rằng khi được đặt lại đúng thứ tự thì chúng sẽ tạo thành cụm từ tiếng Ý cerca trova.
Tim kiếm và sẽ thấy ư? Sinskey tự hỏi. Đó là thông điệp mà gã điên ấy gửi tới mình sao? Cụm từ nghe giống như một lời thách thức trực tiếp. Ký ức đang nhiễu loạn của bà về những lời cuối cùng của kẻ điên kia trong cuộc gặp gỡ của họ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại lại trở lại trong tâm trí: Vậy có vẻ như màn khiêu vũ của chúng ta đã bắt đầu.
“Trông bà tái nhợt kìa”, Langdon nói và chăm chú nhìn bà. “Tôi đoán đây không phải là thông điệp bà mong đợi phải không?”
Sinskey cố trấn tĩnh, vuốt vuốt chiếc bùa trên cổ mình. “Không hẳn. Cho tôi biết… anh có tin tấm bán đổ địa ngục này đang gợi ý tôi tìm kiếm thứ gì đó không?”
“Có, Cerca trova.”
“Và nó gợi ý tôi tìm ở chồ nào?”
Langdon xoa xoa cằm mình trong khi các nhân viên WHO khác bắt đầu quây lại xung quanh, vẻ háo hức chờ nghe thông tin. “Không nói gì nhiều… không hề, mặc dù tôi có ý tưởng về chỗ bà nên bắt đầu.”
“Nói cho tôi biết đi”, Sinskey yêu cầu, có vẻ ép buộc hơn mức Langdon nghĩ.
“Chà, bà cảm thấy Florence, ở Ý, thế nào?”
Sinskey đờ người, phải cố hết sức không thể hiện phản ứng gì. Nhưng các nhân viên của bà thì khả năng kiềm chế không bằng. Tất cả bọn họ cùng nhìn nhau thảng thốt. Một người vớ lấy điện thoại và bấm số. Một người khác vội vàng bước qua cửa tới phía trước máy bay.
Langdon ngơ ngác. “Tôi đã nói gì à?”
Chắc chắn rồi, Sinskey nghĩ. “Điều gì khiến anh nói đó là Florence?”
“Cerca trova”, anh đáp lại, nhanh nhẹn kể lại bí mật đã có từ lâu liên quan đến bức tranh tường của Vasari tại Cung điện Vecchio.
Đích thị là Florence, Sinskey nghĩ, cảm thấy đã nghe đủ. Rõ ràng, không thể là trùng hợp ngẫu nhiên khi kẻ thù của bà lại nhảy lầu tự sát cách Cung điện Vecchio ở Florence chưa đầy ba dãy nhà.
“Giáo sư”, bà nói, “khi tôi cho anh thấy lá bùa của tôi lúc trước và gọi đó là một thương thần trượng, anh sững lại, như thể anh muốn nói gì đó, nhưng khi đó anh do dự và dường như đã thay đổi suy nghĩ. Anh định nói điều gì?”.
Langdon lắc đầu. “Không có gì cả. Chuyện vớ vẩn thôi. Thỉnh thoảng thói quen nghề nghiệp làm tôi có chút độc đoán”.
Sinskey nhin xoáy vào mắt anh. “Tôi hỏi bởi vì tôi cần biết tôi có thể tín được anh không. Anh định nói gì nào?”
Langdon nuốt khan và hắng giọng. “Không liên quan lắm nhưng bà nói lá bùa của bà là một biểu tượng y học cổ, đúng là vậy. Nhưng khi bà gọi nó là thương thần trượng, bà đã mắc phải một nhầm lẫn rất phổ biến. Thương thần trượng có hai con rắn trên một cây gậy và có cánh ở trên đỉnh. Chiếc bùa của bà chỉ có một con rắn và không có cánh. Biếu tượng của bà gọi là…”
“Cây gậy Asclepius.”
Langdon nghiêng đầu ngạc nhiên. “Vâng. Rất chính xác.”
“Tôi biết. Tôi chỉ kiếm tra mức độ thành thực của anh thôi.”
“Sao cơ?”
“Tôi tò mò muốn biết liệu anh có nói cho tôi biết sự thật hay không, cho đù điều đó có thể khiến tôi khó chịu đến đâu.”
“Nghe có vẻ như tôi không qua được bài kiểm tra.”
“Đừng làm như vậy lần nữa. Hoàn toàn trung thực là cách duy nhất anh và tôi có thể làm việc với nhau trong vụ này.”
“Làm việc với nhau ư? Chúng ta vẫn chưa kết thúc ở đây à?”
“Chưa, thưa giáo sư, chúng ta chưa kết thúc. Tôi cần anh đến Florence đế giúp tôi tìm một thứ.”
Langdon nhìn sững mà không tin nổi. “Tối nay sao?”
“Tôi e là như vậy. Tôi chưa nói với anh về bản chất nghiêm trọng thật sự của tình huống này.”
Langdon lắc đầu. “Bà nói gì với tôi không thành vấn đề. Tôi không muốn bay đến Florence.”
“Tôi cũng vậy”, bà đanh giọng. “Nhưng rất tiếc, thời gian của chúng ta đang cạn dần,”
 


Chương 62


Mặt trời giữa trưa chiếu lên phần nóc khá trang nhã của đoàn tàu Frecciargento cao tốc ở Ý khi nó lao về phía bắc, cắt thành một đường cong yêu kiều qua vùng nông thôn Tuscan. Mặc dù đang rời khỏi Florence với vận tốc một trăm bảy mươi tư dặm mỗi giờ, nhưng đoàn tàu “mũi tên bạc” gần như không hề tạo ra tiếng ồn, những tiếng lanh canh nhè nhẹ lặp đi lặp lại cùng chuyển động lắc lư khe khẽ của nó đem lại cảm giác khá dễ chịu cho hành khách.
Với Robert Langdon, một tiếng đồng hồ vừa qua là khoảng thời gian mờ mịt.
Lúc này, trên đoàn tàu cao tốc Frecciargento, Langdon, Sienna và bác sĩ Ferris ngồi ở một trong những salottini riêng - loại buồng nhỏ hạng nhất có bốn ghế da và một bàn gấp. Ferris đã dùng thẻ tín dụng của mình mua toàn bộ buồng, cùng với bánh mỳ kẹp và nước khoáng, những thứ Langdon và Sienna ngấu nghiến hết sạch sau khi đã rửa ráy trong phòng vệ sinh cạnh buồng riêng của họ.
Khi cả ba người ổn định chỗ để thực hiện chuyến đi bằng tàu hỏa dài hai tiếng tới Venice, bác sĩ Ferris lập tức nhìn đăm đăm chiếc mặt nạ người chết của Dante nằm trên mặt bàn ở giữa họ, trong cái túi Ziploc. “Chúng ta cần biết chính xác chiếc mặt nạ này chỉ dẫn chúng ta tới nơi nào ở Venice”
“Và phải thật nhanh”, Sienna nói thêm, giọng cô đẩy khẩn trương. “Có lẽ đó là hy vọng duy nhất của chúng ta nhằm ngăn chặn đại dịch của Zobrist.”
“Khoan đã”, Langdon nói, chặn một tay lên chiếc mặt nạ, “Anh đã hứa một khi chúng ta an toàn lên được đoàn tàu này, sẽ cho tôi một số câu trả lời về mấy ngày qua. Cho tới giờ, tất cả những gì tôi biết là WHO đã tuyển mộ tôi tại Cambridge để giúp giải mã bức Vực Địa ngục của Zobrist. Ngoài ra, anh chưa nói gì với tôi cả.”
Bác sĩ Ferris trở mình vẻ không thoải mái và lại bắt đầu gãi những chỗ mẩn ngứa trên mặt và cổ. “Tôi có thể nhận thấy anh đang thất vọng”, ông ta nói. “Tôi biết chắc rất khó chịu khi không nhớ được những gì đã xảy ra, nhưng nói theo y khoa…” Ông ta liếc nhìn Sienna để xác nhận và sau đó nói tiếp. “Tôi đề nghị anh đừng tiêu tốn năng lượng cố nhớ lại những tình tiết mà anh không thể nhớ. Với các nạn nhân bị chứng mất trí nhớ, tôt nhất là để những điều đã quên chìm vào quên lãng luôn.”
“Vậy à?” Langdon cảm thấy bực bội. “Chả ra làm sao cả! Tôi cần một vài câu trả lời! Tổ chức của anh đưa tôi tới Ý, nơi tôi bị bắn và đánh mất vài ngày của đời mình! Tôi muốn biết việc đó xảy ra như thế nào!”
“Robert”, Sienna dịu dàng nói xen vào, cố trấn an anh. “Bác sĩ Ferris nói đúng. Hoàn toàn không tốt cho anh khi thông tin dồn dập đến cùng một lúc. Hãy nghĩ đến những tình tiết nhỏ mà anh thực sự nhớ được - người phụ nữ tóc bạc, 'tìm và sẽ thấy', những cái xác quằn quại trong bức Vực Địa ngục - các hình ảnh đan xen trong tâm trí anh thành một chuỗi hồi tưởng lộn xộn không thể kiểm soát nổi khiến cho anh gần như mất hết năng lực. Nếu bác sĩ Ferris kể lại mấy ngày qua, gần như chắc chắn ông ấy sẽ khơi gợi được những ký ức khác và các ảo giác của anh có thể bắt đầu trở lại, Chứng mất trí nhớ cũ là một trạng thái đáng sợ. Kích thích những ký ức nhầm chỗ có thể cực kỳ nguy hiểm cho tâm thần.”
Ý nghĩ đó không hề có trong Langdon.
“Chắc chắn anh cảm thấy mất phương hướng”, Ferris nói thêm, “nhưng lúc này anh cần giữ tâm lý ổn định đế tiếp tục hành động. Việc đoán ra được thông điệp của mặt nạ này là điều rất quan trọng.”
Sienna gật đầu.
Langdon thầm nhận ra các bác sĩ có vẻ đều thống nhất ý kiến.
Langdon ngồi im lặng, cố gắng chế ngự những cảm giác bất an của mình. Gặp một người hoàn toàn xa lạ và nhận ra thực tế bạn đã biết người đó vài ngày rồi là một cảm giác rất lạ. Lại nữa, Langdon nghĩ, có gì đó hơi quen quen trong đôi mắt của anh ta.
“Giáo sư”, Ferris nói đầy cảm thông. “Tôi có thể thấy anh không tín tưởng tôi, và điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu xét đến tất cả những gì anh đã trải qua. Một trong những hiệu ứng phụ phổ biến của chứng mất trí nhớ là đa nghi nhẹ và ngờ vực.”
Có lý đấy, Langdon nghĩ, bởi lẽ tôi thậm chí còn không thể tin vào trí não của mình.
“Nói đến đa nghi”, Sienna đùa, rõ ràng cố gắng làm dịu không khí, “anh Robert đã nhìn thấy tình trạng phát ban của anh và nghĩ anh bị nhiễm dịch hạch”. “Chỗ phát ban này á? Tin tôi đi, giáo sư, nếu tôi bị dịch hạch, tôi sẽ không điều trị bằng kháng sinh histamine bày bán tự do đâu”, ông ta móc một tuýp thuốc nhỏ trong túi và đưa cho Langdon. Quả nhiên, đó là một tuýp kem chống ngứa chuyên trị các phản ứng dị ứng còn một nửa.
“Tôi xin lỗi về chuyện đó”, Langdon nói, cảm thấy mình thật ngớ ngẩn. “Ngày dài quá mà.”
“Không sao cả”, Ferris nói.
Langdon xoay người về phía cửa sổ, nhìn những gam trầm của vùng thôn quê nước Ý kết hợp trong một bức tranh thanh bình. Những vườn nho và trang trại giờ trở nên thưa thớt hơn khi bình nguyên nhường chỗ cho những quả đồi thấp vùng Apennines. Chỉ lát nữa, đoàn tàu sẽ chạy vào con đèo ngoằn ngoèo và sau đó lại xuống thấp, tiến về phía đông, tới biển Adriatic.
Mình đang tới Venice, anh thầm nhủ. Để tìm kiếm một đại dịch.
Cái ngày lạ lùng hôm nay khiến Langdon cảm giác như thể mình đang di chuyển qua một khung cảnh chẳng có gì khác ngoài những hình thù mơ hồ không có chi tiết cụ thể. Như một giấc mơ.
Mỉa mai thay, những cơn ác mộng lại thường khiến người ta tỉnh giấc, nhưng Langdon cảm thấy như thể mình vừa choàng tỉnh trong một cơn ác mộng.
“Anh nghĩ gì vậy?”, Sienna thì thầm bên cạnh anh
Langdon ngước lên, mỉm cười mỏi mệt. “Anh đang nghĩ anh sẽ tỉnh giấc ở nhà và nhận ra tất cả chuyện này chỉ là một cơn ác mộng.”
Sienna nghiêng đầu, vẻ bẽn lẽn. “Anh sẽ không nhớ em nếu anh tính dậy và thấy rằng em không hề có thật à?”
Langdon đành cười. “Có chứ, anh sẽ nhớ em chút chút.”
Cô đập nhẹ lên đùi anh. “Đừng có nằm mơ giữa ban ngày nữa đi, giáo sư, và làm việc nào.”
Langdon miễn cưỡng đưa mắt trở lại khuôn mặt nhăn nhúm của Dante Alighieri trên chiếc bàn trước mặt đang trân trân nhìn mông lung lên trần. Anh nhẹ nhàng nhấc chiếc mặt nạ thạch cao lên và lật ngược nó trên tay mình, chăm chú nhìn phần mặt sau lõm, ngay dòng đầu tiên của thông điệp xoáy trôn ốc:
Ôi, các người bị ám ảnh bởi tri thức vững vàng…
Langdon e rằng lúc này mình không thể hiểu nổi.
Thế nhưng anh vẫn bắt tay vào việc.
o O o
Hai trăm dặm phía trước đoàn tàu đang lao vùn vụt, con tàu The Mendacium vẫn buông neo trên biển Adriactic. Ở boong dưới, điều phối viên Laurence Knowlton nghe thấy những tiếng gõ khe khẽ lên buồng kính của mình và thò tay bấm một cái nút bên dưới bàn làm việc, biến vách tường mờ đục thành trong suốt. Bên ngoài, một dáng người thấp nhỏ, rám nắng hiện ra.
Thị Trưởng.
Trông ông ta rất cau có.
Không nói một lời, ông ta bước vào, khóa trái cửa buồng, và bật công tắc để biến buồng kính trở thành mờ đục như cũ. Người ông ta nồng nặc mùi rượu.
“Đoạn video Zobrist để lại cho chúng ta”, Thị Trưởng lên tiếng.
“Vâng, thưa ngài?”
“Tôi muốn xem. Ngay bây giờ.”
 


Chương 63


Lúc này Robert Langdon vừa hoàn thành việc ghi lại đoạn thông điệp xoáy trôn ốc từ chiếc mặt nạ người chết ra giấy để có thể phân tích nó kỹ hơn. Sienna và bác sĩ Ferris tụm lại hỗ trợ, và Langdon phải cố hết sức để không chý ý đến việc Ferris cứ liên tục gãi và thở dốc.
Anh ta không sao, Langdon nhủ thầm, cố tập trung vào những dòng thơ trước mặt mình.
“Ôi những người bị ám ảnh về tri thức vững vàng,
hãy làm theo lời dạy giấu ở đây…
bên dưới lớp màn thơ phú khó hiểu.”
“Như tôi đã nói lúc trước”, Langdon bắt đầu, “Khổ mở đầu trong bài thơ của Zobrist lấy nguyên văn từ Hỏa ngục của Dante một lời cảnh báo với độc giả rằng những câu chữ ấy mang một ý nghĩa sâu xa hơn”.
Tác phẩm đầy ngụ ý của Dante có vô vàn những luận giải được giấu kỹ về tôn giáo, chính trị và triết học đến mức Langdon thường gợi ý sinh viên của mình rằng thi hào người Ý này cần được nghiên cứu nhiều như Kinh Thánh – đọc thật kỹ các dòng để cố gắng hiểu ý nghĩa sâu xa hơn.
“Các học giả về phúng dụ thời Trung cổ”, Langdon nói tiếp, “nhìn chung chia những phân tích của họ thành hai hạng mục – 'văn bản' và 'hình ảnh'… Văn bản là nội dung đúng nghĩa đen của tác phẩm, còn hình ảnh là thông điệp mang tính biểu tượng”.
“Được rồi”, Ferris hào hứng nói. “Vậy thực tế rằng nhà thơ bắt đầu với dòng thơ này…”
“Tức là”, Sienna xen vào, “việc đọc qua của chúng ta chỉ lật mở một phần câu chuyện. Nghĩa thực có thể ẩn giấu”.
“Đúng, đại loại như thế đấy.” Langdon đưa mắt trở lại văn bản và tiềp tục đọc to.
“Hãy tìm gã tổng trấn bội bạc của Venice,
kẻ cắt rời những đầu ngựa…
và moi xương cả người mù lòa,”
“Chà”, Langdon nói, “tôi không chắc về những con ngựa không đầu và xương của kẻ mù lòa, nhưng nghe như thể chúng ta cần phải tìm một vị tổng trấn cụ thể”.
“Em cho rằng… ngôi mộ của một tổng trấn chăng?”, Sienna hỏi.
“Hay một bức tượng hoặc chân dung?”, Langdon đáp lại. “Đã nhiều thế kỷ không còn các tổng trấn.”
Tổng trấn của Venice cũng tương đương với công tước của các thành bang nước Ý khác, và hơn một trăm vị đã từng cai trị Venice trong suốt cả một nghìn năm, bắt đầu từ năm 697 sau Công nguyên. Dòng dõi của họ kết thúc cuối thế kỷ XVIII với cuộc chinh phạt của Napoleon, nhưng vinh quang và quyền lực của họ vẫn là chủ đề mà nhiều sử gia vô cùng say mê.
“Như hai người có thể đã biết”, Langdon nói, “hai điểm du lịch phổ biến nhất ở Venice - Dinh Tổng trấn và Thánh đường St.Mark - đều được các tổng trấn xây dựng cho chính mình. Nhiều người trong số họ được an táng ngay trong đó”.
“Và anh có biết”, Sienna hỏi, mắt nhìn bài thơ, “liệu có vị tổng trấn nào được coi là đặc biệt nguy hiểm không?”.
Langdon cúi nhìn dòng thơ đang được nghiên cứu. Hãy tìm gã tổng trấn bội bạc của Venice. “Anh không biết ai cả, nhưng bài thơ không dùng từ 'nguy hiểm', mà dùng từ 'bội bạc'. Có một sự khác biệt, ít nhất trong thế giới của Dante. Bội bạc là một trong Bảy Trọng tội - thực tế là tội nặng nhất - bị trừng phạt tại tầng địa ngục thứ Chín và cũng là cuối cùng.”
Bội bạc, theo định nghĩa của Dante, là hành vi phản bội một người yêu thương. Ví dụ khét tiếng nhất trong lịch sử về tội này chính là Judas phản bội Jesus đáng kính, một hành động Dante khinh bỉ đến mức tống Judas xuống khu vực trong cùng của hỏa ngục - một khu vực được đặt tên Judecca, theo tên của gã cư dân nhục nhã nhất.
“Hiểu rồi”, Ferris nói, “như vậy chúng ta đang tìm một vị tổng trấn phạm tội bội bạc”.
Sienna gật đầu tán thành. “Điều đổ sẽ giúp chúng ta hạn chế được danh sách khả năng”, cô ngừng lại, mắt nhìn văn bản. “Nhưng dòng tiếp theo này… một vị tổng trấn 'cắt rời những đầu ngựa' à?” Cô ngước mắt nhìn Langdon. “Có vị tổng trấn nào cắt đầu ngựa không?”
Hình ảnh Sienna nhắc đến khiến Langdon nhớ tới cảnh tượng khủng khiếp trong truyện Bố già. “Thôi đừng nhắc đến nữa. Nhưng theo câu này, ông ta còn 'moi xương cả người mù lòa' nữa.” Anh đưa mắt nhìn Ferris. “Điện thoại của anh có Internet không?”
Ferris nhanh nhẹn lấy điện thoại và chìa ra những ngón tay phát ban sưng múp. “Các phím có thể hơi khó bấm với tôi.”
“Để tôi”, Sienna nói, nhận lấy chiếc điện thoại của ông ta. “Tôi sẽ tìm kiếm các vị tổng trấn Venice, liên quan đến những con ngựa mất đầu và xương của người mù lòa”. Cô bắt đầu bấm rất nhanh trên bàn phím nhỏ xíu.
Langdon đọc lại bài thơ lần nữa, và sau đó tiếp tục đọc to.
“Hãy quỳ gối bên trong bảo quán mạ vàng của tri thức thánh thiêng…
và áp tai xuống mặt đất,
lắng nghe tiếng nước nhỏ giọt.”
“Tôi chưa bao giờ nghe nói đến một bảo quán”, Ferris nói
“Đó là một từ cổ mang nghĩa 'đền thờ được các nàng thơ bảo vệ'”, Langdon đáp. “Thời kỳ của người Hy Lạp cổ, một bảo quán là nơi những người được khai sáng tụ họp để chia sẻ các ý tưởng và thảo luận về văn chương, âm nhạc và nghệ thuật. Bảo quán đầu tiên do Ptolemy xây dựng tại Thư viện Alexandria nhiều thế kỷ trước Công nguyên, và sau đó hàng trăm bảo quán mọc lên khắp thế giới-”
“Bác sĩ Brooks”, Ferris nói, nhìn về phía Sienna đầy hy vọng. “Cô có thể tra xem có bảo quán nào ở Venice không?”
“Thực tế có hàng trăm nơi”, Langdon nói kèm một nụ cười khôi hài. “Giờ đây chúng được gọi là bảo tàng”
“Á à…”, Ferris đáp lại. “Tôi đoán chúng ta sẽ phải quét qua một mạng lưới rộng hơn đây.”
Sienna vẫn bấm vào điện thoại, không hề cảm thấy phiền phức vì có quá nhiều nhiệm vụ mà rất bình tĩnh xem danh sách liệt kê. “Được rồi, vậy là chúng ta tìm một bảo tàng nơi có thế lần ra một vị tổng trấn chặt đầu ngựa và moi xương người mù lòa. Robert, có bảo tàng đặc biệt nào có thể là nơi đáng tới xem không?”
Langdon đã nghĩ đến tất cả các bảo tàng nối tiếng nhất của Venice – Gallerie dell’ Academia, Ca’ Rezzonico, Cung điện Grassi, Bộ sưu tập Peggy Guggenheim, Bảo tàng Correr - nhưng không nơi nào phù hợp với mô tả cả.
Anh nhìn lại văn bản.
Hãy quỳ gối bên trong bảo quán mạ vàng của tri thức thánh thiêng
Langdon nhăn nhó mỉm cười. “Venice không có một bảo tàng nào phù hợp hoàn toàn với khái niệm 'bảo quán mạ vàng của tri thức thánh thiêng' cả.”
Cả Ferris và Sienna đều nhìn anh đầy trông đợi.
“Thánh đường St. Mark”, anh tuyên bố. “Nhà thờ lớn nhất tại Venice.”
Ferris có vẻ không chắc chắn lắm. “Nhà thờ đó là một bảo tàng à?”
Langdon gật đầu. “Giống như Bảo tàng Vatican. Và thêm nữa, nội thất của St. Mark nổi tiếng vì được trang trí toàn bộ bằng gạch ốp làm từ vàng đặc.”
“Một bảo quản mạ vàng”, Sienna nói, nghe phấn khích thấy rõ.
Langdon gật đầu, tin chắc rằng St. Mark chính là đền thờ mạ vàng được nhắc đến trong bài thơ. Trong nhiều thế kỷ, người dân Venice gọi St. Mark là Nhà thờ Vàng, và Langdon xem nội thất của nơi này là tráng lệ nhất so với bất kỳ nhà thờ nào trên thế giới.
“Bài thơ nói 'quỳ' ở đó”, Ferris nói. “Và nhà thờ chính là nơi rất hợp lý để quỳ.”
Sienna lại bấm nhoay nhoáy. “Tôi sẽ thêm St. Mark vào lệnh tìm kiếm. Đó nhất định phải là nơi chúng ta cần tìm kiếm vị tổng trấn.”
Langdon biết họ sẽ tìm ra không thiếu các vị tổng trấn tại St.Mark - nơi, theo đúng nghĩa đen, chính là thánh đường của các tổng trấn. Anh cảm thấy thêm phấn chấn khi đưa mắt trở lại bài thơ.
“Hãy quỳ gối bên trong bảo quán mạ vàng của tri thức thánh thiêng…
và áp tai xuống mặt đất,
lắng nghe tiếng nước nhỏ giọt.”
Tiếng nước nhỏ giọt à? Langdon thắc mắc. Có nước bên dưới St.Mark không nhỉ? Anh nhận ra câu hỏi này thật ngớ ngẩn. Toàn bộ thành phố này có nước bên dưới. Mọi tòa nhà ở Venice đều đang chìm dần và thấm nước. Langdon hình dung ra tòa thánh đường và cố gắng nghĩ xem chỗ nào bên trong có thể quỳ đế nghe được tiếng nước nhỏ giọt. Và một khi nghe thấy nó… chúng ta cần làm gì chứ?
Langdon nhìn lại bài thơ và đọc nốt thật to.
“Hãy lần sâu vào tòa cung điện bị chìm…
vì ở đây, trong bóng tối, con quái vật chốn địa phủ chờ đợi,
lặn ngụp trong thứ nước đỏ như máu…
của cái đầm không hề phản chiếu ánh sao.”
“Được rồi”, Langdon nói, cảm thấy lo âu trước hình ảnh ấy, “rõ ràng, chúng ta lần theo tiếng nước nhỏ giọt… tới một cung điện bị chìm nào đó”.
Ferris gãi mặt, trông rất lo lắng. “Con quái vật chốn địa phủ là sao?”
“Ở bên dưới mặt đất?” Sienna nói, các ngón tay cô vẫn thao tác trên điện thoại. “'Địa phủ' có nghĩa là 'bên dưới mặt đất'.”
“Phần nào đó đúng”, Langdon nói. “Mặc dù từ này có hàm nghĩa lịch sử khác - thường gắn với truyền thuyết về quái vật. Địa phủ là một hạng mục gồm các vị thần và quái vật trong thần thoại - Erinyes, Hecate và Medusa chẳng hạn. Chúng được gọi là địa phủ bởi vì chúng sống bên dưới lòng đất và gắn với địa ngục”, Langdon nhừng lại. “Xa xưa, chúng trồi lên từ lòng đất và xuất hiện trên mặt đất để trả thù thế giới loài người.”
Im lặng kéo dài và Langdon cảm thấy tất cả bọn họ đều nghĩ đến cùng một thứ. Con quái vật địa phủ nấy… chỉ có thể là đại dịch của Zobrist
“…vì ở đây, trong bóng tối, con quái vật chốn địa phủ chờ đợi,
lặn ngụp trong thứ nước đỏ như máu…
của cái đầm không hề phản chiếu ánh sao.”
“Nhân tiện”, Langdon nói, cố gắng tập trung vào vấn đề, “rõ ràng chúng ta đang tìm kiếm một địa điểm dưới lòng đất, nơi ít nhất cũng giải thích cho dòng thơ cuối cùng nói đến cái đầm không hề phản chiều ánh sao’.”
“Hay lắm”, Sienna nói, giờ đã rời mắt khỏi chiếc điện thoại của Ferris. “Nếu một cái đầm ở dưới lòng đất thì nó không thể phản chiếu bầu trời. Nhưng Venice này có các đầm nước ngầm dưới lòng đất không nhỉ?”
“Anh không biết cái nào cả”, Langdon đáp lời. “Nhưng một thành phố được xây dựng trên nước thì có lẽ có vô khối khả năng.”
“Nếu đầm nước trong nhà thì sao?”, Sienna bất ngờ hỏi, mắt nhìn cả hai. “Bài thơ nói đến 'bóng tối' của 'cung điện bị chìm'. Lúc trước anh nói rằng Dinh Tổng trấn được nối thông với thánh đường, phải không nào? Điều đó có nghĩa là các công trình ấy có rất nhiều điểm mà bài thơ nhắc đến - một bảo quán của tri thức thánh thiêng, một cung điện, liên quan đến các vị tổng trấn - và tất cả đều tọa lạc ngay tại đây trên đầm nước lớn của Venice, ở mực nước biển.”
Langdon suy nghĩ phân tích này. “Em nghĩ 'cung điện bị chìm' trong bài thơ chính là Dinh Tổng trấn à?”
“Tại sao lại không chứ? Bài thơ bảo chúng ta trước hết quỳ ở Thánh đường St. Mark, sau đó theo tiếng nước nhỏ giọt. Có lẽ tiếng nước dẫn tới cánh cửa tiếp theo đến Dinh tổng trấn. Nó có thể có phần nền chìm dưới lòng đất hay gì đó.”
Langdon đã tới tham quan Dinh Tổng trấn nhiều lần và biết rằng nó rất rộng. Là một quần thể nhiều tòa nhả, cung điện này chứa một bảo tàng quy mô lớn, một mê cung thực sự gồm nhiều gian phòng, buồng, và sân, và cả một mạng lưới nhà tù rộng đến mức phải bố trí trong nhiều tòa nhà.
“Có thế em nói đúng”, Langdon nói, “nhưng mò mẫm tìm kiếm một cung điện như thế sẽ mất vài ngày. Anh gợi ý chúng ta làm đúng như bài thơ bảo. Trước tiên, chúng ta tới Thánh đường St Mark và tìm mộ hoặc tượng của vị tổng trấn bội bạc, sau đó chúng ta quỳ xuống”.
“Còn sau đó?”, Sienna hỏi.
“Còn sau đó”, Langdon thở dài nói, “chúng ta cầu nguyện để nghe được tiếng nước nhỏ giọt… và dẫn chúng ta tới đâu đó”.
Trong khoảnh khắc im lặng tiếp theo, Langdon hình đung ra bộ mặt đầy lo âu của Elizabeth Sinskey như anh nhìn thấy trong ảo giác, kêu gọi anh từ bên kia dòng nước. Thời gian rất gấp. Hãy tìm và sẽ thấy. Anh tự hỏi giờ Sinskey ở đâu… và liệu bà ấy có ổn không. Những tên lính mặc đổ đen rõ ràng lúc này nhận ra rằng Langdon và Sienna đã trốn thoát. Còn bao lâu nữa cho tới khi chúng đuổi theo sau bọn mình?
Khi đưa mắt nhìn lại bài thơ, Langdon cố chống lại trạng thái kiệt sức. Anh nhìn dòng thơ cuối cùng, và một ý nghĩ khác vụt đến với anh. Anh tự hỏi có nên nêu ra không. Cái đầm không hề phản chiếu ánh sao. Có lẽ không thích hợp với cuộc tìm kiếm của họ, nhưng anh quyết định vẫn nói ra. “Tôi cần nói đến một điểm khác.”
Sienna ngước mắt khỏi điện thoại di động.
“Ba phần bộ Thần khúc của Dante”, Langdon nói. “Hòa ngục, Luyện ngục và Thiên dường. Tất cả đều kết thúc với cùng một từ.”
Sienna tỏ ra ngạc nhiên.
“Đó là từ gì vậy?”, Ferris hỏi.
Langdon chỉ xuống cuối văn bản mà anh đã viết lại. “Cũng chính là từ kết thức bài thơ này - 'sao'”. Anh nhấc chiếc mặt nạ người chết của Dante lên và chỉ vào chính giữa xoáy trôn ốc.
Cái đầm không hề phản chiếu ánh sao.
“Thêm nữa”, Langdon tiếp tục, “trong đoạn kết của Hỏa ngục, chúng ta thấy Dante nghe tiếng nước nhỏ giọt bên trong một vực thẳm và theo âm thanh đó đi qua một lối mở… dẫn ông ra khỏi địa ngục”.
Ferris hơi tái mặt. “Lạy Chúa.”
Vừa lúc đó, một luồng không khí ong tai ùa vào khoang tàu khi đoàn tàu Frecciargento lao mình vào đường hầm xuyên núi
Trong bóng tối, Langdon nhắm mắt lại và cố để cho tâm trí mình thư giãn. Zobrist có lẽ là một gã cuồng, anh nghĩ bụng, nhưng chắc chắn hắn hiểu rất rõ về Dante.
 


Chương 64


Laurence Knowlton cảm thấy nhẹ cả người.
Thị Trưởng đã thay đổi suy nghĩ về việc xem đoạn video của Zobrist.
Knowlton thọc tay vào túi lấy chiếc thẻ nhớ đỏ thẫm rồi cắm vào máy tính của mình để cho ông chủ xem. Sức nặng từ thông điệp quái đản dài chín phút của Zobrist vẫn đang ám ảnh Knowlton, và anh ta rất nôn nóng muôn có thêm người khác cùng xem thứ đó.
Việc này sẽ không còn là trách nhiệm của mình nữa.
Knowlton nín thở khi bắt đầu cho chạy đoạn video.
Màn hình tối sầm, và tiếng nước vỗ nhè nhẹ tràn ngập trong gian phòng. Máy quay di chuyển qua màn sương đỏ của cái hang ngầm, và mặc dù Thị Trưởng không lộ ra phản ứng rõ rệt nào, Knowlton vẫn cảm thấy ông ta hoảng hốt và sững sờ.
Máy quay tạm ngừng di chuyển về phía trước, xoay xuống đầm, rồi lao thẳng xuống nước, chìm sâu vài mét cho tới khi ra tấm biển titan nhẵn bóng bắt vít chặt xuống nền.
TẠI NƠI NÀY, VÀO NGÀY NÀY,
THẾ GIỚI THAY ĐỔI MÃI MÃI.
Thị Trưởng hơi nao núng. “Ngày mai”, ông ta thì thào, mắt nhìn vào ngày giờ trên đoạn video. “Và chúng ta có biết nơi này là chỗ nào không?”
Knowlton lắc đầu.
Giờ máy quay lia sang trái, để lộ ra cái túi nhựa chứa thứ chất lỏng sền sệt màu vàng nâu.
“Trời đất quỷ thần ơi?!” Thị Trưởng kéo một chiếc ghế lại và gồi xuống, mắt đăm đăm nhìn cái bong bóng lập lờ, giống như một quả bóng bay được cột lại dưới nước.
Cả gian phòng chìm trong bầu im lặng ngột ngạt khi đoạn video tiếp tục chạy. Một lát sau, màn hình tối om, và sau đó một bóng đen mũi hình mỏ chim quái lạ xuấthiện trên vách hang và bắt đầu nói bằng thứ ngôn ngữ bí ẩn.
“Ta là Vong linh.
Nếu ngươi đang xem đoạn phim này, tức là cuổi cùng linh hồn ta đã yên nghỉ.
Bị xua đuổi xuống dưới mặt đất, ta đành phải nói chuyện với thế giới từ sâu thẳm trong lòng đất, lẩn trốn đến lòng hang tăm tối này, nơi thứ nước đỏ như máu tích tụ trong cái đầm không một ánh sao phản chiếu.
Nhưng đây là thiên đường của ta… nơi nuôi dưỡng hoàn hảo đứa con yếu ớt của ta.
Hỏa ngục.”
Thị Trưởng ngước lên. “Hỏa ngục à?”
Knowlton nhún vai. “Như tôi đã nói, rất đáng ngại.”
Thị Trưởng đưa mắt nhìn lại màn hình, chăm chú theo dõi.
Cái bóng đen mũi hình mỏ chim tiêp tục nói vài phút liền, diễn giải về đại dịch, về nhu cầu sàng lọc dân số, vế vai trò vẻ vang của hắn trong tương lai, về cuộc chiến của hắn chống lại những kẻ ngu dốt đang tìm cách ngăn cản hắn, và về một vài đối tượng trung thành nhận ra rằng hành động quyết liệt là cách duy nhất đế cứu lấy cả hành tinh.
Cho dù cuộc chiến tranh có về cái gì thì cả buổi sáng nay Knowlton vẫn đang tự hỏi liệu Consortium có đang chiến đấu nhầm phe.
Giọng nói tiếp tục.
“Ta đã tạo ra một kiệt tác cứu rỗi, nhưng những nỗ lực của ta không được tưởng thưởng bằng các hồi kèn chào mừng và vòng hoa chiến thắng… mà bằng những lời đe dọa của thần chết.
Ta đâu có sợ chết… vì cái chết biến những người nhìn xa trông rộng thành thánh tử vì đạo… biến những ý tưởng cao quý thành hành động mạnh mẽ.
Jesus. Socrates. Martin Luther King.
Một ngày không xa ta sẽ gia nhập với họ.
Kiệt tác ta tạo ra chính là tác phẩm của Chúa trời… một món quà từ Đấng tối cao, người đã ban cho ta trí tuệ, công cụ và lòng can đảm cần có để thực hiện sự sáng tạo như vậy.
Giờ đây, cái ngày đó đang đến gần.
Hỏa ngục ngủ yên dưới chân ta, chuẩn bị phun trào… dưới con mắt giám sát của con quái vật địa phủ và tất cả cơn Cuồng nộ của nó.
Mặc dù kỳ công của ta cao quý, nhưng cũng như các người, ta không phải là kẻ xa lạ với Tội lỗi. Thậm chí ta còn phạm phải tội lỗi xấu xa nhất trong Bảy Trọng tội - sự cám dỗ cô độc nơi rất ít kẻ có thể tránh khỏi.
Thói kiêu hãnh.
Bằng cách ghi hình lại thông điệp này, ta đã gục ngã trước cám dỗ ghê gớm của lòng Kiêu hãnh… vì háo hức bảo đảm rằng cả thế giới sẽ bìết đến công trình của ta.
Và tại sao lại không chứ?
Loài người cần biết rỗ nguồn gốc sự cứu rỗi của chính mình…
Tên tuổi của người đã đóng chặt mãi mãi những cánh cổng toang hoác của địa ngục!
Cứ mỗi giờ qua đi, kết quả càng thêm chắc chắn. Những phép toán – vốn nghiêm khắc như quy luật hấp dẫn - là điều không thể bàn cãi. Chính việc sự sống sinh sôi theo cấp số mũ từng suýt tiêu diệt loài người sẽ cứu nguy cho loài người, vẻ đẹp của một sinh vật sống - dù nó tốt hay xấu - là ở chỗ nó tuân theo quy luật của Chúa với tầm nhìn duy nhất.
Hãy sinh sản thêm nhiều [31].
Và thế là ta dĩ độc… trị độc.”
“Đủ rồi.” Thị Trưởng nói xen vào khẽ đến mức Knowlton gần như không nghe thấy.
“Thưa ngài?”
“Dừng đoạn Video lại.”
Knowlton cho dừng lại, “Thưa ngài, đoạn kết thực tế lại là phần đáng sợ nhất.”
“Tôi xem đủ rồi.” Thị Trưởng trông mệt mỏi. Ông ta rảo bước trong gian buồng một lúc và sau đó đột ngột quay lại. “Chúng ta cần liên hệ với FS-2080.”
Knowlton ngẫm nghĩ về động thái này.
FS-2080 là bí số của một trong những đầu mối liên hệ đáng tín cậy của Thị Trưởng - cũng chính đầu mối liên hệ này đã giới thiệu Zobrist làm khách hàng của Consortium. Rõ ràng vào lúc này Thị Trưởng đang trách chính mình vì đã tin đánh giá của FS-2080, sự xuất hiện của Bertrand Zobrist đã làm cho thế giới quy củ của Consortium hỗn loạn.
FS-2080 là lý do của vụ khủng hoảng này.
Chuỗi tai ương vây quanh Zobrist dường như chỉ càng tệ hơn, không chỉ với Consortium, mà có lẽ cả thế giới.
“Chúng ta cần phát hiện ra ý định thật của Zobrist”, Thị Trưởng tuyên bố. “Tôi muốn biết đích xác ông ta tạo ra cái gì, và liệu đây có phải là một hiểm họa thật sự không.”
Knowlton biết rằng nêu có ai đó biết câu trả lời cho những câu hỏi này thì đó sẽ là FS-2080. Còn ai biết rõ Bertrand Zobrist hơn nữa. Đã đến lúc Consortium phải phá bỏ quy trình và đánh giá xem tổ chức đã vô tình hậu thuẫn cho âm mưu điên rồ gì trong năm qua.
Knowlton ngẫm nghĩ những khả năng có thể khi đốì diện trực tiếp với FS-2080. Chỉ riêng việc bắt liên lạc đã kéo theo những rủi ro nhất định.
“Thưa ngài”, Knowlton nói, “rõ ràng nếu ngài tiếp cận với FS- 2080, ngài cần phải làm việc đó rất tế nhị”.
Mắt Thị Trưởng lóe lên giận dữ lúc ông ta rút điện thoại di động ra. “Chúng ta đã bước qua sự tế nhị từ lâu rồi.”
o O o
Ngồi cùng với hai bạn đồng hành trong khoang riêng của đoàn tàu Frecciargento, người đàn ông đeo cà vạt hoa và cặp kính Plume Paris phải cố hết sức không gãi những chỗ mẩn ngứa càng lúc càng tệ. Cơn đau ở ngực ông ta dường như cũng tăng lên.
Cuối cùng, khi đoàn tàu chui ra khỏi đường hầm, người đàn ông nhìn Langdon, lúc này từ từ mở mắt, rõ ràng vừa thoát ra khỏi những ý nghĩ xa xăm. Bên cạnh anh, Sienna lại bắt đầu cúi xuống điện thoại di động của ông ta, nhưng lúc đoàn tàu lao qua hầm, cô đành phải bỏ xuống vì không có tín hiệu.
Sienna có vẻ nôn nóng tiếp tục tìm kiếm trên Internet, nhưng cô chưa kịp cầm lấy điện thoại thì nó đột ngột rung lên, phát ra cả chuỗi những tiếng píp giật cục.
Nghe thấy chuông, người đàn ông bị dị ứng lập tức vớ lấy điện thoại và nhìn màn hình, cố giấu đi vẻ ngạc nhiên.
“Xin lỗi”, ông ta nói và đứng lên. “Bà cụ đang ốm nhà tôi. Tôi phải nghe máy.”
Sienna và Langdon gật đầu cảm thông khi người đàn ông xin phép và ra khỏi buồng, đi nhanh ra hành lang đến phòng vệ sinh gần đó.
Người đàn ông bị dị ứng khóa trái buồng vệ sinh khi nhận cuộc gọi. “Tôi nghe?”
Giọng nói trên máy nghiêm nghị. “Thị Trưởng đây.”
 


Chương 65


Nhà vệ sinh trên tàu Frecciargento không lớn hơn nhà vệ sinh trên một chiếc máy bay thương mại, chỉ vừa đủ không gian để xoay người. Người đàn ông bị phát ban kết thúc cuộc điện đàm với Thị Trưởng và đút điện thoại vào túi.
Tình hình đã thay đổi, ông ta nhận ra như vậy. Toàn bộ cảnh tượng đột nhiên đảo lộn, và ông ta cần một lúc để trấn tĩnh.
Bạn bè của ta giờ trở thành kẻ thù của ta mãi rồi.
Người đàn ông nới chiếc cà vạt hoa và nhìn sững vào gương mặt nổi mẩn của mình trong gương. Trông ông ta còn tệ hơn so với ông ta tưởng. Song, gương mặt ông ta không đáng lo lắng bằng cơn đau trong ngực.
Hơi do dự, ông ta mở vài khuy áo và phanh áo sơ mi ra.
Ông ta gượng nhìn vào gương và xem kỹ bộ ngực trần của mình.
Chúa ơi.
Vết đen đang loang rộng.
Phần da ở chính giữa ngực là một mảng màu tím đen. Đêm qua chỗ này chỉ bằng một quả bóng golf, nhưng giờ đây nó đã to bằng qủa cam. Ông ta chạm khẽ vào phần thịt mềm và cau mày.
Ông ta vội vã cài lại khuy áo sơ mi, hy vọng mình sẽ có để thực hiện những gì cần làm.
Một tiếng đồng hồ tới sẽ vô cùng quan trọng, ông ta nghĩ bụng. Một loạt nhiệm vụ vô cùng tinh vi.
Ông ta nhắm mắt và gắng lấy lại tinh thần, nhẩm lại những việc cần phải diễn ra. Bạn bè của ta giờ trở thành kẻ thù của ta mất rồi, ông ta lại nghĩ thầm.
Ông ta hít vài hơi thật sâu, đau nhói, hy vọng việc đó giúp trấn tĩnh tinh thần. Ông ta biết mình cần bình tĩnh nếu định giữ kín những ý định của mình.
Sự bình tĩnh trong lòng rất quan trọng để có những hành động thuyết phục.
Người đàn ông không xa lạ gì chuyện dối trá, nhưng lúc này tim ông ta vẫn đập thình thịch. Ông ta hít một hơi thật sâu nữa, đau nhói. Mày đã lừa dối mọi người suốt nhiều năm, ông ta tự nhủ. Đó chính là công việc mày đảm nhận.
Sau khi định thần lại, ông ta chuẩn bị quay trở về chỗ Langdon và Sienna.
Màn trình diễn cuối cùng của ta, ông ta nghĩ.
Như một hành động thận trọng cuối cùng trước khi ra khòi nhà vệ sinh, ông ta tháo pin điện thoại di động, để bảo đảm rằng chiếc điện thoại lúc này không còn hoạt động được nữa,
o O o
Trông ông ta tái nhợt, Sienna nghĩ khi người đàn ông bị dị ứng trở lại buồng và ngồi xuống ghế kèm một tiếng thở dài đau khổ.
“Mọi việc ồn chứ?”, Sienna hỏi, vé quan tâm thấy rõ.
Ông ta gật đầu. “Vâng, cảm ơn. Mọi thứ vẫn ổn.”
Rõ ràng đã lĩnh hội được tất cả thông tin người đàn ông định chia sẻ, Sienna chuyển sang chuyện khác. “Tôi lại cần điện thoại của anh”, cô nói. “Nếu anh không phiền, tôi muốn tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin về tổng trấn. Có lẽ chúng ta có thể có câu trả lời trước khi tới thăm St. Mark”
“Không sao”, ông ta nói, móc chiếc điện thoại từ trong túi và kiểm tra lại màn hình. “Ôi, chán thật. Pin của tôi tắt sau cuộc gọi vừa rồi. Có vẻ như giờ nó tắt hẳn rồi.” Ông ta liếc nhìn đồng hồ đeo tay. “Chỉ lát nữa chúng ta sẽ vào Venice. Chúng ta chỉ việc đợi thôi.”
o O o
Năm dặm ngoài khơi nước Ý, trên boong tàu The Mendacium, điều phối viên Knowlton im lặng nhìn Thị Trưởng đi vòng quanh gian buồng như một con thú bị nhốt trong chuồng. Sau cuộc điện thoại, rõ ràng Thị Trưởng đang cố vận hành cỗ máy tư duy, và Knowlton biết tốt hơn là không nên gây ồn ào trong lúc này.
Cuối cùng, người đàn ông nước da sạm nắng lên tiếng, giọng ông ta nghiêm nghị đúng như Knowlton vẫn nhớ. “Chúng ta không có lựa chọn nào khác. Chúng ta cần đưa đoạn video này cho tiến sĩ Elizabeth Sinskey.”
Knovvlton ngồi chết sững, không muốn bộc lộ vẻ ngạc nhiên của mình. Con quỷ tóc bạc ư? Người chúng ta đã giúp Zobrist lẩn tránh suốt cả năm ư? “Vâng, thưa ngài. Tôi sẽ tìm cách gửi thư điện tử đoạn video này cho bà ta phải không?”
“Chúa ơi, không! Khác gì mạo hiểm làm lộ đoạn video này cho công chúng chúng chứ? Sẽ là cả một cơn cuồng loạn. Tôi muốn tiến sĩ Sinskey có mặt trên boong tàu ngay khi các anh đưa được bà ấy tới đây.”
Knowlton trợn mắt nhìn mà không sao tin nổi. Ông ấy muốn giám đốc WHO lên tàu The Mendacium “Thưa ngài việc phá bỏ quy trình bí mật của chúng ta rõ ràng có nguy cơ…”
“Hãy làm đi, Knowlton! NGAY BÂY GIỜ!”
 


Chương 66


FS-2080 đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ con tàu Frecciargento đang lao vùn vụt, trông vào bóng của Robert Langdon phản chiếu trong lớp kính. Vị giáo sư vẫn đang suy nghĩ về những đáp án có thể trả lời câu đố về chiếc mặt nạ người chết mà Bertrand Zobrist đã tạo ra.
Bertrand, FS-2080 nghĩ thầm. Lạy Chúa, mình nhớ anh ấy.
Nỗi đau mất mát nhói lên. Cái đêm hai người gặp gỡ vẫn giống như một giấc mơ kỳ lạ.
Chicago. Trận bão tuyết.
Tháng Giêng, sáu năm về trước… nhưng vẫn có cảm giác như mới hôm qua. Mình đang lê bước trên những đống tuyết trắng dọc Đại lộ Magnificent Mile hút gió, cổ áo dựng đứng lên trong cơn nhòa trắng [32] chói mắt. Dù lạnh, mình vẫn tự nhủ rằng chẳng có gì ngăn nổi mình đi tới đích đến. Tối nay là cơ hội mình được nghe Bertrand vĩ đại nói chuyện… riêng.
Mình đã đọc mọi thứ mà người đàn ông này viết ra, và mình biết mình rất may mắn có được một trong năm trăm tấm vé của sụ kiện nàỵ.
Khi mình đến hội trường, gần như tê cóng vì gió lạnh, mình phát hoảng khi biết rằng gian phòng gần như trống trơn. Buổi nói chyện bị hoãn chăng?! Thành phố gần như ngưng hoạt động do thời tiết… nên Zobrist không đến được tối nay chăng?!
Nhưng anh ấy vẫn đến đó.
Một dáng người cao ráo, lịch lãm bước lên sân khấu.
Anh ấy cao… rất cao… với đôi mắt màu lục lanh lợi sâu thẳm như nắm bắt toàn bộ bí mật của thế giới. Anh ấy nhìn khắp hội trường vắng hoe - chỉ có khoảng một chục người hâm mộ - và mình cảm thấy xấu hổ vì hội trường gần như trống trơn.
Đây chính là Bertrand Zobrist!
Một sự im lặng đáng sợ khi anh ấy đăm đăm nhìn mọi người, nét mặt rắn đanh.
Sau đó, rất đột ngột, anh ấy phá lên cười, đôi mắt màu lục của anh ấy lóe sáng. “Vứt cha cái khán phòng trống trơn này đi thôi”, anh ấy nói “Khách sạn của tôi ở ngay bên cạnh. Chúng ta tới quán rượu nào!”
Mọi người reo hò, và một nhóm nhỏ cùng di chuyển sang quán rượu của khách sạn kế bên, nơi bọn mình cùng quây quần trong một quấn lớn và gọi đồ uống. Zobrist khiến bọn mình thích thú với những câu chuyện về sự nghiệp nghiên cứu của anh ấy, quá trình thành danh và những suy nghĩ của anh ấy về tương lai của ngành điều khiển gen. Rượu vào, chủ đề chuyển sang niềm say mê mới của Zobrist đổi với triết lý Siêu nhân học [33].
“Tôi tin rằng Siêu nhân học là hy vọng duy nhất cho sự tồn tại lâu dài của nhân loại”, Zobrist giảng giải, vạch áo sơ mi và cho tất cả nhìn thấy hình xăm “H+” trên bả vai. “Các bạn thấy đấy, tôi cam kết hoàn toàn.”
Mình cảm thấy như thể mình đang được gặp gỡ riêng một ngôi sao nhạc rock vậy. Mình chưa bao giờ hình dung đến việc một “thiên tài di truyền học” được tôn vinh lại có sức lôi cuốn hoặc hấp dẫn riêng đến vậy. Mỗi lần Zobrist liếc nhìn mình, đôi mắt xanh lục của anh ấy lại làm dấy lên trong mình một cảm giác hoàn toàn khác lạ - một h.am m.uốn nhục dục sâu thẳm.
Đêm trôi đi, cả nhóm thưa dần khi các vị khách lần lượt cáo lỗi rút lui. Đến nửa đêm, chỉ còn mỗi mình ngồi với Bertrand Zobrist.
“Cảm ơn anh vì buổi tối nay”, mình nói với anh ấy, hơi ngà ngà vì quá chén. “Anh đúng là một giáo viên tuyệt vời.”
“Lại tâng bốc phải không?” Zobrist mỉm cười và ghé lại gần hơn, giờ chân bọn mình chạm nhau. “Điều đó sẽ đưa em đi tới mọi nơi đấy,”
Chuyện tán tỉnh rõ ràng không thích hợp tí nào nhưng đó là một đêm gió tuyết tại một khách sạn vẳng vẻ ở Chicago và có cảm giác như thể cả thế giới ngừng lại.
“Vậy em nghĩ gì nào?”, Zobrist nói. “Uống với anh vài ly tại phòng anh nhé?”
Mình như đông cứng lại, biết rõ chắc chắn trông mình giống như một con hươu trước ánh đèn pha.
Đôi mắt của Zobrist hấp háy ân cần. “Để anh đoán nhé”, anh ấy thì thào. “Em chưa bao giờ ở cùng với một người đàn ông nổi tiếng.”
Mình cảm thấy máu dồn lên mặt, cố gắng giấu đi những cảm xúc dâng trào - xấu hổ, phấn khích, sợ hãi. “Thực ra, nói rất thật”, mình nói với anh ấy, “em chưa bao giờ ở cùng bất kỳ người đàn ông nào”,
Zobrist mỉm cười và nhích lại sát hơn. “Anh không biết chắc em đang chờ đợi điều gì, nhưng hãy để anh là người đầu tiên của em.”
Khoảnh khắc ấy, mọi nỗi sợ hãi và thất vọng nhục dục quái lạ từ thời niên thiếu của mình biến mất, như bốc hơi vào màn đêm gió tuyết.
Lần đầu tiên trong đời, mình cảm thấy một nỗi khao khát được giải phóng khỏi tâm lý xấu hổ.
Mình muốn anh ấy!
Mười phút sau, bọn mình đã ở trong phòng khách sạn của Zobrist trần truồng trong vòng tay nhau. Zobrist không vội vàng, bàn tay kiên nhẫn của anh ấy mơn trớn những cảm xúc từ cơ thể ngây dại của mình mà mình chưa bao giờ cảm nhận được trước đó.
Đây là lựa chọn của chính mình. Anh ấy không hề ép buộc mình.
Trong vòng tay ôm ấp của Zobrist, mình cảm thấy như thể mọi thứ trên thế giới đều đâu vào đấy. Mình nằm dài ở đó, đăm đăm nhìn qua cửa sổ ra màn đêm gió tuyết, mình biết mình sẽ theo người đàn ông này tới bất kỳ đâu.
Đoàn tàu Frecciargento đột ngột chậm lại, FS-2080 bừng tỉnh khỏi ký ức hạnh phúc và trở lại với hiện tại buồn rầu.
Bertrand… anh đã đi rồi.
Đêm đầu tiên bên nhau của họ là bước khởi đầu của một hành trình kỳ lạ.
Mình còn hơn là người tình của anh ấy. Mình là tín đồ của anh ấy.
“Cầu Liberta”, Langdon nói, “Chúng ta sắp đến nơi rồi.”
FS-2080 gật đầu buồn bã, mắt nhìn ra vùng nước trong vịnh Veneta, nhớ lại đã từng có lần dong buồm ở đây cùng Bertrand. Một hình ảnh yên bình giờ đây tan biến thành ký ức hãi hùng cách đây một tuần.
Mình có mặt ở đó khi anh ấy nhảy khỏi tháp Badia.
Đôi mắt mình là đôi mắt cuối cùng anh ấy nhìn thấy.
 


Chương 67


Chiếc Netjets Citation Excel xóc nảy qua tầng không khí nhiễu mạnh khi nó lao vút lên trên từ sân bay Tassignato và chao về phía Venice. Trên máy bay, tiến sĩ Elizabeth Sinskey không chú ý mấy đến chuyến khởi hành chẳng mấy êm ả trong lúc bà lơ đễnh mân mê cái bùa của mình và nhìn ra khoảng không trống rỗng bên ngoài cửa sổ.
Cuối cùng họ đã thôi tiêm thuốc cho bà, và đầu óc Sinskey đã tỉnh táo hơn. Trên ghế bên cạnh bà, đặc vụ Brüder vẫn im lặng, có lẽ đang thắc mắc về sự thay đổi kỳ lạ của các sự kiện vừa mới diễn ra.
Mọi thứ đều đảo ngược, Sinskey nghĩ bụng, vẫn đang phải cố gắng tin vào những gì bà vừa chứng kiến.
Ba mươi phút trước, họ ào tới cái sân bay nhỏ xíu để chặn đầu Langdon khi anh lên một chiếc máy bay tư nhân mà anh thuê. Thay tìm thấy vị giáo sư, họ chỉ thấy một chiếc Citation Excel rảnh rỗi cùng hai phi công của hãng Netjets đang rảo bước trên lối đi trải đá và kiểm tra đồng hồ đeo tay.
Chẳng thấy Robert Langdon đâu cả.
Rồi có một cuộc điện thoại gọi tới.
Khi điện thoại réo, Sinskey vẫn ở vị trí bà đã ngồi cả ngày băng ghế sau của chiếc xe thùng đen. Đặc vụ Brüder chui vào xe với vẻ ngơ ngác trên mặt khi trao điện thoại của mình cho bà.
“Một cuộc gọi khẩn cho bà, thưa bà.”
“Ai vậy?”, bà hỏi.
“Ông ấy đề nghị tôi chỉ nói với bà rằng ông ấy có thông tin khẩn cấp muốn cho bà biết về Bertrand Zobrist.”
Sinskey vồ lấy điện thoại. “Tiến sĩ Elizabeth Sinskey đây.”
“Tiến sĩ Sinskey, bà và tôi chưa bao giờ gặp nhau, nhưng tổ chức của tôi chịu trách nhiệm về việc che giấu Bertrand Zobrist trước bà suốt năm qua.”
Sinskey ngồi thẳng dậy. “Cho dù các ông là lũ quái nào thì các ông cũng đang che giấu một kẻ tội phạm!”
“Chúng tôi chẳng làm gì phạm pháp, nhưng điều đó không…”
“Thật lố bịch!”
Người đàn ông ở đầu dây bên kia hít một hơi dài, kiên nhẫn, nói rất mềm mòng. “Bà và tôi sẽ có đủ thời gian để tranh luận về vấn đề đạo đức trong những hành động của tôi. Tôi biết bà không biết tôi, nhưng tôi biết khá nhiều về bà. Ông Zobrist đã trả tôi hậu hĩnh để ngăn bà và những người khác lại gần ông ấy trong năm vừa qua. Giờ tôi đang phá bỏ quy trình nghiêm ngặt của chính mình bằng việc liên lạc với bà. Nhưng, tôi tin rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc hợp tác với nhau. Tôi e rằng Bertrand Zobrist có thể đã làm một chuyện gì đó khủng khiếp.”
Sinskey không thể đoán nổi người đàn ông này là ai, “Ông vừa mới phát hiện điều này phải không?”
“Đúng như vậy. Vừa mới đây.” Giọng ông ta nghiêm chỉnh.
Sinskey cố gẳng gạt bỏ hết lớp mạng nhện. “Ông là ai?”
“Người muốn giúp bà trước khi quá muộn. Tôi có trong tay thông điệp video do Bertrand Zobrist tạo ra. Ông ta đề nghị tôi công bố cho thế giới vào… ngày mai. Tôi nghĩ bà cần xem nó ngay lập tức.”
“Nó nói gì?”
“Không nói được qua điện thoại. Chúng ta cần gặp nhau.”
“Sao tôi biết có thể tin tưởng ông?”
“Bởi vi tôi sắp nói cho bà biết Robert Langdon đang ở đâu… và tại sao anh ta lại hành động lạ lùng như vậy.”
Sinskey thấy choáng váng khi nhắc đến tên Langdon, và bà kinh ngạc nghe lời giải thích lạ lùng. Người đàn ông này dường như đã đồng lõa với kẻ thù của bà suốt năm qua, nhưng khi nghe thấy các tình tiết, lòng bà mách bảo bà cần tin những gì ông ta đang nói.
Mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc đồng ý.
Sự hợp tác của họ dẫn tới việc trưng dụng chiếc Netjets Citation Excel 'bị bỏ rơi'. Sinskey và những người lính giờ đang đuổi về phía Venice, nơi mà theo thông tin của người đàn ông này, Langdon và hai bạn đồng hành hiện đang tới bằng tàu hỏa. Đã quá trễ để gọi cho giới chức địa phương, nhưng người đàn ông trên điện thoại nói đã biết chỗ Langdon đang tới.
Quảng trường St. Mark à? Sinskey cảm thấy một cơn ớn lạnh bà hình dung ra đám đông ở khu vực sầm uất nhất của Venice.
“Sao ông biết chỗ này?”
“Không nói trên điện thoại được”, người đàn ông nói. “Nhưng biết rằng Robert Langdon vô tình đang đi cùng với một nhân vật rất nguy hiểm.”
“Kẻ nào?”
“Một trong những kẻ tâm phúc thân cận nhất của Zobrist”. Nguời đàn ông thở dàì não nề, “Một ké tôi tin tưởng. Thật ngu ngốc, rõ ràng như vậy. Giờ đây tôi tin kẻ đó có thể là một hiểm họa ghê gớm.”
Khi chiếc máy bay tư nhân lao tới sân bay Marco Polo của Venice mang theo Sinskey và sáu người lính, suy nghĩ của Sinskey trở lại với Robert Langdon. Cậu ấy bị mất trí nhớ ư? Cậu ấy không nhớ được gì sao? Tin lạ lùng này, mặc dù giải thích được vài việc, nhưng lại khiến Sinskey càng cảm thấy lo lắng hơn so với chuyện đã kéo vị học giả xuất chúng vào cuộc khủng hoảng này.
Mình khiến cho cậu ấy chẳng còn lựa chọn nào cả.
Gần hai ngày trước, khi Sinskey tuyển mộ Langdon, bà thậm chí còn không để anh quay về nhà lấy hộ chiếu. Thay vào đó, bà thu xếp để anh thuận lợi đi qua sân bay Florence với tư cách liên lạc viên đặc biệt cho Tổ chức Y tế Thế giới…
Khi chíềc C-130 lao ầm ầm lên không và nhắm về phía đông vượt Đại Tây Dương, Sinskey liếc nhìn Langdon ngồi bên cạnh và nhận thấy trông anh không được ổn. Anh đang nhìn chăm chú vào vách của phần thân máy bay không hề có cửa sổ.
“Giáo sư, anh nhận ra chiếc máy bay này không có cửa sổ phải không? Cho tới gần đây, nó vẫn được sử dụng như một phương tiện quân sự.”
Langdon quay lại, mặt tái mét. “Vâng, tôi nhận ra điều đó ngay từ lúc bước chân lên khoang. Tôi không được khỏe khi ở trong những không gian kín mít.”
“Cho nên anh đang vờ như nhìn ra một cửa sổ tưởng tượng à?”
Anh mỉm cười bẽn lẽn. “Đại loại như vậy.”
“Chà, hãy xem thứ này đi”, Bà rút ra một bức ảnh chụp gã kẻ thù mắt xanh lục cao lêu đêu và để nó trước mặt anh. “Đây chính là Bertrand Zobrist.”
Sinskey đã nói cho Langdon biết về cuộc đối đầu của bà với Zobrist tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, niềm say mê của hắn với phương trình Khải huyền Dân số, những nhận xét được loan truyền rộng rãi của hắn về những lợi ích mang tính toàn cấu của Cái chết Đen và đáng sợ nhất là sự biến mất hoàn toàn của hắn trong năm vừa qua.
“Làm thế nào một nhân vật nổi bật nhường ấy lại ẩn nấp được lâu vậy?”, Langdon hỏi.
“Ông ta có rất nhiều trợ giúp. Sự trợ giúp chuyên nghiệp. Thậm chí có lẽ của một chính phủ nước ngoài”
“Chính phủ nào lại chấp nhận việc tạo ra một đại địch chứ?”
“Chính là những chính phủ tìm mọi cách có được các đầu đạn hạt nhân ở chợ đen. Đừng quên rằng một đại dịch hiệu quả cũng chính là một vũ khí sinh hóa tối thượng, và nó rất đáng tiền. Zobrist có thể dễ dàng nói dối các đối tác của mình và trấn an họ rằng sự sáng tạo của hắn có phạm vi hạn chế. Zobrist sẽ là người duy nhất hiểu rõ sáng tạo của hắn thực sự có tác động như thế nào.”
Langdon im lặng.
“Trong bất kỳ trường hợp nào”, Sinskey nỏi, “nếu không phải vì quyền lực hoặc tiền bạc thì những kẻ giúp Zobrist có thể vì chung hệ tư tưởng. Zobrist không thiếu những môn đệ làm bất kỳ việc gì vì hắn. Hắn là một nhân vật tiếng tăm. Thực tế hắn từng có bài phát kiểu tại trường đại học của anh cách đây không lâu”.
“Ở Harvard sao?”
Sinskey rút ra một cây bút và viết lên mép tấm ảnh của Zobrist – chữ H kèm theo một dấu cộng. “Anh rất quen với các biểu tượng”, bà nói, “Anh có nhận ra thứ này không?”
“H cộng”, Langdon thì thào, gật đầu. “Chắc chắn rồi, cách đây mấy mùa hè, nó được trưng ở khắp trường. Tôi cứ đinh ninh của một hội thảo hóa học gì đó.”
Sinskey bật cười. “Không, đó là những dấu hiệu của Hội nghị thượng đỉnh 'Nhân văn cộng' 2010 - một trong những cuộc gặp lớn nhất về Siêu nhân học. H cộng là biểu tượng của phong trào Siêu nhân học.”
Langdon nghiêng đầu, như thể cố lĩnh hội thuật ngữ.
“Siêu nhân học”, Sinskey nói, “là một phong trào trí thức, một dạng triết thuyết, và nó nhanh chóng bén rễ trong cộng đồng khoa học. Cơ bản nó nói rằng con người cần sử dụng công nghệ để vượt lên những nhược điểm cố hữu trong cơ thể mình. Nói cách khác bước tiếp theo trong quá trình tiến hóa của con người là chúng ta bắt đầu kiến tạo bản thân mình về mặt sinh học”.
“Nghe đáng ngại quá”, Langdon nói.
“Như tất cả mọi thay đổi, chỉ là vấn đề mức độ. Về mặt kỹ thuật, chúng ta kiến tạo bản thân đã nhiều năm - phát triển các loại vắc xin giúp trẻ em miễn dịch trước một số bệnh tật nhất định… bại liệt, đậu mùa, thương hàn. Sự khác biệt là ở chỗ giờ đây, với những đột phá của Zobrist trong lĩnh vực điều khiển di truyền chuỗi phôi, chúng ta đang học cách tạo ra những kiểu miễn dịch có thể thừa kế được, những thứ sẽ tác động đến người nhận ở cấp độ chuỗi phôi lõi - làm cho tất cả thế hệ kế tiếp miễn dịch trước bệnh đó.”
Langdon trông thảng thốt. “Vậy loài người cơ bản sẽ trải qua một bước tiến hóa làm cho mình miễn dịch với thương hàn chẳng phải không?”
“Đúng hơn là một bước tiên hóa có sự hỗ trợ”, Sinskey đính chính. “Bình thường, quá trình tiến hóa - cho dù đó là loài cá thở bằng phổi phát triển đôi chân hay loài vượn phát triển ngón cái biết riêng rẽ - đều phải mất hàng nghìn năm. Giờ đây chúng ta có thể tạo ra những thích nghi di truyền triệt để chỉ trong một thế hệ. Những người đề xướng công nghệ này coi nó là biểu hiện cao nhất của 'sự tồn tại loài tương thích nhất' theo thuyết Darwin – con người trở thành loài học được cách cải tiến quá trình tiến hóa của chính mình.”
“Nghe giống như đang thay vai trò của Chúa vậy”, Langdon đáp.
“Tôi hoàn toàn đồng ý”, Sinskey nói. “Tuy nhiên, Zobrist cũng như nhiều nhân vật Siêu nhân học khác, lớn tiếng cho rằng chính nghĩa vụ tiến hóa của loài người là có toàn quyền sử dụng tất cả sức mạnh của mình - chẳng hạn, đột biến di truyền chuỗi phôi - đế cải thiện với tư cách một giống loài. Vấn đề là cấu tạo di truyền của chúng ta giống như một ngôi nhà dựng bằng những lá bài, mỗi lá gắn kết và được hỗ trợ bởi rất nhiều lá khác, thường theo những cách thức chúng ta không hiểu được. Nếu chúng ta tìm cách loại bỏ chỉ một đặc điểm của con người thôi, chúng ta có thế khiến cho hàng trăm đặc điểm khác thay đổi theo, có lẽ tạo ra những hậu quà tai hại.”
Langdon gật đầu. “Cho nên tiến hóa mới là một quá trình dần dần.”
“Chính xác!”, Sinskey nói, cảm thấy mỗi khắc trôi qua bà càng thán phục vị giáo sư này. “Chúng ta đang chắp vá một quá trình phải mất rất lâu để tạo đựng. Đây là những quãng thời gian nguy nan. Giờ đây đúng là chúng ta có khả năng kích hoạt các chuỗi gene nhất định để làm cho con cháu chúng ta thêm khéo léo, có khả năng chịu đựng, sức mạnh và thậm chí trí thông minh - cơ bản là một chủng loài siêu hạng. Nhưng cá nhân 'được củng cố' theo gìả thuyết này được nhóm Siêu nhân học gọi là hậu nhân loại, một số người trong bọn họ còn tin rằng đó sẽ là tương lai giống loài chúng ta.”
“Nghe lạ tai như thuyết Ưu sinh vậy, Langdon đáp lời.
Câu nói đó khiến cho Sinskey sởn gai ốc.
Vào những năm 1940, các nhà khoa học Quốc xã nghĩ ra một công nghệ mà họ gọi bằng thuật ngữ “thuyết Ưu sinh” – cố gắng sử dụng phương pháp điều khiển gene sơ khai để tăng tỷ lệ những người có các đặc điểm di truyền “mong muốn” nhất định, trong khi giảm tỷ lệ sinh của những người có các đặc đíểm “không mong muốn bằng”.
Thanh lọc sắc tộc ở cấp độ di truyền.
“Có những điểm tương đồng”, Sinskey thừa nhận, “và dù khó hình dung người ta sẽ tạo tác một chủng người mới như thế nào, có nhiều người thông minh tin rằng điều quan trọng với sự tồn vong là chúng ta phải bắt đầu quá trình đó. Một trong những cộng tác viên của tạp chí 'Siêu nhân học H+' đã mô tả phương pháp khiển di truyền chuỗi phôi như là 'bước rõ ràng kế tiếp' và cho rằng nó 'cô đặc tiềm năng đích thực của giống loài chúng ta'.” Sinskey tạm nghỉ. “Thêm nữa, để bảo vệ cho tạp chí ấy, họ còn đăng lên bài viết trên tạp chí Discover nhan đề 'Ý tưởng nguy hiểm nhất trên thế giới'”
“Tôi nghĩ tôi đứng về nhóm thứ hai”, Langdon nói “ít nhất cũng từ quan điềm văn hóa xã hội.”
“Tại sao?”
“Chà, tôi cho rằng những hình thức thúc đẩy di truyền - rất giống phẫu thuật thẩm mỹ - khá tốn kém, phải không nào?”
“Dĩ nhiên. Không phải ai cũng đủ khả năng cải thiện bản thân hoặc con cái mình.”
“Có nghĩa là những hình thức thúc đẩy di truyền hợp pháp lập tức tạo ra một thế giới của những người có và không có. Chúng ta đã có một hố sâu ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo nhưng phương pháp điều khiển di truyền sẽ tạo ra một chủng tộc siêu nhân và… những người bị xem là cận nhân. Bà có nghĩ người ta lo ngại về một phần trăm người siêu giàu đang điều khiển thế giới không? Hãy hình dung nếu một phần trăm đó cũng chính là giống loài siêu việt - thông minh hơn, khỏe lơn, lành mạnh hơn. Đó sẽ là động cơ chín muồi cho chế độ nô lệ hoặc thanh lọc sắc tộc.
Sinskey mỉm cười với vị học giả điển trai bên cạnh. “Giáo sư, anh nắm bắt rất nhanh những gì tôi tin là cạm bẫy nghiêm trọng nhất của phương pháp điều khiển di truyền.”
“Chà, có thể tôi nắm bắt được điều đó, nhưng tôi vẫn chưa hiểu Zobrist. Toàn bộ tư tưởng Siêu nhân học này dường như nhằm cải thiện nhân loại, làm cho chúng ta khỏe hơn, cứu chữa các bệnh chết người, làm tăng tuổi thọ của chúng ta. Nhưng quan điểm của Zobrist về tình trạng quá tải dân số dường như lại tán thành việc giết bớt người. Những ý tưởng của ông ta về Siêu nhân học và quá tải dân số có vẻ mâu thuẫn nhau, phải không?”
Sinskey thở dài não nề. Đó là một câu hỏi thú vị, và rủi thay, nó lại có câu trả lời rất rõ ràng và đáng ngại. “Zobrist hoàn toàn tin vào Siêu nhân học, ở chỗ làm cho giống loài tốt hơn thông qua công nghệ, tuy nhiên, hắn cũng tin loài người sẽ tuyệt chủng trước khi có cơ hội làm được việc đó. Thực tế, nếu không có ai hành động, dân số quá đông sẽ giết chết loài người trước khi chúng ta có cơ hội nhận ra triển vọng của phương pháp điều khiển di truyền.”
Mắt Langdon mở to. “Vậy là Zobrist muốn giảm bớt loài người… để có thêm thời gian?”
Sinskey gật đầu. “Hắn từng mô tả mình giống như kẻ mắc kẹt trên một con tàu nơi hành khách tăng gấp đôi sau mỗi giờ, trong khi hắn đang cố hết sức dùng một chiềc thuyền cứu sinh trước khi con tàu chìm do chính sức nặng của nó.” Bà ngừng lại, “Hắn chủ trương đẩy bớt một nửa số người trên tàu xuống biển.”
Langdon nheo mắt “Một suy nghĩ đáng sợ.”
“Chắc chắn. Đừng nhầm lẫn về nó”, bà nói. “Zobrist tin chắc rằng việc quyết liệt kiềm chế dân số loài người một ngày nào đó sẽ được ghi nhận như là hành động tối thượng của chủ nghĩa anh hùng… thời khắc loài người chọn cách tồn tại.”
“Như tôi đã nói, thật đáng sợ.”
“Còn hơn thế vì Zobrist không hề là kẻ duy nhất mang suy nghĩ ấy. Khi Zobrist chết, hắn trở thành một kẻ tử vì đạo đối với rất nhiều người. Tôi không biết chúng ta sẽ đối phó với những ai khi đến Florence, nhưng chúng ta sẽ cần rất cẩn trọng. Chúng tôi sẽ không phải là người duy nhất cố gắng truy tìm cho ra dịch bệnh này, và vì sự an toàn của anh, chúng tôi không thể để cho kẻ nào biết anh có mặt ở Ý để truy tìm nó.”
Langdon kể cho bà nghe về người bạn của anh là Ignazio Busoni, một chuyên gia về Dante, người Langdon tin có thể giúp anh vào Cung điện Vecchio sau giờ mở cửa để xem xét bức tranh có chữ 'cerca trova', như trong máy chiếu của Zobrist. Busoni có thể cũng giúp Langdon hiểu câu trích dẫn kỳ lạ về cặp mắt chết chóc.
Sinskey vuốt mái tóc bạc dài của mình ra sau và chăm chú nhìn Langdon. “Hãy tìm và sẽ thấy, giáo sư ạ. Thời gian đang cạn dần.”
Sinskey bước lại một phòng chứa trên máy bay và lấy chiếc ống bảo quản chất nguy hiểm loại bảo mật nhất của WHO-loại có khả nảng khóa bằng sinh trắc học.
“Đưa ngón tay cái của anh đây”, bà nói và đặt ống trước mặt Langdon.
Langdon có vẻ ngơ ngác nhưng làm theo.
Sinskey cài đặt chương trình cho cái ống để Langdon là người duy nhất có thể mở được. Sau đó bà cầm lấy cái máy chiếu nhỏ xíu vả đút nó vào bên trong ống.
“Hãy nghĩ nó như một hộp khóa có thể mang theo người”, bà mỉm cười nói.
“Với một biếu tượng nguy hiểm sinh học ư?” Langdon có vẻ không thoải mái.
“Đó là tất cả những gì chúng tôi có. Nói một cách lạc quan, sẽ không ai dùng nó gây rối,”
Langdon xin phép duỗi chân và sử dụng nhà vệ sinh. Trong khi anh rời đi, Sinskey cố gắng nhét cái ống đã niêm kín vào túi áo khoác của anh. Rất tiếc nó lại không vừa.
Cậu ấy không thể công nhiên mang cái máy chiểu này trước bao cặp mắt được. Bà ngẫm nghĩ một lúc và sau đó quay trở lại phòng chứa đế lấy một con dao mổ và một túi chỉ khâu. Với độ chính xác chuyên nghiệp, bà rạch một đường trên lớp lót áo khoác của Langdon rồi cẩn thận khâu một chiếc túi bí mật bằng đúng kích cỡ cần để giấu cái ống nghiệm.
Khi Langdon trở lại, bà vừa hoàn thành xong đường khâu cuối cùng.
Vị giáo sư sững lại và trợn mắt nhìn như thể bà vừa làm hỏng bức Mona Lisa vậy. “Bà nhét vào lớp lót chiếc áo Harris Tweed của tôi à?”
“Yên tâm đi, giáo sư”, bà nói. “Tôi là một bác sĩ phẫu thuật được đào tạo. Các mũi khâu đều rất chuyên nghiệp.”
 


Chương 68


Nhà ga Santa Lucia của Venice là một công trình thấp và trang nhã làm từ đá xám và bê tông. Nó được thiết kế theo phong cách tối giản hiện đại, với mặt tiền để trống không có ký hiệu nào ngoại trừ một biểu tượng - hai chữ cái FS có cánh - biểu tượng của hệ thống đường sắt bang, Ferrovie dello Stato.
Vì nhà ga nằm ở cực tây con kênh Đại Vận Hà [34] nên hành khách đến Venice chỉ cần bước một bước ra khỏi nhà ga là thấy mình hoàn toàn ngập chìm trong cảnh quan, mùi vị và âm thanh đặc trưng của Venice.
Với Langdon, mùi mặn mòi của một làn gió đại dương trong lành đẫm vị món pizza trắng của những người bán hàng rong trên phố bên ngoài nhà ga luôn là thứ đến với anh trước tiên. Hôm nay, gió từ phía đông thổi vào không khí cả mùi dầu diesel từ hàng dài taxi nước trống không đang đỗ gần đó, phía trên mặt kênh. Hàng chục chủ thuyền vẫy tay và hét mời du khách, hy vọng kéo được một vị khách lên taxi, thuyền đáy bằng, phà, hay xuồng cao tốc cá nhân.
Cảnh nhộn nhạo trên mặt nước, Langdon thầm nghĩ, mắt nhìn cảnh “kẹt xe nổi”. Ít nhiều, cảnh tắc nghẽn hẳn sẽ khiến người ta phát điên ở Boston nhưng lại rất thú vị tại Venice.
Bên kia kênh một tầm ném đá, mái vòm màu xanh đồng mang tính biểu tượng của nhà thờ San Simeone Piccolo vươn cao trên bầu trời về chiều. Nhà thờ này là một trong những công trình có kiến trúc pha trộn nhiều nhất ở châu Âu. Mái vòm dốc một cách khác thường cùng thánh đường hình tròn theo phong cách Byzantine, trong khi cổng vào điện thờ bằng đá cẩm thạch có cột đỡ rõ ràng lại theo khuôn mẫu lối vào kiểu Hy Lạp cố điển của đền Patheon tại Rome. Trên đỉnh lối vào chính là phần trán tường ngoạn mục bằng đá cẩm thạch đẽo nổi tính tế, mô tả nhiều vị thánh tử đạo.
Venice là một bảo tàng ngoài trời, Langdon nghĩ, ánh mắt anh nhìn xuống dòng nước kênh vỗ ì oạp vào bậc cấp nhà thờ. Một bảo tàng đang từ từ chìm xuống. Mặc dù vậy, khả năng ngập lụt dường như không đáng kế so với mối đe dọa mà Langdon sợ rằng lúc này vẫn đang ẩn nấp bên dưới thành phố này.
Và không ai có ý tưởng gì…
Bài thơ ở mặt sau chiếc mặt nạ người chết của Dante vẫn còn trong tâm trí Langdon, và anh thắc mắc liệu những dòng thơ sẽ dẫn họ tới đâu. Anh vẫn giữ bản chép lại bài thơ trong túi áo, nhưng còn chiếc mặt nạ thạch cao - theo gợi ý của Sienna - Langdon đã bọc vào giấy táo và bí mật cất bên trong một tủ khóa tự phục vụ ở ga tàu. Mặc dù đó là chỗ cất giữ rất không hợp lý đối với một hiện vật quý giá, nhưng hộc tủ chắc chắn vẫn an toàn hơn so với việc cứ mang theo chiếc mặt nạ thạch cao vô giá đi khắp thành phố toàn nước là nước này.
“Robert?”, Sienna vượt lên trước cùng với Ferris, ra hiệu về chiếc taxi nước, “Chúng ta không có nhiều thời gian”.
Langdon vội đi nhanh về phía họ, mặc dù là người say mê kiến trúc, anh gần như vẫn không thể tin đuợc khi phải trải qua một chuyến đi vội vàng dọc theo Đại Vận Hà. Có lẽ không trải nghiệm nào tại Venice thú vị hơn việc ngồi trên phà vaporetto tuyến số 1 - loại xe buýt nước không mái che chính của thành phố - nhất là buổi tối và ngồi ở phía trước khi những thánh đường và cung điện tràn ngập ánh sáng trôi về phía sau.
Hôm nay không có phà rồi, Langdon nghĩ. Những xe buýt dưới nước này có tiếng là chậm, và taxi nước sẽ là lựa chọn nhanh hơn. Nhưng thật không may, vào thời điểm này, đoàn nguời đứng xếp hàng chờ taxi bên ngoài nhà ga có vẻ như dài vô tận.
Ferris, thấy rõ là không có lòng dạ nào chờ đợi, nhanh chóng đứng ra giải quyết vấn đề. Với một tập tiền mặt hậu hĩnh ông ta nhanh chóng gọi được một chiếc limousine nước - chiếc Veneziano Convertible bằng gỗ gụ Nam Phi hào nhoáng. Mặc dù chiếc thuyền trang nhã này sang quá mức cần thiết nhưng chuyến đi sẽ nhanh chóng và bảo đảm riêng tư - chỉ mất mười lăm phút chạy dọc Đại Vận Hà tới Quảng trường St. Mark.
Người lái thuyền của họ là một anh chàng điển trai mặc bộ đồ hiệu Armani may đo. Trông anh ta giống một tài tử điện ảnh hơn là lái tàu, nhưng nói cho cùng, đây là Venice, mảnh đất của nét thanh lịch Ý.
“Maurizio Pimponi”, anh chàng giới thiệu, nháy mắt với Sienna trong khi chào đón cả nhóm lên thuyền. “Vang trắng Prosecco? Rượu chanh Limoncello? Hay sâm panh?”
“Không, cảm ơn”, Sienna đáp và nói nhanh như bắn liên thanh bằng tiếng Ý để hướng dẫn anh ta đưa họ tới Quảng trường St. Mark càng nhanh càng tốt.
“Chắc chắn rồi!” Maurizio nháy mắt lần nữa. “Thuyền của tôi là chiếc nhanh nhất ở Venezia…”
Khi Langdon và hai người kia ngồi xuống những chiếc ghế bọc vải nhung ở phần khoang không mái che, Maurizio cho động cơ Volvo Penta của thuyền chạy ngược, đưa nó lùi xa bờ một cách thành thục. Sau đó anh ta đánh tay lái sang phải và rồ máy lao tới, lách chiếc thuyền lớn của mình qua cả đám thuyền đáy bằng, khiến cho rất nhiều chủ thuyền mặc sơ mi kẻ vung tay bực bội khi những chiếc thuyền đen bóng bảnh bao của họ nhấp nhô chao đảo do đợt sóng anh ta tạo ra.
“Xin lỗi nhé”, Maurizio lên tiếng cáo lỗi. “Khách VIP.”
Chỉ trong vài giây, Maurizio đã thoát ra khỏi đám đông tắc nghẽn ở ga Santa Lucia và lao băng băng về phía đông, dọc theo Đại Vận Hà. Khi họ tăng tốc bên dưới vòm cầu Ponte degli Scalzi [35], Langdon ngửi thấy hương vị ngọt ngào đặc trưng của món mì xào mực ống seppie al nero - loại mì giữ nguyên sắc đen của chính con mực tuyệt hảo của địa phương - đang ngào ngạt bay ra từ các nhà hàng có mái vòm dọc bờ kênh. Khi họ vòng theo một khúc quành của con kênh, nhà thờ mái vòm đồ sộ San Geremia hiện ra trước mắt.
“Saint Lucia”, Langdon thì thầm, đọc rõ tên vị thánh còn khắc bên hông nhà thờ. “Xương của những người mù lòa.”
“Anh nói sao cơ?”, Sienna ngó lại, hy vọng Langdon có thể đoán ra thêm điều gì đó về bài thơ bí ẩn.
“Không có gì”, Langdon nói. “Ý nghĩ lạ lùng, có lẽ không có gì.” Anh chỉ về phía nhà thờ. “Hãy nhìn dòng chữ khắc? Thánh Lucia được chôn cất ở đó. Thỉnh thoảng tôi có giảng về nghệ thuật viết thánh truyện - nghệ thuật khắc họa các vị thánh Thiên Chúa giáo, và tôi vừa chợt nghĩ ra Thánh Lucia là thánh bảo trợ của người mù.”
“Thánh Lucia”, Maurizio xen vào, vẻ háo hức muốn góp chuyện, “Vị thánh của người mù! Các vị có biết chuyện không?” ông chủ thuyền ngoảnh nhìn lại họ và hét to át cả tiếng động cơ. “Lucia đẹp đến mức tất cả đàn ông đều thèm khát nàng. Cho nên, để giữ mình thanh khiết vì Chúa và bảo vệ trinh bạch, Lucia đã tự móc mắt mình.”
Sienna xuýt xoa, “Đó là hết lòng.”
“Để thưởng cho sự hy sinh của nàng”, Maurizio nói thêm, “Chúa ban cho nàng một đôi mắt còn đẹp hơn nữa!”.
Sienna nhìn Langdon. “Anh ta biết rõ chuyện đó vô lý đúng không?”
“Chúa khiến người ta tin bằng những cách thức huyền bí.” Langdon nhận xét, hình dung ra hai mươi bức vẽ theo trường phái Thợ Cả [36] nổi tiếng mô tả Thánh Lucia bưng cặp nhãn cầu của mình trên một chiếc đĩa phẳng.
Có rất nhiều khảo dị về câu chuyện Thánh Lucia, nhưng tất cà đều nhắc đến việc Lucia tự móc đôi mắt khiến người ta thèm khát của mình và đặt lên một chiếc đĩa phẳng để đưa cho người theo đuổi nàng một cách cuồng si và khảng khái tuyên bố: “Đây, anh đã có thứ anh thèm muốn… và giờ tôi cầu xin anh để cho tỏi được yên!”, Điều kỳ lạ là chính Kinh Thánh đã khơi nguồn cảm hứng cho hành động tự hủy hoại mình của Lucia, mãi mãi gắn kết nàng với lời răn nổi tiếng của Chúa Jesus: “Nếu mắt con làm dịp tội [37] con, hãy moi đôi mắt đó và vứt đi”.
'Moi', Langdon ngẫm nghĩ, nhận ra cũng chính từ này được dùng trong bài thơ. Hãy tìm gã tổng trấn bội bạc của Venice, kẻ moi xương cả người mù lòa.
Cảm thấy khó hiểu với sự trùng hợp này, anh băn khoăn không biết liệu có phải đây là một ẩn ý rằng Thánh Lucia chính là người mù lòa được nhắc đến trong bài thơ không.
“Maurizio”, Langdon gọi to, tay chỉ nhà thờ San Geremia. “Hài cốt của thánh Lucia ở trong nhà thờ đó phải không?”
“Đúng rồi, một ít thôi”, Mauricio nói trong khi điều khiển thuyền bằng một tay rất điệu nghệ và ngoái lại nhìn các vị khách của mình, chẳng cần để tâm đến thuyền bè đi lại phía trước. “Nhưng hầu như là không còn. Thánh Lucia rất được yêu kính nên di cốt của bà phân tán ở nhiều nhà thờ trên khắp thế giới. Người dân Venice yêu kính Thánh Lucia nhất, dĩ nhiên rồi, và vì thế chúng tôi tưởng niệm…”
“Maurizio”, Ferris gọi to. “Thánh Lucia bị mù, anh thì không. Nhìn đằng trước kìa!”
Maurizio cười rất thoải mái và đánh tay lái vừa kịp để khéo léo tránh đâm phải một chiếc thuyền vừa sáp tới.
Sienna chăm chú nhìn Langdon. “Anh đã hiểu được gì rồi? Gã tổng trấn moi xương cả người mùa lòa à?”
Langdon mím môi. “Anh không dám chắc.”
Anh nhanh chóng kể cho Sienna và Ferris câu chuyện về thánh tích của Thánh Lucia - di cốt của bà - được xem là câu chuyện lạ lùng nhất trong số truyện về các vị thánh. Người ta cho rằng, khi nàng Luda xinh đẹp khước từ những lời tán tỉnh của một kẻ quyền thế theo đuổi, gã này đã tố giác nàng và nàng bị thiêu sống, nhưng theo truyền thuyết, thân xác nàng không cháy. Vì d.a thịt nàng không bắt lửa nên người ta tin rằng di hài của nàng có quyền năng đặc biệt và bất kỳ ai sở hữu được chúng đều có một tuổi thọ kéo dài.
“Hài cốt có phép thần thông ư?”, Sienna hỏi
“Phải, người ta tin như vậy, và đó là lý đo di hài của bà phân tán khắp thế giới. Trong suốt hai thiên niên kỷ, những nhà lãnh đạo uy quyền đều tìm cách né tránh tuổi già và cái chết bằng việc sở hữu xương cốt của thánh Lucia. Xương của bà bị đánh cắp, rồi lại bị nẫng tay trên, được hoàn trả về chỗ cũ, và bị chia nhỏ nhiều lần hơn bất kỳ vị thánh nào khác. Xương của bà đã qua tay ít nhất cả tá những nhân vật uy quyền nhất trong lịch sử.”
“Bao gồm cả một gã tổng trấn bội bạc à?”, Sienna hỏi.
Hãy tìm gã tổng trấn bội bạc của Venice, kẻ cắt rời những chiếc đầu ngựa… và moi xương cả người mù lòa.
“Rất có thể”, Langdon nói, lúc này đã nhận ra rằng Hỏa ngục của Dante có nhắc đến Thánh Lucia rất rõ. Lucia là một trong ba người phụ nữ được ban phước đã giúp gọi Virgil tới giúp Dante thoát khỏi địa ngục. Hai nguời phụ nữ kia là Đức mẹ Đồng trinh Mary và nàng Beatrice yêu dấu của Dante, nhưng Dante đặt Thánh Lucia ở vị trí cao nhất trong số họ.
“Nếu anh đúng trong chi tiết này”, Sienna nói, giọng đầy phấn khích, “thì cũng chính gã tổng trấn bội bạc đã cắt rời những đầu ngựa…”
“Và còn đánh cắp xương của Thánh Lucia nữa”, Langdon kết luận.
Sienna gật đầu. “Điều đó sẽ thu hẹp bản danh sách của chúng ta đáng kể đấy.” Cô đưa mắt nhìn Ferris. “Anh có chắc điện thoại của anh không hoạt động không? Chúng ta có thể tìm kiếm trên mạng về…”
“Chết ngắc rồi”, Ferris nói. “Tôi vừa kiểm tra. Rất tiếc.”
“Chúng ta sắp đến đó bây giờ.” Langdon nói. “Tôi tin chắc chúng ta có thể tìm được câu trả lời gì đó tại Thánh đường St.Mark”
St.Mark là mảnh ghép duy nhất mà Langdon thấy chắc chắn trong câu đố. Bảo quán mạ vàng của tri thức thánh thiêng. Langdon hy vọng thánh đường sẽ hé lộ nhân dạng của vị tổng trấn bí ẩn… và từ đó, nếu may mắn, sẽ là tòa cung điện cụ thể mà Zobrist đã lựa chọn để tung ra đại dịch của hắn. Vì ở đây, con quái vật của địa phủ chờ đợi.
Langdon cố gắng gạt khỏi tâm trí mình bất kỳ hình ảnh nào về đại dịch, nhưng chẳng có tác dụng gì. Anh hay tự hỏi thành phố lạ thường này trông như thế nào vào thời kì hoàng kim của nó lúc là trung tâm thương mại của châu Âu, trước khi trận đại dịch hạch làm thành phố suy yếu đến mức nó bị người Ottoman chinh phục, rồi đến Napoleon. Theo những thông tin thu thập được, không còn thành phố nào trên thế giới đẹp hơn thế, sự giàu có và văn hóa của dân cư nơi đây là không thể so sánh được.
Nhưng thật mỉa mai, chính thị hiếu sính những thứ xa xỉ nước ngoài của người dân ở đây đã đưa tai họa đến - bệnh dịch hạch chết người từ Trung Quốc tràn đến Venice trên lưng những con chuột bám theo các thương thuyền. Đại địch từng tiêu diệt hai phần ba dân số Trung Quốc đã tràn đến châu Âu và nhanh chóng tàn sát một phần ba dân số ở đây - trẻ cũng như già, giàu cũng như nghèo.
Langdon đã đọc những mô tả về cuộc sống ở Venice trong thời kỳ dịch hạch bùng phát. Không có nhiều đất khô để an táng người chết, những xác người sưng tấy trôi nổi trên các dòng kênh, một số khu vực tắc nghẽn xác chết đến mức các công nhân phải làm việc như những phu kéo gỗ và đẩy các xác chết ra biển. Dường như những lời cầu nguyện không thể xoa dịu cơn cuồng nộ của đại dịch. Đến khi các quan chức của thành phố nhận ra chính lũ chuột gây ra bệnh dịch thì đã quá muộn, nhưng Venice vẫn ban hành một sắc lệnh, theo đó mọi con tàu đều phải buông neo ngoài khơi đủ bốn mươi ngày trước khi được phép bốc dỡ hàng hóa. Đến hôm nay, con số bốn mươi - quaranta trong tiếng Ý vẫn như là một lời nhắc hãi hùng về nguồn gốc của từ quarantine [38].
Khi thuyền của họ tăng tốc vượt qua một khúc quành nữa trên kênh, có một tấm vải bạt đỏ thường thấy trong dịp lễ hội phất phơ làn gió nhẹ, kéo sự chú ý của Langdon khỏi những ý nghĩ u ám về cái chết để hướng đến một tòa nhà ba tầng trang nhã bên trái anh.
SÒNG BẠC VENEZIA: XÚC CẢM VÔ HẠN.
Langdon chưa bao giờ hiểu hết các ngôn từ trên băng rôn sòng bạc, nhưng tòa nhà theo phong cách Phục Hưng ấn tượng chính là một phần trong cảnh quan Venice kể từ thế kỷ XVI. Từng nổi tiếng là một biệt thự tư nhân, giờ đây nó chính là sòng bạc sang trọng. Vào năm 1883, đây còn là nơi chứng kiến cái chết vì đột quỵ của nhà soạn nhạc Richard Wagner ngay sau khi ông soạn xong vở opera Parsifal.
Kế bên phải sòng bạc là một mặt tiền trát vữa nhám theo phong cách Baroque có treo một băng rôn còn lớn hơn, màu xanh dương thẫm, ghi rõ CA' PESARO: PHÒNG TRIỂN LÃM QUỐC TẾ NGHỆ THUẬT HIỆN ĐẠI. Nhiều năm trước, Langdon đã từng vào trong này và xem kiệt tác Nụ hôn của Gustav Klimt khi tác phẩm được mượn từ Vienna. Tác phẩm diễn dịch bằng vàng lá chói lọi của Klimt mô tả cặp tình nhân quấn lấy nhau đã khơi gợi trong anh một cảm xúc mãnh liệt, và cho tới hôm nay, Langdon vẫn biết ơn Phòng triển lãm Ca' Pesaro của Venice vì đã đánh thức niềm say mê suốt đời của anh dành cho nghệ thuật hiện đại.
Maurizio cho thuyền chạy tới, giờ lao nhanh hơn vào dòng kênh rộng.
Phía trước, cây cầu Rialto nổi tiếng đứng sừng sững ở vị trí nửa quãng đường tới Quảng trường St. Mark. Khi họ tới gần, chuẩn bị vọt qua dưới gầm cầu, Langdon nhìn lên và thấy một bóng người đơn độc đứng bất động bên lan can, nhìn chòng chọc xuống họ với gương mặt u ám.
Bộ mặt đó vừa quen thuộc vừa đáng sợ.
Theo bản năng, Langdon lùi lại.
Bộ mặt đó xám xịt và dài thuỗn, có đôi mắt lạnh lẽo chết chóc với một cái mũi mỏ chim dài.
Chiếc thuyền vừa lướt qua phía dưới bóng người hắc ám thì Langdon nhận ra đó chỉ là một du khách đang khoe món đồ mới mua được - một trong hàng trăm chiếc mặt nạ dịch hạch được bán ra mỗi ngày tại chợ Rialto gần đó.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, thứ phục sức kia dường như rất ma quái.
 


Chương 69


Quảng trường St Mark nằm ở đầu mút phía nam Đại Vận Hà của Venice, nơi thủy lộ này nhập vào biển khơi. Nhìn xuống chỗ giao thoa nguy hiểm này là pháo đài hình tam giác mộc mạc mang tên Dogana da Mar - Văn phòng Thuế quan Hàng hải - với tòa tháp canh từng trấn giữ cho Venice trước sự xâm lăng của ngoại bang. Ngày nay, tòa tháp được thay thế bằng một quả cầu vàng rất lớn và một cái chong chóng thời tiết có hình nữ thần may mắn, mỗi khi thay đổi hướng theo chiều gió đều nhắc cho các thủy thủ gắn bó với đại dương nhớ đến sự khó lường của số phận.
Khi Maurizio cho chiếc thuyền bóng bẩy lướt về cuối con kênh, biển khơi sóng vỗ hiện ra trước mặt họ đầy hăm dọa. Robert Langdon đã đi theo tuyến đường này nhiều lần trước đó, mặc dù luôn bằng một chiếc phà lớn hơn nhiều, và anh cảm thấy không thoải mái khi chiếc limousine của họ nhao lên những ngọn sóng cồn đang cuộn lên từng đợt.
Để tới được cầu cảng của Quảng trường St Mark, thuyền của họ cần vượt qua một vùng đầm tắc nghẽn với hàng trăm phương tiện thủy, từ những du thuyền sang trọng đến tàu chở dầu, các thuyền buồm tư nhân, và cả những tàu lớn đồ sộ. Có cảm giác như thể họ đang ra khỏi một con đường thôn quê và hòa vào một siêu xa lộ tám làn xe vậy.
Sienna có vẻ bối rối không kém khi nhìn thấy con tàu chở khách cao mười tầng lừng lững đang lướt qua trước họ, chỉ cách có ba trăm thước. Các sàn tàu lố nhố hành khách, tất cả đều bu lấy lan can chụp ảnh Quảng trường St Mark từ phía biển. Trong vệt nước cồn lên của con tàu, ba chiếc tàu khác xếp hàng chờ đến lượt lướt qua danh thắng nổi tiếng nhất của Venice. Langdon từng nghe nói rằng trong những năm gần đây, số tàu thuyền đã tăng lên nhanh đến mức có cả chuỗi tàu biển bất tận qua lại suốt ngày đêm.
Ở ví trí cầm lái, Maurizio nhìn dãy tàu chở khách đang lướt qua và nhìn sang trái nơi có một cầu cảng có mái che nằm cách đó không xa. “Tôi đỗ ở quán rượu Harry's nhé?” Anh ta ra hiệu về phía nhà hàng nổi tiếng vì đã sáng chế ra món đổ uống Bellini [39]. “Đi bộ đến Quảng trường St. Mark không xa lắm đâu.”
“Không được, đưa chúng tôi đi hết đường đi” Ferris yêu cầu, chỉ tay qua đầm nước về phía những cầu cảng của Quảng trường St. Mark.
Maurizio nhún vai hiền lành. “Sẽ được như ý các vị thôi. Đi nào!”
Tiếng động cơ rồ lên và chiếc limousine bắt đầu cắt qua mặt nước gợn sóng, lao vào một trong những luồng lạch có phao tiêu dánh dấu. Những con tàu lớn chở khách đang lướt qua trông chẳng khác gì các tòa nhà nổi, lằn sóng của chúng xô những chiếc thuyền tựa như những cái phao bẩn.
Trước sự ngạc nhiên của Langdon, hàng chục chiếc thuyền đáy bằng cũng đang băng băng vượt đầm nước như họ. Những thân thuyền thanh mảnh - dải gần một trăm hai mươi mét và nặng hơn sáu trăm cân - có vẻ rất vững vàng trong vùng nước sóng gió. Mỗi thuyền do một người chèo vững chân điều khiển. Họ đứng trên bên mạn trái thân thuyền, mặc áo sơ mi kẻ sọc đen trắng truyền thống và điều khiển một mái chèo duy nhất gắn vào mép thuyền bên phải. Mặc dù sóng lớn nhưng thấy rõ chiếc thuyền đáy bằng nào cũng nghiêng nghiêng sang trái đẩy bí ẩn, một điều kỳ quái mà Langdon biết là do kết cấu phi đối xứng của thuyền. Tất cả thân thuyền đáy bằng đều uốn cong về bên phải, ngược với phía lái thuyền, để khắc phục xu hướng thuyền cứ xoay sang trái do chèo thuyền bên phải.
Maurizio tự hào chỉ vào một trong những chiếc thuyền đáy bằng khi họ chạy qua nó. “Các vị thấy thiết kế kim loại ở đằng trước không?”, anh ta gọi với lại qua vai, làm hiệu về phía món đồ trang trí trang nhã nhô ra từ mũi thuyền. “Đó là bộ phận kim loại duy nhất trên thuyền đáy bằng - gọi là ferro di prua - lưỡi hái sắt mũi thuyền. Đó chính là hình ảnh của Venice!”
Maurizio giải thích rằng bộ phận trang trí hình lưỡi hái nhô lên từ mũi thuyền đáy bằng ở Venice có một ý nghĩa biểu trưng. Hình dạng uốn cong của ferro đại diện cho Đại Vận Hà, sáu răng của nó thể hiện cho sáu quận hay sestieri của Venice, và phần lưỡi thuôn là mũ sắt cách điệu của quan tổng trấn Venice.
Quan tổng trấn, Langdon nghĩ thầm, ý nghĩ của anh quay trở lại với nhiệm vụ trước mắt. Hãy tìm gã tổng trấn bội bạc của Venice, kẻ cắt rời những đầu ngựa… và moi xương cả người mù lòa.
Langdon đưa mắt ngước nhìn dải đất ven bờ phía trước, nơi một công viên nhỏ có trồng cây tiếp giáp với mép nước. Vượt lên trên những ngọn cây in bóng lên bầu trời không gợn mây là tòa tháp bằng gạch đỏ của tháp chuông St. Mark, trên đỉnh có Tổng lãnh thiên thần Gabriel bằng vàng dõi mắt nhìn xuống từ độ cao chóng mặt, gần một trăm mét.
Trong một thành phố mà mọi vật dù cao lớn đến đâu cũng đều có xu hướng dễ chìm nghỉm, thì tòa tháp sừng sững Campanile di San Marco cũng chỉ giống như một ngọn đèn tín hiệu cho tất cả những ai mạo hiểm tiến vào cái mê cung kênh rạch và ngõ hẹp của Venice.
Khi một du khách bị lạc đường, chỉ cần nhìn lên bầu trời, sẽ nhận ra đường trở lại Quảng trường St. Mark. Langdon, vẫn thấy khó tin rằng tòa tháp đồ sộ này từng sụp đổ vào năm 1902, để lại một đống gạch vụn khổng lồ ngay Quảng trường St Mark. Điều kỳ lạ là chỉ có duy nhất một chú mèo bị thương vong trong thảm họa đó.
Du khách tới Venice sẽ được trải nghiệm cảm giác độc đáo khi đến thăm những cảnh quan đẹp đến ngỡ ngàng của nơi này, nhưng địa điểm ưa thích của Langdon luôn là Riva degli Schiavoni. Khu vực đi đạo lát đá rộng rãi này ngay kề mép nước và được xây dựng từ thế kỷ IX bằng phù sa nạo vét. Nó chạy dài từ xưởng tàu cũ đến tận Quảng trường St Mark.
Dọc theo nó là các quán cà phê xinh xắn, những khách sạn trang nhã, và thậm chí cả nhà thờ của gia đình Antonio Vivaldi [40]. Điểm khởi đầu của Riva là tại xưởng đóng tàu cổ của Venice - nơi mùi hương nồng nồng của chất nhựa cây đun sôi từng tràn ngập không khí khi những người thợ đóng tàu quét nhựa nóng lên những con tàu chưa hoàn thiện để bít kín các lỗ thủng. Người ta đồn rằng chính một lần tới thăm các xưởng đóng tàu này mà Dante Alighieri có cảm hứng đưa những dòng sông nhựa sôi sùng sục vào Hỏa ngục của mình như một công cụ trừng phạt.
Langdon đưa mắt sang phải bám theo Riva chạy dọc bên nước, và dừng lại ở đoạn cuối rất ấn tượng của khu vực đi dạo này. Ở đây, trên rìa tận cùng phía nam của Quảng trường St Mark, không gian lát đá rộng rãi này tiếp xúc trực tiếp với biển. Vào thời hoàng kim của Venice, chỗ vách bờ dựng đứng này được tự hào đặt tên là “rìa của tất cà nền văn minh”.
Hôm nay, khoảng không gian dài ba trăm thước nơi Quảng trường St. Mark gặp gỡ biển cả, vẫn như mọi khi có không dưới trăm chiếc thuyền đáy bằng sơn đen bập bênh va vào bờ neo, mũi thuyền hình lưỡi hái nhô lên ngụp xuống trên nền những tòa nhà bằng đá cẩm thạch trắng của quảng trường.
Langdon vẫn không hiểu vì lý do gì mà cái thành phố nhỏ bé – chỉ rộng gấp đôi công viên Central Park ở New York - vươn lên từ biển khơi này lại có thể trờ thành đế chế rộng lớn và giàu có nhất phương Tây.
Khi Maurizio cho thuyền chạy lại gần hơn, Langdon có nhận ra quảng trường chính đông nghịt người. Napoleon từng gọi Quảng trường St. Mark là “phòng khách của châu Âu”, và theo cảnh tượng nhìn thấy, “gian phòng” này đang chủ trì một đại tiệc đông nghịt khách khứa. Toàn bộ quảng trường trông như thể bị chìm dưới sức nặng của các vị khách tới chiêm ngưỡng.
“Chúa ơi”, Sienna thì thào, mắt nhìn đám đông khách tham quan.
Langdon không rõ có phải cô nói như vậy vì sợ rằng Zobrist có thể đã lựa chọn một địa điểm đông đúc như thế này để tung ra đại dịch của hắn, hay bởi vì cô cảm thấy rằng trên thực tế Zobrist có thế có lý khi cảnh báo về những hiểm họa của tình trạng quá tải dân số.
Mỗi năm Venice đón tiếp một số lượng du khách đông kinh khủng - ước tính chiếm đến một phần ba ngàn dân số thế giới - khoảng hai mươi triệu khách trong năm 2000. Với con số một tỉ người được bổ sung vào dân số thế giới kể từ thời gian đó, giờ đây hàng năm, thành phố này đang phải rên rỉ dưới sức nặng của thêm ba triệu du khách nữa. Venice, giống như chính hành tinh này, chỉ có một không gian nhất định, và đến một lúc nào đó sẽ không còn khả năng nhập đủ lương thực, xử lý đủ lượng chất thải, hay tìm đủ gi.ường ngủ cho tất cả những người muốn tới thăm nó.
Ferris đứng gần đó, nhưng mắt không nhìn về phía đất liền mà lại nhìn ra biển, quan sát tất cả những con tàu đang tiến vào.
“Anh ổn chứ?”, Sienna hỏi, mắt nhìn ông ta vẻ tò mò.
Ferris quay phắt lại. “Ơ, tốt thôi… chỉ đang suy nghĩ.” Ông ta hướng lên phía trước và gọi Maurizio: “Đậu càng gần St. Mark càng tốt nhé”.
“Không thành vấn đề!” Anh chàng lái thuyền vẫy tay. “Hai phút thôi.”
Chiếc limousine nước giờ đã đến ngang tầm Quảng trường St. Mark, và Dinh Tổng trấn đứng uy nghiêm bên tay phải họ, nổi bật trên bờ biển.
Là một ví dụ hoàn hảo cho kiến trúc Venetian Gothic, tòa cung điện này chẳng khác gì một bài tập về cách tiết chế sự tao nhã. Không hề có những tháp pháo hay tháp canh vẫn gắn liền với cung điện của Pháp hay Anh, công trình này được tạo hình như một lăng trụ vuông vức rất lớn, đem lại không gian vô cùng rộng rãi phía bên trong, là nơi lưu trú của chính phủ trọng yếu cùng bộ máy hỗ trợ của tổng trấn.
Nhìn từ đại dương, tòa cung điện đồ sộ bằng đá vôi trắng trông có vẻ ngạo nghễ nếu không tiết chế một cách thận trọng hiệu ứng ấy bằng cách bổ sung thêm những mái cổng, cột trụ, hàng lang ngoài và những lỗ răng cưa hình lá bốn thùy. Những hoa văn kỳ lạ bằng đá vôi hồng xuất hiện khắp mặt ngoài, gợi cho Langdon nhớ đến pháo đài Alhambra [41] ở Tây Ban Nha.
Khi thuyền áp sát bờ neo hơn, Ferris có vẻ lo lắng trước đám đông phía trước cung điện. Một đám đông khác tụ tập trên cầu, và mọi thành viên đều đang chỉ tay xuống một dòng kênh hẹp cắt giữa hai khu rộng lớn của Dinh Tổng trấn.
“Họ đang nhìn gì thế?”, Ferris thắc mắc, giọng đầy lo lắng.
“Il Ponte del Sospiri”, Sienna đáp. “Một cây cầu nổi tiếng của Venice.”
Langdon nhìn xuống con kênh chật hẹp về phía một đường hầm kín mít có chạm trổ rất đẹp uốn vòng giữa hai tòa nhà. 'Cầu thở dài', anh nghĩ thầm, nhớ lại một bộ phim mình rất thích khi còn bé là A Little Romance, được xây dựng dựa trên câu chuyện rằng nếu lúc hoàng hôn, hai người trẻ tuổi hôn nhau dưới cây cầu này trong khi Nhà thờ St. Mark đổ chuông, thì tình yêu của họ sẽ mãi mãi bền vững. Cái ý niệm vô cùng lãng mạn ấy đọng lại trong Langdon suốt cả đời anh. Dĩ nhiên, còn có lý do nữa là bộ phim có diễn viên chính là một thiếu nữ mười bốn tuổi đáng yêu có tên Diane Lane, khiến cho Langdon lập tức mê mẩn. Đó là thứ tình cảm thời niên thiếu mà Langdon chưa bao giờ muốn lãng quên.
Nhiều năm sau, Langdon thấy sợ khi biết rằng cầu Thở dài có tên gọi như vậy không phải từ những tiếng thở hổn hển đầy đam mê, mà từ những tiếng thở dài đau khổ. Hóa ra, cái lối đi kín mít ấy có chức năng nối giữa dinh của tổng trấn và nhà tù của ông ta, nơi những người tù héo hon và qua đời, tiếng rên rỉ đau khổ của họ vọng qua những ô cửa sổ chặn lưới sắt trổ dọc theo con kênh hẹp.
Langdon từng tới thăm nhà tù một lần, và rất ngạc nhiên khi biết rằng những buồng giam đáng sợ nhất không phải là những buồng ngang mực nước, vốn thường xuyên bị ngập, mà là những buồng ở sàn trên cùng của cung điện đích thực - gọi là piombi do có phần mái ốp chì khiến cho những gian buồng ấy nóng khủng khiếp vào mùa hè và lạnh cóng vào mùa đông. Người tình vĩ dại Casanova [42] đã từng là một người tù trong piombi vì bị tòa án dị giáo buộc tội thông dâm và làm gián điệp, anh ta sống sót qua mười lăm tháng bị giam cầm và trốn thoát bằng cách lừa cai ngục.
“Chú ý vào!” Maurizio quát to với một người điều khiển thuyền đáy bằng khi chiếc limousine của họ lướt vào vị trí buông neo mà chiếc thuyền kia vừa bỏ trống. Anh ta tìm thấy một nơi ở phía trước khách sạn Danieli, chỉ cách Quảng trường St. Mark và Dinh Tổng trấn một trăm thước.
Maurizio quăng một sợi dây quanh cọc neo và nhảy lên bờ, như thể đang thử vai cho bộ phim phiêu lưu lục lâm thảo khấu. Khi đã buộc chắc thuyền, anh ta quay lại và chìa một tay xuống thuyền như muốn giúp các vị khách lên bờ.
“Cảm ơn anh”, Langdon nói lúc anh chàng Ý vạm vỡ kéo anh lên bờ.
Ferris theo sau, trông hơi thiếu tập trung và lại liếc nhìn ra ngoài biển.
Sienna là người cuối cùng lên bờ. Khi nhấc bổng cô lên bờ, anh chàng Marizio điển trai nhìn xoáy vào cô như hàm ý rằng cô sẽ có một quãng thời gian tuyệt vời hơn nữa nếu hất cẳng hai gã đồng hành và ở lại trên thuyền với anh ta. Sienna dường như không chú ý.
“Cảm ơn, Maurizio”, cô lơ đễnh nói, ánh mắt tập trung vào Dinh Tổng trấn gần đó.
Sau đó, không bỏ lỡ một bước, cô cùng Langdon và Ferris hòa vào đám đông.
 

Chương 70


Được đặt theo tên một trong những nhà du hành lừng danh một lịch sử, sân bay quốc tế Marco Polo nằm cách Quảng trường St. Mark bốn dặm về phía bắc trên vùng nước của phá Veneta.
Nhờ dịch vụ bay riêng xa xỉ, Elizabeth Sinskey vừa rời máy bay chỉ mới mười phút thì đã băng băng lướt sóng vượt qua phá trên chiếc xuồng chở khách màu đen, kiểu viễn tưởng – một chiếc Dubois SR52 Blackbird – do chính người lạ mặt nói chuyện trên điện thoại lúc trước gửi tới.
Thị Trưởng.
Với Sinskey, sau khi bị giữ ở phía sau chiếc xe thùng suốt cả ngày, không khí của đại dương như tiếp thêm sinh lực cho bà. Bà ngoảnh mặt về phía làn gió mằn mặn và để cho mái tóc bạc của mình xổ tung về phía sau. Gần hai tiếng đã trôi qua kể từ khi bị tiêm mũi cuối cùng, rốt cuộc bà đã thấy tỉnh táo. Lần đầu tiên kể từ tối qua, Elizabeth Sinskey được là chính mình.
Đặc vụ Brüder ngồi bên cạnh bà cùng với đội của anh ta. Không ai trong số họ nói một lời. Nếu họ lo lắng về cuộc hẹn hò bất thường này, thì họ đều lập tức biết rõ suy nghĩ ấy không phù hợp ở đây, bởi quyết định không phải do họ đưa ra.
Chiếc xuồng phăm phăm lao về phía trước cho tới khi một hòn đảo lớn hiện dần ra ở bên phải, bờ đảo điểm những tòa nhà gạch thấp cùng những ống khói, Murano, Elizabeth nhận ra đó là những nhà máy thổi thủy tinh nổi tiếng.
Mình không tin được là mình trở lại đây, bà thầm nghĩ, lòng ngập tràn một nỗi buồn tê tái. Một vòng tròn trọn vẹn.
Nhiều năm trước, khi còn học ở trường y, bà đã tới Venice cùng với vị hôn phu của mình và tới thăm Bảo tàng Thủy tinh Murano. Ở đó, vị hôn phu của bà chú ý đến một vật xoay tròn thủy tinh thổi bằng tay rất đẹp và vô tình nói rằng ông muốn có vật giống như thế để một ngày nào đó đem treo trong phòng con nhỏ của họ. Cảm thấy có lỗi vì đã giữ kín bí mật đau lòng quá lâu, cuối cùng Elizabeth đã bộc bạch với ông về chứng hen suyễn lúc còn nhỏ và những buổi điều trị bằng glucocorticoid tai hại đã hủy hoại cơ quan sinh sản của bà.
Elizabeth không bao giờ biết được liệu sự thiếu trung thực hay chuyện vô sinh của bà đã biến trái tim người đàn ông trẻ thành sắt đá. Nhưng một tuần sau, bà rời Venice mà không còn chiếc nhẫn đính hôn.
Vật kỷ niệm duy nhất về chuyến đi đau khổ đó chính là chiếc bùa lam ngọc. Cây gậy Asclepius là một biểu tượng thích hợp cho y học – một liều thuốc đắng trong trường hợp này – nhưng bà đã luôn đeo nó kể từ khi đó.
Chiếc bùa quý giá của mình, bà thầm nghĩ. Món quà chia tay từ một người đàn ông muốn mình sinh con cho anh ấy.
Ngày nay, đối với bà, các đảo Venice không còn lãng mạn, những ngôi làng biệt lập của chúng gợi lên ý nghĩ không phải về tình yêu mà về những khu vực kiểm dịch từng được thiết lập trên đó để kiểm soát Cái chết Đen.
Khi chiếc tàu Blackbird lao qua đảo San Pietro, Elizabeth nhận ra họ đang hướng đến một du thuyền màu xám rất lớn, hình như buông neo ở một luồng nước sâu, chờ họ đến.
Con tàu màu xám kim khí trông như một hạng mục trong chương trình lá chắn của quân đội Hoa Kỳ. Cái tên ghi rõ ở phía sau không cho biết điều gì về thể loại tàu cả.
The Mendacium?
Con tàu hiện ra càng lúc càng lớn hơn, chỉ chốc lát Sinskey đã có thể nhìn rõ một bóng người đơn độc đứng trên boong sau – một người đàn ông cô độc, nhỏ bé, nước da rám nắng, đang quan sát họ qua ống nhòm. Khi chiếc Blackbird tiến lại khoang neo đậu ở phía sau tàu The Mendacium, người đàn ông bước xuống thang để đón họ.
“Tiến sĩ Sinskey, chào mừng bà lên tàu.” Người đàn ông sạm nắng lịch thiệp bắt tay bà, bàn tay ông ta mềm và nhẵn, không thể là tay của một thủy thủ. “Tôi rất mừng vì bà đến. Xin hãy theo tôi.”
Khi cả nhóm leo lên vài tầng, Sinskey mới chú ý đến cách bài trí giống như các buồng ngăn ô nhộn nhịp. Con tàu kỳ lạ này thực tế chứa nhiều người, nhưng không có ai nghỉ ngơi cả - tất cả bọn họ đều đang làm việc.
Làm việc gì chứ?
Khi họ leo tiếp lên cao, Sinskey có thể nghe rõ tiếng động cơ rất mạnh của con tàu chạy ầm ầm, tạo ra một lằn nước sâu khi con tàu bắt đầu chuyển động.
Chúng ta đi đâu đây nhỉ? Bà cảnh giác thắc mắc.
“Tôi muốn nói chuyện riêng với tiến sĩ Sinskey”, người đàn ông nói với mấy người lính, hơi ngừng lại để nhìn Sinskey. “Nếu bà thấy tiện?”
Elizabeth gật đầu.
“Thưa ngài”, Brüder miễn cưỡng nói, “Tôi đề nghị một bác sĩ trên tàu kiểm tra cho tiến sĩ Sinskey. Bà ấy có một số…”
“Tôi không sao”, Sinskey xen vào. “Thực sự. Nhưng cũng cảm ơn anh”
Thị Trưởng nhìn Brüder một lúc lâu và sau đó ra hiệu về phía một bàn thức ăn đồ uống đã được bố trí trên boong. “Nghỉ ngơi đi. Các anh cần như vậy. Chỉ lát nữa là các anh phải quay vào bờ rồi”
Không bận tâm thêm nữa, Thị Trưởng quay lưng lại gã đặc vụ và dẫn Sinskey vào một phòng khánh tiết cũng là phòng làm việc trang nhã, đóng cửa lại phía sau.
“Bà uống một chút chứ?”, ông ta hỏi, ra hiệu về phía quầy rượu.
Bà lắc đầu, vẫn đang cố tìm hiểu không gian kỳ lạ xung quanh mình. Người đàn ông này là ai? Ông ta làm gì ở đây?
Lúc này vị chủ nhà đang quan sát bà, những ngón tay của ông ta đỡ bên dưới cằm. “Chắc bà biết ông khách Bertrand Zobrist của tôi gọi bà là ‘con quỷ tóc bạc’ phải không?”
“Tôi cũng có một số tên gọi dành cho hắn.”
Người đàn ông không để lộ cảm xúc gì trong lúc đi về phía bàn làm việc và chỉ tay xuống một cuốn sách to. “Tôi rất muốn bà xem thứ này.”
Sinskey bước lại và nhìn trang bìa. Hỏa ngục của Dante à? Bà nhớ lại những hình ảnh chết chóc rùng rợn mà Zobrist đã cho bà xem trong cuộc gặp gỡ của họ tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại.
“Zobrist cũng cho tôi xem thứ này hai tuần trước. Còn có một dòng chữ nữa.”
Sinskey chăm chú nhìn dòng chữ viết tay trên trang bìa. Nó có chữ ký của Zobrist.
“Bạn thân mến của tôi, cảm ơn bạn vì đã giúp tôi tìm ra đường đi.
Thế giới cũng cảm ơn bạn.”
Sinskey cũng cảm thấy rùng mình. “Ông đã giúp hắn tìm ra con đường nào?”
“Tôi không hề biết. Hay đúng hơn, cho tới vài tiếng trước thì tôi vẫn chưa biết.”
“Còn bây giờ?”
“Giờ tôi đã phải tạo ra một ngoại lệ hiếm hoi trong quy trình của mình… và tôi mời bà đến.”
Sinskey đã đi cả một chặng đường dài và không có tâm trí đâu cho một cuộc trò chuyện khó hiểu. “Thưa ông, tôi không biết ông là ai, hay ông đang làm việc quái gì trên con tàu này, nhưng ông nợ tôi một lời giải thích. Hãy cho tôi biết tại sao ông lại che giấu một kẻ đang bị Tổ chức Y tế Thế giới tích cực truy lùng.”
Bất chấp giọng nói nóng nảy của Sinskey, người đàn ông vẫn trả lời rất khẽ như thì thào. “Tôi nhận ra bà và tôi đang làm việc vì những mục tiêu xung đột với nhau, nhưng tôi mong rằng chúng ta nên quên đi quá khứ. Tương lai, như tôi cảm nhận được, chính là những gì đòi hỏi chúng ta phải chú tâm ngay lập tức.”
Nói xong, người đàn ông rút ra một thẻ nhớ nhỏ màu đỏ và cắm vào máy tính của mình, ra hiệu cho bà ngồi xuống. “Bertrand Zobrist tạo ra đoạn video này, Ông ta muốn tôi phát tán nó cho ông ta vào sáng mai.”
Sinskey chưa kịp đáp lại thì màn hình máy tính đã chuyển sang lờ mờ và bà nghe thấy những âm thanh nhè nhẹ của nước. Một khung cảnh bắt đầu hiện rõ trong bóng tối của lòng hang ngập nước, giống như một cái hồ chìm dưới lòng đất. Điều lạ lùng là có vẻ như nước đã được chiếu sáng từ bên trong, phát ra thứ ánh sáng đỏ đòng đọc rất kỳ quái.
Tiếng nước róc rách vẫn tiếp tục, máy quay lia xuống dưới và chìm hẳn vào làn nước, định vị trên nền hang phủ đầy bùn. Bắt vít xuống nền hang là tấm biển hình chữ nhật sáng loáng khắc ngày tháng và một cái tên bên trên.
“TẠI NƠI NÀY, VÀO NGÀY NÀY,
THẾ GIỚI THAY ĐỔI MÃI MÃI.”
Ngày tháng chính là ngày mai. Còn cái tên là Bertrand Zobrist.
Elizabeth Sinskey thấy rùng mình. “Chỗ này là đâu vậy?!”, bà hỏi. “Chỗ này là nơi nào?!”
Để đáp lại, Thị Trưởng biểu lộ chút cảm xúc đầu tiên của ông ta – một tiếng thở dài thất vọng và lo lắng. “Tiến sĩ Sinskey”, ông ta đáp, “tôi hy vọng bà có thể biết được câu trả lời cho thắc mắc ấy”.
o O o
Cách đó một dặm, trên lối tản bộ bên bờ nước của Riva degli Schiavoni, cảnh tượng nhìn ra phía biển có chút thay đổi. Nếu có ai đó quan sát kỹ, ắt sẽ nhận ra một du thuyền màu xám rất lớn vừa xuất hiện chỗ mũi đất phía đông. Giờ nó đang hướng về phía quảng trường St.Mark.
'The Mendacium', FS-2080 nhận ra ngay cùng với chút sợ hãi.
Phần thân tàu màu xám không thể lẫn đi đâu được.
Thị Trưởng đang đến… và thời gian đang cạn dần.
 


Chương 71


Luồn lách qua những đám đông người ở Riva degli Schiavoni, Langdon, Sienna và Ferris đi sát theo mép nước, tìm đường tiến vào Quảng trường St. Mark và đến rìa phía nam, nơi quảng trường tiếp giáp biển.
Ở đây, du khách đông nghịt, tạo thành một đám đông chen chúc vây quanh Langdon khi họ cùng đổ dồn tới quảng trường để chụp hai cây cột đồ sộ, sừng sững tại đó.
Cổng chào chính thức đi vào thành phố, Langdon nghĩ thầm, biết rằng địa điểm này từng được dùng cho các vụ hành quyết công khai cho tới cuối thế kỉ XVIII.
Trên đỉnh một trong hai trụ biểu của cổng chào là biểu tượng xuất hiện khắp mọi nơi của Venice – con sư tử có cánh. Trong khắp thành phố, có thể nhìn thấy con sư tử có cánh kiêu hãnh đặt móng vuốt lên một cuốn sách mở có dòng chữ Latin 'Pax tibi Marce, evangelista meus' (Mong người bình yên, Mark, nhà truyền giáo của ta). Theo truyền thuyết, những lời này là của một thiên thần ban cho Thánh Mark khi ngài đến Venice, cùng với lời tiên đoán rằng thân xác ngài sẽ có ngày nằm lại đây. Câu chuyện không xác thực này sau này được người dân Venice biện minh cho việc đoạt hài cốt Thánh Mark từ Alexandria để an táng tại Thánh đường St. Mark. Tới hôm nay, con sư tử có cánh vẫn được xem như biểu tượng của thành phố và gần như có thể nhìn thấy ở mọi chỗ.
Langdon ra hiệu về phía bên phải mình, vượt qua những trụ biểu, bên kia Quảng trường St. Mark. “Nếu chúng ta bị tách ra, hãy gặp nhau ở cửa trước của thánh đường.”
Hai người kia đồng ý và nhanh chóng men theo mé ngoài của đám đông, lần dọc bức tường phía tây của Dinh Tổng trấn để tiến vào quảng trường. Mặc dù có luật cấm việc tự ý cho động vật ăn nhưng những đàn bồ câu được yêu quý của Venice có vẻ vẫn sống khỏe, một số con còn kiếm mồi dưới chân đám đông trong khi những con khác sà xuống các quán cà phê ngoài trời, cướp những gói bánh mì không có ai trông giữ và quấy nhiễu những người hầu bàn mặc lễ phục.
Khu quảng trường rộng lớn này, khác với hầu hết quảng trường ở châu Âu, có hình dáng không phải của một quảng trường mà lại là chữ L. Phần chân ngắn hơn – vẫn được gọi là piazzetta – nối đại dương với Thánh đường St. Mark. Phía trước mặt, quảng trường ngoặt sang trái một góc chín mươi độ để ăn vào phần chân dài hơn, chạy suốt từ thánh đường đến Bảo tàng Correr. Rất lạ là, thay vì chạy thẳng, quảng trường này lại là một hình thang không đều, thu hẹp khá nhiều ở một đầu. Cái ảo giác kiểu ngôi nhà hoạt náo này làm cho quảng trường trông dài hơn nhiều so với thực tế, một hiệu ứng càng tăng lên thấy rõ nhờ mảng gạch lát được bố trí bao lấy những gian hàng sơ khai của các thương gia đường phố ở thế kỉ XV.
Khi tiến đến những khúc ngoặt của quảng trường, Langdon có thể nhìn rõ, thẳng trước mặt cách đó một quãng, mặt kính màu lam lấp loáng của Tháp đồng hồ St. Mark – cũng chính là cái đồng hồ thiên văn nơi điệp viên James Bond ném một tên tội phạm xuống dưới trong phim người đi tìm trăng [43].
Không phải tới thời điểm này, khi đã tiến vào khu quảng trường kín đáo, Langdon mới đánh giá được đầy đủ món quà độc đáo nhất của thành phố này.
Âm thanh.
Hầu như không có xe hơi hay loại xe gắn động cơ nào, Venice vắng hẳn những dòng xe cộ, tàu điện ngầm, và còi xe, nhường không gian âm thanh cho món “lẩu” tiếng động rất đặc trưng và không hề có tí máy móc nào: Tiếng con người, tiếng bồ câu gù, và tiếng vĩ cầm du dương vang lên ở những quán cà phê ngoài trời. Âm thanh của Venice không giống bất kỳ đại đô thị nào trên thế giới.
Khi trời ngả chiều, mặt trời từ phía tây chiếu xuống St. Mark tạo ra những bóng đổ dài trên quảng trường lát gạch, Landon ngước nhìn tòa tháp chuông cao vút vươn cao phía trên quảng trường và sừng sững in trên bầu trời Venice cổ kính. Phần hành lang phía trên của tháp chen chúc hàng trăm con người. Chỉ nghĩ đến việc leo lên đó đã khiến anh rùng mình, cho nên anh cúi đầu xuống và tiếp tục len qua biển người.
o O o
Sienna có thể bám sát Langdon dễ dàng, nhưng Ferris tụt lại phía sau, và Sienna quyết định tách hẳn ra để có thể trông chừng cả hai người. Tuy nhiên, lúc này khi khoảng cách giữa họ thêm cách biệt, cô nôn nóng nhìn lại. Ferris chỉ tay vào ngực mình, tỏ ý ông ta mệt đứt hơi rồi, và ra hiệu cho cô cứ đi tiếp.
Sienna làm theo, nhanh chóng bám sau Langdon và không để mắt đến Ferris nữa. Nhưng khi len lỏi qua đám đông, cô có cảm giác mình đang bị ai đó bám riết. Trong cô dấy lên một nỗi nghi ngờ rất lạ rằng Ferris đang cố tình tụt lại sau, như thể ông ta đang tìm cách tạo ra khoảng cách giữa họ.
Từ lâu đã học được cách tin vào bản năng của mình, Sienna lần vào một hốc tường và từ trong bóng râm nhìn ra, đưa mắt quét qua đám đông phía sau mình và tìm kiếm Ferris.
Ông ta biến đâu rồi?!
Cứ như thế ông ta thậm chí không còn tìm cách bám theo họ. Sienna nhìn kỹ từng gương mặt trong đám đông, và cuối cùng nhìn thấy ông ta. Trước vẻ ngạc nhiên của cô, Ferris dừng lại và cúi thấp, bấm lia lịa trên điện thoại của mình.
Vẫn là cái điện thoại ông ta bảo đã hết pin.
Một cảm giác sợ hãi rất bản năng của cô, và một lần nữa cô biết cô cần phải tin vào nó.
Ông ta đã nói dối mình lúc ở trên tàu.
Khi quan sát Ferris, Sienna cố gắng đoán xem ông ta đang làm gì. Bí mật gửi tin nhắn cho ai đó chăng? Tìm hiểu sau lưng cô chăng? Cố gắng giải quyết bí ẩn trong bài thơ của Zobrist trước khi Langdon và Sienna có thể làm được chăng?
Cho dù lý do là gì thì ông ta cũng đã ngang nhiên lừa dối cô.
Mình không thể tin hắn.
Sienna tự hỏi liệu cô có nên trách móc và đối đầu với ông ta không, nhưng cô nhanh chóng quyết định lẩn vào đám đông trước khi ông ta phát giác ra mình. Cô lại nhắm về phía thánh đường, tìm kiếm Langdon. Mình phải cảnh báo anh ấy đừng tiết lộ thêm gì cho Ferris.
Cô chỉ còn cách thánh đường năm mươi thước thì cảm thấy có người túm chặt lấy áo mình từ phía sau.
Cô xoay lại và thấy mình mặt đối mặt với Ferris.
Người đàn ông bị dị ứng đang thở hổn hển, rõ ràng đã phải len lách qua đám đông để bắt kịp cô. Ông ta có vẻ điên cuồng gì đó mà Sienna không nhận ra trước đó.
“Xin lỗi”, ông ta nói, gần như không thở nổi. “Tôi bị lạc trong đám đông.”
Khoảnh khắc nhìn vào mắt ông ta, Sienna thấy rất rõ.
Ông ta đang che giấu điều gì đó.
o O o
Khi đến được phía trước Thánh đường St. Mark, Langdon ngạc nhiên phát hiện ra rằng hai người bạn đồng hành đều không còn ở phía sau anh. Langdon cũng ngạc nhiên là hoàn toàn không có du khách nào đang đợi vào thăm nhà thờ. Nhưng rồi anh nhận ra giờ đã là chiều muộn ở Venice, thời điểm hầu hết du khách du lịch – do năng lượng giảm sút sau bữa trưa no nê gồm mì sốt và rượu vang – đều quyết định đi dạo trên quảng trường hoặc nhâm nhi chút cà phê thay vì cố thu nạp thêm những chi tiết lịch sử.
Nghĩ rằng Sienna và Ferris sẽ đến bất kì lúc nào, Langdon đưa mắt nhìn lối vào thánh đường trước mặt mình. Đôi khi bị cho là “có quá nhiều không gian ra vào”, phần mặt tiền dưới thấp của tòa nhà gần như bị choán hết diện tích bởi một đội hình năm lối ra vào gồm những nhóm cột trụ, những cổng tò vò uốn cong, và những cánh cửa đồng toang hoác khiến cho công trình, nếu không còn gì khác, luôn rộng mở chào đón.
Là một trong những bản mẫu đẹp nhất của kiến trúc Byzantine ở châu Âu, nhà thờ St. Mark có bề ngoài kỳ lạ và mềm mại, rất nổi bật. Trái ngược với những tòa tháp xám xịt chân phương của nhà thờ Notre-Dame hay Chartres, nhà thờ St. Mark dường như hùng vĩ nhưng lại gần gũi hơn nhiều. Nhà thờ không vươn cao mà trải rộng ra, có đỉnh là năm mái vòm quét sơn trắng, toát ra vẻ thoáng đãng, gần như náo nhiệt. Không ít cuốn sách hướng dẫn du lịch đã phải so sánh St. Mark với một chiếc bánh cưới phủ kem trứng.
Trên đỉnh của mái vòm trung tâm là bức tượng Thánh Mark nhìn xuống dưới quảng trường mang tên mình. Hai chân ngài đặt trên đỉnh một vòm cung sơn màu lam thẫm và có điểm những ngôi sao bằng vàng. Trên phông nền sặc sỡ này, con sư tử có cánh thếp vàng của Venice đứng sừng sững như linh vật lấp lánh của thành phố.
Tuy nhiên, ngay phía dưới con sư tử vàng, Thánh đường St. Mark lại khoe ra một trong những báu vật nổi tiếng nhất của mình – bốn chú ngựa đực bằng đồng to lớn – lúc này đang phản chiếu ánh nắng về chiều.
Đàn ngựa nhà thờ St. Mark.
Trong tư thế như sẵn sàng nhảy xuống quảng trường bất lỳ lúc nào, bốn con ngựa vô giá này – giống như rất nhiều bảo vật tại Venice – được cướp về từ Constantinople trong các cuộc Thập tự chinh. Một tác phẩm nghệ thuât bị tước đoạt khác cũng được trưng ra bên dưới những chú ngựa ở góc tây nam của nhà thời – bức điêu khắc bằng tràng thạch sắc tía vẫn được gọi là Tứ đế [44]. Bức tượng nổi tiếng vì bị gãy mất một chân lúc đoạt được từ Constantinople vào thế kỷ XIII. Thật kỳ diệu, vào những năm 1960, người ta lại đào được cái chân đó ở Istanbul. Venice thỉnh xin mảng tượng thất lạc ấy, nhưng chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phúc đáp bằng một bức điện vỏn vẹn: Các vị đánh cắp bức tượng – chúng tôi giữ lại cái chân của mình.
“Thưa ông, mời ông mua?”, một giọng phụ nữ vang lên, khiến Langdon phải nhìn xuống.
Một phụ nữ Gypsy đẫy đà đang giơ ra một cây gậy dài có treo cả bộ sưu tập những chiếc mặt nạ Venice. Hầu hết đều theo phong cách volto intero rất thịnh hành – những chiếc mặt nạ cách điệu màu trắng che kín mặt thường được phụ nữ đeo trong lễ hội hóa trang
Carnevale. Bộ sưu tập của bà cũng có một số mặt nạ Colombina hóm hỉnh chỉ che nửa mặt, vài cái Bauta cằm nhọn hoắt, và một cái mặt nạ tròn Morretta không quai đeo. Mặc dù có nhiều món hàng sặc sỡ nhưng chính chiếc mặt nạ đen xám duy nhất nằm ở đầu gậy mới khiến Langdon chú ý, đôi mắt chết chóc đầy hăm dọa của nó dường như đang nhìn thẳng xuống anh qua cái mũi mỏ chim dài.
Bác sĩ dịch hạch. Langdon ngoảng mặt đi, không cần phải nhớ thêm mình đang làm gì ở Venice này.
“Ông mua không?”, người phụ nữ Gypsy nhắc lại.
Langdong mỉm cười và lắc đầu. “Chúng rất đẹp, nhưng không, cảm ơn bà.”
Khi người phụ nữa rời đi, ánh mắt Langdon dõi theo cái mặt nạ dịch hạch đáng ngại trong lúc nó lắc lư phía trên đám đông. Anh thở dài nặng nề và ngước mắt nhìn lại bốn chú ngựa đồng trên ban công tầng hai.
Một ý nghĩ vụt đến với anh.
Langdon cảm thấy mọi yếu tố đột ngột va vào nhau – Đàn ngựa nhà thờ St. Mark, những chiếc mặt na Venice, và những vật cướp về từ Costantinople.
“Chúa ơi”, anh thì thầm. “Đúng nó rồi!”
 


Chương 72


Robert Langdon sững sờ.
Đàn ngựa nhà thờ St. Mark!
Bốn chú ngựa oai vệ này – với những cái cổ vương giả và vòng cổ khỏe khoắn của chúng – làm hiện lên trong Langdon một ký ức bất ngờ, mà giờ đây anh nhận ra nó chứa đựng lời giải thích cho một yếu tố quan trọng trong bài thơ bí ẩn in trên chiếc mặt nạ người chết của Dante.
Langdon đã từng tham dự tiệc cưới của một nhân vật nổi tiếng tại trang trại Runnymede lịch sử ở New Hampshire – quê hương của chú ngựa vô địch giải Kentucky Derby có tên Hình ảnh Vũ công [45]. Là một phần trong chương trình tiếp đón thịnh soạn, các quan khách được xem một màn trình diễn của nhóm kịch ngựa nổi tiếng Behind the Mask – một chương trình tuyệt vời trong đó các kỵ sĩ biểu diễn mặc trang phục lộng lẫy của Venice, giấu kín mặt sau những chiếc mặt nạ volto intero. Đàn ngựa ô Friesian của nhóm là những con ngựa to lớn nhất Langdon từng thấy. Những con vật ấn tượng có vóc dáng cao lớn nhất Langdon từng thấy. Những con vật ấn tượng có vóc dáng cao lớn này phi ầm ầm qua sân, để lộ những tảng cơ bắp cuồn cuộn, cặp vó gắn lông chim, và cái bờm dài gần một mét tung bay phía sau cái cổ dài duyên dáng của chúng.
Vẻ đẹp của những sinh vật này để lại trong Langdon ấn tượng mạnh mẽ đến mức khi về đến nhà, anh đã ngay lập tức tìm kiếm trên mạng và phát hiện ra rằng giống ngựa đực này từng được các vị vua thời Trung cổ ưa chuộng và dùng làm ngựa chiến, nhưng trong những năm gần đây, chúng đã bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng. Vốn được biết đến như là Equus robustus, cái tên Friesian hiện đại của giống ngựa này là món quà tôn vinh quê hương chúng – Friesland, một tỉnh của Hà Lan, cũng là nơi họa sĩ đồ họa xuất chúng M. C. Escher chào đời.
Hóa ra, chính thân hình mạnh mẽ của những chú ngựa Friesian thời xưa đã truyền cảm hứng thẩm mỹ cho Đàn ngựa nhà thờ St. Mark đẹp đến mức được xếp vào hàng “những tác phẩm nghệ thật thường xuyên bị đánh cắp nhất trong lịch sử”.
Langdon trước giờ vẫn tin rằng vinh dự đáng ngờ này thuộc về tác phẩm Ghent Altarpiece và có lướt xem trang web Hiệp hội Nghiên cứu Tội phạm nghệ thuật (ARCA) để xác thực giả thuyết của mình. Hiệp hội không đưa ra xếp hạng tuyệt đối nào, nhưng họ cung cấp một câu chuyện ngắn gọn về cuộc đời phiền toái của những tượng điêu khắc vốn luôn là mục tiêu tranh cướp ấy.
Bốn chú ngựa bằng đồng được đúc trên đảo Chios vào thế kỷ IV bởi một điêu khắc gia Hy Lạp khuyết danh. Chúng nằm nguyên ở đó cho tới khi được Hoàng đế Theodosius II [46] mang tới Constantinople để trưng bày tại trường đua Hippodrome [47]. Sau đó, trong cuộc Thập tự chinh thứ tư, khi binh lực của Venice cướp phá Constantinople, quan tổng trấn đương quyền đã ra lệnh chở bốn bức tượng quý giá bằng thuyền về tận Venice. Do trọng lượng và kích thước chúng rất lớn nên việc vận chuyển là gần như bất khả thi, song cuối cùng, những chú ngựa này cũng được đưa đến Venice vào những năm 1254, và được dựng phía trước mặt tiền của Vương cung Thánh đường St. Mark.
Hơn nửa thiên niên kỷ sau đó, vào năm 1797, Napoleon chinh phạt Venice và đoạt lấy những chú ngựa cho mình. Chúng được chở về Paris và kiêu hãnh xuất hiện trên nóc Khải hoàn môn. Cuối cùng, năm 1815, Napoleon bị đánh bại tại Waterloo và chịu đày ải, đàn ngựa đã bị hạ xuống khỏi Khải hoàn môn và vận chuyển bằng tàu ngược trở lại Venice, nơi chúng được dựng lại trên ban công phía trước của Thánh đường St. Mark.
Mặc dù Langdon đã khá quen với câu chuyện về đàn ngựa này, nhưng trang web của ARCA còn có một đoạn thông tin khiến anh giật mình.
“Phần vòng cổ trang trí được người Venice thêm vào cổ ngựa năm 1204 nhằm che đi chỗ đầu bị cắt đứt để dễ chuyên chở bằng tàu từ Constantinople về Venice”
Vị tổng trấn đã ra lệnh cắt đứt đầu Đàn ngựa nhà thờ St. Mark ư? Langdon dường như không tài nào nghĩ ra nổi.
“Robert?”, tiếng Sienna gọi to.
Langdon bừng tỉnh khỏi những suy nghĩ của mình, quay lại nhìn Sienna đang len qua đám đông cùng với Ferris đi sát bên cạnh.
“Những con ngựa trong bài thơ!”, Langdon hét to đầy phấn khởi. “Anh nghĩ ra rồi!”
“Cái gì cơ?”, Sienna có vẻ ngơ ngác.
“Chúng ta đang tìm kiếm một vị tổng trấn bội bác chặt đứt đầu những con ngựa đấy thôi!”
“Vâng?”
“Bài thơ không nói đến những con ngựa sống.” Langdon chỉ tay lên cao phía trên mặt tiền của nhà thờ St. Mark, nơi một cột nắng chói chang đang chiếu sáng bốn bức tượng đồng. “Nó nói đến những con ngựa kia kìa!”
 


Chương 73


Trên tàu The Mendacium, tay tiến sĩ Elizabeth Sinskey vẫn run rẩy. Bà đã xem đoạn video trong phòng làm việc của Thị Trưởng, và mặc dù từng gặp nhiều chuyện kinh khủng trong đời mình nhưng đoạn phim không sao giải thích nổi mà Bertrand Zobrist tạo ra trước khi tự sát để lại trong bà cảm giác lạnh lẽo như cái chết.
Trên màn hình trước mặt bà, cái bóng của bộ mặt có mỏ chim chập chờn, chiếu lên vách hang ngầm. Cái bóng vẫn tiếp tục nói, tự hào mô tả về kiệt tác của gã - một sáng tạo được gọi là Hỏa ngục - thứ sẽ cứu vớt cả thế giới bằng cách chọn lọc dân số.
Chúa cứu rỗi chúng con, Sinskey nghĩ thầm. “Chúng ra phải…”, bà nói, giọng run run. “Chúng ta phải tìm ra cái địa điểm ngầm trong lòng đất kia. Có thể còn chưa quá muộn.”
“Cứ xem đi đã”, Thị Trưởng đáp. “Còn lạ lùng hơn nữa cơ.”
Đột nhiên, cái bóng mặt nạ lớn hẳn lên trên vách hang ẩm ướt, lù lù trước mắt bà, cho tới khi một bóng ngừơi đột ngột xuất hiện trong khuôn hình.
Khốn kiếp.
Sinskey đăm đăm nhìn vị bác sĩ dịch hạch được trang bị đầy đủ, chỉnh tề trong chiếc áo choàng đen và đeo mặt nạ mỏ chim trông đến ớn lạnh. Vị bác sĩ dịch hạch bước thẳng tới phía máy quay, cái mặt nạ của gã choán hết màn hình để tạo hiệu ứng kinh sợ.
“Những nơi tăm tối nhất chốn địa ngục”, gã thì thào, “dành riêng cho những kẻ giữ thái độ trung dung trong những thời kỳ khủng hoảng đạo đức”.
Sinskey cảm thấy nghẹn ứ trong cổ họng. Đây cũng chính là câu trích dẫn mà Zobrist đã để lại cho bà tại quầy thủ tục của hãng hàng không khi bà thoát khỏi hắn ở New York một năm về trước.
“Ta biết”, gã bác sĩ dịch hạch tiếp tục, “có những kẻ gọi ta là quái vật”. Gã ngừng lại, và Sinskey cảm thấy những lời của gã đang nhằm thẳng vào bà. “Ta biết có những kẻ nghĩ ta là một con thú không có trái tim giấu mặt dưới lớp mặt nạ”. Gã lại ngừng lại, bước đến gần máy quay hơn. “Nhưng ta không hề vô diện. Ta cũng không hề nhẫn tâm.”
Nói xong, Zobrist lột chiếc mặt nạ của mình và gỡ bỏ mũ trùm áo choàng - bộ mặt hắn được phơi ra. Sinskey cứng đờ, nhìn sững cặp mắt xanh quen thuộc mà bà nhìn thấy lần cuối trong bóng tối của Hội đồng Quan hệ Ðối ngoại. Cặp mắt của hắn trong đoạn video cũng chứa chất ánh lửa và nỗi cuồng mê y như vậy, nhưng giờ đây trong ấy còn có gì đó tựa như vẻ nhiệt thành man dại của một gã điên.
“Tên ta là Bertrand Zobrist”, hắn nói, mắt nhìn xoáy vào máy quay. “Và đây là gương mặt ta, không che giấu và để nguyên cho cả thế giới thấy. Tâm hồn ta luôn ước giá như mình có thể giơ cao trái tim rực cháy, như Thánh Dante đã làm với nàng Beatrice yêu dấu của ngài, để các người có thể thấy ta cũng đang tràn ngập tình yêu. Thứ tình yêu sâu xa nhất. Dành cho tất cả các người. Và, trên hết, cho một người trong số các người.”
Zobrist bước gần hơn nữa, nhìn sâu vào máy quay và nói rất khẽ, như thể với một người tình.
“Tình yêu của ta”, hắn thì thầm, “tình yêu quý giá của ta. Em là diễm phúc của ta, là người hủy diệt mọi thứ xấu xa của ta, là người ban cho ta mọi đức hạnh, là sự cứu rỗi của ta. Em là người khỏa thân nằm bên ta và vô tình giúp ta vượt qua vực thẳm, cho ta sức mạnh để làm những điều ta muốn”.
Sinskey lắng nghe với thái độ ghê tởm.
“Tình yêu của ta”, Zobrist tiếp tục những tiếng thì thầm ai oán vang vọng trong hang ngầm ma quái nơi hắn đang đứng nói. “Em là nguồn cảm hứng và chỉ lối cho ta, nàng Virgil và cũng là nàng Beatrice của ta, và kiệt tác này có công của cả em cũng như của ta. Nếu em và ta, như cặp tình nhân định mệnh, không bao giờ còn được gặp nhau nữa, ta sẽ thanh thản khi biết rằng ta trao gửi tương lai vào đôi tay dịu dàng của em. Công trình bên dưới của ta đã hoàn thành. Và giờ đây đã đến lúc ta lại trở về với thế giới bên trên… và lại ngắm nhìn những vì sao.”
Zobrist ngừng nói, và cụm từ những vì sao ngân vang một lúc trong lòng hang. Sau đó, rất bình tĩnh, Zobrist vươn tay chạm vào máy quay, kết thúc lời nhắn gửi của mình.
Màn hình tối đen.
“Một nơi ở dưới lòng đất”, Thị Trưởng nói, tắt màn hình. “Chúng tôi không tài nào nhận ra. Còn bà?”
Sinskey lắc đầu. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nơi nào như thế này. Bà nghĩ đến Robert Langdon, tự hỏi không biết anh ta có tiến thêm được chút nào trong việc giải mã những đầu mối của Zobrist không.
“Nếu điều này có thể giúp ích”, Thị Trưởng nói, “thì tôi tin tôi biết người tình của Zobrist là ai.” Ông ta ngừng lại - “Một nhân vật có bí danh FS-2080.”
Sinskey bật dậy. “FS-2080 à?!” Bà sững sờ nhìn Thị Trưởng.
Thị Trưởng cũng giật mình không kém. “Ðiều đó có nghĩa gì với bà sao?”
Sinskey gật đầu hoài nghi “Chắc chắn rồi”
Tim Sinskey đập thình thịch. FS-2080. Dù không biết nhân dạng của nhân vật này, nhưng chắc chắn bà biết bí danh đó mang ý nghĩa gì. Suốt nhiều năm WHO đã theo dõi những bí danh tương tự.
“Phong trào Siêu nhân học”, bà nói. “Ông có thấy quen không?”
Thị trường lắc đầu.
“Nói một cách đơn giản nhất”, Sinskey giải thích, “Siêu nhân học là một triết lý cho rằng con người cần sử dụng mọi công nghệ có sẵn để kiến tạo chính giống loài chúng ra, làm cho nó mạnh hơn. Sự tồn tại của những cá thể ưu việt nhất”.
Thị Trưởng nhún vai một cách thờ ơ.
“Nói chung”, bà tiếp tục, “phong trào Siêu nhân học gồm các nhân vật có trách nhiệm - những nhà khoa học, người theo thuyết vị lai, người nhìn xa trông rộng có trách nhiệm về đạo đức – nhưng cũng như ở nhiều phong trào khác, vẫn có một bộ phận nhỏ tin rằng phong trào này tiến triển chưa đủ nhanh. Họ là những nhà tư tưởng khải huyền tin rằng sự kết thúc đang đến gần và ai đó cần có hành động quyết liệt để cứu lấy tương lai của giống loài”.
“Và tôi đoán”, Thị Trưởng nói, “Bertrand Zobrist là một người như thế?”.
“Chính xác”, Sinskey nói. “Một thủ lĩnh của phong trào. Ngoài việc là người cực kỳ thông minh, hắn còn rất có uy tín và đã chấp bút viết nhiều bài báo về ngày tận thế làm sinh ra cả một cộng đồng những kẻ cuồng tín Siêu nhân học. Hiện nay, nhiều tín đồ cuồng tín của hắn sử dụng những bí danh như thế này, tất cả đều có một hình thức giống nhau - hai chữ cái và một con số có bốn chứ số - chẳng hạn DG-2064, BA-2105, hoặc cái bí danh ông vừa nhắc đến.”
“FS-2080.”
Sinskey gật đầu. “Đó chỉ có thể là một bí danh Siêu nhân học.”
“Những con số và chữ cái có ý nghĩa gì không?”
Sinskey ra hiệu về phía máy tính của ông ta. “Mở trình duyệt của ông ra. Tôi sẽ chỉ cho ông”
Thị Trưởng có vẻ do dự nhưng vẫn đi tới máy tính và mở một chương trình tìm kiếm.
“Tìm ‘FM-2030’”, và hàng nghìn trang web xuất hiện.
“Cứ bấm vào bất kỳ trang nào cũng được”, Sinskey nói.
Thị Trưởng bấm đầu mục trên cùng, mở ra một trang Wikipedia với hình một người Iran điển trai – Fereidoun M. Esfandiary - người được mô tả là một tác giả, triết gia, nhà vị lai chủ nghĩa, ông có công giới thiệu triết lý Siêu nhân học cho nhiều người, cũng như đưa ra những dự báo có tính tiên tri về thụ tinh trong ống nghiệm, điều khiển di truyền, và quá trình toàn cầu hóa nền văn minh.
Theo Wikipedia, tuyên bố mạnh bạo nhất của Esfandiary là những công nghệ mới sẽ giúp ông sống được một trăm tuổi - một trường hợp hiếm hoi với thế hệ của ông. Như một cách thể hiện niềm tin vào công nghệ tương lai, Fereidoun M. Esfandiary đổi tên mình thành FS-2030, một bí danh hình thành bằng cách kết hợp chữ cái chỉ tên và tên đệm của ông cùng với năm ông sẽ tròn một năm tuổi. Buồn thay, ông chết vì bị ung thư tụy ở tuổi bảy mươi và không bao giờ đạt được mục tiêu của mình, nhưng để tôn vinh ông, những tín đồ Siêu nhân học cuồng tín vẫn suy tôn FM-2030 bằng cách tiếp nhận kỹ thuật đặt tên của ông.
Khi đọc xong, Thị Trưởng đứng dậy và bước tới bên cửa sổ, nhìn mông lung ra phía đại dương một lúc lâu.
“Vậy là”, cuối cùng ông ta thì thào, như thể đang nghĩ thành tiếng. “Người tình của Bertrand Zobrist – cô ả FS-2080 này – rõ ràng là một trong những… tín đồ Siêu nhân học.”
“Không còn nghi ngờ gì nữa”, Sinskey đáp. “Tôi rất tiếc tôi không biết chính xác FS-2080 này là ai, nhưng…”
“Đó là vấn đề của tôi”, Thị Trưởng ngắt lời, vẫn đăm đăm nhìn ra biển. “Tôi biết rõ. Tôi biết đích xác ả là ai.”
 


Chương 74


Không khí như được tạo tác bằng vàng vậy.
Trong đời mình, Robert Langdon đã tới tham quan nhiều vương cung Thánh đường lộng lẫy nhưng không khí của Chiesa d’Oro (Nhà thờ Vàng) ở St. Mark luôn đem đến cho anh ấn tượng có một không hai. Trong nhiều thế kỷ, người ta nói rằng chỉ cần ngửi không khí ở St. Mark cũng sẽ làm cho bạn giàu có hơn. Câu nói này cần được hiểu không chỉ theo nghĩa ẩn dụ, mà còn cả nghĩa đen.
Với bề mặt nội thất bao gồm vài triệu viên gạch lát bằng vàng cổ, người ta nói nhiều phân tử bụi đang lững lờ trong không khí thực tế chính là những mạt vàng. Thứ bụi vàng lơ lửng này, kết hợp vớí ánh nắng rực rỡ tràn vào qua ô cửa sổ lớn mé tây, tạo ra bầu không khí rực rỡ giúp những tín đồ sùng đạo có được sự giàu có về mặt tinh thần và, nếu hít thật sâu, họ còn nhận được sự sung túc thực tiễn hơn dưới hình thức mạ vàng hai lá phổi.
Vào giờ này, vầng mặt trời xuống thấp rọi qua cửa sổ mé tây, tỏa ra những tia nắng trên đầu Langdon như chiếc quạt lớn sáng rực, hay một mái hiên bằng lụa tỏa sáng. Langdon không thể không hít một hơi thật mạnh, và anh cảm thấy Sienna cùng Ferris cũng làm y như vậy bên cạnh mình.
“Đường nào đây?”, Sienna thì thào.
Langdon ra hiệu về phía một lối cầu thang đi lên. Khu bảo tàng của nhà thờ nằm ở tầng trên và có một khu trưng bày đồ sộ dành cho Ðàn ngựa St. Mark, nơi mà Langdon tin rằng sẽ nhanh chóng hé lộ nhân dạng của vị tổng trấn bí ẩn đã cắt rời đầu của mấy con vật ấy.
Khi họ leo lên cầu thang, anh nhận ra Farris đang phải cố gắng thở, và Sienna bắt được ánh mắt Langdon, điều cô đang cố gắng thực hiện suốt mấy phút qua. Nét mặt có hiện vẻ cảnh báo khi cô kín đáo hất đầu về phía Ferris và miệng nói gì đó mà Langdon không thể hiểu. Anh chưa kịp bảo cô nói rõ thì Ferris đã liếc nhìn lại, chỉ trễ một phần mấy giây, vì Sienna đã đảo mắt và nhìn thẳng vào Farris.
“Anh ổn chứ, bác sĩ?”, Cô hỏi vẻ ngây thơ.
Ferris gật đầu và leo nhanh hơn.
Nữ diễn viên tài năng, Langdon nghĩ, nhưng cô ấy đang cố nói gì với mình nhỉ?
Khi lên đến tầng hai, họ có thể nhìn thấy toàn bộ thánh đường trải ra bên dưới. Ðiện thờ được kiến tạo dưới dạng một thập giá Hy Lạp, nhìn vuông vức hơn những hình chữ nhật kéo dài của nhà thờ St. Peter hay Notre-Dame. Với khoảng cách từ lối vào chính tới bản thờ ngắn hơn hẳn, nhà thờ St. Mark toát ra khi chất đường bệ, vững vàng, cũng như tạo cảm giác dễ tiếp cận hơn.
Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là quá dễ tiếp cận, bàn thờ của công trình này lại được bố trí phía sau một bình phong có cột chống, trên đỉnh có cây thành giá và chúa Jesus chịu khổ hình. Che chở phía trước là một ô đựng mình thánh Chúa mỹ lệ và tự hào là một trong những bệ thờ giá trị nhất trên thế giới - được mệnh danh là Pala d’Oro (Tán vàng). Phần phông nền lớn bằng bạc mạ vàng được xem là “tấm vải vàng”, nhưng “vải” chỉ có nghĩa “tấm tranh thảm” gồm những tác phẩm xưa hơn – cơ bản là tranh vẽ trên men kiểu Byzantine – tất cả được đan kết trong một cái khung Gothic duy nhất. Được trang điểm với khoảng một nghìn ba trăm viên ngọc trai, bốn trăm viên hồng lựu ngọc, ba trăm viên ngọc bích, cũng như ngọc lục bảo, thạch anh tím, và hồng ngọc. Pala d’Oro cùng với Đàn ngựa St. Mark, được coi là một trong những bảo vật đẹp nhất ở Venice.
Nói về mặt kiến trúc, từ basilica dùng cho bất kỳ nhà thờ phương đông theo phong cách Byzantine nào ở châu Âu hay phương Tây. Là một bản sao của thánh đường Các thánh Tông đồ do Justinian xây ở Constantinople, nhà thờ St. Mark mang phong cách Đông phương đến mức các sách hướng dẫn du lịch thường gợi ý nơi này như một lựa chọn thay thế cho việc tham quan các giáo đường Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ, đa phần trong số đó chính là những thánh đường Byzantine được cải biến thành các cơ sở thờ phụng Hồi giáo.
Langdon chưa bao giờ coi nhà thờ St. Mark như một lựa chọn thay thế cho các giáo đường Hồi giáo ngoạn mục ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng anh phải thừa nhận rằng niềm đam mê của một người dành cho nghệ thuật Byzantine có thể được thỏa mãn nhờ một chuyến tham quan dãy phòng bí mật ngay cung thờ bên phải trong nhà thờ này, trong đó có cất giữ thứ được gọi là Kho báu của Thánh Mark – một bộ sưu tập gồm hai trăm tám mươi ba thánh tượng, đồ trang sức và cốc rượu lễ quý giá thu thập được trong quá trình cướp phá Constantinople.
Langdon hài lòng khi thấy thánh đường khá yên tĩnh trong buổi chiều nay. Vẫn có người nhưng ít nhất có đủ chỗ để di chuyển. Len lách qua những nhóm du khách, Langdon hướng dẫn Ferris và Sienna đi tới ô cửa sổ phía tây, nơi khách tham quan có thể bước ra ngoài để xem những chú ngựa trên ban công. Mặc dù tự tin vào khả năng nhận diện vị tổng trấn cần tìm, nhưng Langdon vẫn thấy lo lắng về bước đi họ phải thực hiện sau đó – tìm ra vị trí của vị tổng trấn. Mộ của ông ta chăng? Hay tượng? Việc này có lẽ cần đến một hình thức hỗ trợ nào đó, bởi lẽ có hàng trăm bức tượng trong nhà thờ, hầm mộ ở bên dưới và cả những mộ vòm dọc nhánh phía đông của nhà thờ.
Langdon chú ý đến một nữ thuyết trình viên trẻ đang dẫn một đoàn khách, và anh lịch thiệp ngắt lời cô, “Xin lỗi”, anh nói. “Ettore Vio có ở đây chiều nay không cô?”
“Ettore Vio à?” Người phụ nữ ngơ ngác nhìn Langdon. “Có, tất nhiên rồi, nhưng…” Cô ấy đột ngột im bặt, mắt sáng lên. “Ông là Robert Langdon có phải không?”
Langdon mỉm cười nhẫn nại. “Vâng, tôi đây. Tôi có thể nói chuyện với Ettore được không?”
“Được, được!” Người phụ nữ ra hiệu cho nhóm tham quan của mình đợi một lúc và chạy vội đi.
Langdon và người phụ trách bảo tàng, Ettore Vio, đã từng cùng xuất hiện trong một phim tài liệu ngắn về thánh đường này, và họ vẫn giữ liên lạc với nhau kể từ đó. “Ettore viết sách về thánh đường này”, Langdon giải thích với Sienna. “Thực tế là có vài quyển kia”.
Sienna vẫn có cảm giác bất an kỳ lạ về Ferris, người vẫn đang theo sát Langdon trong lúc anh dẫn cả nhóm đi tới cửa sổ phía tây để quan sát đàn ngựa. Qua cửa sổ, họ thấy phần thân sau rắn chắc của đàn ngựa thật nổi bật trên nền trời chiều. Trên ban công bên ngoài là những du khách đi bách bộ để tận hưởng cơ hội tiếp xúc thật gần với đàn ngựa cũng như toàn cảnh Quảng trường St. Mark ngoạn mục.
“Chúng đó!”, Sienna kêu lên, chạy về phía cánh cửa mở ra ban công.
“Không hẳn”, Langdon nói. “Đàn ngựa chúng ta nhìn thấy trên ban công thực tế chỉ là bản sao thôi. Đàn ngựa nhà thờ St. Mark thật được cất giữ bên trong vì lý do an toàn và bảo quản.”
Langdon hướng dẫn Senna và Ferris đi dọc hành lang về phía một hốc phòng sáng đèn, nơi có một nhóm bốn chú ngựa giống hệt như đang chạy nước kiệu về phía họ từ lối đi có mái vòm bằng gạch làm nền phía sau.
Langdon ra hiệu về phía những bức tượng, tỏ vẻ ngưỡng mộ. “Đây mới là bản gốc.”
Mỗi lần nhìn thấy những chú ngựa ở khoảng cách gần như vậy, Langdon đều không thể kìm được nỗi kinh ngạc trước kết cấu và chi tiết hệ thống cơ bắp của chúng. Diện mạo ấn tượng của phần da ngựa càng nổi bật nhờ lớp gỉ đồng màu xanh vàng lộng lẫy bao phủ toàn bộ bề mặt. Với Langdon, việc nhìn thấy bốn chú ngựa này được giữ gìn nguyên vẹn bất chấp quá khứ đầy sóng gió của chúng luôn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của bảo tồn nghệ thuật.
“Vòng cổ của chúng”, Sienna nói, tay chỉ những chiếc vòng trang trí quanh cổ ngựa. “anh nói chúng được cho thêm vào phải không? Để che đi mối nối à?”
Langdon đã kể cho Sienna và Ferris về chi tiết “đầu bị chặt” lạ lùng mà anh đọc được trên trang web Hiệp hội ARCA.
“Hiển nhiên rồi”, Langdon nói và tiến về tấm biển thông tin dựng dần đó.
“Roberto!”, một giọng nói thân thiện vang lên phía sau họ. “Anh xem thường tôi quá!”
Langdon quay lại thấy Ettore Vio, một người đàn ông tóc bạc trắng, tươi tỉnh, mặc bộ cánh màu xanh lam và đeo cặp kính có một sợi xích vòng quanh cổ, đang lách qua đám đông. “Anh dám đến Venice mà không thèm gọi cho tôi à?”
Langdon mỉm cười và bắt tay người đàn ông. “tôi thích làm cho anh ngạc nhiên, Ettore. Trông anh khỏe lắm. Đây là các bạn tôi, bác sĩ Brooks và bác sĩ Ferris.”
Ettore chào họ sau đó đứng lùi lại, đánh giá Langdon. “Đi du lịch với các bác sĩ à? Anh bị ốm sao? Còn quần áo anh nữa? Anh đang biến thành dân Ý à?”
“Không”, Langdon nói, phì cười. “Tôi đến để lấy một số thông tin về đàn ngựa.”
Ettore có vẻ tò mò. “Còn điều gì mà giáo sư nổi tiếng lại chưa biết nào?”
Langdon cười to. “Tôi cần biết về vụ chặt đầu những chú ngựa này để vận chuyển vào thời Thập tự chinh.”
Ettore Vio nhìn cứ như thể Langdon vừa hỏi về bệnh trĩ của nữ hoàng vậy. “Chúa ơi, Robert”, ông ấy thì thào, “chúng tôi không nói về chuyện đó. Nếu anh muốn xem những cái đầu bị chặt thì tôi có thể cho anh xem tượng thủ cấp Carmagnola [48] nổi tiếng hoặc…”
“Ettore, làm ơn giúp tôi đi”, Langdon nói. “Theo giai thoại thì là vị tổng trấn nào?”
Ettore đeo kính lên và nhìn Langdon. “Chậc, theo giai thoại, những chú ngựa yêu dấu của chúng tôi được chở đến Venice bởi vị tổng trấn dối trá và quỷ quyệt nhất.”
“Dối trá à?”
“Phải, vị tổng trấn lừa tất cả mọi người tham gia Thập tự chinh.” Ông ấy nhìn Langdon chờ đợi. “Vị tổng trấn lấy tiền công quỹ để dong buồm tới Ai Cập… nhưng lại chuyển hướng quân lính và cướp phá Constantinople.”
Nghe giống như hành động bội bạc, Langdon đăm chiêu. “Và tên ông ta là gì?”
Ettore cau mày. “Robert, tôi nghĩ anh là một sinh viên về lịch sử thế giới mà.”
“Phải, nhưng thế giới rộng lớn, và lịch sử rất dài. Tôi có thể phải cần đến sự trợ giúp.”
“Tốt thôi, một manh mối cuối cùng.”
Langdon định phản đối, nhưng lại cảm thấy mình đang lãng phí công sức.
“Vị tổng trấn của anh sống thọ gần một thế kỷ”, Ettore nói. “Một phép màu ở thời đại của ông ta. Những người mê tín gán tuổi thọ của ông ta cho những hành động táo bạo trong việc lấy hài cốt của Thánh Lucia từ Constantinople và đưa trở về Venice. Thánh Lucia bị mù mắt do…”
“Ông ta moi xương kẻ mù lòa!”, Sienna buột miệng, mắt nhìn Langdon, cũng vừa có ý nghĩ tương tự.
Ettore nhìn Sienna với ánh mắt kỳ lạ. “Nói như vậy cũng được, tôi cho là thế.”
Ferris bỗng chợt tái nhợt, như thể ông ta vẫn chưa lấy lại nhịp thở sau cuộc cuốc bộ dài qua quảng trường và trèo lên cầu thang.
“Tôi cần nói thêm”, Ettore nói, “vị tổng trấn này rất yêu kính Thánh Lucia bởi vì chính ông ta cũng mù lòa. Ở tuổi chín mươi, ông ta đứng giữa quảng trường này, không nhìn thấy gì cả, và thuyết giáo về Thập tự chinh”
“Tôi biết ông ta là ai rồi”, Langdon nói.
“Chà, tôi cũng hy vọng như vậy!”, Ettore mỉm cười đáp lời.
Vì trí nhớ thị giác của Langdon làm việc tốt với các hình ảnh hơn là những ý tưởng không có bối cảnh, nên trong đầu anh hiện ra một tác phẩm nghệ thuật – một minh họa nổi tiếng của Gustave Doré mô tả vị tổng trấn mù lòa, nhăn nheo, hai tay giơ lên cao trên đầu khi ông ta khích lệ một đám đông gia nhập Thập tự chinh. Tên bức minh họa của Doré còn rất rõ ràng trong tâm trí anh: Dandolo thuyết giáo Thập tự chinh.
“Enrico Dandolo”, Langdon tuyên bố. “Vị tổng trấn sống mãi.”
“Có thế chứ!”, Ettore nói. “Tôi sợ đầu óc anh già cỗi mất rồi, bạn của tôi.”
“Cũng như cơ thể tôi thôi. Ông ấy được chôn ở đây à?”
“Dandolo hả?”, Ettore lắc đầu. “Không, không phải ở đây.”
“Thế ở đâu?”, Sienna hỏi. “Ở Dinh Tổng trấn à?”
Ettore tháo kính, nghĩ một lúc. “Để tôi nghĩ một lát. Có rất nhiều tổng trấn, tôi không thể nhớ ra…”
Ettore chưa kịp kết thúc thì một thuyết trình viên hốt hoảng chạy đến và kéo ông sang bên, thì thào vào tai. Ettore sững người, trông đầy cảnh giác, rồi lập tức chạy tới lan can nhìn xuống điện thờ phía dưới. Một lúc sau, ông ấy quay lại phía Langdon.
“Tôi sẽ trở lại ngay”, Ettore hét to, rồi vội vã chạy đi mà không nói thêm lời nào khác.
Ngơ ngác, Langdon chạy ra lan can và nhìn xuống. Có chuyện gì dưới kia nhỉ?
Ban đầu, anh chẳng nhìn thấy gì hết, chỉ có những du khách đi lại xung quanh. Nhưng một lúc sau, anh nhận ra nhiều khách tham quan đang chăm chú nhìn về một hướng, phía lối vào chính, qua đó có thể thấy một nhóm binh sĩ mặc áo đen vừa bước vào nhà thờ và tỏa ra khắp lối vào chính, chặn tất cả đường ra.
Đám lính áo đen. Langdon cảm thấy tay mình bám chặt lấy lan can.
“Robert!”, Sienna gọi to phía sau anh.
Langdon vẫn không rời mắt khỏi đám lính. Làm thế nào họ tìm ra bọn mình?
“Robert”, cô gọi khẩn cấp hơn. “Có chuyện không hay! Giúp em!”
Langdon quay đi khỏi lan can, ngơ ngác vì những tiếng kêu cứu của cô.
Cô ấy đi đâu rồi?
Một lát sau, anh nhìn thấy cả Sienna và Ferris. Trên sàn ngay phía dưới Đàn ngựa nhà thờ St. Mark, Sienna đang quỳ bên cạnh bác sĩ Ferris, người vừa ngã sụp xuống trong cơn co giật, tay ôm chặt lấy ngực.
 


Chương 75


“Em nghĩ anh ta bị đau tim!”, Sienna kêu to.
Langdon chạy vội lại chỗ bác sĩ Ferris nằm co quắp trên sàn nhà. Ông ta đang há hốc miệng, không sao thở được.
Có chuyện gì xảy ra với anh ta?!” Với Langdon, mọi thứ diễn ra đột ngột chỉ trong khoảnh khắc. Trước cảnh đám lính ấy ập tới dưới nhà và Ferris nằm vật trên sàn, Langdon nhất thời cảm thấy tê liệt, không dám chắc nên xoay về hướng nào.
Sienna quỳ xuống bên cạnh Ferris và nới lỏng cà vạt, giật tung vài cúc áo sơ mi phía trên để giúp ông ta thở. Nhưng khi áo sơ của Ferris bung ra, Sienna bật ngược lại và hét lên một tiếng hoảng hốt, đưa tay che miệng trong lúc loạng choạng lùi lại, mắt đăm đăm nhìn khoảng ngực trần của ông ta.
Langdon cũng đã nhìn thấy.
Phần da trên ngực Ferris biến màu rất rõ. Một vết bầm xanh đen trông rất đáng ngại có chu vi bằng một quả bưởi đang loang ra chỗ xương ức. Ferris trông như thể bị cả một quả đạn đại bác bắn trúng ngực.
“Bị chảy máu trong”, Sienna nói, ngước lên nhìn Langdon vẻ choáng váng. “Thảo nào anh ta cứ khó thở suốt cả ngày.”
Ferris ngó ngoáy đầu, rõ ràng đang cố gắng nói, nhưng ông ta chỉ có thể phát ra những tiếng khò khè yếu ớt. Du khách bắt đầu tụm lại xung quanh, và Langdon cảm thấy tình hình sắp trở nên hốn loạn.
“Đám lính ở dưới nhà”, Langdon cảnh báo Sienna. “Anh không biết làm sao họ tìm ra chúng ta.”
Vẻ ngạc nhiên và sợ hãi trên mặt Sienna nhanh chóng chuyển thành giận dữ, và cô trừng mắt xuống Ferris. “Anh đã nói dối chúng tôi có phải không?”
Ferris lại cố gắng nói, nhưng không thể phát ra tiếng. Sienna thò tay lục tìm các túi Ferris và móc ví cùng điện thoại của ông ta rồi đút gọn vào túi mình, trừng mắt đứng nhìn ông ta như buộc tội.
Đúng lúc đó, một phụ nữ Ý có tuổi lách qua đám đông, quát to đầy giận giữ với Sienna. “Ấn vào ngực anh ta!” Bà ấy dùng nắm tay ấn mạnh vào ngực mình.
“Không!”, Sienna quát lại. “Làm hô hấp nhân tạo sẽ khiến anh ta tử vong! Nhìn ngực anh ta xem!” Cô quay lại phía Langdon. “Robert, chúng ta cần thoát ra khỏi đây. Ngay bây giờ.”
Langdon cúi nhìn Ferris, lúc này đang nhìn anh một cách tuyệt vọng, như thể muốn nói gì đó.
“Chúng ta không thể bỏ anh ta lại!”, Langdon nói.
“Tin em đi”, Sienna nói. “Đấy không phải là trụy tim. Và chúng ta phải đi thôi. Ngay bây giờ.”
Khi đám đông tụm lại gần, du khách bắt đầu kêu cứu. Sienna nắm lấy tay Langdon bằng một sức mạnh đáng ngạc nhiên và kéo anh ra khỏi đám hỗn loạn, lách ra khu vực thoáng khí ngoài ban công.
Langdon bị lóa mắt mất một lúc. Mặt trời đang xuống thấp ở đầu phía tây của Quảng trường St. Mark khiến toàn bộ ban công như tắm trong ánh nắng vàng rực. Sienna dẫn Langdon đi về mé bên trái, dọc theo sân thượng tầng hai, len lỏi qua những khách du lịch đang ra ngoài này để chiêm ngưỡng quảng trường và bản sao Đàn ngựa nhà thờ St. Mark.
Khi họ chạy dọc mặt tiền của thánh đường, một vùng đầm nước chợt xuất hiện ngay trước mặt. Ngoài biển kia, một hình ảnh lạ lùng khiến Langdon chú ý – chiếc thuyền siêu hiện đại trông như một dạng tàu chiến thời tương lai nào đó.
Langdon chưa kịp đổi ý thì Sienna và anh lại ngoặt sang trái, theo ban công vòng tới góc tây nam của thánh đường về phía “Khuôn cửa giấy” – phần chái nối thánh đường với Dinh Tổng trấn – được đặt tên như vậy vì các vị tổng trấn thường dán các sắc lệnh ở đó cho công chúng đọc.
Không phải là trụy tim sao? Hình ảnh phần ngực xanh đen của Ferris bám chặt lấy tâm trí Langdon, và anh đột nhiên cảm thấy sợ hãi trước chẩn đoán của Sienna về tình trạng bệnh lý thật của người đàn ông kia. Hơn nữa, dường như có gì đó đã thay đổi, và Sienna không còn tin tưởng Ferris nữa. Phải chăng đó là lý do cô ấy cố ra hiệu bằng mắt cho mình lúc trước?
Sienna đột nhiên dừng sững lại và nhoài người ra phía ngoài lan can, ngó xuống một góc hiên của Quảng trường St. Mark tít phía dưới.
“Khốn kiếp”, cô nói. “Chúng ta ở cao hơn em nghĩ”
Langdon sững nhìn cô. Em đang nghĩ đến việc nhảy xuống ư?!
Trông Sienna rất hoảng sợ. “Chúng ta không thể để họ bắt được, Robert.”
Langdon xoay lại phía thánh đường, đưa mắt nhìn cánh cửa nặng nề bằng sắt đúc và kính ngay phía sau họ. Rất nhiều du khách đang ra ra vào vào và nếu ước tính của Langdon đúng, thì qua được cánh cửa đó là họ sẽ vào trong bảo tàng gần phía sau nhà thờ.
“Họ sẽ bít kín mọi lối ra”, Sienna nói.
Langdon suy ngẫm mọi khả năng thoát thân của họ và đi đến một lựa chọn duy nhất. “anh nghĩ anh đã nhìn thấy thứ bên trong kia có thể giải quyết được vấn đề.”
Không do dự trước những gì mình đang suy tính, Langdon dẫn Sienna quay vào trong thánh đường. Họ đi men theo vòng ngoài của bảo tàng, cố gắng lẩn vào đám đông để không bị quá chú ý, nhiều người trong đám đông đang nhìn chếch qua không gian rộng của gian trung tâm giáo đường về phái đám đông nhốn nháo quanh Ferris. Langdon chú ý đến người phụ nữ đứng tuổi ý đầy cáu giận đang hướng dẫn hai người lính mặc áo đen chạy ra ban công, chỉ cho họ lối thoát thân của Langdon và Sienna.
Chúng ta phải nhanh lên, Langdon nghĩ, nhìn lướt các bức tường và cuối cùng nhận ra thứ anh đang tìm kiếm ở gần một tấm thảm cỡ lớn.
Thiết bị ở trên tường có màu vàng tươi với một tấm biển cảnh báo màu đỏ: ALLARME ANTINCENDIO [49].
“Báo cháy à””, Sienna nói. “Kế hoạch của anh như vậy à?”
“Chúng ta có thể lẻn ra cùng với đám đông.” Langdon tiến lại và nắm lấy cần báo động. Rồi chẳng ích gì đâu. Trước khi có thể suy nghĩ kỹ lại, anh khẩn trương kéo mạnh xuống, thấy cơ cấu này dễ dàng làm vỡ tan cái trụ thủy tinh nhỏ bên trong.
Không hề có tiếng còi và tình trạng huyên náo mà Langdon mong đợi.
Chỉ thấy im lặng.
Anh kéo lần nữa.
Chẳng có gì cả.
Sienna trợn mắt nhìn anh như thể anh đã hóa dại. “Robert, chúng ta đang ở trong một nhà thờ đá toàn khách du lịch! Anh nghĩ những thiết bị báo cháy công cộng này vẫn hoạt động khi vài kẻ tinh nghịch có thể…”
“Dĩ nhiên! Luật phòng cháy ở Hoa Kỳ…”
“Anh đang ở châu Âu. Ở đây bọn em không có nhiều luật sư như hoa Kỳ.” Cô chỉ qua vai Langdon. “Và chúng ta cũng không còn thời gian đâu.”
Langdon ngoảnh về phía cánh cửa kính nơi họ vừa bước vào và nhìn thấy hai người lính đang hối hả chạy vào từ phái ngoài ban công, cặp mắt quét qua toàn bộ khu vực. Langdon nhận ra một người chính là gã đặc vụ cơ bắp đã nổ súng vào họ trên chiếc xe Trike khi họ chạy trốn khỏi căn hộ của Sienna.
Không có nhiều lựa chọn, Langdon và Sienna cố gắng né khỏi tầm mắt của họ, lần nhanh vào hốc cầu thang xoắn ốc kín đáo dẫn xuống tầng trệt. Khi bên kia điện thờ có vài người lính đứng canh các lối ra, chăm chú quan sát khắp phòng.
“Nếu chúng ta bước ra khỏi cầu thang này, họ sẽ nhìn thấy ngay”, Langdon nói.
“Cầu thang vẫn chạy xuống phía dưới nữa”, Sienna thì thào, ra hiệu về phía một băng vải đề ACCESSO VIETATO [50] quây lấy những bậc thang phía dưới họ. Phía sau băng vải, các bậc thang chạy xoắn ốc hẹp hơn nữa xuống một vùng tối như hũ nút.
Không phải là một ý hay, Langdon nghĩ. Hầm mộ dưới lòng đất sẽ không có lối thoát.
Sienna đã bước qua băng vải và dò dẫm đường xuống đường hầm xoắn ốc, biến mất hút trong khoảng tối.
“Cửa mở”, Sienna tự thì thào từ phía dưới.
Langdon không hề tỏ ra ngạc nhiên. Hầm mộ của nhà thờ st. Mark khác với nhiều địa điểm khác ở chỗ nó cũng là một nhà nguyện, nơi thường xuyên có các buổi hành lễ trước hài cốt của Thánh Mark.
“Em nghĩ em thấy có ánh sáng tự nhiên”, Sienna nói khẽ.
Làm gì có chuyện như thế được? Langdon cố nhớ lại những lần tham quan trước đây tới không gian dưới lòng đất linh thiêng này và đoán rằng có lẽ Sienna vừa nhìn thấy ánh sáng vĩnh cửu – một ngọn đèn điện vẫn còn thắp sáng trên mộ Thánh Mark ở chính giữa hầm mộ. Mặc dù vậy, những bước chân đang đến gần ở phía trên khiến Langdon không còn nhiều thời gian để ngẫm nghĩ. Anh nhanh chóng bước qua băng vải, cẩn thận không làm nó đung đưa, và sau đó đặt tay lên tường đá gồ ghề, lần tìm đường đi qua đoạn cua và biến mất hút.
Sienna đang đợi anh ở dưới chân cầu thang. Phía sau cô, hầm mộ tối mù như bưng lấy mắt. Đó là một gian phòng dưới lòng đất với phần trần đá thấp đến đáng sợ được đỡ bằng những cây cột xưa cũ và những lối đi có mái vòm bằng gạch. Trọng lượng của toàn bộ thánh đường chỉ nằm trên những cây cột này, Langdon thầm nghĩ, bắt đầu cảm thấy sợ không gian chật hẹp ở đây.
“Em đã nói với anh rồi đấy”, Sienna thì thào, khuôn mặt xinh đẹp của cô hơi sáng nhờ chút ánh sáng le lối. Cô chỉ về mấy ô cửa sổ con hình vòm cung nho nhỏ ở tít cao trên tường.
Giếng lấy sáng, Langdon nhận ra ngay, dù anh đã quên mất sự hiện diện của chúng ở đây. Những giếng này – được thiết kế để lấy ánh sáng và không khí vào trong hầm mộ tù túng – được mở thành những đường ống sâu hút chạy suốt từ Quảng trường St. Mark phía trên xuống. Kính cửa sổ được gia cố bằng một hệ thống hoa sắt ken dày gồm mười lăm vòng tròn lồng vào nhau, và mặc dù Langdon ngờ rằng chúng có thể mở ra được từ bên trong nhưng chúng đều cao đến ngang vai và rất khít khao. Thậm chí nếu bằng cách nào đó họ thoát qua được cửa sổ để lọt vào giếng thì việc trèo lên khỏi giếng vẫn là bất khả thi, vì chúng sâu đến hơn ba mét và được phủ những lưới sắt an ninh to nặng ở trên đỉnh.
Trong thứ ánh sáng lờ mờ lọt qua giếng, hầm mộ nhà thờ St. Mark giống như một khu rừng dưới ánh trăng – một khoảng rừng dày đặc những cột trụ giống như những thân cây đổ bóng dài và nặng nề xuống nền đất. Langdon đưa mắt về phía trung tâm hầm mộ, nơi một bóng đèn duy nhất cháy sáng chỗ mộ Thánh Mark. Vị thánh trùng tên với nhà thờ yên nghỉ trong quách đá phía sau một bàn thờ, còn đằng trước là những hàng ghế dài cho số ít người may mắn được mời xuống hành lễ tại đây – trung tâm của cộng đồng Thiên Chúa giáo Venice.
Một đốm sáng nhỏ xíu bất chợt nhấp nháy sáng lên bên cạnh Langdon, anh ngoảnh nhìn thấy Sienna đang giơ lên chiếc điện thoại sáng đèn của Ferris.
Langdon ngạc nhiên, “Anh nghĩ Ferris nói điện thoại của anh ta hết pin rồi cơ mà.”
“Anh ta nói dối”, Sienna nói, vẫn bấm lia lịa. “Về rất nhiều chuyện.” Cô cau mày trước cái điện thoại và lắc đầu. “Không có tín hiệu. Em nghĩ có lẽ em có thể tìm được vị trí mộ của Enrico Dandolo.” Cô đi vội tới giếng trên đầu cho gần tấm kính, cố gắng bắt sóng tín hiệu.
Enrico Dandolo, Langdon thầm nghĩ, vẫn chưa có cơ hội ngẫm nghĩ về vị tổng trấn này trước lúc phải tháo chạy. Bất chấp tình thế khó xử hiện tại của họ, trên thực tế việc họ tới nhà thờ St. Mark vẫn đạt được mục đích – hé lộ nhân dạng của vị tổng trấn bội bạc đã chặt đứt đầu ngựa, và moi xương người mù lòa.
Thật không may, Langdon lại không biết mộ của Enrico Dandolo nằm ở đâu, và rõ ràng Ettore Vio cũng vậy. Anh ấy biết từng li từng tí về nhà thờ này… có khi cả Dinh Tổng trấn nữa. Việc Ettore không lập tức chỉ địa điểm mộ của Dandolo cho Langdon thấy rằng ngôi mộ này có lẽ chẳng nằm ở đâu gần nhà thờ St. Mark hoặc Dinh Tổng trấn.
Vậy nó ở đâu?
Langdon liếc nhìn Sienna, lúc này đang đứng trên một ghế băng cô vừa đặt xuống bên dưới một giếng lấy sáng. Cô mở chốt cửa sổ, đẩy nó mở bung ra, và giơ chiếc điện thoại của Ferris vào lòng giếng.
Những âm thanh bên ngoài Quảng trường St. Mark lọt xuống từ phía trên, và Langdon đột nhiên tự hỏi liệu có thể có cách nào đó thoát ra khỏi đây không. Có một dãy ghế gấp phía sau những ghế băng, và Langdon cảm thấy anh có thể nhấc bổng một chiếc đưa vào giếng lấy sáng. Có khi những lưới sắt phía trên cũng được mở từ bên trong?
Langdon vội băng qua bóng tối tới chỗ Sienna. Anh chỉ mới bước vài bước thì một cú táng rất mạnh vào trán khiến anh bật ngược trở lại. Khi khụy gối xuống, ngay lập tức anh nghĩ mình vừa bị tấn công. Nhưng anh nhanh chóng nhận ra không phải, nên đành thầm rủa chính mình đã không phán đoán được rằng thân hình cao hơn một mét tám của mình thật quá khổ so với chiều cao của mái vòm được xây cho người có tầm vóc trung bình từ hơn một nghìn năm trước.
Trong lúc vẫn quỳ trên nền đá cứng và chờ cho đom đóm mắt dịu lại, anh nhận ra mắt mình đang nhìn xuống một dòng chữ khắc trên nền hầm.
Sanctus Marcus.
Anh nhìn sững một lúc lâu. Không phải tên của Thánh Mark khắc ở đó khiến anh chú ý mà là thứ ngôn ngữ được dùng để viết cái tên đó.
Tiếng Latin.
Sau cả ngày trời đắm mình trong tiếng Ý hiện đại, Langdon cảm thấy hơi mất phương hướng khi thấy tên Thánh Mark được viết bằng tiếng Latin, một chi tiết gợi nhớ nhanh rằng thứ từ ngữ này là ngôn ngữ chung của đế chế La Mã khi Thánh Mark qua đời.
Rồi một ý nghĩ nữa vụt đến với Langdon.
Giai đoạn đầu thế kỷ XIII – thời kỳ của Enrico Dandolo và cuộc Thập tự chinh thứ tư – ngôn ngữ của giới cầm quyền vẫn chủ yếu là tiếng Latin. Một tổng trấn Venice đã đem vinh quang to lớn cho đế chế La Mã bằng việc tái chiếm Constantinople sẽ không bao giờ được chôn cất với cái tên Enrico Dandolo, thay vào đó sẽ là cái tên bằng tiếng Latin của ông ta.
Henricus Dandolo.
Nghĩ đến đó, một hình ảnh đã bị lãng quên từ lâu vụt đến với Langdon như điện giật. Mặc dù nhận ra mình điều này khi đang quỳ trong một nhà nguyện nhưng anh biết rằng đó không phải là phép màu. Đúng hơn, một manh mối thị giác đã làm lóe lên trong tâm trí anh một mối liên hệ bất ngờ. Hình ảnh đột ngột nảy ra từ sâu thẳm trí nhớ của Langdon chính là tên gọi Latin của Dandolo, được khắc trên một phiến đá hoa cương đã mòn, gắn trên một nền gạch trang trí.
Henricus Dandolo.
Langdon thở một cách khó nhọc khi nghĩ đến tấm bia mộ lẻ loi của vị tổng trấn. Mình đã từng đến đó. Đúng y như bài thơ đã nói, Enrico Dandolo thực tế được chôn trong một bảo tàng mạ vàng – một bảo quản của tri thức thánh thiêng – nhưng không phải là Thánh đường St. Mark.
Khi chân lý đã xuất hiện, Langdon chậm rãi đứng lên.
“Em không tài nào bắt được tín hiệu”, Sienna nói, từ giếng lấy sáng trèo xuống và tiến lại phía anh.
“Em không cần làm thế nữa.”, Langdon nói. “Bảo quán mạ vàng của tri thức thánh thiêng…” Anh hít một hơi thật sâu. “Anh… đã nhầm lẫn.”
Sienna tái nhợt. “Đừng có nói là chúng ta đến nhầm bảo tàng nhé!”
“Sienna”, Langdon thì thầm, cảm thấy mệt rũ. “Chúng ta ở nhầm quốc gia rồi.”
 
×
Quay lại
Top