Khái niệm về nút dừng khẩn cấp

baoan2006

Banned
Tham gia
18/7/2023
Bài viết
0
Một số khách hàng đã và đang tìm hiểu về nút dừng khẩn cấp đều có những câu hỏi liên quan: cấu tạo, nguyên lý, ứng dụng… Đây không phải là 1 thiết bị xa lạ khi nó có mặt trong hầu hết các hệ thống tự động hóa vì thế nếu bạn đang có cùng thắc mắc thì hãy cùng Bảo An đọc ngay bài viết này nhé.

1. Nút dừng khẩn cấp là gì?

Nút ấn khẩn cấp có tên gọi là Emergency Stop hoặc Emergency Stop Button, nút nhấn dừng khẩn cấp,.... Nó là 1 thiết bị được sử dụng trong trường hợp cấp bách, khẩn cấp cần dừng máy.

Nút được thiết kế dạng nút nhấn với đầu nút bằng nhựa và có kích thước lớn hơn. Khi có sự cố, người dùng sẽ tác động dễ dàng hơn. Khi tác động nhấn lực tay vào nút dừng duy trì trạng thái thì điện sẽ ngắt và hệ thống sẽ ngừng ngay, muốn ở lại trạng thái lúc đầu thì người kỹ thuật phải xoay nút nhấn theo chiều mũi tên.

Nút dùng nhiều trên các dây chuyền máy móc, hệ thống thiết bị được mắc nối tiếp với nhau, làm việc tuần hoàn. Một dây chuyền có thể lắp đặt nhiều nút với nhau tùy theo tính toán để ngừng ngay máy khi có sự cố xảy ra.

Tiếp điểm của nút dừng là tiếp điểm thường đóng, khi có điện thì tiếp điểm cho máy làm việc còn khi bị tác động thì sẽ ngắt điện dừng hệ thống.

Vị trí lắp đặt là ở những nơi dễ nhìn thấy, những nơi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc tai nạn, ở nơi thuận tiện cho thao tác sao cho phục vụ mục đích dừng máy khẩn cấp.

Ở những nơi mà hệ thống máy móc, trang thiết bị phức tạp, cồng kềnh, kích thước lớn, to và nặng thì sẽ cần có nhiều nút nhấn khẩn cấp hơn nhất là tại các vị trí có nguy cơ gây tai nạn, vị trí thông thoáng. Điều này cấp thiết để con người xử lý nhanh, linh hoạt nhằm hạn chế xảy ra tai nạn xảy ra.

Bây giờ trên thị trường có những hãng nút dừng khẩn cấp Schneider, nút dừng khẩn cấp Idec,....

non-illuminated-emergency-stop-switches-hanyoung-CRE-series-PICTURE-1253.jpg


2. Cấu tạo nút dừng khẩn cấp

Nút dừng khẩn cấp hiện nay trên thị trường có 2 loại là: Nguyên khối và lắp ghép. Đối với loại lắp ghép thì nó giá thành rẻ hơn, phổ biến hơn vì nó không chỉ làm việc hiệu quả mà còn tiết kiệm khi có hỏng hóc do dùng lâu dài. Người dùng cần tìm ra bộ phận hỏng của nút rồi thay thế mà không cần phải thay tất cả nút.

Nút nhấn dạng lắp ghép sẽ có 3 bộ phận. Chúng được ghép lại với nhau. Đầu nút được thiết kế tương thích với lỗ phi 22. Ngoài ra, vòng chuyển đổi dùng khi cần lắp cho lỗ phi 25mm hoặc phi 30mm.

Ở đầu nút thiết kế kín nước, đạt đúng theo tiêu chuẩn IP65. Điều kiện này sẽ phù hợp cho thiết bị ngay cả khi làm việc trong môi trường có nước hoặc mưa thường xuyên rơi vào.

Cụm tiếp điểm sẽ gồm: tiếp điểm thường mở và tiếp điểm thường đóng. Tiếp điểm làm bằng chất liệu đồng. Tùy theo từng nhu cầu công việc thực tế mà người dùng chọn 2NC, 2 NO, 1 NC, 1 NO. Vậy đối với nhu cầu nhiều hơn thì như thế nào? Chúng ta sẽ gắn thêm các cụm tiếp điểm khác.

3. Nguyên lý hoạt động của nút nhấn dừng khẩn cấp
Tuy thiết bị nhỏ gọn nhưng nó lại hoạt động có nguyên lý và cụ thể như sau: Bên trong của nút nhấn dừng khẩn cấp sẽ có bố trí tiếp điểm. Nó là tiếp điểm thường đóng, tức là khi có dòng điện đi vào thiết bị cũng sẽ đi qua tiếp điểm để máy móc làm việc bình thường. Khi tác động vào nút nhấn thì dòng điện sẽ bị ngắt và không cấp điện vào máy móc, hệ thống làm việc nữa.

Đa phần các nút emergency stop là loại nút có thiết kế dạng hình trụ chữ nhật, đầu lớn bằng nhựa, giống hình tán cây nấm. Khi cần dùng, con người dễ dàng thao tác. Nếu muốn dừng khẩn cấp, duy trì trạng thái thì dùng ngón tay nhấn mạnh, muốn trở về trạng thái ban đầu thì phải xoay tán nấm.

4. Tại sao phải dùng nút nhấn khẩn cấp
Dùng nút nhấn khẩn cấp rất cần thiết đối với các máy móc tự động, thiết bị có quy trình vận hành phức tạp, nhiều linh kiện, cơ cấu phức tạp. Nó sẽ hỗ trợ con người khi muốn kiểm soát hết những máy chạy, tình huống sự cố hay tai nạn… Vì thế mà con người lắp vào những nút nhấn dừng khẩn cấp trong quá trình thử nghiệm hay vận hành máy để dừng ngay khi máy hoạt động không đúng với lập trình đã được cài sẵn ban đầu.

Những máy móc hạng nặng, máy đã qua giai đoạn kiểm tra, chạy thử đến giai đoạn làm việc thì vẫn cần nút emergency stop khi:

+ Có linh kiện hay chi tiết máy bị bung, rơi ra khi làm việc.

+ Có bộ phận của máy bị sai lệch vị trí.

+ Có đồ vật rơi khỏi giá, hay đồ gá.

+ Phát hiện bộ phận hư hỏng làm máy chạy sai với lập trình của kỹ sư.

Sau khi máy dừng thì con người sẽ kiểm tra, chỉnh sửa hoặc thay thế sao cho thích hợp.

Những loại máy dùng trong cơ khí chế tạo, chế biến gỗ, sản xuất nhựa, cao su, than, hóa chất… như: máy cưa, máy ép, máy nén, máy cán, máy tuốt… thì khi làm việc lâu dài luôn có nguy cơ gây tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trang bị thêm nút nhấn khẩn cấp sẽ ngừng máy ngay, tránh tai nạn cũng như giảm thiệt hại khi có tai nạn xảy ra.

5. Ưu điểm nổi bật của nút emergency stop
Dùng nút emergency stop mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Thiết bị này có nhiều ưu điểm như:

+ Chỉ báo rõ ràng, thông tin thân thiện với người dùng thông qua việc xác định màu sắc hoặc có đèn LED báo. Nút bấm cũng giúp đơn giản hóa việc chuẩn đoán các thông tin sao cho nhanh, chính xác.

+ Bảo vệ an toàn hệ thống khi dừng được ngay tức khắc chỉ với 1 lần nhấn.

+ Có nhiều phiên bản khác nhau được các hãng thiết kế, sản xuất để gắn trực tiếp lên máy móc, gắn lên bề mặt của hệ thống khác nhau.

+ Hiện trên thị trường có sẵn các phiên bản để gắn lên bề mặt của vỏ, có nhiều phiên bản tích hợp Ø 22 mm để người mua chọn lọc.

+ Đa dạng với đèn LED nhiều màu chiếu sáng.

https://cungcap.net/nut-dung-khan-cap-la-gi

Ở những nơi mà hệ thống máy móc, trang thiết bị phức tạp, cồng kềnh, kích thước lớn, to và nặng thì sẽ cần có nhiều nút nhấn khẩn cấp hơn nhất là tại các vị trí có nguy cơ gây tai nạn, vị trí thông thoáng. Điều này cấp thiết để con người xử lý nhanh, linh hoạt nhằm hạn chế xảy ra tai nạn xảy ra.
 
×
Quay lại
Top