Lịch sử chiếc răng giả

Vũ Bảo An

Thành viên
Tham gia
20/9/2022
Bài viết
3
Thời xa xưa, con người đã bắt đầu tìm tòi, nghiên cứu những vật có thể thay thế cho răng bị mất để việc ăn, nhai trở nên tốt hơn. Đến đầu thế kỉ XIX, kỹ thuật trồng răng vĩnh viễn được nghiên cứu, phát triển và tìm ra được chất liệu phù hợp.
Từ thời cổ xưa, người ta dùng những nguyên vật liệu từ thiên nhiên như tre, chốt kim loại, xương động vật, vỏ sò, ngà voi,... để thay thế cho những răng vĩnh viễn bị rụng.
Trường hợp về chiếc răng giả bằng kim loại đầu tiên được ghi nhận từ thi thể của một vị vua Ai Cập. Vào khoảng 1000 năm trước công nguyên, đã có một chiếc chốt bằng đồng đóng vào xương hàm trên, dù không chắc là nó được gắn khi đức vua còn sống hay sau khi qua đời.

tải xuống (2).jpg
305202427_466647328812062_4834765322592407508_n.png


Đến 300 năm sau công nguyên, người Phoenicia sử dụng ngà voi điêu khắc ra hình dạng răng rồi buộc cố định bằng dây vàng. Vào khoảng niên đại 600 sau công nguyên, người Maya đã bắt đầu nghiên cứu và tìm tòi những vật có thể thay thế cho răng bị mất để việc ăn nhai trở nên tốt hơn. Họ sử dụng vỏ con sò lớn rồi mài ra hình thể gần giống chiếc răng để cấy ghép thay thế răng mất. Sau này vào những năm 1970 khi chụp lại X-quang thì đã thấy có sự hình thành xương quanh phần cấy ghép.
Đến đầu thế kỷ 19, các bác sĩ dùng bạch kim, vàng… làm vật liệu cấy ghép nhưng hiệu quả không mấy khả quan, tỷ lệ đào thải rất cao. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành cấy ghép răng làm bằng Vitallium (hợp kim crom-coban). Tuy nhiên, việc cấy ghép gặp vấn đề bất lợi đó là việc đào thải, cơ thể từ chối những vật liệu được đưa vào trong xương. Để cấy ghép thành công được, thì răng thay thế và xương cần dính chắc lại với nhau.
Vào những năm 1937, nhiều cải tiến mới được ra đời, nhưng bước ngoặt lớn nhất đó là khi Giáo sư Per Ingvar Branemark (1929-2014) là một giáo sư nghiên cứu chỉnh hình người Thụy Điển đã tìm ra phương pháp cấy ghép Implant.
Năm 1952, khi còn là trưởng nhóm nghiên cứu của ĐH Lund, Giáo sư Branemark tình cờ phát hiện ra vật liệu Titanium nhờ việc đặt nó vào xương đùi của thỏ để cố định tạm thời nơi gãy xương. Sau vài tháng quan sát, khi biết được xương thỏ đã lành, ông định lấy chốt Titanium ra nhưng không thể lấy ra được nên đã để luôn trong cơ thể thỏ. Qua quá trình theo dõi, Giáo sư Branemark nhận thấy không có phản ứng gì xảy ra giữa cơ thể thỏ và chốt Titanium cố định.
Tiếp tục nghiên cứu mở rộng và từng bước tiến hành, ông ghi nhận không có một phản ứng sinh hóa nào xấu ảnh hưởng đến cơ thể sống và ông gọi đó là “sự tương hợp - tích hợp xương”. Từ đó, vị giáo sư khẳng định nếu dùng vật liệu Titanium cấy vào xương hàm làm răng giả thì chắc sẽ tốt.
 
×
Quay lại
Top