Nguy cơ tiềm ẩn khi bạn ăn quá nhanh

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Trong vòng xoáy vội vội vàng vàng đó, thức ăn và thời gian ăn thường biến thành chuyện ghé vào quán gần nhất rồi tranh thủ ăn qua loa cho xong bữa.

Chúng ta cũng hay ăn quá nhanh, thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn. Thỉnh thoảng chúng ta còn ăn quá mức cần thiết, vì trong lúc vội vàng không hề để tâm xem mình ăn gì và ăn nhiều đến đâu. Việc ăn nhanh có thể làm bạn mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng và khiến bao tử khó chịu và còn nhiều căn bệnh khác nữa.
an-voi-vang.jpg
Khi ăn quá nhanh, bạn không nhai kỹ và có thể mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn, vì nhai là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hóa. Nghiền thức ăn thành những mẩu nhỏ, giúp nó hòa trộn với nước bọt và các men tiêu hóa trong nước bọt giúp thức ăn được tiêu hóa một phần trước khi xuống dạ dày, từ đó giảm bớt gánh nặng cho bao tử.

Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng trong thức ăn mà còn làm đau dạ dày.

Ngoài ra, thói quen hay chan canh vào cơm với mục đích để ăn cho nhanh cũng rất gây hại cho dạ dày vì thức ăn được nuốt xuống chứa quá nhiều canh, làm cho dịch tiêu hóa trong dạ dày bị loãng đi khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn

Những người ăn quá nhanh sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những người ăn chậm”, đây là kết luận của các nhà khoa học Ấn Độ. Ăn quá nhanh khiến cho dạ dày và não bộ không kịp “giao tiếp” và làm cho cơ thể không nhận được tín hiệu no, lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường.

Lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường… từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường.

Tốc độ ăn, vừa ăn vừa làm việc hoặc ngồi ăn trước màn hình đều làm cho lượng thực phẩm vào cơ thể nhiều hơn bình thường, làm tăng nguy cơ béo phì. Không nghi ngờ gì nữa nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn.

Khi bạn ăn chậm và chú ý đến những gì bạn đang ăn trong tâm trí, cơ thể sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Thường thì trong thời điểm thưởng thức bữa ăn, các căng thẳng trong bạn sẽ hạ thấp hơn. Nhưng khi bạn ăn một cách nhanh chóng, cơ thể của bạn mọi thứ dường như vội vàng và hấp tấp.

Nếu bạn thời gian để thưởng thức hương vị mỗi món ăn trong bữa ăn đã có thể thực sự giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn. Khi bạn không vội vàng để ăn uống, bạn phát triển được những thói quen tốt và thực sự có thể ngừng suy nghĩ về thực phẩm. Bởi thế, người ăn nhanh thường thèm ăn liên tục, trong khi những người ăn chậm lại ít bị đói và ít thèm ăn hơn hẳn.

Những người ăn vội ăn vàng thường nạp nhiều thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói hơn nên cũng ít khỏe mạnh hơn. Vì thế, hãy cố gắng kéo nhịp độ ăn uống chậm lại, thay vì vừa ăn vừa tranh thủ làm việc thì ngồi vào bàn ăn. Đừng để mình bị bất kỳ thứ gì làm sao lãng trong lúc ăn, chẳng hạn như xem ti-vi, đọc email hay xem tài liệu.

Bạn nên tận dụng thời gian thưởng thức mùi vị lẫn cách bài trí của thức ăn trước mắt. Nhai kỹ và ăn chậm trong bầu không khí thư giãn giúp cải thiện cảm giác no và ngăn ngừa chuyện ăn quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể.

Bạn hãy dành thời gian thích hợp cho việc ăn uống mỗi ngày, bắt đầu áp dụng với bữa tối và sau đó thử biến nó thành một phần trong một ngày làm việc của bạn, ngay cả khi bạn chỉ có 15 phút thư thả ngồi ăn.
Theo ktdt
 
×
Quay lại
Top