Quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành viên

taquocviet2

Thành viên
Tham gia
28/6/2021
Bài viết
5
Quy định về hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành viên

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Hôn nhân gia đình 2014 con cái được chia ra làm con chưa thành niên và con thành niên. Con chưa thành niên là chủ thể khá đặc biệt và có những quyền lợi nhất định. Pháp luật hiện hành có quy định rất rõ hạn chế một số quyền của cha mẹ với con chưa thành niên.
c40.jpg

Khái niệm về con chưa thành viên​

Thật chất pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm thế nào là con chưa thành niên. Tuy nhiên có thể căn cứ vào độ tuổi mà luật quy định về người chưa thành niên. Bộ luật dân sự 2015 quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên trong khi đó người chưa đủ 18 tuổi sẽ được coi là người chưa thành niên.
Như vậy con chưa thành niên có thể hiểu là con chưa đủ 18 tuổi trở lên. Con chưa thành niên có điểm đặc biệt và khác với con thành niên ở sự phát triển. Cụ thể, con chưa thành niên chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ về thể chất, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Chính vì thế con chưa thành niên được pháp luật quy định nhiều vấn đề để bảo vệ như hạn chế quyền của cha mẹ.
Xem thêm: các công ty luật uy tín tại hà nội

Các trường hợp hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên​

Pháp luật quy định có bốn trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Thứ nhất là trường hợp bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý. Hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp thứ hai bị hạn chế quyền đó là khi cha mẹ phát tán tài sản của con. Nếu cha mẹ có lối sống đồi truỵ thì cũng sẽ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên. Cuối cùng là trường hợp xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên là Toà án.
Toà án có thể tự mình hoặc dựa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức ra quyết định. Việc hạn chế quyền ở đây chính là không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con. Thời hạn áp dụng hạn chế quyền trong khoảng từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án cũng có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.
Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên được pháp luật quy định rất rõ ràng. Cụ thể gồm có cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, người thân thích và một số cơ quan. Đó là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc hội liên hiệp phụ nữ.
Các cơ quan tổ chức khác khi phát hiện trường hợp cần hạn chế quyền cha mẹ với con chưa thành niên thì có thể đề nghị các chủ thể có thẩm quyền yêu cầu Tòa án quyết định. Như vậy có thể thấy pháp luật quy định rất chi tiết về các trường hợp, chủ thể có thẩm quyền giải quyết và yêu cầu giải quyết hạn chế quyền cha mẹ với con chưa thành niên.
Xem thêm: dịch vụ ly hôn trọn gói

Hậu quả pháp lý đối với trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền với con chưa thành niên​

Việc hạn chế quyền cha mẹ với con chưa thành niên là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên để bảo vệ con chưa thành niên, đối tượng vẫn đang trong quá trình phát triển, Tòa án cần ra quyết định hạn chế quyền. Vậy hậu quả pháp lý của việc hạn chế quyền này như thế nào?
Nếu một bên cha hoặc mẹ bị tuyên hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con. Nếu cả cha và mẹ đều bị hạn chế quyền thì việc thực hiện trông nom, chăm sóc này sẽ được giao cho người giám hộ theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, cũng có các trường hợp khác người giám hộ thực hiện quyền chăm sóc, giáo dục con. Đó là trường hợp một bên cha, mẹ mặc dù không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con. Hoặc trường hợp một bên cha hoặc mẹ bị hạn chế quyền đồng thời chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
Một điểm cần lưu ý đó là mặc dù cha hoặc mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bởi cha mẹ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái. Chính vì vậy dù không trực tiếp nuôi dạy nhưng cha mẹ vẫn cần phải hoàn thành trách nhiệm của bản thân mình.
Xem thêm: luật sư hôn nhân
Trên đây là một số kiến thức pháp luật liên quan đến hạn chế quyền của cha mẹ với con chưa thành niên. Qua đây hy vọng bạn đọc sẽ không bị rơi vào trường hợp bị tuyên hạn chế quyền với con chưa thành niên. Hãy chăm sóc và nuôi dưỡng con trẻ đúng cách, đúng quy định của pháp luật.
 
×
Quay lại
Top