Sứ mệnh yêu thương

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Lời tựa​

Tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao nhiều bác sĩ có thể trở thành những người viết lách cừ khôi. Đặc biệt là sau khi nhìn vào toa thuốc bình thường mà họ kê, người ta buộc phải kết luận rằng hầu hết những người hành nghề y gần như đều không giỏi chữ nghĩa. Sẽ hoàn toàn hợp lý nếu chúng ta biện minh nội dung quan trọng hơn hình thức và cái chúng ta cần nói quan trọng hơn cách chúng ta nói.

Một cách khách quan, sách của Roger Cole hội đủ yếu tố để đạt được tính “hợp lí” nói trên nếu ông viết nó với một giọng văn chân phương, mộc mạc. Nhưng ông đã không làm như vậy. Cuốn sách được viết với phong cách lôi cuốn và giọng văn đằm thắm, một cuốn sách chúng ta đã chờ đợi suốt nửa thế kỷ kể từ khi những viên thuốc và những liều độc dược gạt hết tình thương, sự quan tâm của ngành y. Cuốn sách này sẽ mang đến niềm vui, sự khuây khỏa, niềm hy vọng, sự hiểu biết cho nhiều người. Tôi ước gì mình đã mua được cuốn sách này trước khi biết Damon, con trai út của chúng tôi, sắp ra đi vì bệnh AIDS.

Roger Cole bước vào cuộc đời chúng tôi khi Damon đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh. Lúc vừa chào đời, Damon đã bị bệnh máu khó đông và nhiễm virut HIV do truyền máu vào thời kỳ đầu của đại dịch. Hồi đó, thông tin về virut HIV rất hiếm. Các bác sĩ cũng chưa có hiểu biết chuyên sâu về virut này nên họ chữa trị theo bất cứ phương pháp nào có thể nghĩ ra và thường gây nên những hậu quả tai hại.

Có lẽ tôi xin được giải thích ngắn gọn cho những độc giả chưa nắm được thông tin về quá trình diễn biến của bệnh AIDS như sau: Virut gây bệnh AIDS có khả năng phá hủy các tế bào T (tế bào bạch huyết) trong cơ thể chúng ta. Đó là những tế bào kháng nhiễm, là đội quân ngăn cản hầu hết những virut và căn bệnh nguy hiểm chết người từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Nói cách khác, đó là những tế bào chủ yếu cấu thành hệ miễn dịch của cơ thể. Khi virut gây bệnh AIDS phá hủy hết mọi tế bào T, một số căn bệnh sẽ tấn công vào cơ thể mà không gặp phải sự kháng cự nào.

Bệnh nhân nhiễm AIDS không chết vì AIDS mà thực chất là chết vì bị nhiều căn bệnh cơ hội tấn công cùng một lúc. Trong mỗi giai đoạn, người bệnh có thể bị hai hoặc ba căn bệnh khác nhau do virut gây ra; những căn bệnh này cần có những biện pháp điều trị chuyên biệt nhưng thuốc của mỗi biện pháp lại thường không dùng kèm với nhau. Không những thế, Damon còn bị bệnh máu khó đông mà bản thân căn bệnh đã cần tới một phương thuốc phức tạp và phải dùng liên tục. Kết quả là con trai tôi phải uống một liều thuốc tổng hợp gồm nhiều loại thuốc, vốn không được đi kèm nhau, với tác dụng rất tai hại.

Một loại thuốc khiến con tôi bị táo bón nặng nề, đủ nguy hại đến tính mạng trong điều kiện thể trạng suy yếu. Loại tiếp theo gây ra bệnh tiêu chảy dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Loại thứ ba khiến nôn mửa dữ dội. Loại cuối cùng làm cho nó đau đớn khủng khiếp. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ trong điều kiện y học ngày nay nhưng ngày đó, theo tôi hiểu thì không một ai trong số năm vị bác sĩ điều trị cho Damon cảm thấy cần thiết phải xem xét phác đồ điều trị của những vị khác.

Cái chết dần đến với Damon đơn giản vì liều thuốc được kê và sự tuân thủ nghiêm ngặt theo liều thuốc ấy. Rồi Roger Cole bước vào cuộc đời chúng tôi. Trong cuốn sách Ngày Cá Tháng Tư, tôi có viết hai câu đơn giản thế này: “Thưa bác sĩ Cole, nếu ông đọc được quyển sách này, xin ông hãy hiểu chúng tôi cảm thấy mang nợ ông như thế nào. Damon yêu quý ông và chúng tôi cảm ơn ông vì tấm lòng chân thật, lương tri và tình yêu của ông”.

Roger Cole nhanh chóng kê cho Damon một phương thuốc có thể làm giảm đau đớn, làm cho cuộc sống của con tôi dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn biết đấy, AIDS là con đường khủng khiếp dẫn đến cái chết vì bạn sẽ chết bởi mọi thứ. Tất cả những gì tôi muốn nói là: Nếu không có bác sĩ Cole, con trai tôi đã phải chịu đựng một cái chết vô cùng khủng khiếp. Điều đó không đơn giản vì ông ấy là một bác sĩ điều trị xoa dịu, mà vì với tư cách là một con người, ông ấy đã đem lại sự trong sáng cho danh tiếng phần nào bị hoen ố của ngành y - sự trong sáng khiến ông trở thành một ngoại lệ đặc biệt, không chỉ ở cương vị bác sĩ mà còn ở cương vị con người.

Thưa bác sĩ Roger Cole, tôi nghĩ rằng sách của ông sẽ tiêu thụ hết cả 100.000 bản. Cuốn sách là phần bổ sung tuyệt vời bên cạnh kỹ năng bác sĩ của ông. Và tôi tin rằng, cuốn sách sẽ có tác dụng đem lại ánh sáng hiểu biết và hy vọng cho nhiều gia đình đang bối rối, tuyệt vọng, chán nản, buồn đau trong cơn phiền muộn tăm tối.

- Bryce Courtenay (Tác giả có nhiều sách bán chạy nhất ở Úc)​
Lời nói đầu

Tôi bắt đầu trở thành bác sĩ từ năm 1979 và nhớ rằng mình chưa từng muốn làm một nghề nào khác. Tôi không thể nói chắc rằng lòng thương là động lực của mình. Ngược lại, tôi là một người có tham vọng thành công, thích được mọi người công nhận; tôi bị chi phối bởi tính tư lợi và nỗi sợ thất bại. Điều này không thay đổi sau khi tôi tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ tại Guy’s and King’s College Hospitals - Luân Đôn. Tôi được đào tạo để làm việc khoa học, lạnh lùng, bàng quan trước nỗi đau của con người. Tôi tốt nghiệp đại học mà không nhận thức được rằng, mọi người cần những bác sĩ biết trò chuyện và quan tâm tới bệnh nhân. Quả thật, việc quan tâm khiến tôi cảm thấy lúng túng và bị tổn thương.

Trong năm cuối đại học Y, tôi có một khóa học sáu tuần về Nhi khoa tại bệnh viện Darwin và đã “phải lòng” nước Úc. Sau khi hoàn tất những kỳ thi cuối cùng, tôi nhanh chóng sắp xếp quay trở lại bệnh viện Darwin với danh nghĩa là bác sĩ thực tập nội trú. Sue, vợ tôi lúc đó vừa mới tốt nghiệp nha khoa, cũng ủng hộ quyết định táo bạo này.

Chúng tôi đã có một năm tuyệt vời và cô ấy muốn ở lại thêm nữa nhưng tôi còn có những tham vọng riêng. Tôi muốn trở thành bác sĩ chuyên khoa; điều này đồng nghĩa với việc chuyển đến bệnh viện Sydney’s Royal Prince Alfred (RPA). Tôi học hỏi được nhiều trong một môi trường cạnh tranh và mang tính học thuật, đồng thời, vẫn giữ định hướng mục tiêu riêng, duy trì sự thành công.

Khoảnh khắc trọng đại nhất đời tôi là cuối năm 1983 - khi tôi đỗ kỳ thi bác sĩ chuyên khoa. Điều này cho phép tôi có thể tham gia khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa Ung thư mà không phải trải qua một kỳ thi nào nữa. Hoàn thành ba năm học tập quan sát chuyên sâu hơn, tôi sẽ trở thành nghiên cứu sinh tại trường Đại học Y Hoàng gia Úc (FRACP). Sau ba tháng sống trong trạng thái lâng lâng, đầu óc tôi mới quay trở về thực tại. Tôi đã cảm thấy tự mãn vì đạt được mục tiêu cao nhất của mình và nghĩ rằng không còn gì để phấn đấu nữa. Tôi không tập trung và bắt đầu bê trễ. Cuộc sống của tôi trở nên thiếu kỷ luật và tôi đã mắc phải chứng khủng hoảng tâm lý. Sống không mục đích khiến tôi cảm thấy trống rỗng và không hiểu nổi chính bản thân mình. Tôi phải đấu tranh và tìm kiếm những đỉnh cao mới để vươn tới.

Các bác sĩ thực tập nội trú khuyên tôi nên đăng báo những bài viết khoa học, tham gia nghiên cứu và lấy bằng tiến sĩ Triết học để có thể thành công hơn nữa. Khi nghĩ về chuyện này, trong tôi vang lên một tiếng nói khác: “Không điều gì đáng quan tâm hơn hai chữ CON NGƯỜI!”. Tham vọng đã che mờ mắt tôi, khiến tôi nhìn người bệnh ở góc độ vấn đề cần giải quyết chứ không phải cơ hội để giúp đỡ và chữa lành vết thương. Tôi bắt đầu suy nghĩ khác đi: Người ta không bị bệnh ung thư để thúc đẩy sự nghiệp của tôi; họ và gia đình họ chỉ là những con người chịu đau khổ. Tôi dần hiểu thấu đáo điều này và cũng từng bước nhận ra môi trường y tế bấy lâu mình tham gia rất gần giống một tổ chức mang tính học thuật và không thực tế. Tôi bắt đầu nói chuyện với bệnh nhân. Tôi tìm hiểu cảm giác thế nào là sống chung với ung thư, là đối mặt với cái chết, là mất đi ai đó mình thương yêu. Tôi thật sự ngạc nhiên vì việc làm này có thể giúp được các bệnh nhân và tôi nhận ra mọi người đang đánh giá cao mình theo cách mà tôi chưa từng biết. Họ đang dạy tôi biết yêu thương.
.....

ST
 

Đính kèm

  • HH605881.pdf
    1,2 MB · Lượt xem: 104
×
Quay lại
Top