Tăng khả năng học hỏi ghi nhớ cho bé thông minh với dưỡng chất Lutein

69ctv69

Thành viên
Tham gia
24/8/2011
Bài viết
5
Tăng khả năng học hỏi ghi nhớ cho bé thông minh với dưỡng chất Lutein
GiadinhNet - 3 năm đầ uđời là lúc não bộ của bé phát triển nhanh nhất về cấu trúc và hoàn thiện các chức năng quan trọng.
Từ đó bé bắt đầu học hỏi , tư duy và nhận thức, làm nền tảng giúp trẻ phát huy tiềm năng trí tuệ.Thế nên, thật uổng phí nếu trong “thời kỳ vàng”, trẻ không được cha mẹ chú ý tác động, kích thích đúng mức để não phát triển tối ưu.
Sự phát triển vượt trội của não bé trong giai đoạnVàng
Mặc dù mới ra đời não bé chỉ bằng 25% trọngl ượng não người trưởng thành tuy nhiên, đến khi 1 tuổi, não bé đã tăng gấp 3 lần (khoảng 75%) và đến năm 6 tuổi, não trẻ bằng 100% não của người lớn. Trong thời gian này, sự phát triển trí não của trẻ coi như gần đạt mức độ tối đa vào 3 năm đầu đời. Đặc biệt là cácvùng não phát triển ngôn ngữ, trí nhớ và tăng cường khả năng nghe, nhìn.
Trong thời kỳ này, trí não càng được kích thích tư duy thì hệ thống thần kinh càng phát triển? Từ 0-3 tuổi, số lượng từ vựng bé có thể tiếp thu và ghi nhớ lên đến 1.500 từ do vùng não phát triển ngôn ngữ gần như hoàn thiện. Cùng đó là khả năng nghe – nhìn phát triển song song. Sự phát triển đồng bộ về ngôn ngữ - trí nhớ - nghe – nhìn tại các vùngvỏ não trong giai đoạn này là tiền đề quan trọng để bé tăng cường khả năng nhận thức, học hỏi về sau.
Lutein – dưỡng chất hỗ trợ phát triển nhận thức cho trẻ
Để não trẻ hoàn thiện cấu trúc và phát triển tốt chức năng não bộ, bố mẹ cần cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết. Bên cạnh nhóm dinh dưỡng cần thiết như: Phospholipid, AA, DHA, Omega 3 & 6, Taurin, …. Thì Lutein là một dưỡng chất mới được các nhà khoa học tìm thấy hiện diện đến 66-77% tổng số carotenoid có trong não, chiếm nồng độ cao ở các vùng não liên quan đến chức năng trí nhớ, ngôn ngữ, nghe và nhìn. Vì thế, Lutein có khả năng ảnh hưởng đến sự hình thành não bộ bé trong giai đoạn vàng, cũng như ảnh hưởng nhất định đến khả năng tư duy, học hỏi, ghi nhớ… ở trẻ.

abot-1-2be46.JPG

Lutein có khả năng ảnh hưởng nhất định đến khả năng tư duy,
học hỏi, ghi nhớ… ở trẻ.
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu trẻ thiếu hụt Lutein không chỉ khiến thị giác của trẻ không phát triển tối ưu, võng mạc của mắt trẻ dễ bị tổn thương do thiếu sắc tố Caroteroid thiết yếu, dẫn đến suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin qua mắt mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ trong giai đoạn đầu đời.
Cơ thể người không thể tự tổng hợp Lutein mà phải bổ sung Lutein qua các thực phẩm ăn hàng ngày. Lutein được tìm thấy ở các loại rau có màu xanh đậm (bó xôi, cải, xúp lơ xanh…), các loại củ quả như bắp ngô, ớt chuông đỏ, cà rốt, quả bơ, quả kiwi, hay lòng đỏ trứng gà.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn cung cấp Lutein chính cho bé. Tuy nhiên, sữa mẹ sẽ ngày càng thuyên giảm cả về số lượng và hàm lượng dưỡng chất, trong đó có Lutein. Do vậy, việc bổ sung Lutein thông qua nguồn thực phẩm bổ sung như sữa công thức hay thức ăn dặm cho trẻ có chứa hàm lượng Lutein đúng và đủ cũng sẽ là một giải pháp tối ưu mà mẹ có thể lựa chọn.
Phương pháp khoa học kích thích nhận thức của trẻ
Trong một năm đầu đời, thị giác bé phát triển gần như hoàn thiện, tạo nền tảng quan trọng trong quá trình quan sát học hỏi và hình thành tư duy nhận thức của trẻ về sau. Do đó, bố mẹ cũng cần kích thích trẻ phát triển thị giác qua việc chơi những đồ chơi có màu sắc, độ tương phản cao hay những trò chơi có hình khối để bé nhận diện màu sắc và hình ảnh
Khi trẻ 2 tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu cho trẻ quan sát và ghi nhớ các hình khối, đồ vật, con số hoặc chữ cái để phát huy khả năng ngôn ngữ và tư duy. Trẻ cũng tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn khi ba mẹ dùng những hình ảnh trực quan sinh động và áp dụng các trò chơi cho bé dễ liên tưởng, chẳng hạn như quả táo màu xanh, máy tính của ba hình chữ nhật, số 1 giống cây gậy của ông…

abot-2-2be46.JPG

Mẹ cần chơi cùng bé để khuyến khích bé quan sát, tư duy và
ghi nhớ mọi vật xung quanh.
Trong qua trình quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin, trẻ cũng thường đặt ra những câu hỏi vì sao, tại sao để mở rộng kiến thức. Bố mẹ đừng lờ đi những câu hỏi ấy mà hãy cố gắng giải thích cho bé hiểu và có thể hỏi ngược lại để xem phản ứng tư duy của bé thế nào. Trong những trường hợp như thế, không chỉ rèn luyện khả năng phản xạ, diễn đạt ngôn ngữ và còn giúp bé mở rộng tối đa sự nhận biết của mình
Và trong giai đoạn này, bé không ngừng tìm hiểu những điều mới lạ, ngoài ân cần chăm sóc và tạo điều kiện cho con được tự do khám phá, hãy luôn nhớ bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, và đừng quên Lutein, các mẹ nhé!
Thảo Minh
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Lên nào lên nào

Múi giờ GMT. Hiện tại là 4:09:01 SA
Powered by: vBulletin, Jelsoft Enterprises Ltd.
Copyright © 2013 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.
 
×
Quay lại
Top