Thành phố đáng sống hơn khi đầu tư không gian công cộng

Dương Quốc Khải

Thành viên
Tham gia
8/6/2015
Bài viết
12

Chúng ta chọn sống ở thành phố là bởi chúng ta cần gần gũi những con người khác, dù đó là vì lý do cơm áo gạo tiền, vì khát khao kiến thức hay đơn giản là vì không thể sống cô đơn. Bởi lẽ này mà không gian công cộng đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và hấp dẫn của đô thị: đó là nơi con người gặp nhau và gặp gỡ với thiên nhiên.​

Không gian công cộng quan trọng tới mức một triết gia Hy Lạp hơn 2000 năm trước đã từng chê một xứ khác là “lạc hậu” bởi không có những quảng trường để con người có thể gặp gỡ và tâm giao như xứ của ông.

Quan trọng như vậy nhưng không phải thành phố nào cũng chăm chút đến không gian công cộng của mình. Cũng giống như nhận định của triết gia Hy Lạp, ngày nay, những thành phố dẫn đầu trên thế giới là những thành phố đầu tư vào không gian công cộng và khai thác những không gian này để làm cho thành phố của mình đáng sống hơn, hấp dẫn hơn và nhiều năng lượng hơn để thu hút con người, tiền và những ý tưởng.

hy%20l%E1%BA%A1p.jpg
paris.jpg


Thành Phố Hy Lạp & Paris

Không có thành phố nào trân trọng và đầu tư vào không gian công cộng mạnh mẽ như New York từ hơn 150 năm trước với dự án Central Park và gần đây hơn là High Line. Có được thành công này là bởi thành phố đã biết trao trọng trách vào những con người có tầm nhìn xa và quan trọng hơn là có một triết lý nhân bản đằng sau những nỗ lực xây dựng: Law Olmsted ở thế kỷ 19 và giờ đây là Amanda Burden vào đầu thế kỷ 21.

Bài nói chuyện đầy cảm hứng của bà Amanda Burden, cựu giám đốc Sở Quy hoạch của thành phố New York, trên TED phản ánh những triết lý về kiến tạo không gian công cộng mà bản thân lĩnh vực quy hoạch/thiết kế đô thị đã mất hàng thập kỷ để nhận ra: thiết kế thành công không xuất phát từ những công thức khô cứng mà từ cảm quan nhân bản của nhà thiết kế. Qua câu chuyện của bà, tôi cũng một lần nữa thấy được những phẩm chất để tạo nên một nhà quy hoạch thành công: có thể nhìn thấy tổng thể từ tầm chiến lược nhưng hiểu được “tỷ lệ con người” để thành công trong mọi dự án, dù đó là độ cao của thanh chắn an toàn dọc theo bờ sông hay sự tận tụy với mỗi tiếng nói của cộng động.

khong-gian-cong-cong-1_820x461.png


Barcelona - Tây Ban Nha

Mời các bạn lắng nghe câu chuyện của bà Amanda Burden: Không gian công cộng khiến thành phố thành nơi đáng sống như thế nào? (có phụ đề tiếng Việt)

Nguyễn Đỗ Dũng

(bản dịch phụ đề khá tốt trừ một chi tiết chưa chuẩn là dịch “city” (là những thực thể) thành “đô thị” (vốn chỉ một loại hình định cư nói chung). Để dễ hiểu và cảm nhận tốt hơn bài nói chuyện, bạn đọc “đô thị” thành “thành phố”)


Không gian công cộng như chiếc “van” giúp giảm áp lực cuộc sống​

Hiện nay, ở đô thị, KGCC phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí… của người dân đã được quan tâm nhiều hơn. Các loại hình KGCC đô thị đã được tạo lập phong phú hơn, kết hợp nhiều hình thức khai thác sử dụng như phố đi bộ, khu vui chơi, mua sắm, công viên cây xanh, mặt nước…

Không gian công cộng (KGCC) có thể được ví như những chiếc “van”, giúp giảm áp lực cuộc sống, vốn ngày càng trở nên căng thẳng tại khu vực đô thị, KCN, các khu vực đang thay đổi do quá trình đô thị hóa.

phu%20my%20hung.jpg


Khu đô thị Phú Mỹ Hưng

Hiện nay, ở đô thị, KGCC phục vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí… của người dân đã được quan tâm nhiều hơn. Các loại hình KGCC đô thị đã được tạo lập phong phú hơn, kết hợp nhiều hình thức khai thác sử dụng như phố đi bộ, khu vui chơi, mua sắm, công viên cây xanh, mặt nước…

Ở khu vực nông thôn, KGCC thường rất linh hoạt, bởi nó gắn với tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân. KGCC có thể là sân đình, sân chùa…, thậm chí khoảng sân giếng nước đầu làng. Theo quy hoạch nông thôn mới, nhiều xã, thôn hiện nay đã có nhà văn hóa, sân thể thao…, là điểm sinh hoạt giao lưu cộng đồng cho người dân.

Tuy nhiên, việc phát triển KGCC tại Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại. Chúng ta chưa đặt mục tiêu phục vụ về đời sống tinh thần của cư dân đô thị, nông thôn, do đó việc tổ chức không gian chưa thật hiệu quả, chưa có bản sắc riêng. Không gian công cộng chưa thực sự là không gian mở cho cộng đồng, chưa tạo được dấu ấn đô thị đối với du khách tham quan từ nơi khác đến...

Thậm chí, một số người quan niệm công cộng có nghĩa là miễn phí, là tự do sử dụng. Điều này dẫn đến hệ quả là vô số ao hồ đã bị lấp để biến thành đất thương mại, người dân dễ lấn chiếm các hệ thống hành lang sông rạch trong TP, vỉa hè và các khoảng KGCC làm nơi mưu sinh…

cong-vien-rach-ca-tre-slsc3.jpg
Pho-di-bo-Nguyen-Hue.jpg


Khu đô thị Sala & Phố Nguyễn Huệ

Cùng với xu thế hội nhập, những thách thức mới trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang ngày một gia tăng thì các KGCC của đô thị, nông thôn đặc biệt các khu vực ven biển sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Việc này sẽ kéo theo hệ quả việc sụt giảm nguồn thu từ các dịch vụ thương mại, du lịch đặc biệt đối với khu vực ven biển; gây thiệt hại trực tiếp đến phát triển kinh tế của từng địa phương, đời sống sinh hoạt của người dân đối với đô thị, nông thôn vùng đồng bằng và vùng trung du, miền núi.

Trong bối cảnh đó, việc đổi mới công tác lập quy hoạch, đưa ra những giải pháp quy hoạch phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân là trách nhiệm của chính quyền địa phương và người dân.

Cụ thể, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận của các cấp chính quyền và cộng đồng trong tiếp cận yêu cầu phát triển KGCC; Ban hành tiêu chuẩn quy hoạch chi tiết và thiết kế KGCC phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng miền và hội nhập với các tiêu chuẩn quốc tế; Xây dựng các mô hình cải tạo, phát triển KGCC với sự tham gia của người dân; Huy động các nguồn lực trong xã hội, hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật xây dựng và quản lý KGCC tại các đô thị và nông thôn.

Sau cùng, cần nghiên cứu bổ sung các chính sách thu hút đầu tư, phát triển KGCC. Để làm được điều này thì cần xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng và quản lý các công trình công cộng trong phạm vi KGCC được xác định nhằm thu hút các nhà đầu tư.

KTS Phan Thị Mỹ Linh | Thứ trưởng Bộ Xây dựng
 
×
Quay lại
Top