Trả tiền nhiều hơn, nhận được ít hơn.

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo: "The upside of irrationality" - Dan Ariely


Hãy tưởng tượng bạn là 1 chú chuột béo tròn, hạnh phúc. 1 ngày nọ, 1 người mang bạn ra khỏi cái hộp thoải mái mà bạn gọi là nhà và đặt bạn vào cái hộp khác ít thoải mái hơn và chứa 1 mê cung. Bạn bắt đầu đi lang thang xung quanh. Bạn nhanh chóng để ý thấy 1 số khu vực của mê cung có màu đen và những khu vực khác có màu trắng. Bạn đi vào 1 khu vực màu trắng. Không có điều gì xảy ra. Sau đó bạn chuyển sang khu vực màu đen. Ngay khi bạn bước vào, bạn cảm thấy 1 luồng điện khó chịu dưới chân. Cứ mỗi ngày trong 1 tuần, bạn được đặt vào 1 mê cung khác nhau. Những khu vực nguy hiểm và an toàn thay đổi hằng ngày theo những màu sắc của những bức tường và cường độ dòng điện. Đôi lúc, những khu vực có dòng điện nhẹ nhàng có màu đỏ. Lúc khác là 1 dòng điện đặc biệt khó chịu. Mỗi ngày, công việc của bạn là học cách di chuyển trong mê cung bằng cách chọn những con đường an toàn nhất và tránh bị điện giật (phần thưởng của bạn cho việc học cách làm thế nào di chuyển 1 cách an toàn trong mê cung đó là bạn không bị điện giật). Bạn sẽ làm tốt như thế nào?

Các nhà tâm lý Robert Yerkes và John Dodson đã thực hiện nhiều phiên bản khác nhau của thực nghiệm cơ bản này để tìm thấy 2 điều về những chú chuột: Chúng có thể học hỏi nhanh như thế nào và cường độ của dòng điện mạnh như thế nào sẽ thúc đẩy chúng học nhanh nhất. Chúng ta có thể dễ dàng giả định rằng khi cường độ dòng điện tăng sẽ thúc đẩy động cơ học của chuột. Khi dòng điện là rất nhẹ nhàng, chuột sẽ đơn giản la cà, không bị thúc đẩy bởi vài cái xóc không đau. Nhưng khi cường độ dòng điện và sự khó chịu tăng lên, các nhà khoa học nghĩ rằng, chuột sẽ cảm thấy như ở tình huống khẩn cấp và do đó sẽ bị thúc đẩy học nhanh hơn. Tuân theo logic này, chúng ta sẽ giả định rằng khi chuột thực sự muốn tránh những cú giật điện mạnh nhất, chúng sẽ học nhanh nhất.

Chúng ta thường nhanh chóng giả định rằng có 1 mối liên hệ giữa độ lớn của sự kích thích/ khuyến khích và khả năng thực hiện/ làm việc tốt hơn. Nó dường như có lý rằng chúng ta càng bi thúc đẩy để đạt được 1 điều gì đó, chúng ta sẽ làm việc chăm hơn để đạt mục tiêu, và điều này gia tăng nỗ lực sẽ cuối cùng thúc đẩy chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu. Đôi lúc, trực giác của chúng ta về mối quan hệ giữa động cơ và sự thực hiện (hành vi của chúng ta ) là đúng; lúc khác, thực tế và trực giác là không đi đôi với nhau. Trong trường hợp của Yerkes và Dodson, khi điện giật rất yếu, những chú chuột không bị thúc đẩy và kết quả là chúng học chậm. Khi điện giật có cường độ trung bình, chuột bị thúc đẩy để xác định nhanh chóng những quy tắc của cái lồng và chúng học nhanh hơn. Nhưng khi cường độ dòng điện rất cao, chuột thực hiện rất tệ. Chuột không thể tập trung vào bất kỳ điều gì hơn là nỗi sợ bị điện giật của chúng. Bị tê liệt bởi nỗi sợ, chúng gặp vấn đề trong việc nhớ được khu vực nào của lồng là an toàn và khu vực nào không.

Thực nghiệm của Yerkes và Dodson làm chúng ta tự hỏi về mối quan hệ thực giữa tiền lương, động cơ và sự làm việc trong thị trường lao động. Thực nghiệm của họ rõ ràng cho thấy những sự khuyến khích có thể là 1 con dao 2 lưỡi. Đến 1 điểm nhất định, chúng thúc đẩy chúng ta họ và làm việc tốt. Nhưng vượt quá, sức ép thúc đẩy có thể quá cao thực sự làm 1 cá nhân xao lãng khỏi nhiệm vụ.

Cho dù phần thưởng và tránh bị điện giật hoặc những phần thưởng tiền bạc. Hãy tưởng tượng về những kết quả của Yerkes và Dodson nếu họ dùng tiền thay vì điện giật (giả định rằng chuột thực sự muốn tiền). Với số tiền thưởng nhỏ, chuột sẽ không quan tâm và không làm việc tốt. Tiền thưởng ở mức trung bình, chuột sẽ quan tâm nhiều hơn và thực hiện tốt hơn. Tiền thưởng ở mức rất cao, chúng sẽ bị 'thúc đẩy quá mức'. Chúng sẽ thấy khó tập trung, kết quả là hiệu suất của chúng sẽ tệ hơn so với nếu chúng làm việc vì 1 số tiền nhỏ hơn.

Để kiểm tra hiệu quả của những khuyến khích tài chính như 1 phương sách để nâng cao hiệu suất, Nina Mazar (đại học Toronto), Uri Gneezy (đại học California), George Loewenstein (đại học Carnegie Mellon) thiết kế 1 thực nghiệm. Chúng tôi thay đổi số tiền thưởng mà những người tham gia nhận được nếu họ thực hiện tốt và đo lường hiệu quả của những mức độ khuyến khích khác nhau lên hiệu suất. Cụ thể là chúng tôi muốn xem liệu đưa ra 1 số tiền rất lớn có làm tăng hiệu suất như chúng ta thường kỳ vọng hay làm làm giảm hiệu suất.

Chúng tôi chia họ thành 3 nhóm. Nhóm 1 có cơ hội kiếm 1 số tiền tương đối nhỏ (bằng 1 ngày lương trung bình), nhóm 2 số tiền trung bình (bằng 2 tuần lương), nhóm 3 bằng 5 tháng lương trung bình.

Chúng tôi chọn những nhiệm vụ cho họ. Ban đầu chúng tôi định chọn những nhiệm vụ hoàn toàn dựa vào nỗ lực như chạy, ngồi xổm, nâng tạ, nhưng vì các CEOs không kiếm tiền bằng cách làm những kiểu công việc đó, chúng tôi đã quyết định tập trung vào những nhiệm vụ yêu cầu những kỹ năng sáng tạo, tập trung, trí nhớ và giải quyết vấn đề. 6 nhiệm vụ chúng tôi đã chọn (xem trang 40).

Kết quả:

Chúng tôi phát hiện thấy những người có thể kiếm khoản tiền thưởng nhỏ (1 ngày lương) và trung bình (2 tuần lương) không khác nhau nhiều về hiệu suất công việc. Nhóm thứ 3 (được thuởng cao nhất) cho thấy mức độ thực hiện nhiệm vụ kém nhất. Nhiệm vụ nào càng bao gồm nhiều kỹ năng nhận thức thì những khuyến khích vật chất cao càng có khả năng đem lại kết quả ngược lại sự mong đợi.

Thưởng cao có thể mang lại hiệu suất cao khi liên quan đến những nhiệm vụ đơn giản, máy móc, không sáng tạo, nhưng kết quả ngược lại có thể xuất hiện khi bạn yêu cầu họ sử dụng đầu óc - đây là điều các công ty làm khi họ trả cho các giám đốc điều hành những khoản thưởng rất cao. Nếu những người này được trả lương để xếp gạch, thúc đẩy họ bằng những khoản thưởng cao là có lý.

Đối với những nhiệm vụ đòi hỏi khả năng nhận thức, những khuyến khích vật chất (thấp đến trung bình) có thể hiệu quả. Nhưng khi khuyến khích quá cao,nó có thể gây ra stress và giảm hiệu suất. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, hãy tưởng tượng, nếu tôi trả cho bạn 100,000$ để bạn đưa ra 1 ý tưởng rất sáng tạo cho 1 dự án nghiên cứu trong 72h tới. Bạn sẽ làm những gì khác đi? Bạn sẽ không buồn quan tâm đến việc kiểm tra email, Facebook? Bạn có lẽ sẽ uống rất nhiều cafe và ngủ rất ít? Có lẽ bạn sẽ ở lại văn phòng suốt đêm. Điều này có nghĩa là bạn sẽ làm việc nhiều giờ hơn, nhưng liệu làm bất kỳ những việc này có giúp bạn trở nên sáng tạo hơn?
Hãy xem xét quá trình suy nghĩ của bạn sẽ thay đổi như thế nào trong 72h quan trọng đó. Bạn sẽ làm gì để làm bản thân sáng tạo hơn? Cắn môi?Thở sâu hơn? Thiền định? Đánh máy nhanh hơn? Suy nghĩ sâu sắc hơn?

Tôi hy vọng là nó minh hoạ cho quan điểm rằng tiền thưởng lớn hơn có thể khiến bạn làm việc nhiều hơn (đây là lý do tại sao thưởng cao rất hữu ích đối với những nhiệm vụ đơn giản, máy móc) nhưng nó không thể cải thiện khả năng sáng tạo của bạn.


 
×
Quay lại
Top