Vắc-xin nguồn gốc véc-tơ virut là gì và được sử dụng để ngăn ngừa COVID-19 thế nào?

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
Vắc-xin nguồn gốc véc-tơ virut là gì và được sử dụng để ngăn ngừa COVID-19 thế nào?

vaccine-covid-4.jpg

TỔNG QUAN

Vắc-xin nguồn gốc véc-tơ virut khác với phần lớn các loại vắc-xin thông thường ở chỗ chúng không chứa kháng nguyên, mà sử dụng chính tế bào của cơ thể để tạo ra kháng nguyên bằng cách sử dụng virut đã chỉnh sửa (véc-tơ) mang mã di truyền của kháng nguyên xâm nhập vào tế bào con người, đối với COVID-19 là protein gai được tìm thấy trên bề mặt virut. Bằng cách lây nhiễm tế bào và chỉ thị tế bào tạo ra một lượng lớn kháng nguyên giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch, loại vắc-xin này bắt chước quá trình lây nhiễm tự nhiên với một số kháng nguyên nhất định, nhất là virut. Cách làm này có ưu điểm là kích hoạt được phản ứng miễn dịch tế bào mạnh mẽ bằng tế bào lympho T cũng như sản sinh kháng thể bằng tế bào lympho B. Một ví dụ của vắc-xin véc-tơ virut là vắc-xin Ebola rVSV-ZEBOV.

ƯU ĐIỂM VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA VẮC-XIN NGUỒN GỐC VÉC-TƠ VIRUT

Công nghệ đã có từ lâu
Công nghệ đã có từ lâu

Phản ứng miễn dịch mạnh mẽ
Phản ứng miễn dịch mạnh mẽ

Phản ứng miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho B và lympho T
Phản ứng miễn dịch có sự tham gia của tế bào lympho B và lympho T

Phơi nhiễm với vắc-xin trước đó có thể làm giản tính hiệu quả
Phơi nhiễm với véc-tơ trước đó có thể làm giảm tính hiệu quả

Sản xuất khá phức tạp
Sản xuất khá phức tạp


PHƯƠNG PHÁP KÍCH HOẠT MIỄN DỊCH CỦA VẮC-XIN VÉC-TƠ VIRUT

Virut tồn tại và tái tạo bằng cách xâm nhập tế bào vật chủ và chiếm dụng bộ máy sản xuất protein, đọc mã di truyền của virut và tạo ra virut mới. Những hạt virut đó chứa kháng nguyên, những phân tử có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch. Một nguyên tắc quen thuộc làm cơ sở cho vắc-xin véc-tơ virut là: chỉ trong trường hợp này, tế bào vật chủ chỉ nhận mã di truyền để sản xuất kháng nguyên. Véc-tơ virut đóng vai trò như hệ thống phân phối, cung cấp phương tiện để xâm nhập tế bào và chèn mã di truyền cho kháng nguyên của các virut khác (là mầm bệnh mà bạn đang tiêm chủng). Bản thân virut đó là vô hại, và bằng cách khiến các tế bào chỉ sản xuất kháng nguyên, cơ thể có thể tạo ra phản ứng miễn dịch một cách an toàn mà không gây bệnh.

Nhiều loại virut đã và đang được sử dụng làm véc-tơ, bao gồm adenovirut (tác nhân gây bệnh cảm lạnh), virut sởi và virut đậu bò. Những véc-tơ đó được loại bỏ gen gây bệnh và đôi khi là các gen giúp chúng tái tạo, nghĩa là giờ đây chúng vô hại. Chỉ thị di truyền để sản xuất kháng nguyên từ mầm bệnh mục tiêu được ghép vào bộ gen của véc-tơ virut.

Có 2 loại vắc-xin nguồn gốc véc-tơ virut chính. Vắc-xin véc-tơ không tái tạo không thể sản xuất các hạt virut mới; chúng chỉ sản sinh kháng nguyên của vắc-xin. Vắc-xin véc-tơ tái tạo sản sinh các hạt virut mới trong tế bào bị nhiễm, sau đó tiếp tục lây nhiễm các tế bào mới. Các tế bào này cũng sản xuất kháng nguyên của vắc-xin. Vắc-xin véc-tơ virut COVID-19 đang được phát triển sử dụng véc-tơ virut không tái tạo.

Khi được tiêm vào cơ thể, những virut của vắc-xin này bắt đầu lây nhiễm vào tế bào của chúng ta và chèn vật liệu di truyền, gồm có gen kháng nguyên, vào nhân tế bào. Tế bào khi ấy sản xuất kháng nguyên giống như kháng nguyên là một trong những protein của tế bào và được đưa lên bề mặt tế bào cùng với nhiều protein khác. Khi tế bào miễn dịch phát hiện kháng nguyên ngoại lai, chúng sẽ bắt đầu phản ứng miễn dịch chống lại kháng nguyên.

Phản ứng miễn dịch đó gồm có tế bào sinh kháng thể B, tế bào T có chức năng tìm kiếm và phá huỷ tế bào nhiễm bệnh. Các tế bào T sẽ kiểm tra các protein biểu hiện trên bề mặt tế bào. Các tế bào T đã được “huấn luyện” để nhận biết protein nào của cơ thể là “nguyên gốc”, vì vậy nếu nhận thấy một protein ngoại lai, như kháng nguyên từ mầm bệnh, chúng sẽ khởi động phản ứng miễn dịch chống lại tế bào mang protein ấy.

Một thách thức của phương pháp này là những người trước đây có thể đã phơi nhiễm với véc-tơ virut và tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nó sẽ làm giảm tính hiệu quả của vắc-xin. “Miễn dịch chống véc-tơ” như vậy cũng khiến việc tiêm liều vắc-xin thứ hai trở nên khó khăn, nếu có, trừ khi liều thứ hai được tiêm sử dụng véc-tơ virut khác.


VẮC-XIN VÉC-TƠ VIRUT SẢN XUẤT THẾ NÀO?

Trở ngại chính của quá trình sản xuất vắc-xin véc-tơ virut là tính quy mô. Theo truyền thống, các véc-tơ virut được nuôi cấy trong những tế bào gắn vào chất nền, chứ không phải trong những tế bào trôi nổi tự do, nhưng cách làm này lại khó sản xuất ở quy mô lớn. Các dòng tế bào huyền phù hiện đang được phát triển sẽ cho phép véc-tơ virut được nuôi cấy trong các lò phản ứng sinh học lớn. Quá trình lắp ráp vắc-xin véc-tơ cũng khá phức tạp, gồm nhiều bước và nhiều thành phần, mỗi yếu tố sẽ làm tăng rủi ro nhiễm khuẩn. Do đó, cần phải thử nghiệm trên diện rộng sau mỗi bước, làm tăng chi phí sản xuất.

Xem thêm:
https://kenhsinhvien.vn/t/vac-xin-covid-19-moi-dieu-ban-can-biet.812435/#post-2650005
Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
 

Đính kèm

  • vaccine-covid-4.jpg
    vaccine-covid-4.jpg
    17,9 KB · Lượt xem: 886
×
Quay lại
Top